LS Nguyễn Mạnh Tường , tốt nghiệp cao về Luật tại Pháp , về VN trước 1945 . Từng là cố vấn hàng đầu về pháp luật cho chính phủ HCM trước và sau 1954 ; sau đó , vì nói sự thật và chống đối nên bị giam lõng , đói và cô đơn vì bị cắt tem phiếu thực phẩm và bạn bè xa lánh , v.v... Mãi tới cuối thập niên 1980 , trong 1 lần đi Pháp để nhận giải thưởng , ông đã xin tị nạn . Ông đã viết quyển "Je suis an excommunié" (Tôi là người thoái đảng) .
---------
---------
Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất . - LS Nguyễn Mạnh Tường .
(Sau đây là trích đoạn bài nói chuyện của LS Tường tại QH , sau khi xảy ra CCRD . Chính vì bài này , từ là 1 người từng được HCM chọn làm cố vấn luật pháp cho CP , ông đã bị tước bỏ mọi chức vụ , bị giam lỏng , cắt tem phiếu , sống trong đói lạnh , bạn bè xa lánh , v.v... .-Tài)
". . .
. . . Khi CP đưa ra khẩu hiệu “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa. . .
Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không? Không, vì ta nắm chính quyền, vì CM đã thành công. Như vậy kẻ thù của CM chẳng sớm thì chậm, nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ, hoặc lọt vào lưới của ta. . . .Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của nghi can. NC có quyền nhờ LS bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ LS, nếu là trọng tội, Tòa phải cử LS bào chữa miễn phí. Trong tất cả giai đoạn điều tra. . . .quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi NC, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, NC cũng đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và LS. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải vô tư, đứng giữa để theo rõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ . . . Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ NC, mớm cung cho NC, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi có điều nghi ngờ thì NC được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên tòa trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước CTN. Con người của NC, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi NC ra trước tòa thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ. . . . "
". . .
. . . Khi CP đưa ra khẩu hiệu “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa. . .
Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không? Không, vì ta nắm chính quyền, vì CM đã thành công. Như vậy kẻ thù của CM chẳng sớm thì chậm, nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ, hoặc lọt vào lưới của ta. . . .Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của nghi can. NC có quyền nhờ LS bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ LS, nếu là trọng tội, Tòa phải cử LS bào chữa miễn phí. Trong tất cả giai đoạn điều tra. . . .quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi NC, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, NC cũng đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và LS. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải vô tư, đứng giữa để theo rõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ . . . Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ NC, mớm cung cho NC, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi có điều nghi ngờ thì NC được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên tòa trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước CTN. Con người của NC, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi NC ra trước tòa thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ. . . . "
No comments:
Post a Comment