Người dân phải biết TRÁCH NHIỆM và QUYỀN LỢI của mình để BẢO VỆ mình và CHỐNG LẠM QUYỀN từ chính quyền , (tóm tắt từ bài trước) .
I/ Theo điều 35 của điều lịnh nghành , CA chỉ được phép mặc thường phục (TP) trong các TRƯỜNG HỢP sau đây khi xét giấy tờ hay khám xét nhà dân , v.v...
1/ Do yêu cầu công tác , ghi rỏ ở khoản 1 a : (CA phải đưa ra giấy phép cho dân xem) .
2/ Cán bộ , chiến sĩ tạm tuyển : (CA phải đưa ra giấy xác nhận cho dân xem) .
3/ Công nhân , viên chức CA : (CA phải đưa ra giấy xác nhận cho dân xem) .
4/ Cán bộ , chiến sĩ nữ khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi con được 6 tháng tuổi .
5/ Cán bộ , chiến sĩ chưa được cấp trang phục : (CA phải đưa ra giấy xác nhận cho dân xem) .
II/ Nếu NGƯỜI NÀO mặc thường phục , TRƯỚC KHI bắt dân hay xông vào phá phách biểu tình , v.v..., mà không đưa giấy phép hay giấy xác nhận nêu trên cho dân xem , thì dân phải :
a/ Yêu cầu người đó xuất trình giấy phép hay giấy xác nhận họ là CA .
b/ Nếu người đó không xuất trình giấy phép hay giấy xác nhận trên đây .
c/ Dân CÓ QUYỀN không thi hành , phản đối (việc bắt dân) và nếu dân đông ngươi (như đang biểu tình) thì khống chế - nhưng không ĐÁNH ĐẬP những người đó , nếu có dây thì trói chúng lại - và chụp hình , quay phim để làm BẰNG CHỨNG về vi phạm điều lệ của nghành CA của chúng . .
III/ Ở Điều 41 viết : ". . . CA không có lời nói XÚC PHẠM , PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ với đối tượng VI PHẠM PHÁP LUẬT ".
Trong bảng Điều Lịnh của nghành CA , tôi hoàn toàn KHÔNG thấy điều khoản nào cho phép CA ĐÁNH dân hay TRA TẤN dân , kể cả người dân đó vi phạm pháp luật . Hơn nữa , theo luật Tố tụng Hình sự , trong thời gian giam giử , việc lấy lời khai của NGHI PHẠM * phải có LS chứng kiến và ký tên vào tờ khai : nếu ko có điều này , lời khai của nghi phạm không có giá trị để buộc tội nghi phạm . Khoảng đầu TN 1980 , tôi thấy tỉnh Long An đã thực hiện điều này vì bạn tôi là LS ở đó . Không biết , điều này nay còn thực hiện không , dù có ghi trong Luật TTHS .
* Nghi phạm chỉ có TỘI sau phán quyết của tòa .
No comments:
Post a Comment