Friday, September 30, 2016

PHÉP LẠ ĐÃ XẨY RA .
"Sam Hemmings , một cô gái người Anh 22 t bị thương nặng (sau tai nạn xe) gồm gẩy ba xương cổ , gẩy tay , bị thương nặng ở đầu , đã khiến các bs gây hôn mê nhân tạo (induced coma) cho cô . . . Trong 19 ngày cô đã ko đáp ứng mọi kích thích , các bs nói với gđ , đã đến lúc nói lời vĩnh biệt với cô . Theo đài SWNS , khi một y tá dùng khăn ướp đá lạnh lau chân phải, chân cô có phản ứng .
Các bs đã ko rút ống và vài ngày sau đó , khi được đục khí quản , cô đã tự thở . Sau 8 tuần , cô Hemmings đã có thể về nhà ở Hereford . Sau đó vài tháng cô đã tự học nói và đi .
Cô đang tập vật lý trị liệu và trị rối loạn stress hậu chấn thương (PTSD) . 
Trước đó cô đã đc chở bằng máy bay đến bv và trải qua 6 g giải phẩu trước khi các bs tạo hôn mê cho cô . Cô đã hôn mê trong 19 ngày và nhờ trời hôm nay đã thoát chết . . . 
Dịch từ : msn.com


CHỤP VỚI BẠN TRAI TRƯỚC TAI NẠN

UỐNG LY NƯỚC ĐẦU TIÊN
TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU 


ẢNH MỚI NHỨT CỦA SAM HEMMINGS .
HÌNH CHỤP NÃO Ở BA TÌNH TRẠNG : ĐỜI SỐNG THỰC VÂT , Ý THỨC TỐI THIỂU , VÀ Ý THỨC TOÀN DIỆN 
Nhận xét : Cũng vì hy vọng 1 phép lạ như vậy , gđ một bn trẻ tuổi ở bv Stanford tiếp tục cho con gái mình chịu hôn mê nhân tạo từ nhiều tháng nay với y phí cao ngất trời (hàng chục ngàn đô/ngày) vì bs gây mê đã tiêm thuốc ngủ loại barbiturate với liều lượng kiểm soát chặc chẽ . BN này bị viêm não , trong khi bn người Anh bị tai nạn xe cộ . 
* Khi bn được đặt vào hôn mê nhân tạo (induced coma) , não có thể nghỉ ngơi , dòng máu chảy về não giảm khiến mạch máu não thu nhỏ , não sẽ thu nhỏ ; khi đó áp suất nội sọ (intracranian pressure) giảm đi , có thể ngăn ngừa tổn thương não nẩy sinh .

http://www.msn.com/en-us/video/newsvideos/woman-in-coma-wiggled-toe-just-as-doctors-were-about-to-turn-off-life-support/vi-BBwQuLB?ocid=sf
Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”. Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình. Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng. Anh bạn tôi, một người làm real estate – môi giới mua bán bất động sản ở Mỹ – kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng “tiền tươi!”. Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng gọi là “một Việt Nam bên ngoài Việt Nam”. Có lẽ vì vậy, mà ở các khu người Việt như vậy, biển quảng cáo của các luật sư di trú ngày càng nhiều. Trên đài phát thanh hay truyền hình cũng ra rả các lời mời tư vấn tìm hiểu cách lấy thẻ xanh để được ở lại nước Mỹ. Sẽ là một điều chua chát, nếu nhìn lại lịch sử. Dù nước Mỹ vẫn bị gọi là thua trận và bị “đuổi” khỏi Việt Nam theo các văn bản tuyên truyền, nhưng đích đến giờ đây của nhiều quan chức Việt Nam vẫn là nước Mỹ chứ không là đồng minh số một Trung Quốc. Thậm chí các quan chức, giới tư bản đỏ hiện tại của Việt Nam còn bỏ ra rất nhiều tiền để được trụ lại quốc gia thù địch đó, cho mình là cho con cái của mình. Nhiều người Việt Nam sống bằng đồng tiền lương thiện ít ỏi của mình tại Mỹ đã ngạc nhiên hỏi rằng “họ là ai, sao giàu vậy”. Thật không dễ trả lời. Trong những người đến Mỹ hay bất kỳ quốc gia phương Tây thù địch nào khác, có những người làm mọi cách như một cuộc tỵ nạn về an sinh, giáo dục… nhưng cũng có những người chạy đi, để âm thầm đào thoát khỏi lý tưởng của mình. Anh Mến, một người sống ở Kansas chỉ hơn 10 năm, trong một cuộc gặp ngẫu nhiên đã thảng thốt kể rằng anh chứng kiến những người Việt đến Mỹ mua một lúc 2,3 căn nhà. Thậm chí họ còn luôn đón mua hàng chục chiếc Iphone đời mới nhất để gửi về, so với anh đến nay vẫn còn mắng con khi thấy chúng xài viết chì được phân nửa đã vứt đi. “Việt Nam bây giờ dễ kiếm tiền lắm hả anh?”, anh Mến ngơ ngác hỏi. Thật khó mà giải thích với anh Mến, dù cùng là người nói tiếng Việt với nhau. Vì ngay ở quê hương lúc này, hàng triệu người đang nuốt các bữa ăn công nhân hàng ngày tệ bạc đến mức như công khai bào mòn tuổi xuân của họ. Những vùng quê đói nghèo phải xin gạo trợ cấp mỗi năm, nhưng đầy dẫy các quan lớn vẫn lên nhà cao, tậu xe to và viết các dự án xây tượng đài hàng ngàn tỉ. Trường St Polycarp ở thành phố Staton, Quận Cam, là một trong những trường tư thục Công giáo mà nhiều gia đình người Việt dù tốn tiền nhưng vẫn hay gửi con vào vì mong chúng học kiến thức, và học được cả đức tin. Thỉnh thoảng, cũng có những gia đình đem con đến và cho con cái làm quen với Jesus thay cho học tin vào một lãnh tụ. Năm ngoái, chiếc xe đỗ trước cửa trường đưa đứa trẻ vào học, có cả ông bà theo để xem nơi học thế nào. Đó là những người vẫn còn mang đậm phong thái cán bộ với quần áo, giày dép vả cả giọng nói. Khi gia đình này bước qua sân trước, vòi nước tự động tưới cây bất ngờ bị hư, nên làm tràn ra một vũng nước. Người phụ nữ lớn tuổi bước qua, càu nhàu “Thế này là không được. Phải nói nhà trường xem lại coi chứ thế này thì đi hư hết cả giày”. Thấy tôi là người Việt, đang đứng gần ở nơi bán hàng gây quỹ cho trường, nên bà nói luôn “Anh có làm ở đây không, anh nên nói với ban giám hiệu”. Tôi nhớ đến Sài Gòn, Hà Nội… nhớ những ngày nước ngập lụt lội đến tận giường. Nhớ đến những mùa nhập học hàng ngàn phụ huynh vật vã, lê lết khắp nơi chạy trường cho con mình, dù phải gửi lót tay. Có lẽ người Việt đã quen sống vất vả và chịu đựng nên mọi thứ quen dần, đến khi tiếp cận với một đời sống tự do và dân chủ, ai cũng hăng hái tìm và thể hiện quyền của mình. Dĩ nhiên vòi nước được sửa ngay sau ấy không lâu, mà ban giám hiệu không đổ thừa cho biến đổi khí hậu hay thiếu tiền ngân sách. Gia đình đó khi quay lại hôm sau, chắc sẽ hài lòng và nghĩ mình được tôn trọng, khác với những ngày tháng mà bao nhiêu người dân ở quê hương giận dữ với hiện trạng nhưng thấy mình luôn bị biến thành trò hề. Bài học của cuộc sống đơn giản hiện rõ trên gương mặt của gia đình đó, mà tôi thấy, là sự tự tin và quyền của con người, có thể rất khác khi họ ở Việt Nam, bị cảnh sát giao thông ngoắc xe vào vô cớ, đã vội móc túi tìm vài trăm ngàn để lướt qua nan đề thật nhanh. Một trong những câu nói nổi tiếng của nhà văn, diễn thuyết gia John Mason, cũng là tựa đề một quyển sách nổi tiếng của ông, có tựa đề “Bạn được sinh ra như một nguyên bản, vậy đừng chết như một phiên bản” (You were born an original. Don’t die a copy) có lẽ là một trong những động lực thúc đẩy âm thầm nhưng mãnh liệt trong lòng người Việt từ nhiều đời nay. Đã có rất nhiều người ra đi, để được thấy mình và con cái của mình được sống như là chính mình, như một nguyên bản. Nhiều năm sau 1975, vẫn có những dòng người ra đi rất xa khỏi quê hương để tìm lại phần nguyên bản của mình. Nghèo khó, họ có thể thành người rơm ở Anh hay bị xua đuổi ở Campuchia. Giàu có, họ trở thành những kẻ lưu vong hoặc nhấp nhổm với cuộc sống mới mà mắt vẫn đau đáu về quê nhà. Lịch sử thế giới chắc sẽ lại phải ghi thêm một chương kỳ lạ. Con người và muông thú lên thuyền ông Noah để gột sạch mình cho một thế giới mới, nhưng người Việt hôm nay lại lặng lẽ lên chiếc thuyền mong cứu chuộc nguyên bản của đời mình, cứu chuộc một cuộc sống đơn giản, thật thà và tự do. Nhưng tại sao chúng ta không thể là nguyên bản ở quê hương mình? Vì sao chúng ta phải sống không là mình nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Tôi đang hình dung người đàn ông có xe hơi đắt tiền không bỏ xe giữa con đường ngập nước ở Sài Gòn mà ông ta cùng nhiều con người nữa đang ướt sủng sẽ đi thẳng đến cơ quan nhà nước để hỏi rằng vì sao? Tôi hình dung gia đình Việt Nam di cư đến Mỹ đó sẽ không chất vấn một ban giám hiệu ngoại quốc về của công, mà sẽ cất tiếng nói như vậy trên chính đất nước mình? Một cuộc sống thật và đơn giản – nguyên bản vì sao đang phải bị đánh tráo bằng những phiên bản vô hồn và nhạt nhẽo? Chúng ta được dặn dò hãy chỉ nên lo làm ăn, và đừng quan tâm đến chuyện gì khác. Và nhiều người Việt đã rất mất rất nhiều thời gian để làm được điều đó rồi giật mình nhìn thấy thế giới này không chỉ no đủ là tất cả. Không ít người giàu có, thậm chí quan chức đã dồn tất cả để ra đi và đổi một cuộc sống khác. Thậm chí đó là cuộc sống mà trước đây họ bảo vệ và coi những kẻ từ bỏ, ra đi là thù nghịch. Cuộc sống đang như vậy. Rất hiện thực. Khi viết một bài trước đây, một bạn trẻ, có khuynh hướng dư luận viên, đã nhắn cho tôi “vậy cứ nghèo đi, nghèo hoài đi”. Dĩ nhiên, đó lại là một khái niệm khác, mà nếu hiểu những gì tôi viết ắt bạn trẻ ấy sẽ không nói như vậy. Vì câu hỏi của tôi rất rõ rằng chúng ta – người Việt, đang cố giàu lên và sau đó là gì?

Thursday, September 29, 2016


Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 | 28.9.16

Chúng mày khôn, sẽ có người khôn hơn và trên hết, chúng mày đã gây ra nghiệp chướng, thế nào cũng chịu nghiệp báo. Hãy luôn nhớ rằng của cải do sức lao động và tài năng làm ra mới bền chặt, còn của phi nghĩa do gian lận, tham nhũng, tước đoạt thì chỉ làm giàu tạm thời, không đời chúng mày thì đời con, đời cháu cũng tiêu thành mây khói và chưa biết còn những thảm họa nào nữa.


Vừa qua Câu lạc bộ đọc sách báo của chúng tôi mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông MĐ là Tổng biên tập một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại Phường chúng tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự ít có. Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của VN với TQ. Theo ông MĐ, tuy rằng có một vài sự kiện ở biển Đông, nhưng quan hệ VN và TQ đang rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm TQ của TT Phúc. Ông cho rằng đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng Luật pháp quốc tế của Đàng ta là sáng suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự kiện lịch sử các đời vua của VN vẫn thần phục và triều cống Hoàng đế Tàu, mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải sang Bắc kinh xin thần phục vua Khang Hy (!) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần noi theo.

Đã lâu tôi không được nghe các buổi nói chuyện của các cán bộ tuyên giáo. Trước đây, mỗi lần được nghe như thế tôi chỉ tiếp thu một chiều, làm tôi phấn khởi, được biết thêm nhiều chuyện, được sáng mắt sáng lòng. Nay thì khác, tôi nghe để biết quan điểm của diễn giả và xem “sự ngụy biện” đến đâu.

Kết thúc trong tiếng vỗ tay hoan hô, ông MĐ tỏ ra thỏa mãn, nán lại gặp gỡ và trao đổi thêm với một vài người. Tôi cũng ở lại một chốc, được ông chào và hỏi: “Bác thấy tôi trình bày thế nào”. Tôi trả lời: “Anh nói hay, cung cấp được một số thông tin có giá trị, đa số bà con tham dự xem ra là thỏa mãn, riêng tôi thấy có vài chỗ anh chỉ mới đề cập đến một phần của sự thật bên ngoài, bỏ mất phần khác quan trọng hơn, riêng các lập luận, có hình thức chặt chẽ nhưng để ý ra thì thấy khoảng một phần ba là sai vì phạm vào lỗi ngụy biện, đặc biệt phần nói về quan hệ Việt Trung, về vua Quang Trung”. Đó là một nhận xét có tính phản biện mà diễn giả không mong đợi. Tôi chờ một câu trả lời đại khái như: “Xin cám ơn bác, xin bác chỉ cho biết những chỗ mà bác cho là phần quan trọng hơn, là sai vì ngụy biện”. Nhưng không! Ông ta phản ứng bằng cách chống chế. Tôi biết không thể tiếp tục trao đổi nên xin rút lui để ông đàm đạo với những người khác đang chờ đợi những ý kiến quý báu của ông.

Về quan hệ với TQ, xin vạch ra một số ngụy biện mà Tuyên huấn của Đảng vẫn dùng để lừa nhân dân, mà tiếc thay, một số người vẫn vui vẻ nghe theo (như tôi trước đây).

1-Nước ta bị thế kẹt là ở sát TQ, bị nó khống chế nhiều bề:

Giáp với TQ không phải chỉ có VN mà còn 13 nước khác như Mông Cổ, Bhutan, Nêpan, Takjikistan, Kazakstan, Nga, Myanmar, Ấn độ v.v. Trừ Nga và Ấn độ, các nước khác đều bé, thế mà họ có chịu khuất phục TQ như VN đâu. Đặc biệt như Bhutan, có biên giới khá dài với TQ mà không có quan hệ ngoại giao. Sự chịu khuất phục do nguyên nhân địa lý chỉ là một phần rất rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do đường lối lãnh đạo. Nếu đổ cho nguyên nhân địa lý thì giải thích thế nào về các nước như Bhutan, Nêpan,Takjilistan...đều bé, TQ tuy có phá phách ít nhiều nhưng cơ bản không làm họ khuất phục. Ta giáp với TQ từ khi lập quốc đến giờ mà các đời vua phong kiến trước đây có chịu lép vế một bề như dưới thời CS hay không.

2- Nước ta và TQ cùng ý thức hệ cộng sản, cùng chung lý tưởng XHCN

Đây là lập luận ngụy biện xảo trá. Việc cùng ý thức hệ có phải là tiền định, là Trời bắt phải thế đâu. Đó là do con người lựa chọn. Từng đảng viên cộng sản khi vào Đảng thì có thề trung thành với Đảng nhưng dân tộc này có bao giờ thề lệ thuộc vào TQ đâu. Ừ, mà cùng ý thức hệ tốt đẹp thì cũng tạm được , nhưng ý thức hệ đó đã lạc hậu, đã thối rửa mất rồi thì đeo bám làm gì. Trước đây chúng ta theo Liên xô vì ý thức hệ, thế mà Liên xô sụp đổ rồi, trong lúc TQ cố dựa vào ý thức hệ để thôn tính VN thì vin vào nó mà làm gì ngoài sự lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Mà hỏi xem, ngoài một số rất ít còn dựa vào ý thức hệ để trục lợi thì đại đa số dân VN có còn tin gì vào nó nữa đâu. Hơn nữa ĐCS TQ chỉ giữ lại cái tên và tổ chức chứ ý thức hệ CS cũng đã bị vứt bỏ từ lâu, chúng nó chỉ dùng để lừa bịp những người khờ dại trong và ngoài nước. Cũng vì ý thức hệ mà lãnh đạo ĐCS VN đã ký kết mật ước Thành Đô. Nhiều dư luận yêu cầu công khai minh bạch cho toàn dân biết nội dung, thế mà đến nay lãnh đạo ĐCS vẫn giấu kín.

3- Truyền thống tổ tiên vẫn thần phục Tàu

Đây là lối ngụy biện dùng một phần sự thật để che dấu bản chất. Tổ tiên chúng ta bên ngoài tỏ ra thần phục Tàu chứ chưa bao giờ chịu khuất phục (trừ bọn Ích Tăc, Chiêu Thống…). Như Nguyễn Trải đã viết : “ Như Đại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải mấy triều Đinh, Lê, Lý , Trần dựng nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương…” . Xét trong lịch sử, trừ thời nhà Hồ bị nhà Minh cướp nước (Gần đây vì họ Hồ chính sách nặng phiền, khiến trong nước lòng người oán giận. Quân Minh cuồng bạo thừa dịp hại dân. Đảng nịnh mưu gian rắp tâm bán nước… Tát cạn nước Đông hải khôn rửa sạch tanh hôi. Chẻ hết trúc Nam sơn không đủ ghi tội ác…), thì chưa thấy có triều đại nào chịu khuất phục TQ về mọi mặt một cách nhục nhã như bây giờ. Ngay như Quang Trung, ông cho người đóng thế mình sang bái phục Càn Long (không phải Khang Hy) chỉ là cái mẹo sau khi đã đánh tan 20 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị. Đánh thắng rồi mới cầu hòa chứ không phải cúi đầu xin chỉ thị về mọi việc lúc chưa xẩy ra.

Việc nhất nhất thần phục Tàu Cộng đã được cài sẵn vào gène, vào máu của CSVN từ khi mới thành lập năm 1930 trên đất Tàu. Chẳng thế mà Trần Huy Liệu (người thay mặt Hồ Chí Minh vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại), vào khoảng năm 1949 có nói một câu nhận xét không tốt về Tàu (coi chừng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc) thì bị thất sủng ngay. Năm 1954, Phạm Văn Đồng sau khi ký Hiệp định Genève đã khóc vì bị Chu Ân Lai ép buộc chia cắt đất nước đến vĩ tuyến 17. Năm 1958, được tin TQ muốn độc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Phạm Văn Đồng ký Công hàm công nhận ngay (ngoài ông Đồng ra hình như không có ai ủng hộ TQ nữa). Năm 1974 Hà nội giữ hoàn toàn im lăng để cho Trung cộng đánh chiếm Hoàng sa do VNCH quản lý. Năm 1988 Lê Đức Anh (bộ trưởng quốc phòng) ra lệnh cho các chiến sĩ đảo Gạc Ma không được chống cự lính Trung cộng, để toàn bộ 64 chiến sĩ bị sát hại, xác bị quăng xuống biển. Năm 1991 Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười sang Thành Đô (TQ không cho đến Bắc Kinh) cầu xin sự che chở và ký mật ước, cố xin gặp Đặng Tiểu Bình nhưng hắn không cho gặp. Năm 2000 Lê Khả Phiêu ký cho Tàu một số đất ở Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan. Những chuyện như vậy liệu có bao giờ xấy ra trong lịch sử của tổ tiên. Thế mà ĐCS cứ đưa tổ tiên ra làm bình phong để che đậy.

4- Luận điệu gìn giữ hòa bình, tôn trọng luật pháp Quốc tế

Cứ mỗi lần TQ có hành động ngang ngược ở biển Đông thì phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN lại tuyên bố: ”Phản đối, đòi tôn trọng chủ quyền, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, thương lượng, tôn trọng luật pháp quốc tế, không liên kết với nước khác để chống nước thứ ba…”. Nghe quá hóa nhàm. Có những việc lớn, quan trọng mà sao chỉ có đại diện Bộ Ngoại giao, hoặc quá lắm là một cá nhân cấp cao nào đó phát biểu một cách dè dặt, Chính phủ, Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước lặng im. Và dân quá bức xúc biểu tình phản đối thì bị đàn áp. Ừ thì tôn trọng hòa bình, ta không chủ động gây chiến, nhưng ai cấm những phát biểu mạnh mẽ phản đối của Chính phủ, sao lại cấm dân biểu tình, sao không dám kiện ra Tòa án quốc tế như Philippin. Luận điệu “mềm dẻo, hòa bình, tránh xung đột” chẳng qua để che giấu một tâm trạng hèn yếu, không dám tin vào dân, chỉ muốn thần phục để vinh thân phì gia.

5- Về kinh tế ta phụ thuộc vào Tàu quá nhiều, nếu ta có những đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền mà bị Tàu nổi giận cắt đứt mọi giao dịch thương mại thì ta lâm vào khủng hoảng lớn

Tôi gọi đây là luận điểm chứ không phải luận điệu vì xét ra có phần đúng. Nhưng có phải vì giao lưu hàng hóa mà để cho Tàu vào chiếm cứ các vị trí xung yếu của đất nước, để người Tàu tràn ngập các vùng quan trọng, để họ phá nát môi trường. Những nước như Mỹ, Đức, Nhật, Úc … họ có làm như thế đối với các nước khác đâu. Việc để kinh tế, thương mại, xây dựng của VN quá lệ thuộc vào Tàu , để cho Tàu thực hiện các dự án lớn làm hủy hoại môi trường là tội của những người lãnh đạo tham và ngu. Bây giờ đã lỡ ra rồi thì không phải cứ cố trượt dài trên con đường sai lầm mà phải tìm cách khắc phục. Tuy vậy việc ngừng giao lưu kinh tế với Tàu khi chúng ta có những đấu tranh mạnh mẽ để bào vệ chủ quyền cũng chỉ mới là suy đoán. Việc giao lưu là có lợi cho cả hai bên. Việc giao lưu với Tàu nếu bị giảm sút , trước mắt kinh tế Việt sẽ gặp khó khăn, đời sống của đân bị ảnh hưởng. Nhưng thử hỏi dân xem họ có vui lòng chấp nhận khó khăn trong thời gian ngắn để loại bỏ mọi xấu xa do Tàu mang đến. Tôi nghĩ rằng được giải thích đa số dân sẽ vui lòng. Hơn nữa dân ta có câu: “Trong cái khó ló cái khôn”. Trước đây vì nhầm lẫn mà ta ưu tiên thị trường TQ, nhưng nếu vì bảo vệ chủ quyền mà nó bị co lại thì các nhà doanh nghiệp Việt có đủ trí khôn để mở ra các nước khác, chứ làm sao chịu bó tay.

6- Nhận định

Tôi cho rằng những ngụy biện trên đây chỉ nhằm để duy trì chế độ độc tài đảng trị theo đường lối CS, đem nước ta phụ thuộc vào Tàu cộng. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc này trước hết phải thoát ra khỏi ý thức hệ CS, phải cải cách thể chế theo con đường dân chủ chân chính. Một ngày mà ĐCS VN còn kiên trì đường lối hiện hành thì dân Việt còn chịu cảnh lầm than và đất nước dần dần bị thôn tính.

Để kết thúc xin kể câu chuyện : Ngày xưa bên Tàu, nước Triệu (Thời U Mục Vương), nhờ có Lý Mục và Tư Mã Thượng là những người tài giỏi, yêu nước mà ngăn chặn được sự xâm lược của nước Tần. Thế nhưng vua Triệu tin dùng tên quan đứng đầu triều đình là Quách Khai, một kẻ tham lam. Gián điệp nước Tần đem biếu Quách khai một số lớn vàng bạc với yêu cầu vu cáo Lý Mục và Tư Mã thượng là bọn phản bội, chống lại nhà vua, để họ bị loại bỏ. Quách Khai nhận vàng bạc, thực hiện âm mưu, xui dục vua giết chết Lý Mục, đuổi được Tư Mã Thưọng. Kết quả quân Tần xâm chiếm nước Triệu một cách dễ dàng. Sau vụ này vua Tần nói : Ta chỉ bỏ ra ít vàng bạc mua được Quách Khai, dùng Khai để chiếm được Triệu, quá rẻ. Quách Khai hý hửng cho rằng đã lập công với Tần nhưng bị Tần đuổi đi, không dùng kẻ phản phúc. Quách Khai về quê, chở theo mấy xe vàng bạc. Giữa đường bị những người nghĩa khí giết hết cả nhà, lấy hết của cải.

Bình luận - Việc này đáng cho nhiều người Việt suy ngẫm. Nhưng những kẻ rắp tâm bán nước nghĩ rằng họ khôn hơn Quách Khai vì đã tuồn nhiều của cải và cho con cháu ra nước ngoài. Không đâu, chúng mày khôn, sẽ có người khôn hơn và trên hết, chúng mày đã gây ra nghiệp chướng, thế nào cũng chịu nghiệp báo. Hãy luôn nhớ rằng của cải do sức lao động và tài năng làm ra mới bền chặt, còn của phi nghĩa do gian lận, tham nhũng, tước đoạt thì chỉ làm giàu tạm thời, không đời chúng mày thì đời con, đời cháu cũng tiêu thành mây khói và chưa biết còn những thảm họa nào nữa.

Nguyễn Đình Cống

(FB Nguyễn Đình Cống)

Wednesday, September 28, 2016

HOA KIỀU DU HỌC TẠI MỸ .
https://www.youtube.com/watch?v=S9dHq8zBURU&feature=share
https://www.youtube.com/watch?v=Nn4_BmhmZt8&feature=share

Tuesday, September 27, 2016

PHẢI LÊN TIẾNG VÌ KO CHỊU NỖI ! (tiếp theo) .
- Tôi chẳng là họ hàng hay hưởng bổng lộc gì của TT Thiệu để binh vực ổng nhưng chỉ nói lên sự CÔNG BẰNG , trả SỰ THẬT về đúng chỗ của nó .
Một số ng còn nói ông Thiệu đã HÈN NHÁT khi bỏ trốn ra nước ngoài (hay ĐÀO NHIỆM/ĐÀO NGŨ) . Họ nên nhớ , sau khi từ chức , giao quyền cho PTT Hương , ông Thiệu ko tỏ dấu hiệu gì sẽ rời bỏ đất nước . Nhưng sau đó đài HN và đài MTGPMN ra rã tối ngày " CP Trần văn Hương là CP Thiệu mà ko có Thiệu" .
CS cho rằng , sự có mặt của ông Thiệu tại VN sẽ gây trở ngại cho 1 giải pháp chính trị nên Mỹ và các phe phái chính trị tại SG đã gây áp lực , yêu cầu ông ra đi ; và và để tạo điều kiện thuận lợi cho 1 giải pháp chính trị , ko mang tiếng là người ngoan cố , ông đã phải ra đi trong lén lút vào 1 buổi tối (theo hồi ký của tướng Timms) .
Khi làm CT ủy ban lãnh đạo QG và làm TT , ông ko phải là ng sợ chết : năm 1972 , lúc An Lộc còn bị bao vây và pháo kích , ông đã dùng trực thăng đáp xuống để động viên quân dân cán chính . Đây là việc làm rất nguy hiểm : một ông TL quân khu cũng ko cần phải làm như vậy , huống hồ là nguyên thủ quốc gia .
NHỜ AI MÀ MẤY TRIỆU NGƯỜI VN ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI , KỂ CẢ VIỆT CỘNG VÀ THÂN NHÂN CỦA HỌ ? (Đã đăng 1 lần trên Facebook của tôi)
- Trong họa có phúc và trong phúc có họa . -- Kinh Dịch
- Tôi chẳng là họ hàng hay hưởng bổng lộc gì của TT Thiệu để binh vực ổng nhưng chỉ nói lên sự công bằng , trả sự thật về đúng chỗ của nó .

Có lần 1 ông bạn 75 t * , cựu sq và tù CS 6 năm , trong khi nói chuyện về sụp đổ của VNCH , đã gọi TT Thiệu bằng THẰNG THIỆU (và tôi nghĩ ko ít ng cũng gọi như vậy) và tôi "phản pháo" liền .

Tôi nói với anh ta , do tính toán sai lầm ông Thiệu đã làm mất nước như ra lịnh bỏ vùng 2 CT hay Huế , v.v... dù lực lượng tại 2 nơi này còn nguyên vẹn ; sự rút quân này đã tạo sự sụp đổ dây chuyền của các tỉnh/thành miền nam . . .
Nhưng NHỜ MẤT NƯỚC nên gần bốn triệu ng mới được sống ở nước ngoài , phần lớn thành đạt . Họ đang sống trong những đất nước mà con người được tự do ngôn luận , báo chí , hội họp , mọi ng được mưu cầu hạnh phúc miễn là hợp pháp , v.v...
Nếu ko mất nước vào năm 1975 , tôi cũng sẽ thành cố Đại úy vì lúc đó đang ở đơn vị tác chiến , anh cũng ngồi cạo giấy tới già ở Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng , chứ đâu có an hưởng tuổi già ở Mỹ như bây giờ (lúc còn ở VN có nằm mơ cũng ko thấy) . Gia đình tôi dù mất hết tài sản và bản thân tù 6 năm nhưng tôi cũng ko oán hận ông Thiệu .
Và dân đánh cá , làm ruộng , chăn trâu , v.v... ở VN cũng đi Mỹ hay nước khác . Nhờ ai ?
Trước 75 , chỉ có 2 giới có thể được xuất ngoại : thứ 1 , HS đậu tú tài II hạng bình hay ưu , hợp lệ tình trạng quân dịch . Và 1 số rất ít cũng lén lúc đi du học vì C.O.C.C. . Còn lại là xuất ngoại vì lấy chồng hay vợ nước ngoài .
Hơn nữa , nếu ko có 30.4.75 , hàng vạn ng dân miền Bắc (Bắc kỳ 75) , làm sao có mặt tại nhiều nước trên TG . Lúc đầu , họ ra đi vì phần lớn là Việt gốc Hoa (dân Móng Cáy , Hải Phòng, v.v...) qua ngỏ HK , sau này 1 số khác đi hợp tác lao động (ở các nước Đông âu hay LX/Nga) hay du lịch hay vượt biên . Họ cũng phải cám ơn ông Thiệu vì họ đã "ăn theo" . (Tôi quen 1 anh bạn trẻ , dân miền Bắc , sau 75 vào Nam sinh sống và vượt biên sang Mỹ , hiện làm chủ 1 cty chuyên làm mái nhà (roofing) rất thành công tại SJ . . ."
Tôi biết 1 phụ nữ dân Đà Nẳng, có người thân là VC nằm vùng , sau 75 , người thân được chia nhiều nhà mặt tiền hay biệt thự ở Sài gòn - mà chủ bỏ ra nước ngoài . Họ đã bán rẻ cho bà và bà đã biến thành biệt thự-vườn sang trọng cho thuê . Bà cho con trai du học tại San Jose , nó lấy vợ để ở lại và bảo lãnh cha mẹ sang , hiện bà là chủ một tiệm Nail sang trọng tại SJ . Rất nhiều VC hay thân nhân của họ đã sang Mỹ theo cách này .
Ng tị nạn ** khi đến đảo đều khai với phái đoàn LHQ là mình bị CS ngược đãi , hay là lính tráng của chế độ cũ . . . do vậy được đi nước thứ 3 . (Trước năm 1989 , mọi ng đến đảo đều được nhận , ko cần phải thanh lọc) . Nhờ ai ?
Tóm lại mọi ng đang sống ở nước ngoài (kể cả ra đi từ miền Bắc) , ko ít thì nhiều đều phải cám ơn ông Thiệu .
Tôi nói tiếp : tôi khuyên anh từ nay về sau đừng bao giờ dùng danh từ THẰNG THIỆU vì chỉ có kẻ thiển cận , ngu ngốc , ăn cháo đái bát , v.v... mới gọi ông như vậy . Và nếu anh thấy ai gọi ông Thiệu bằng thằng Thiệu thì cũng nhờ anh "chỉnh" họ giùm tôi . Tôi chẳng là họ hàng hay hưởng bổng lộc gì của ổng để binh vực ổng nhưng chỉ nói lên sự công bằng , trả sự thật về đúng chỗ của nó . (còn tiếp) .
=======
* Một chị và 1 em trai ông (đều qua năm 1975 , có ng có 2-3 nhà , 1 đứa cháu - đẻ tại Mỹ kêu ông bằng bác - làm cho 1 cty Mỹ lương 500.000 đô/năm . Một cháu gái khác của ông đi về VN như đi chợ vì vẫn còn cơ xưởng hàng trăm công nhân ở VN . . . Và bảo lãnh theo lối dây chuyền để ko còn ai ở VN . Ông cùng các chị về VN 4-5 lần theo kiểu "áo gấm về làng" , họ thuê xe du lịch khắp nước , ở toàn ks sang trọng . . . Nhờ ai mà gđ ông được như vậy ? Trong khi tôi , hơn 20 năm chưa về VN .
** Có những ng , miệng thì chửi CS nhưng năm nào cũng về VN , nói là thăm bà con hay chăm lo mồ mã ông bà nhưng thật sự là vì GÁI !!! vì ở VN rất rẻ : massage tối đa là 10 đô trong khi Mỹ là 40 . . . những ăn chơi khác cũng rẻ hơn Mỹ . . .


Show more reactions

3 Comments
Comments
Quang Tri Nhan Hay quá bài của anh thật chính xác,mất MNVN chỉ có 55 ngày nếu kéo dài thành 1 năm hay hơn nữa thì sinh mạng của dân và lính còn chết nhiều hơn nữa,âu cũng là một bàn cờ họ đã sắp đặt cho MNVN


Tai Tran Ngay sau BMT bị tấn công , vài ngày sau , TĐ tôi ở vùng 4 CT đã bắt đc tù binh chính qui BV , họ khai đc học tập sẽ hoàn toàn giải phóng miền nam vào năm 1976 . (Trước khi có HĐ PARIS 1973 , từ bắc vào nam phải đi bộ 6 tháng . Sau khi có HĐ , do Mỹ ngưng ném bom đường mòn HCM và đường xá sửa chữa tốt , từ Bắc vào Nam chưa tới 2 tuần bằng Molotova (dựa vào nhật ký của lính CS chết) . Thông thường họ tổng tấn công vào mùa mưa , vì các hoạt động của KQ bị hạn chế . . .

Hơn nữa , năm 75 , đụng độ QS ác liệt giửa 2 bên chỉ xảy ra ở Phước Long , BMT , Xuân Lộc , Bến Tranh , Long An . . . các nơi khác đã rút bỏ trước khi quân CSBV tiến vào .

Tai Tran Bạn Gavin Nguyễn , sau khi share bài này đã viết : "Tui nghe nhiều ông sĩ quan chửi ông Thiệu dử lắm, ba tui nói mấy anh em còn sống mà chửi là may lắm rồi, ổng mà ra cái lịnh tử thủ ai ở đâu ở đó bắn hết đạn thì thôi, không còn tiếp liệu tải thương gì ráo. Thì mấy anh em nghĩ sao?"

TẢNG BĂNG NỔI 27/09/2016

27-9-2016
Ông Đinh La Thăng thời còn làm Bộ trưởng GTVT. Ảnh: Ngọc Thắng/ báo TN
Ông Đinh La Thăng thời còn làm Bộ trưởng GTVT. Ảnh: Ngọc Thắng/ báo TN
Hôm qua, khi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu phải tìm cho ra những “tảng băng chìm” tham nhũng, ông đang ngồi cạnh “tảng băng nổi khổng lồ” Đinh La Thăng. Nếu “không đủ chứng cứ” về những khoản “chênh lệch lãi suất” và phần “lại quả 1%” trong vụ PVN góp vốn vào Ocean Bank, chỉ tính 800 tỷ PVN chịu mất đứt cho “Thắm Đại Dương” đã có “hậu quả nghiêm trọng” đủ để truy cứu trách nhiệm Đinh La Thăng. Tất nhiên, ở PVN thời Đinh La Thăng còn nhiều “tảng băng” rất to, đủ sức làm đắm nhiều Titanic.
Lại “Nội Lực”
Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP phải từ bỏ hai mỏ khí Hải Thạch & Mộc Tinh nằm trong vùng biển Trường Sa của Việt Nam (cách bờ 370 km). PVN đã được giao tiếp quản lại hai mỏ khí này. Đây không chỉ là một cơ hội kinh tế cho PVN mà còn có một vai trò to lớn về chủ quyền cho đất nước.
Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (POC) được thành lập.
Để mang được khí vào bờ, POC phải lắp đặt một đường ống dẫn khí. Trong số các phần việc quan trọng, có gói thầu cung cấp khoảng 22 km đường ống bọc hai lớp. Ngày 9-4-2010, khi đóng thầu, Chủ đầu tư (PTSC-MC là công ty được ủy quyền) nhận được hồ sơ chào thầu từ Marubeni (Nhật) và POTS (công ty Thương mại và Dịch vụ dầu khí Biển – thuộc PVN).
Chỉ có Marubeni đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Biết mình bị loại, ngày 25-5-2010, POTS gửi công văn lên Tập đoàn đề nghị tái xem xét.
Vì đây là gói thầu có yêu cầu công nghệ cao chứ không phải thứ “cây nhà lá vườn”, nhằm ngăn chặn sự can thiệp từ Đinh La Thăng, ngày 7-6-2010, PTSC-MC đã phải báo cáo lên lãnh đạo Tập đoàn khẳng định, “Marubeni là nhà thầu duy nhất đạt kỹ thuật”.
Thế nhưng vào ngày 11-6, PTSC-MC vẫn bị buộc phải lập một tổ thẩm định khác, đánh giá lại, rồi công nhận “cả hai nhà thầu đều đạt về kỹ thuật”.
Ngày 22-7-2010, Đinh La Thăng phê duyệt việc trao gói thầu cho POTS vì lý do POTS đưa ra giá thấp hơn (40,8 triệu so với 49,8 triệu USD của Marubeni).
Không phải tự nhiên, Đinh La Thăng gây sức ép loại “nhà thầu duy nhất đạt kỹ thuật”. Nhân danh “phát huy nội lực, ưu tiên sử dụng dịch vụ trong ngành”, khi chưa có quyết định giao thầu (5-2010) Đinh La Thăng đã yêu cầu POC “giao dịch vụ bọc ống cho PVID” – một công ty thuộc PVGas được “đẻ ra” dưới thời Đinh La Thăng. PVID sau đó được chỉ định thầu phần bọc ống, “bóc” ra từ gói thầu của POTS.
Ngay từ khi dự thầu, nội lực mà POTS thể hiện chỉ là như vai trò một anh “cò”. Gói thầu được POTS chia đôi cho Canadoil tại Thái Lan (phần chế tạo ống) và Bredo Shaw tại Malaysia (phần bọc ống). Nhưng do phải nhường phần bọc ống cho PVID nên công việc chưa bắt đầu, POTS đã phải mất thời gian đàm phán để loại Bredo Shaw ra khỏi cuộc chơi.
Canadoil cũng chỉ là một nhà thầu liều mạng. Nhận một gói thầu trị giá hàng chục triệu đô là để làm ống mà vừa thiếu thép tấm, thiếu máy hàn, thiếu cả nhân công có tay nghề… Vì sốt ruột, Chủ đầu tư (PTSC MC) đã nhiều lần phải đưa nhân công sang Thái Lan hỗ trợ.
Thế nhưng thời hạn giao ống vẫn liên tục bị Canadoil trì hoãn. Mặc dù được Đinh La Thăng đầu tư thêm 1,1 triệu để lắp đặt “dây chuyền bọc ống”, PVID vẫn không thể nào thực hiện đúng hợp đồng, buộc PTSC MC phải mang gần một nửa ống mà Canadoil sản xuất đưa sang Malaysia nhờ bọc.
Không phải tự nhiên ngay từ đầu Chủ đầu tư đã khẳng định “Marubeni là nhà thầu duy nhất đạt yêu cầu kỹ thuật”. Đối với những gói thầu đòi hỏi công nghệ cao thì giá chưa phải là yếu tố quyết định.
Chủ trương “nhà làm được” của Đinh La Thăng khi chọn POTS để “tiết kiệm 9 triệu USD” chênh lệch giá với Marubeni, kết cục đã làm phát sinh giá thành của gói thầu này thêm 11 triệu, cao hơn giá bỏ thầu của Marubeni 1 triệu USD (PVN phải bỏ thêm 1,1 triệu đầu tư dây chuyền bọc ống cho PVID và các nhà thầu phụ đòi phát sinh thêm 5,44 triệu USD – riêng Canadoil đòi phát sinh 3,6 triệu USD, cùng với chi phí PTSC-MC đưa nhân công sang Thái).
Con số phát sinh không dừng lại ở mức gần 11 triệu USD. Sự can thiệp của Đinh La Thăng, buộc POTS phải chọn những nhà thầu kém năng lực, thiếu uy tín, đã làm cho việc giao ống bị chậm 10 tháng; ngày giao khí đầu tiên lẽ ra phải là 31-12-2012 đã bị chậm mất gần 6 tháng (tới 28-6-2013). Sự chậm trễ này đã buộc POC phải phá vỡ hợp đồng với các nhà thầu khác, khiến cho chi phí phát sinh thêm những khoản rất lớn.
Tàu Seamac được thuê để rải ống vào năm 2012 bị chuyển sang 2013 khiến cho POC phải bồi thường 25,7 triệu USD. Các phương tiện lắp ống phải chờ ngoài biển trong giai đoạn rủi ro thời tiết buộc POC phải bồi thường 8 triệu. Phát sinh chi phí quản lý và thuê kho chứa khí thêm gần 5 triệu USD; Mất doanh thu do chậm đưa khí vào bờ gần 6 tháng (28-6-2013 thay vì 31-12-2012) lên đến gần 38 triệu USD (270 nghìn USD/ngày).
PTSC-MC không thể buộc POTS hay Canadoil bồi thường vì ngay từ đầu hợp đồng đã bị vỡ do Đinh La Thăng đưa PVID chen ngang vào. Chỉ vì nhân danh “phát huy nội lực” cho vài công ty con mà Đinh La Thăng đã làm tổn thất gần 90 triệu USD cho Dự án Biển Đông I.
Venezuela & 2 tỷ USD
Chưa tới một năm sau khi PDV- 39 “chọc mũi khoan đầu tiên”, tháng 4-2013, PVN đã phải đầu hàng trước Venezuela, bỏ lại nơi đây dự án Junin-2.
Trở lại hơn 6 năm trước đó, ít ai biết vai trò kiến tạo mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam với Venezuela không phải nhờ vào thành tích của ngành ngoại giao mà phần lớn nhờ vào Đinh La Thăng.
Đánh đúng “khẩu vị” của không ít nhà lãnh đạo khoái một Hugo Chavez vừa chống Mỹ vừa thân với “người bạn gác” thành trì xã hội chủ nghĩa ở bên kia bán cầu. Đinh La Thăng đã tạo ra “một mốc son trong mối quan hệ quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Venezuela” sau chuyến thăm Việt Nam của Hugo Chavez vào năm 2006 bằng cách bằng mọi giá liên doanh với một đơn vị của Công ty Dầu quốc gia Venezuela, “Khai thác và Nâng cấp dầu nặng ở lô Junin-2”.
Để thuyết phục Chính phủ cho phép PVN bỏ 1,8 tỷ USD sang Venezuela, Đinh La Thăng đã đưa ra đánh giá: “Junin-2 là mỏ có trữ lượng dầu lớn nhất trong vành đai dầu mỏ khí đốt Oricono – vành đai có trữ lượng lớn thứ nhì thế giới. Việc khai thác dầu tại lô Junin-2 sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam ít nhất trong 25 năm nữa”.
Chiều ngày 19-4-2012, tại Venezuela, khi khởi động giàn khoan PDV-39, PVN còn cứng cỏi tuyên bố: “Sang năm, Junin 2 sẽ cho sản lượng khoảng 200.000 thùng/ngày”. Nhưng, vừa đúng “sang năm”, khi Đinh La Thăng đang lo “trảm tướng” bên ngành giao thông, những người kế nhiệm Thăng ở PVN tái mặt khi lượng dầu khai thác được, cả sản lượng và chất lượng, không đạt giá trị thương mại. Họ đã có một quyết định dũng cảm là gần như “bỏ chạy”.
Trong hợp đồng mà Đinh La Thăng cho ký với Venezuela vào ngày 29-6-2010 có một điều kiện rất “quái gở” là 6 tháng sau khi ký kết, phía Việt Nam phải bắt đầu “bonus” cho Venezuela khoảng 1 USD trên một thùng dầu (không phải thùng dầu khai thác được mà là thùng dầu trữ lượng theo dự đoán). Ngay trong 2 năm đầu, bất kể có dầu hay không, phía Việt Nam vẫn phải nộp đủ cho Venezuela 584 triệu USD bằng tiền mặt.
Trước ngày 12-5-2011, trong khi Liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, 300 triệu USD tiền mặt đã được “bonus” cho đối tác; Đúng một năm sau, 142 triệu USD khác cũng đã được thanh toán(12-5-2-12)[tổng cộng 442 triệu USD chưa kể hàng trăm triệu đã đầu tư vào công tác thăm dò, khai thác].
Tháng 4-2013, PVN (đại diện trực tiếp là PVEP) đứng trước lựa chọn khó khăn khi tới hạn nộp tiếp 142 triệu USD tiền mặt trong khi lượng dầu ở mỏ Junin-2 hoàn toàn “không như dự đoán”.
Hợp đồng mà Đinh La Thăng ký không chừa cho Việt Nam cửa lùi. Cho dù không kiếm được thùng dầu nào đáng giá, 15 ngày sau thời hạn “bonus”, nếu không nộp đủ tiền, toàn bộ cổ phần của PVN trong liên doanh sẽ tự động chuyển cho đối tác Venezuela. Việt Nam cũng sẽ không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư ở Junin-2.
Những người gánh di sản của Đinh la Thăng đã phải cứu 3000 tỷ (142 tiền bonus đóng lần thứ 3), thay vì ném tiếp sang Caracas để nó chết chìm cùng các khoản đã đầu tư vào Junin-2.
Cùng với các tổn thất ở những dự án “hợp tác quốc tế” khác như Peru-67; SK-305; SK-304, PVN đã ném xuống đại dương không dưới 2,1 tỷ USD.
Tất nhiên, trách nhiệm không chỉ một mình Đinh La Thăng. Nhưng nếu không xử lý ông Thăng thì bao nhiêu tuyên bố về chống tham nhũng cũng trở nên sáo rỗng.
PS: Có nhiều người hỏi, khi viết về Đinh La Thăng tôi có sợ không. Tôi trả lời: Sợ. Nhưng tôi có một nỗi sợ lớn hơn, đó là, tôi sợ tương lai đất nước tôi rơi vào tay những kẻ tham lam và bịp bợm.
_____
Mời xem lại: THANH hay THĂNG (HĐ/ BS).

Monday, September 26, 2016


Trong cuộc chiến VN , THẦN MAY MẮN ĐÃ LUÔN Ở VỀ PHÍA CS !
A/ Có những lúc CSVN như 'chỉ mành treo chuông' , nhưng họ đã thoát hiểm . Như trận Mậu Thân 1968 lực lượng của MTGPMN gần như bị tiêu diệt , khi B-52 ném bom tàn phá nặng nề HN vào Giáng sinh 1972 , v.v... (Người Mỹ gọi đó là Resilience *** - khả năng phục hồi mau lẹ sau khi bị tổn thất nặng) . 
B/ Tại sao tôi hay viết "thần may mắn luôn đứng về phía họ" . 
1/ CS mừng rở , như bắt đc vàng , khi ông DIỆM BỊ GIẾT . Các ấp chiến lược bị phá sạch sau đó . . .
2/ Các cuộc biểu tình ở SG và vụ Phật giáo miền Trung năm 1965-66 đã làm suy yếu nổ lực ngoài chiến trường của VNCH .
3/ CS thua nặng nề trận MT 1968 , nhưng Mỹ phải ngồi vào bàn HN và bắt đầu rút quân : nếu ko phải may mắn thì là gì ? Lần đó , gần như mọi TP đều bị tấn công , đa số lính VNCH ko có mặt tại đơn vị vì về nhà ăn Tết . . .nhưng CS đã bị đánh bật ra khỏi các TP . . .
4/ Tướng Đỗ cao Trí tiến quân như "chẽ tre" tại KPC , đột nhiên máy bay gặp nạn tại Trảng Lớn năm 1971 . VNCH mất 1 tướng tài và CS thì mừng rở . (Lúc đó có tin đồn Mỹ đã giết ông Trí vì ông đã gây quá nhiều thiệt hại cho CSVN trong khi Mỹ đang điều đình với CSVN để rút quân và đưa tù binh về nước) . 
5/ Mỹ ký kết HĐ Paris với nhiều thất lợi cho VNCH và ném bom HN tháng 12/72 để tạo áp lực . 
6/ Năm 75 , ngay sau nổ ra trận BMT , khoảng 11-12/3/75 đơn vị tôi bắt đc tù binh CSBV , họ khai được học tập sẽ giải phóng miền Nam vào năm 1976 (sic) . Trong khi đó , từ lúc nổ súng ở BMT tới ngày 30.4 chỉ có 55 ngày , chưa tới 2 tháng . Vậy ko phải may mắn thì là gì ?
*** Tính bật nảy; tính co giân, tính tính đàn hồi , khả năng phục hồi nhanh sức mạnh (thể chất hoặc tinh thần); sức bật -- theo tự điển VDICT .

Sunday, September 25, 2016

HÌNH ẢNH RẤT NHÂN BẢN VỀ BẠO ĐỘNG Ở CHARLOTTE , TP LỚN NHỨT CỦA BANG NORTH CAROLINA .

CÁC NG TÌNH NGUYỆN ĐƯA NƯỚC UỐNG VÀ ĐỒ CHỐNG HƠI CAY (MẶT NẠ , SỮA MAGNESIA , VÀ DẤM) CHO NG  NG BIỂU TÌNH TRONG LÚC HỌ RỜI CÔNG VIÊN RAMARE BEARDEN VÀ TUẦN HÀNH NGANG QUA TP CHARLOTTE , N.C. NGÀY 24/9 .
CÁC CƯ DÂN ĐỂ NƯỚC UỐNG VÀ PHẦN ĂN CHO NG BIỂU TÌNH TẠI CÔNG VIÊN MARSHALL , MỘT ĐIỂM TẬP TRUNG Ở MỘT KHU KHÔNG MUA BÁN (UPTOWN) CỦA TP CHARLOTTE NGÀY 24/9 
MỘT NG TÌNH NGUYỆN LÀM 100 SANDWICH BƠ ĐẬU PHỘNG VÀ THẠCH DÀNH CHO NG BIỂU TÌNH TỤ HỌP Ở CV MARSHALL Ở TP CHARLOTTE NGÀY 24/9 
CÔ JOY , MỘT CƯ DÂN CHARLOTTE VỚI KINH NGHIỆM VỀ Y KHOA , TRỢ GIÚP Y TẾ CHO MỘT NG BIỂU TÌNH BỊ MẤT NƯỚC TRẦM TRỌNG SAU KHI TUẦN HÀNH HƠN BA GIỜ , TẠI TP CHARLOTTE 24/9 .
MỘT SQ CỦA VỆ BINH QUỐC GIA MĨM CƯỜI CẦM HOA DO NG BIỂU TÌNH TẶNG TẠI TP CHARLOTTE NGÀY 24/9 . 














http://www.voanews.com/a/charlotte-volunteers-police-show-love-for-queen-city-amid-protests/3524173.html