Việt Nam ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’ với FTA Việt-Hàn
Đăng bởi Ha Tran on Wednesday, November 30, 2016 | 30.11.16
Kể từ khi Hiệp Ðịnh Thương Mại Tự Do (FTA) Việt Nam-Nam Hàn có hiệu lực từ tháng 12 năm 2015 đến nay, Việt Nam mất 5,000 tỉ đồng thuế nhập cảng xăng dầu.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất liên tục bị lỗ trong suốt 7 năm qua. (Hình: Getty Images) |
Ðó là thông tin do ông Lưu Mạnh Tưởng, cục trưởng Cục Thuế Xuất-Nhập Cảng, Tổng Cục Hải Quan công bố. FTA Việt Nam-Nam Hàn đã khiến lượng xăng dầu mà Nam Hàn xuất cảng sang Việt Nam tăng bảy lần.
Ðiểm đáng lưu ý là lượng xăng dầu mà Nam Hàn xuất cảng sang Việt Nam cao bao nhiêu thì Việt Nam sẽ thiệt nhiều bấy nhiêu.
Hồi tháng 3 vừa qua, bộ trưởng Công Thương của Việt Nam từng có báo cáo riêng gửi thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng về chuyện Việt Nam bị “hớ” khi ký FTA ASEAN-Nam Hàn mà Việt Nam là một trong các bên tham gia.
Báo cáo vừa kể được một số tờ báo nhanh nhảu thuật lại song ngay sau đó, những tờ báo này đồng loạt “tự ý đục bỏ” thông tin đã đưa.
Trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn, Bộ Tài Chính Việt Nam “phát hiện,” chính phủ Việt Nam “hớ” khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%. Mức thuế đó vừa khiến ngân sách Việt Nam mất một khoản thu lớn, vừa đẩy các doanh nghiệp xăng dầu của Việt Nam vào tử địa.
Thiệt hại của Việt Nam khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10% là “đủ đường.”
Chẳng hạn Việt Nam đã bỏ ra 3 tỉ Mỹ kim để xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và đã phải dùng mọi cách để bù lỗ cho nhà máy này suốt bảy năm qua.
Cam kết của Việt Nam trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn: Hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%, trong khi nhà máy lọc dầu Dung Quất phải nộp thuế doanh thu 20% là một động tác giống như bóp mũi những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất. Còn hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì ngân sách Việt Nam thất thu thêm một khoản khổng lồ khác, sau khi đã mất một khoản khổng lồ vì đã gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%!
Thậm chí ngay cả khi chấp nhận hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất, những doanh nghiệp của Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng khó có thể cạnh tranh với xăng dầu nhập cảng. Lý do là vì quản lý tồi nên chi phí lớn, khó hạ giá thành, giảm giá bán. Những khoản vốn khổng lồ đã đầu tư cho việc xây dựng các doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất coi như mất trắng.
Theo tường thuật của một số tờ báo thì Bộ Tài Chính Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương Việt Nam “làm việc lại” với Nam Hàn để “điều chỉnh cam kết hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%,” bởi với Việt Nam “xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao” và Việt Nam phải duy trì sự bảo hộ đối với xăng dầu tối thiểu đến năm 2020. Tất nhiên là Nam Hàn từ chối. Nay, nếu Việt Nam đơn phương nâng mức thuế nhập cảng xăng dầu quá mức 10%, Việt Nam sẽ gặp đủ thứ rắc rối vì vi phạm cam kết.
FTA giữa ASEAN với Nam Hàn được ký hồi giữa năm 2006, có hiệu lực từ giữa năm 2007. FTA này xác lập lộ trình cắt giảm thuế nhập cảng giữa các thành viên theo ba nhóm hàng hóa. Ðầu năm nay, Việt Nam đã phải xóa bỏ thuế nhập cảng đối với 95% hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Ðến đầu năm 2018, Việt Nam phải xóa bỏ 100% thuế nhập cảng hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Một số hàng hóa được xếp vào loại “nhạy cảm” và “nhạy cảm cao” sẽ phải hoàn tất lộ trình giảm thuế vào đầu năm 2021.
Phải mất mười năm sau khi ký FTA vừa kể, chính phủ Việt Nam mới phát giác mình “hớ.” Lúc phát giác bị “hớ” thì Việt Nam đã ký thêm một FTA nữa riêng với Nam Hàn.
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký hàng loạt FTA. Mục tiêu của các FTA là mở cửa các thị trường cho hàng hóa lưu thông dễ dàng. Các FTA mà Việt Nam đã ký với các quốc gia hay các khối quốc gia đã mở toang cửa thị trường Việt Nam cho các loại hàng hóa chảy vào Việt Nam nhưng ngoài chuyện khoe “bản lĩnh và năng lực” bởi thương thuyết thành công nhiều FTA, đến nay, chính phủ Việt Nam chưa làm bất cứ điều nào hữu ích để hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập các thị trường ngoại quốc.
Cũng vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế tại Việt Nam liên tục cảnh báo về việc ký quá nhiều FTA, bất chấp nội lực của Việt Nam đã kém lại thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế Việt Nam và FTA ASEAN-Nam Hàn là ví dụ minh họa cho những cảnh báo ấy.
Hồi đầu tháng này, khi tường trình về ngân sách quốc gia với Quốc Hội Việt Nam, bộ trưởng Tài Chính Việt Nam từng giải thích, một trong những lý do khiến bội chi trở thành trầm trọng là vì các nguồn thu giảm đáng kể và một trong những lý do khiến các nguồn thu giảm đáng kể là vì tác động của các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Tính đến cuối tháng 10, thuế xuất-nhập cảng, một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách của Việt Nam chỉ đạt được 65% mức dự trù.
Xin mời quý độc giả xem Video : Chuyên gia Ngân hàng Nhà nước nói gì về tin đồn đổi tiền đang lan rộng?
Ðiểm đáng lưu ý là lượng xăng dầu mà Nam Hàn xuất cảng sang Việt Nam cao bao nhiêu thì Việt Nam sẽ thiệt nhiều bấy nhiêu.
Hồi tháng 3 vừa qua, bộ trưởng Công Thương của Việt Nam từng có báo cáo riêng gửi thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng về chuyện Việt Nam bị “hớ” khi ký FTA ASEAN-Nam Hàn mà Việt Nam là một trong các bên tham gia.
Báo cáo vừa kể được một số tờ báo nhanh nhảu thuật lại song ngay sau đó, những tờ báo này đồng loạt “tự ý đục bỏ” thông tin đã đưa.
Trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn, Bộ Tài Chính Việt Nam “phát hiện,” chính phủ Việt Nam “hớ” khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%. Mức thuế đó vừa khiến ngân sách Việt Nam mất một khoản thu lớn, vừa đẩy các doanh nghiệp xăng dầu của Việt Nam vào tử địa.
Thiệt hại của Việt Nam khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10% là “đủ đường.”
Chẳng hạn Việt Nam đã bỏ ra 3 tỉ Mỹ kim để xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và đã phải dùng mọi cách để bù lỗ cho nhà máy này suốt bảy năm qua.
Cam kết của Việt Nam trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn: Hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%, trong khi nhà máy lọc dầu Dung Quất phải nộp thuế doanh thu 20% là một động tác giống như bóp mũi những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất. Còn hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì ngân sách Việt Nam thất thu thêm một khoản khổng lồ khác, sau khi đã mất một khoản khổng lồ vì đã gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%!
Thậm chí ngay cả khi chấp nhận hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất, những doanh nghiệp của Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng khó có thể cạnh tranh với xăng dầu nhập cảng. Lý do là vì quản lý tồi nên chi phí lớn, khó hạ giá thành, giảm giá bán. Những khoản vốn khổng lồ đã đầu tư cho việc xây dựng các doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất coi như mất trắng.
Theo tường thuật của một số tờ báo thì Bộ Tài Chính Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương Việt Nam “làm việc lại” với Nam Hàn để “điều chỉnh cam kết hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%,” bởi với Việt Nam “xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao” và Việt Nam phải duy trì sự bảo hộ đối với xăng dầu tối thiểu đến năm 2020. Tất nhiên là Nam Hàn từ chối. Nay, nếu Việt Nam đơn phương nâng mức thuế nhập cảng xăng dầu quá mức 10%, Việt Nam sẽ gặp đủ thứ rắc rối vì vi phạm cam kết.
FTA giữa ASEAN với Nam Hàn được ký hồi giữa năm 2006, có hiệu lực từ giữa năm 2007. FTA này xác lập lộ trình cắt giảm thuế nhập cảng giữa các thành viên theo ba nhóm hàng hóa. Ðầu năm nay, Việt Nam đã phải xóa bỏ thuế nhập cảng đối với 95% hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Ðến đầu năm 2018, Việt Nam phải xóa bỏ 100% thuế nhập cảng hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Một số hàng hóa được xếp vào loại “nhạy cảm” và “nhạy cảm cao” sẽ phải hoàn tất lộ trình giảm thuế vào đầu năm 2021.
Phải mất mười năm sau khi ký FTA vừa kể, chính phủ Việt Nam mới phát giác mình “hớ.” Lúc phát giác bị “hớ” thì Việt Nam đã ký thêm một FTA nữa riêng với Nam Hàn.
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký hàng loạt FTA. Mục tiêu của các FTA là mở cửa các thị trường cho hàng hóa lưu thông dễ dàng. Các FTA mà Việt Nam đã ký với các quốc gia hay các khối quốc gia đã mở toang cửa thị trường Việt Nam cho các loại hàng hóa chảy vào Việt Nam nhưng ngoài chuyện khoe “bản lĩnh và năng lực” bởi thương thuyết thành công nhiều FTA, đến nay, chính phủ Việt Nam chưa làm bất cứ điều nào hữu ích để hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập các thị trường ngoại quốc.
Cũng vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế tại Việt Nam liên tục cảnh báo về việc ký quá nhiều FTA, bất chấp nội lực của Việt Nam đã kém lại thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế Việt Nam và FTA ASEAN-Nam Hàn là ví dụ minh họa cho những cảnh báo ấy.
Hồi đầu tháng này, khi tường trình về ngân sách quốc gia với Quốc Hội Việt Nam, bộ trưởng Tài Chính Việt Nam từng giải thích, một trong những lý do khiến bội chi trở thành trầm trọng là vì các nguồn thu giảm đáng kể và một trong những lý do khiến các nguồn thu giảm đáng kể là vì tác động của các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Tính đến cuối tháng 10, thuế xuất-nhập cảng, một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách của Việt Nam chỉ đạt được 65% mức dự trù.
Xin mời quý độc giả xem Video : Chuyên gia Ngân hàng Nhà nước nói gì về tin đồn đổi tiền đang lan rộng?
Một số chuyên gia kinh tế từng than rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết các FTA nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn – khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên đa số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong số 73% này là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam!
Những chuyên gia kinh tế đó nhiều lần nêu thắc mắc là nếu doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán-nhượng bộ-ký kết các FTA để làm gì (?) nhưng không có viên chức hữu trách nào thèm trả lời!
Tin mới nhất là trong bối cảnh ngân sách thất thu trầm trọng, bội chi tăng nhanh và mạnh thành ra phải liên tục vay mượn thêm để chi tiêu, Bộ Tài Chính Việt Nam đã ra lệnh cho ngành thuế phải… nỗ lực hơn nữa trong việc tận thu. (G.Ð)
(Người Việt)
Những chuyên gia kinh tế đó nhiều lần nêu thắc mắc là nếu doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán-nhượng bộ-ký kết các FTA để làm gì (?) nhưng không có viên chức hữu trách nào thèm trả lời!
Tin mới nhất là trong bối cảnh ngân sách thất thu trầm trọng, bội chi tăng nhanh và mạnh thành ra phải liên tục vay mượn thêm để chi tiêu, Bộ Tài Chính Việt Nam đã ra lệnh cho ngành thuế phải… nỗ lực hơn nữa trong việc tận thu. (G.Ð)
(Người Việt)
No comments:
Post a Comment