Sinh Nghi Hành : thơ của Bùi Chí Vinh
“Sinh nghi ta viết một bài hành
Vợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành
Thời buổi công hầu như chén cứt
Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh
Mèo ăn cho chó leo bàn độc
Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành
Trẻ con khát sữa ai cho bú
Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh
Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành
Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố
Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh
Thuý Kiều phát triển nhiều như thế
Thảo nào đất nước hóa lầu xanh
Nhà tù phát triển nhiều như thế
Ta làm thơ mà lòng đứt ruột
Suốt đời bao tử chạy loanh quanh
Lãnh tụ nói: đói quên nghi kỵ
Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh!”
Đây là bài thơ có tên “Sinh nghi hành” của nhà thơ Bùi Chí Vinh do Hoàng Việt đọc.
Bài thơ như một clip video ngắn tô đậm những nhân vật của cuộc sống mà tất cả đang láo liên giữ lấy phần tốt nhất của xã hội cho mình. Bài thơ dựng lại cái hồn vía bên trong con người, dù ăn mặc sang trọng hay rách rưới, dù công nhân hay cán bộ họ len lén nhìn nhau mà sợ bị người kia hãm hại mình trong lúc sơ ý hay lơ đễnh.
Bài thơ ngắn và vẫn ngôn ngữ đầy chất giang hồ của Bùi Chí Vinh làm cho người đọc, người nghe có cảm tưởng anh đang cầm chiếc máy quay phim chỉa thẳng vào mình để rồi sau đó lại thở ra vui mừng vì không phải mình trong ấy.
Mặc Lâm:Chào nhà thơ Bùi Chí Vinh, rất vui được tiếp chuyện với anh ngày hôm nay trong chương trình Văn hóa nghệ thuật của đài Á châu tự do.
Thưa anh, chúng tôi vừa nhận được một bài thơ của anh nhưng không biết anh sáng tác vào dịp nào? Bài thơ có tên là “Sinh nghi hành”, cái tựa thôi đã gây một ấn tượng rất lớn, chữ “hành” tuy cũ nhưng khi nằm cạnh “sinh nghi” thì nó thành mới, nó có vẻ gì đó làm cho người ta tò mò. Anh có thể cho biết là bài thơ làm hồi nào? Từ xưa hay chỉ mới đây?
Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Bài này viết từ thập niên 80, thời kỳ rong ruổi giang hồ, thời không có công ăn việc làm, sống bằng nghề đạp xích lô, bán ve chai, làm công nhân xưởng nguyên liệu, làm ở xưởng đồ chơi, làm tất cả nghề để mưu sinh, kiếm sống. Tôi được tiếp xúc lại với tất cả những nhân vật trước khi tôi đi bộ đội, tức là thời kỳ tôi còn làm báo. Từ các tổng biên tập cho đến bí thư Thành ủy cho đến phó Chủ tịch thành phố, Chủ tịch thành phố, Ủy viên Trung ương Đảng… tức là người ta chỉ bằng mặt nhưng không bằng lòng, người ta sống không tin tưởng lẫn nhau, và bài thơ “Sinh nghi hành” xuất hiện vào lúc đó.
Đất nước tang thươngVợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành
Thời buổi công hầu như chén cứt
Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh
Mèo ăn cho chó leo bàn độc
Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành
Trẻ con khát sữa ai cho bú
Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh
Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành
Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố
Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh
Thuý Kiều phát triển nhiều như thế
Thảo nào đất nước hóa lầu xanh
Nhà tù phát triển nhiều như thế
Tình cảnh đất nước của mình hiện nay cũng như thế, Bắc – Nam sau ngày 30 tháng tư đã được thống nhất nhưng thật ra là sự thống nhất giả hiệu. - Nhà thơ Bùi Chí VinhKẻ sĩ làm sao dám học hành
Ta làm thơ mà lòng đứt ruột
Suốt đời bao tử chạy loanh quanh
Lãnh tụ nói: đói quên nghi kỵ
Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh!”
Đây là bài thơ có tên “Sinh nghi hành” của nhà thơ Bùi Chí Vinh do Hoàng Việt đọc.
Bài thơ như một clip video ngắn tô đậm những nhân vật của cuộc sống mà tất cả đang láo liên giữ lấy phần tốt nhất của xã hội cho mình. Bài thơ dựng lại cái hồn vía bên trong con người, dù ăn mặc sang trọng hay rách rưới, dù công nhân hay cán bộ họ len lén nhìn nhau mà sợ bị người kia hãm hại mình trong lúc sơ ý hay lơ đễnh.
Bài thơ ngắn và vẫn ngôn ngữ đầy chất giang hồ của Bùi Chí Vinh làm cho người đọc, người nghe có cảm tưởng anh đang cầm chiếc máy quay phim chỉa thẳng vào mình để rồi sau đó lại thở ra vui mừng vì không phải mình trong ấy.
Mặc Lâm:Chào nhà thơ Bùi Chí Vinh, rất vui được tiếp chuyện với anh ngày hôm nay trong chương trình Văn hóa nghệ thuật của đài Á châu tự do.
Thưa anh, chúng tôi vừa nhận được một bài thơ của anh nhưng không biết anh sáng tác vào dịp nào? Bài thơ có tên là “Sinh nghi hành”, cái tựa thôi đã gây một ấn tượng rất lớn, chữ “hành” tuy cũ nhưng khi nằm cạnh “sinh nghi” thì nó thành mới, nó có vẻ gì đó làm cho người ta tò mò. Anh có thể cho biết là bài thơ làm hồi nào? Từ xưa hay chỉ mới đây?
Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Bài này viết từ thập niên 80, thời kỳ rong ruổi giang hồ, thời không có công ăn việc làm, sống bằng nghề đạp xích lô, bán ve chai, làm công nhân xưởng nguyên liệu, làm ở xưởng đồ chơi, làm tất cả nghề để mưu sinh, kiếm sống. Tôi được tiếp xúc lại với tất cả những nhân vật trước khi tôi đi bộ đội, tức là thời kỳ tôi còn làm báo. Từ các tổng biên tập cho đến bí thư Thành ủy cho đến phó Chủ tịch thành phố, Chủ tịch thành phố, Ủy viên Trung ương Đảng… tức là người ta chỉ bằng mặt nhưng không bằng lòng, người ta sống không tin tưởng lẫn nhau, và bài thơ “Sinh nghi hành” xuất hiện vào lúc đó.
Mặc Lâm: Nhưng tại sao bao nhiêu chục năm qua rồi mà bài thơ theo tôi nhận xét thì như là anh mới vừa nói chuyện ngày hôm qua vậy? Vì trong này có một câu nói về Kiều, anh nói là:
“Thúy Kiều phát triển nhiều như thế
Thảo nào đất nước hóa lầu xanh.”
Ngay câu này đã làm cho người ta liên tưởng rằng, chuyện này vừa mới xảy ra ngày hôm qua giữa một người tên Nga và một người tên Mỹ đang ồn ào dư luận, đây có phải là một sự trùng hợp hay không? Hay xã hội vẫn tiếp tục lặp lại những gì mà nó vốn có từ xưa tới nay không thay đổi thưa anh?
Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Một bài thơ lớn bao giờ nó cũng mang tính chất tiên tri. Bài thơ này lúc làm không có bút mực nào ghi lại, chỉ đọc trên bàn nhậu anh em giang hồ thôi, sau đó anh em họ truyền khẩu gần như cả nước và nước ngoài. Những anh em đi ra nước ngoài cũng mang theo bài thơ đó.
Một bài thơ đậm dấu ấn trong lòng người đọc, nó tồn tại mãi bởi vì nó có tính cách dự báo, tiên tri trước những gì sẽ xảy ra. Anh có thể thấy nó trùng hợp với những gì xảy ra gần đây, nóng bỏng. Một đất nước tráo trở như thế, người phụ nữ, người đàn ông, tất cả cư xử nhau một cách nhỏ mọn, đề phòng lẫn nhau, thậm chí chụp giựt, trục lợi lẫn nhau, những cái đó luôn luôn lặp lại, cái vòng quay lịch sử luôn luôn lặp lại, đất nước này như một cô gái điếm phải bán thân nuôi mình… đều làm những công việc như thế.
Người bán và người nhận đều tính giá của món hàng, đất nước giả dối “sinh nghi hành” vậy đó. Đặc biệt tập trung vào vấn đề tình ái, vấn đề này phát triển nhiều như thế… Tạo ra cảnh tang thương cho đất nước mình.
Mặc Lâm: Đó là nói về số phận của những người đàn bà. Về kẻ sĩ trong xã hội, anh là một trong những người đã viết cho những tờ báo lớn và cũng là người làm thơ nữa, thì cũng có thể nói là một kẻ sĩ, nhưng anh lại viết, “kẻ sĩ làm sao dám học hành”, phải nói đây là một câu than đứt ruột vì “nhà tù phát triển nhiều như thế” thì làm sao xã hội này có thể phát triển được? Cái nhìn của anh về vấn đề kẻ sĩ, về đàn bà, về nhà tù, về Thúy Kiều, về Quang Trung . . . chúng tôi thấy có vẻ lấy lịch sử để soi rọi và đối chiếu với xã hội hiện nay. Anh có thể nói thêm về cái nhìn của anh về xã hội thật, xã hội chung quanh anh đang xảy ra, nó như thế nào dưới mắt nhìn của anh, thưa anh?
Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Người ta nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, mình là một con người không phải thất phu mà mình là kẻ sĩ thì mình cần phải vượt qua tất cả để nói những gì mình đã thấy, những gì mình dự báo được. Thật ra cái việc đất nước mình đang lặp lại cuộc chiến tranh. Đặc biệt là chiến tranh nam kỳ, chiến tranh bắc nam, Quang Trung bỏ Tây Sơn, tức là sau khi thống nhất đất nước, ngay cả gia đình Tây Sơn cũng phải chia ra làm đôi, một bên là Thái Đức đế Nguyễn Nhạc, một bên là Nguyễn Huệ gần như từng đấu với nhau, thành ra có cảnh “nồi da xáo thịt”.
Tình cảnh đất nước của mình hiện nay cũng như thế, Bắc – Nam sau ngày 30 tháng tư đã được thống nhất nhưng thật ra là sự thống nhất giả hiệu, trên thực chất nó là hình ảnh một con đỉa, cắt đỉa ra rồi thả lại vào ao nhưng đỉa không bơi được, hai cái đầu trôi theo hai hướng khác nhau. Đất nước mình hiện nay đang là như vậy, đất nước tôi như hình con đỉa dính liền bằng lưỡi dao, lưỡi dao ở đây là sông Bến Hải nên khi thiên hạ đã được nối lại thì đất nước vẫn hai đầu, cõi đất nước ký sinh theo hai kiểu khác nhau, nước thì bám theo Mỹ, nước đi theo Nga, Tàu, thành ra đất nước mình nó luôn như vậy, nó giống như:
“Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành.”
Ngay sau năm 1975 tôi đã thấy được điều đó, phải nói lên điều đó. Còn trước khi thống nhất chúng ta thường hay nói câu “nhà tù nhiều hơn trường học”, nhưng bây giờ sau khi thống nhất, chẳng những nhà tù không bớt đi chút nào, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Nhà tù để nhốt những người vượt biên, để nhốt những người tranh đấu, nhốt dân oan, nhốt những tệ nạn xã hội.
Tôi ở quân lao rồi, sau khi ở quân lao xong tôi bị đưa ra tòa quân sự. Chỗ ở của tôi bề ngang là 1 viên gạch bông, bề dài là 5 viên gạch bông, vì tôi chống đối cấp chỉ huy trong quân đội nên người ta chuyển từ quân lao này sang quân lao khác, mà anh biết một viên gạch bông có hai tấc, chật chội ở nhà tù đến mức độ khiến người ta chán ghét. Ở tù nóng nực phải cởi trần truồng ra để nằm, rồi lây bệnh truyền nhiễm, đó là nhà tù chỉ có ở Việt Nam.
Tôi từng là một thành viên trong nhà tù quân lao, nhà tù nhiều hơn trường học gấp đôi gấp ba lần nên đất nước chúng ta tang thương như thế.
Thoát Trung?Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Người ta nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, mình là một con người không phải thất phu mà mình là kẻ sĩ thì mình cần phải vượt qua tất cả để nói những gì mình đã thấy, những gì mình dự báo được. Thật ra cái việc đất nước mình đang lặp lại cuộc chiến tranh. Đặc biệt là chiến tranh nam kỳ, chiến tranh bắc nam, Quang Trung bỏ Tây Sơn, tức là sau khi thống nhất đất nước, ngay cả gia đình Tây Sơn cũng phải chia ra làm đôi, một bên là Thái Đức đế Nguyễn Nhạc, một bên là Nguyễn Huệ gần như từng đấu với nhau, thành ra có cảnh “nồi da xáo thịt”.
Tình cảnh đất nước của mình hiện nay cũng như thế, Bắc – Nam sau ngày 30 tháng tư đã được thống nhất nhưng thật ra là sự thống nhất giả hiệu, trên thực chất nó là hình ảnh một con đỉa, cắt đỉa ra rồi thả lại vào ao nhưng đỉa không bơi được, hai cái đầu trôi theo hai hướng khác nhau. Đất nước mình hiện nay đang là như vậy, đất nước tôi như hình con đỉa dính liền bằng lưỡi dao, lưỡi dao ở đây là sông Bến Hải nên khi thiên hạ đã được nối lại thì đất nước vẫn hai đầu, cõi đất nước ký sinh theo hai kiểu khác nhau, nước thì bám theo Mỹ, nước đi theo Nga, Tàu, thành ra đất nước mình nó luôn như vậy, nó giống như:
“Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành.”
Ngay sau năm 1975 tôi đã thấy được điều đó, phải nói lên điều đó. Còn trước khi thống nhất chúng ta thường hay nói câu “nhà tù nhiều hơn trường học”, nhưng bây giờ sau khi thống nhất, chẳng những nhà tù không bớt đi chút nào, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Nhà tù để nhốt những người vượt biên, để nhốt những người tranh đấu, nhốt dân oan, nhốt những tệ nạn xã hội.
Tôi ở quân lao rồi, sau khi ở quân lao xong tôi bị đưa ra tòa quân sự. Chỗ ở của tôi bề ngang là 1 viên gạch bông, bề dài là 5 viên gạch bông, vì tôi chống đối cấp chỉ huy trong quân đội nên người ta chuyển từ quân lao này sang quân lao khác, mà anh biết một viên gạch bông có hai tấc, chật chội ở nhà tù đến mức độ khiến người ta chán ghét. Ở tù nóng nực phải cởi trần truồng ra để nằm, rồi lây bệnh truyền nhiễm, đó là nhà tù chỉ có ở Việt Nam.
Tôi từng là một thành viên trong nhà tù quân lao, nhà tù nhiều hơn trường học gấp đôi gấp ba lần nên đất nước chúng ta tang thương như thế.
Mặc Lâm: Thưa anh, cái từ “sinh nghi” của anh thì âm hưởng rất rộng có thể từ mắt nhìn, từ nghi ngờ từ tư duy cũng có thể sinh nghi được. Xã hội hiện nay có những hiện tượng không sinh nghi nữa mà nó hiển hiện tại Việt Nam đó là thực phẩm bẩn. Khi ăn uống bất cứ cái gì người ta cũng lo sợ bởi người bán chuốc độc cho nhau bằng những phương pháp làm lợi một cách vô lương tâm, rồi bây giờ lại xảy ra vụ cá nữa, những câu chuyện như vậy không còn sinh nghi nữa nhưng để miêu tả sự việc đó anh có nghĩ rằng sẽ đánh động xã hội bằng một bài thơ khác nữa hay không?
Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Tôi có viết điều anh vừa nói rất nhiều, chẳng hạn như bài thơ “Chúng tôi không bầu cho một thể chế xa dân”. Bài thứ hai là “Bài thơ của một xác người bó chiếu chở sau xe gắn máy” mới đây nhất.
Tất cả những nguồn gốc đều do Trung Quốc mà ra hết. Hễ còn dính líu Trung Quốc là còn đầu độc, còn mua đi bán lại còn hóa chất đổ về. Trước giải phóng làm gì có thực phẩm độc như thế, ẩm thực rất đàng hoàng con người ta ra chợ lựa bó rau con cá không cần dè dặt nhưng sau giải phóng thì thực phẩm bẩn đổ về, tất cả hóa chất đổ về mua đi bán lại những thứ xấu xa bỉ ổi toàn từ Trung Quốc và thậm chí như anh vừa nói cá ăn không được cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi Formosa tuy là của Đài Loan nhưng công nhân ở đó 70 - 80% người Trung Quốc thậm chí cổ phần người Trung Quốc cũng chiếm cũng lớn. Tất cả những gì xấu xa đầu độc dân tộc mình đều do người Trung Quốc gây ra vì vậy phải thoát ra hoàn toàn từ sự lệ thuộc với Trung Quốc, nô lệ Trung Quốc thì mới thoát ra được sự xấu xa hiện nay.
Tất cả những gì xấu xa đầu độc dân tộc mình đều do người Trung Quốc gây ra vì vậy phải thoát ra hoàn toàn từ sự lệ thuộc với Trung Quốc, nô lệ Trung Quốc thì mới thoát ra được sự xấu xa hiện nay. - Nhà thơ Bùi Chí VinhMặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ Bùi Chí Vinh. Sau đây là bài thơ có tên “Bài thơ về xác người bó chiếu chở trên xe gắn máy” qua giọng đọc Hoàng Việt:
“Đất nước nghèo mạt hạng
Anh bó xác em vào manh chiếu cột sau xe
Bọn quý tộc đỏ tiền muôn bạc vạn
Mở mắt mà coi chân người chết xanh lè
Mở mắt mà coi dân chúng chửi thề
Có đánh bắt xa bờ, cá cũng không ăn được
Vua quan hàng ngày tẩm bổ nhân sâm
Trong khi con nít ốm đau không có thuốc
Đất nước biến thành chư hầu Trung Quốc
Lũ Mạc Đăng Dung quỳ mọp trước thiên triều
Đám Lê Chiêu Thống xem dân như thù địch
Gò Đống Đa đồng nhân dân tệ phủ xanh rêu
Đất nước nghèo bởi một bầy sâu
Gặm tất cả tài nguyên đem dâng giặc
Thân xác Việt Nam mà hồn vía tận nước Tàu
Có biến cố là quay đầu phương Bắc
Đất nước quá nghèo nên anh bó xác
Chở em đi lủng lẳng khóc cuộc đời
Bọn quý tộc đỏ quá giàu nên không dư nước mắt
Chúng dại gì cho nước bốc thành hơi…”
Hy vọng cuộc trao đổi của chúng tôi với nhà thơ Bùi Chí Vinh sẽ giúp quý vị hiểu hơn hiện trạng xã hội hiện nay từ góc nhìn của một nhà thơ. Mỗi câu thơ của anh là một tấm ảnh sống động thể hiện đúng bản chất nhân vật mà máy móc dù hiện đại cách nào cũng không lột tả được cái thần của nó.
Thơ Bùi Chí Vinh đã biểu đạt hữu hiệu và nhạy bén với sinh hoạt xã hội mà con người trong đó đang tranh đấu để sống còn. Thơ anh giống như phát súng khởi đầu cho một cuộc đua mà chỉ có nhà thơ chạy việt dã với chính mình trên cung đường đầy sạn sỏi. Khán giả vừa là nạn nhân vừa là người bàng quan đứng bên lề đường vỗ tay một cách hồn nhiên và ra về sống cuộc sống như ngày hôm qua đã từng.
Mặc Lâm
(RFA)
Nguồn : http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/bui-chi-vinhs-poem-ml-09242016084154.html
Nguồn : http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/bui-chi-vinhs-poem-ml-09242016084154.html
No comments:
Post a Comment