Những ví dụ về Realpolitik tại Mỹ .
(Viết nhân các bạn thỉnh nguyện Mỹ hảy trừng phạt kinh tế đối với TQ vì dàn khoan) .
"Chính sách Realpolitik đã được chính thức đưa vào Nhà Trắng của Nixon bởi Kissinger . Trong ngữ cảnh (context) này , nó có nghĩa giao dịch với những cường quốc khác trong phương cách thực tế hơn là chỉ dựa trên các căn bản của chủ thuyết chính trị hay đạo đức - chẳng hạn , chính sách ngoại giao của Nixon với CHND Trung Hoa , mặc dù sự chống đối chủ nghĩa CS (của họ) và chủ nghĩa ngăn chặn/bao vây (containment) trước đây . Một VD khác là ngoại giao con thoi của Kissinger sau chiến tranh Á rập-Do thái , khi ông thuyết phục DT rút lui từng phần khỏi bán đảo Sinai để phù hợp (deference) với thực tế chính trị tạo ra bởi khủng hoảng dầu hỏa .
Realpolitik khác với chính trị ý thức hệ ở điểm nó không quyết định (dictate) bởi những luật cố định , nhưng thay vào đó được định hướng bởi mục tiêu - giới hạn chỉ bởi những nhu cầu (exigency) thực tế . Vì Realpolitik được dùng cho những phương tiện thực tế nhứt nhằm bảo đảm QUYỀN LỢI QUỐC GIA (Mỹ) , nó có thể đòi hỏi sự THỎA HIỆP/NHƯỢNG BỘ trong các nguyên tắc về ý thức hệ hay đạo đức . Ví dụ , trong thời Chiến tranh Lạnh , Mỹ thường ủng hộ các chế độ độc tài - chuyên vi phạm nhân quyền , để trên lý thuyết bảo đảm sự ổn định khu vực - phù hợp với quyền lợi quốc gia . Những ng dèm pha (detractor) gọi thái độ này là vô luân (amoral) , trong khi ng ủng hộ thì cho rằng chính sách này được tiến hành đơn thuần trong giới hạn vạch ra bởi thực tế .
Mới đây nhứt , cựu ĐS Dennis Ross cổ vỏ cho cách tiếp cận về ngoại giao này trong quyển Statecraft : And How to Restore America's Standing in the World , 2007 (Nghề Ngoại giao : Và Làm Thế nào để Phục hồi Vị thế của Mỹ trên Thế giới) . . . . Các cá nhân hay nhóm (coi trọng ý thức hệ chính trị) có thể chống đối những thỏa hiệp/nhượng bộ - mà họ xem là từ bỏ những lý tưởng của họ , và như thế họ có thể hy sinh những thành quả chính trị trước mắt/ngắn hạn để tôn trọng những nguyên tắc - mà họ nghĩ rằng có thể tạo ra trong dài hạn . " (Hết) .
Nhận xét : cuộc "hôn nhân" Hoa-Mỹ có được năm 1972 nhờ "ông mai" Kissinger ; và TQ trở nên cường quốc kinh tế hàng đầu cũng từ đấy . TQ luôn coi trọng ý kiến của ông này khi thường xuyên mời ông đến TQ . Và chính sách ngoại giao của Mỹ (với TQ) hiện nay đã phần lớn định hình bởi ông .
Dịch từ nguồn :
Realpolitik - Wikipedia, the free encyclopedia
Realpolitik (from German: real "realistic", "practical", or "actual"; and Politik "politics", German pronunciation:[ʁeˈaːlpoliˌtɪk]) is politics or diplomacy based primarily on power and on practical and material factors and considerations, rather than explicit ideological notions or moral or ethica…
EN.WIKIPEDIA.ORG
No comments:
Post a Comment