Suy nghĩ vụn vặt về việc ăn Tết hay kiêng cử ngày Tết ; đã đăng đúng 1 năm nhưng tính thời sự vẫn còn .
- Chẵng lẽ chúng ta chỉ tử tế hay kiêng cử hay vui chơi xả láng trong ba ngày Tết , những ngày còn lại thì ko cần tử tế hay kiêng cử và (chúng ta) phải "kéo cày trả nợ" , v.v. . . --- Tài .
- No dồn đói góp . -- Tục ngữ Việt nam . (Quanh năm thiếu thốn hay sống rất cần kiệm , nhưng lại no đủ , thừa mứa hay xài xả láng trong mấy ngày Tết) . Tại sao phải như vậy ???
1/ Tết vừa rồi , anh bạn trẻ thất nghiệp tá túc ở nhà tôi . Hôm mùng 6 tết , cô bạn của anh (dân công giáo) gọi phone cho anh và sau đó nói chuyện với tôi . Tôi nói , anh bạn trẻ này sao mà xui tận mạng , vì cứ thất nghiệp dài dài và ko làm chỗ nào lâu bền .
Cô nói , hôm nay là ngày Tết , chú ko nên nói như vậy (sic) !
Tôi giận quá , gác phone xuống và nói với anh bạn trẻ : nếu chú kiêng cử như ng khác , chú ko cho cháu ngủ trong nhà chú mấy ngày đầu năm âm lịch .
Hôm mùng 8 Tết , anh ta đã kiếm đc việc và ko còn ngủ ở nhà tôi .
Nhận xét : phong tục cử kiêng của ngày Tết đã ăn sâu vào tâm thức của ng VN , KỂ CẢ ng Công Giáo . Ngày đầu năm , họ cũng kiêng cử như sợ người "xấu vía xông đất" nhà họ , v.v... : cũng vì hiểu điều đó , ngày mùng 1 Tết tôi ko ra khỏi nhà , ko thăm viếng bạn bè trong chúng cư - như tôi thường làm quanh năm .
Chúng ta một năm sống 365 ngày , chẳng lẽ chỉ TỬ TẾ VỚI NHAU TRONG BA NGÀY TẾT , còn các ngày còn lại trong năm thì tha hồ đối xử TỆ hay "sát phạt" lẫn nhau .
2/ Ngay sáu giờ sáng ngày mùng 1 Tết , (tôi đang ngủ) , một ng thân của tôi ở nước ngoài chúc Tết và cũng phân trần về nỗi khổ của gia đình anh . Anh nhiều lần xin lỗi tôi vì phải nói chuyện này trong ngày tết ; tôi trả lời , cứ nói vì đau khổ KHÔNG CHỪA ngày Tết .
Đúng như vậy : qua ngày mùng 2 , 1 single mom cho biết đã cải nhau kịch liệt với mẹ cô vì các quan điểm trái nghịch !
Từ lâu tôi quan niệm : ngày đầu năm AL đánh dấu 1 năm mới theo truyền thống dân tộc , để chúng ta nhớ đến tổ tiên hay chúc tụng lẫn nhau , v.v... Người Nhật , từ lâu chỉ ăn tết dương lịch * trong BA ngày và sinh hoạt bình thường kể từ ngày thứ BA của năm DL .
Họ cũng là một nước Á Đông , từng chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo và Phật giáo như VN nhưng đã có ĐỘT PHÁ như trên về văn hóa và truyền thống .
Không biết chừng nào VN có đc đột phá này : chưa kể các HỦ TỤC như biếu xén hay hối lộ cấp trên * nhân dịp tết mà CP Việt nam biết nhưng bó tay . . . Chưa kể tục "hái lộc" tại các chùa , đền , miếu để "năm mới phát tài , mọi sự như ý , thăng quan tiến chức , v.v..." và nhiều tục lệ khác trong đầu năm . Chính cái-gọi-là "văn hóa" hay "truyền thống dân tộc" này đã khiến VN đã tụt hậu *** so với các cường quốc trên thế giới hay các nước trong khu vực .
* Người Tây phương và các nước theo NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN có hủ tục này ko ?
** Chưa kể mấy trăm ng chết , hàng ngàn bị thương vì tai nạn do say sỉn trong mấy ngày tết !!! Và hậu quả kinh tế ko đo lường đc từ các TN này : chi phí thuốc men , tàn tật suốt đời , v.v...
Nói thêm : theo một số kinh tế gia , việc VN ăn Tết quá lâu làm các thương nghiệp nước ngoài - có làm ăn với VN - rất khó chịu vì bị thiệt hại khi các cơ quan (hành chánh và kinh tế) của vn đều ăn tết "dài hơi" theo truyền thống dân tộc .
No comments:
Post a Comment