Thursday, December 8, 2016


Đăng bởi Elvis Ất on Monday, December 5, 2016 | 5.12.16


Những thay đổi của ông Tập Cận Bình được xem là ngày càng gần giống như phương tây hơn, và ngày càng xa rời với mô hình truyền thống mà ĐCS Trung Quốc đã xây dựng từ trước đến nay.

Tập Cận Bình
Tập Cận Bình đang nhắm tới 3 con hổ to nhất (Ảnh: Internet)
Trao quyền tối thương cho Vương Kỳ Sơn nhằm bắt 3 con hổ to nhất trong Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị

Ngày 7/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã thí điểm thay đổi thể chế giám sát tại Bắc Kinh, Sơn Tây, Chiết Giang, và tuyên bố “đây là cuộc cải cách chính trị trọng đại có ảnh hưởng đến toàn cục”.

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 đưa ra nhũng thay đổi, đưa “Cơ quan Giám sát” ngang hàng với Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chính phủ và Cơ quan Tư pháp.

Có thể nói đây cũng là một đòn giáng mạnh vào Trương Đức Giang (người nắm quyền lực của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc).

Những thí điểm này cho thấy việc thay đổi hiến pháp sẽ không còn xa. Trong Hiến pháp chỉ có “Cơ quan xét xử” (tòa án) và “Cơ quan Kiểm sát” (viện kiểm sát). Đây là cách làm sao chép mô hình của Liên Xô trước đây. Tòa án và Viện Kiểm sát là đặc trưng của chính thể Liên Xô cũ.

Trong báo cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 6 có nhắc đến 4 hệ thống ngang hàng nhau: Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chính phủ, Cơ quan Giám sát, Cơ quan Tư pháp, trong đó hai cơ quan là Cơ quan Giám sát và Cơ quan Tư pháp không tồn tại trong Hiến pháp Trung Quốc hiện hành.

Chính vì thế mà giới quan sát cho rằng những thay đổi này sẽ mang đến thay đổi trong hiến pháp Trung Quốc sắp tới.

Ủy ban Giám sát Quốc gia sẽ bao trùm hệ thống Ủy ban Kỷ luật từ Trung ương từ trung ương đến địa phương. Quyền kiểm tra kỷ luật của Ủy ban Kỷ luật sẽ được gộp chung với quyền lực giám sát, cơ quan Kiểm tra Kỷ luật trở thành cơ quan Giám sát Quốc gia. Tức là các cơ quan ỷ luật, kiểm tra giám sát khác đều nhập chung vào Ủy ban Giám sát Quốc gia.

Như vậy là Vương Kỳ Sơn người phụ trách Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương giờ đây sẽ lãnh đạo Ủy ban Giám sát Quốc gia

Ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đều công khai thừa nhận ĐCSTQ sắp sụp đổ (Ảnh: Internet)
Ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đều công khai thừa nhận ĐCSTQ sắp sụp đổ (Ảnh: Internet)
Vương Kỳ Sơn là cánh tay phải của Tập Cận Bình, người chuyên trách chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” giờ đây sẽ được tăng thêm quyền lực nhằm truy bắt nhũng con hổ to hơn trong các ủy viên thường trực Bộ chính trị.

Cụ thể các con hổ to nhất còn lại là “nhị Trương nhất Lưu” thuộc phe cánh Giang Trạch Dân là Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Trương Đức Giang.

Hiện tại Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã có được các bằng chứng phạm tội của phe “nhị Trương nhất Lưu”, nhưng để bắt được 3 hổ to này Vương Kỳ Sơn cần có đủ quyền lực. Nay Ủy ban Giám sát Quốc gia được hình thành với quyền lực tối thượng, có quyền điều tra không trừ một ai, hẳn rằng 3 hổ lớn này đang đứng ngồi không yên.


Về quân đội, Trung Quốc xóa bỏ mô hình quân đoàn của Liên Xô cũ, xây dựng 25 – 30 sư đoàn theo kiểu Mỹ nhằm tác chiến nhanh và linh hoạt hơn.

Nghi thức tuyên thệ xóa bỏ vai trò ĐCS Trung Quốc

Ngoài việc phế bỏ hệ thống cưỡng bức lao động, vào ngày 1/7/2015, ông Tập Cận Bình xây dựng “Quy chế tuyên thệ theo Hiến pháp”, thực thi từ ngày 1/1/2016.

Trong quá khứ, nghi thức tuyên thệ này bị giới chính trị ĐCS Trung Quốc xem là sản phẩm của “chủ nghĩa tư bản”

Thế nhưng ông Tập Cận Bình lại yêu cầu thực hiện tại Trung Quốc. Trong Quy chế tuyên thệ do ông Tập Cận Bình đưa ra có câu “Trung với đất nước, trung với nhân dân”, “chịu sự giám sát của nhân dân”

Điều đáng chú ý là trước đây ở Trung Quốc vẫn có các khẩu hiệu “trung thành tuyệt đối với Đảng” thì nay hoàn toàn không có tuyên thệ này, Tập Cận Bình yêu cầu phải trung thành với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, xóa bỏ vai trò của ĐCS Trung Quốc

ĐCS Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn cố gắng gắn mình với Trung Quốc và nhân dân. Văn hóa Đảng đưa ra là: Chống Đảng tức là chống lại đất nước, chống lại nhân dân; một khi Đảng không còn thì đất nước cũng mất, người dân sẽ sống cảnh nô lệ.

Tập Cận Bình hiểu rất rõ điều này, vì thế mà trong các trường hợp ông đều tách riêng Đảng, Trung Quốc, và nhân dân. ĐCS Trung Quốc không phải là Trung Quốc và cũng không phải là nhân dân.

Vì vậy quy chế tuyên thệ mà Tập Cận Bình đưa ra hoàn toàn không có vai trò gì của ĐCS Trung Quốc cả. Chỉ phục vụ cho đất nước và nhân dân

Ngày 11/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình tổ chức lễ kỷ niệm long trọng 150 năm ngày sinh Tôn Trung Sơn, gọi Tôn Trung Sơn là “Anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc tiên phong vĩ đại”.

Đây cũng lại được xem là bất ngờ nữa, vì trước đây ở Trung Quốc, người được xem là “anh hùng” hay “quang minh” “vĩ đại” chỉ có Mao Trạch Đông và các lãnh đạo ĐCS khác. Nay Tập Cận Bình đã thay đổi khi trao các danh hiệu cho Tôn Trung Sơn. 

Ánh Sáng

(Đa Chiều)

No comments:

Post a Comment