Friday, January 8, 2016

Đồng tiền của Trung Quốc chao đảo – Tất cả đều bị tác động

Một người đàn ông trên một đường phố ở Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 11 năm 2015. (Greg Baker / AFP / Getty Images)
Một người đàn ông trên một đường phố ở Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 11 năm 2015. (Greg Baker / AFP / Getty Images)
Trung Quốc có lẽ đang mong chờ năm mới tết đến. Một sự khởi đầu tươi sáng vào ngày 08 tháng 2 (mồng Một âm lịch), sẽ để lại đằng sau tất cả sự hỗn loạn của đồng tiền tệ Trung Quốc.
Điều đó có thể vẫn còn là mơ tưởng khi mà các sự kiện ngày càng trở nên xấu đi – và ngày 6 tháng 1 không phải là ngoại lệ.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm 0,6% – đó là quá nhiều đối với một đồng tiền lớn – xuống còn 6,55 (USD/NDT), mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2011. Các thương nhân đã bán phá giá đồng Nhân dân tệ sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc một lần nữa phá giá chính thức, ấn định giá trị của nó với 0,22% thấp hơn trước.
Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2015, và sau đó đã can thiệp trên thị trường với một nguồn lực lớn để giữ giá trị của nó tương đối ổn định, bằng việc đã bơm ra 255 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ của mình vào cuối tháng 11.
Quảng cáo
China's foreign exchange reserves as of Nov. 30, 2015. (Bloomberg)
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến ngày 30 tháng 11, năm 2015. (Bloomberg)
Sau khi Quỹ Tiền tệ quốc tế đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ các đồng tiền dự trữ của mình trong tháng 11, Bắc Kinh đã giảm bớt việc tiêu tốn dự trữ, và để cho đồng tiền trôi xuống từ từ.
Bắc Kinh cũng đã thẳng thắn cảnh báo thị trường khi họ cho biết sẽ lập chỉ số giá trị của đồng Nhân dân tệ so với các đồng tiền của rổ tiền tệ, không chỉ so với đồng Đô la Mỹ.
Giá trị đồng Nhân dân tệ so với Đô la Mỹ đã giảm trong năm 2015, nhưng nó đã tăng so với rổ gia quyền thương mại. Điều này cho phép Bắc Kinh biện minh tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ so với đồng Đô la Mỹ.
(Capital Economics)
(Capital Economics)
“Trung Quốc sẽ phải phá giá đồng tiền của mình một cách đáng kể” ông Kyle Bass, người đứng đầu (công ty quản lý quỹ) Hayman Capital Management LLC nói với Tạp chí tuần phố Wall (Wall Street Week). Ông Kyle cho rằng sự phá giá có thể lên đến 20%.
Vì vậy, các nhà đầu tư đã chú ý đến và đang thoát khỏi đồng Nhân dân tệ một cách nhanh nhất mà họ có thể. Xét cho cùng, tại sao lại phải loanh quanh để mất tiền vào một đồng tiền đang mất giá. Vấn đề là: hành vi bầy đàn này, vâng, như bạn dự đoán, sẽ khiến đồng Nhân dân tệ giảm giá.
Và trong khi nhà quản lý Trung Quốc có thể ngăn chặn mọi người bán bừa bãi đồng tiền của Đại lục (CNY) bằng việc kiểm soát vốn, không một ai có thể ngăn chặn họ bán đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài được tự do mua bán (CNH), chủ yếu được giao dịch tại Hồng Kông.
Đồng tiền CNH giảm 1,1% so với đồng USD, giao dịch ở giá thấp là 6,7 (USD/NDT), mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2010. Sự chênh lệch giữa đồng tiền Nhân dân tệ ở Đại lục và ở nước ngoài cũng được mở rộng, đạt mức kỷ lục 2,5%.
(Bloomberg)
(Bloomberg)

Dòng vốn ra khỏi Trung Quốc

Đằng sau những động thái trong tiền tệ, là sự dịch chuyển kiến tạo trong các dòng vốn. Cho đến năm 2014, Trung Quốc đã thu hút được vốn, khiến cho tỷ giá đi lên. Bây giờ vốn được di chuyển ra ngoài, khiến cho tỷ giá đi xuống.
“Mọi người đã trải qua, từ một giai đoạn mà ở đó họ đã đánh cuộc có một chiều – đồng tiền sẽ tăng giá, dòng vốn chảy vào (Trung Quốc) – đến (một giai đoạn mà mọi thứ đều) ngược lại. Đây là giai đoạn mà mọi người dân đều muốn đa dạng hóa vào một cái gì đó khác” giáo sư Carmen Reinhart của trường Harvard chia sẻ.
Giáo sư nghĩ rằng Trung Quốc đang đối mặt với “một cuộc khủng hoảng nợ trong nước đáng kể”, đó là lý do tại sao các công dân trong nước và các nhà đầu tư quốc tế đang chuyển tiền của họ ra ngoài.
“Mọi người có một sự chuyển dịch trong các dòng vốn, và trong thực tế sự dịch chuyển đó cũng đã đẩy nhanh việc mua bất động sản ở London, ở Boston, ở New York. Mọi người thấy rằng nó không chỉ là trái phiếu chính phủ. Chúng ta thấy điều đó ở Trung Quốc và chúng ta thấy điều đó ở Nga” giáo sư nói.
Hãng Bloomberg ước tính có khoảng 367 tỷ USD vốn đã rời khỏi Trung Quốc trong 3 tháng cuối cùng của năm 2015. Trước đây Epoch Times ước tính luồng vốn ra là 850 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2015, như vậy tổng số vốn có thể là hơn 1,2 ngàn tỉ USD, giống như ước tính trong trường hợp xấu nhất của Societe Generale.
Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc là lý do Trung Quốc đã không phải bán nhiều hơn dự trữ ngoại hối, nhằm giữ cho tiền tệ khỏi sụp đổ.

Tại sao phá giá

Bản thân Trung Quốc thực chất không thể làm gì để chống lại dòng vốn, ngoại trừ việc cải cách hoàn toàn nền kinh tế của mình.
Trung Quốc có thể can thiệp vào thị trường bằng cách bán dự trữ ngoại tệ của mình để ngăn chặn tỷ giá hối đoái sụp đổ. Đối với đồng Nhân dân tệ trong nước, họ cũng có thể thực thi việc kiểm soát vốn chặt chẽ hơn, và điều đó cũng đã được thực hiện, nhưng nó trái với những cải cách mà họ đã hứa hẹn.
Tuy nhiên, do chỉ có các lựa chọn tồi, quản lý việc mất giá dần dần của đồng Nhân dân tệ ở trong nước và ở nước ngoài, thực sự là sự lựa chọn tốt nhất của những cái xấu nhất.
Các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong quá khứ, như việc phá giá đồng bảng Anh vào năm 1992, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, và gần đây là vụ đổ vỡ của đồng Rúp, cho thấy giá trị của đồng tiền sẽ luôn rơi vào trạng thái cân bằng của nó – cho dù một quốc gia có chi ra nhiều bao nhiêu để can thiệp vào thị trường.
Vì vậy, nếu đồng tiền phải giảm giá trị, Trung Quốc ít nhất có thể giữ an toàn cho phần lớn dự trữ ngoại hối của mình mặc dù sau đó những người hoài nghi có thể hỏi rốt cuộc nó tốt cho cái gì.
“Dự trữ ngoại hối chỉ là những đồng tiền nước ngoài. Nó không phải là đồng Nhân dân tệ [RMB]; Nó không phải là đồng tiền để có thể được mang tiêu trong nước”, ông Fraser Howie, tác giả của cuốn “Tư bản đỏ” nói.
Ở một khía cạnh khác, một đồng tiền yếu hơn sẽ hỗ trợ ngành xuất khẩu của cả nước, và điều này, do chi phí đất đai và lao động tăng cao, sẽ không còn cạnh tranh như đã từng trước đây. Ông Kyle Bass cho rằng việc phá giá sẽ giúp Trung Quốc “trở lại mức độ cạnh tranh nào đó đối với phần còn lại của thế giới”.
Trung Quốc cần cạnh tranh không phải để tạo ra tăng trưởng, như nhiều người nghĩ. Mặc dù Viện Hàn lâm Khoa học Bắc Kinh đã ước tính GDP sẽ chỉ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 (dưới mục tiêu chính thức là 7%) – chính việc làm và cảm nghĩ của người dân mới là quan trọng nhất đối với chế độ Trung Quốc.
Ngành xuất khẩu vẫn đóng góp khoảng 10% cho tổng số việc làm.
Ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ đang đón đợi Trung Quốc” nói: “khi mà mọi người ở chỗ bạn đều ốm và buồn chán, đặc biệt khi hệ thống không còn mang lại sự thịnh vượng. Khi bạn có vấn đề kinh tế thực sự nghiêm trọng, tôi nghĩ mọi người sẽ nói ‘Quá mức chịu đựng rồi đấy’.
Cho đến lúc đó, đồng Nhân dân tệ sẽ lại tiếp tục phá giá nhiều hơn nữa.

Chia sẻ bài viết này

Việc làm nào được yêu thích nhất ở Mỹ hiện nay ? 5/1/2016 . 

nguồn : http://vietdaikynguyen.com/v3/88285-viec-lam-nao-duoc-yeu-thich-nhat-o-hien-nay/


Hiện tại, việc làm được yêu thích nhất ở Mỹ là phụ tá bác sĩ (Ảnh: Getty Images)
Theo một cuộc điều tra gần đây, công việc của phụ tá bác sĩ, người phát triển phần mềm và người quản lý phát triển kinh doanh nằm trong top 3 công việc được yêu thích nhất ở Mỹ hiện nay.
Theo kết quả điều tra gần đây của trang web tìm việc Glassdoor.com của Mỹ, công việc phụ tá bác sĩ là công việc tốt nhất ở Mỹ hiện nay. Theo Cục Thống kê Lao động của Mỹ, lương bổng hàng năm bình quân của phụ tá bác sĩ đạt đến con số là 111.376 USD. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, nhu cầu y tế lại gia tăng và số lượng bác sĩ lại thiếu nên nhu cầu cần phụ tá bác sĩ tăng cao.
Tiêu chuẩn đánh giá vị trí công việc của trang web Glassdoor là dựa vào điểm số của công việc (Job score). Điểm số cao nhất là 5, công việc nào có điểm số càng cao thì công việc đó được đánh giá là công việc tốt. Điểm số của công việc được quyết định dựa vào lượng cầu của công việc đó, lương bổng hàng năm bình quân của công việc đó và vị trí cơ hội xin việc của công việc đó.
Nhà phân tích xu thế xin việc Scott Dobroski của trang web Glassdoor.com nói rằng người tìm việc trong lúc quyết định nên làm việc ở lĩnh vực nào thường xem xét hai nhân tố trọng yếu. Đó chính là cơ hội xin việc và viễn cảnh thu nhập. Do đó, ở cuộc điều tra của mình, trang web Glassdoor cũng đưa hai yếu tố này vào mà tiến hành.
Quảng cáo
Ông Scott Doroski nói rằng ở cuộc điều tra lần này, ông đã cân nhắc đến yếu tố lượng cầu của mỗi một công việc, bởi vì điều này có liên quan đến cơ hội xin việc. Ông nói rằng công việc mà có nhu cầu càng nhiều thì cơ hội xin việc đó sẽ nhiều.
Ông cũng giải thích rằng trong số các công việc được chọn, phần lớn công việc liên quan đến khoa học kỹ thuật và dịch vụ y tế là được tuyển chọn. Trong những  năm qua, hai công việc này có nhu cầu tuyển dụng cao, có thu nhập cao và số lượng tuyển dụng gia tăng cao.
Trong số 25 việc làm được chọn là việc làm tốt nhất ở Mỹ thì có 9 việc làm có mức lương bình quân hàng năm vượt hơn 100.000 USD. Người phụ tá bác sĩ có mức lương 111.376 USD, người quản lý tài vụ 122.865 USD, người quản lý tiếp thị có mức lương 100.130 USD, người quản lý sản phẩm có mức lương 113.363 USD, khoa học gia dữ liệu có mức lương 104.476 USD, người quản lý bán hàng có mức lương 121.657 USD, người thiết kế giải pháp có mức lương 121.657 USD, người quản lý dịch vụ khách hàng có mức lương 103.376 USD.
Top 25 việc làm tốt nhất ở Mỹ hiện nay:
1. Phụ tá bác sĩ
Nhu cầu: 45,484
Lương bình quân hàng năm: 111,376 USD
Cơ hội xin việc: 3.5
Điểm số: 4.8
2. Kỹ sư phần mềm
Nhu cầu:104,828
Lương bình quân hàng năm: 98,074 USD
Cơ hội xin việc:3.3
Điểm số:4.6
3. Giám đốc Phát triển Kinh doanh
Nhu cầu:11,616
Lương bình quân hàng năm:94,907 USD
Cơ hội xin việc:3.5
Điểm số:4.6
4. Giám đốc Nhân sự
Nhu cầu:8,073
Lương bình quân hàng năm:96,443 USD
Cơ hội xin việc:3.6
Điểm số:4.6
5. Giám đốc Tài chính
Nhu cầu:9,728
Lương bình quân hàng năm:122,865 USD
Cơ hội xin việc:3.4
Điểm số:4.6
6. Giám đốc Marketing
Nhu cầu:14,647
Lương bình quân hàng năm:100,130 USD
Cơ hội xin việc:3.4
Điểm số:4.6
7. Quản lý dữ liệu
Nhu cầu:9,790
Lương bình quân hàng năm:97,835 USD
Cơ hội xin việc:3.4
Điểm số:4.5
8. Giám đốc sản xuất
Nhu cầu:10,294
Lương bình quân hàng năm:113,363 USD
Cơ hội xin việc:3.3
Điểm số:4.5
9. Khoa học gia dữ liệu
Nhu cầu:3,449
Lương bình quân hàng năm:104,476 USD
Cơ hội xin việc:3.8
Điểm số:4.4
10. Giám đốc bán hàng
Nhu cầu:3,982
Lương bình quân hàng năm:121,657 USD
Cơ hội xin việc:3.4
Điểm số:4.4
11. Nhà thiết kế giải pháp
Nhu cầu:3,982
Lương bình quân hàng năm:121,657 USD
Cơ hội xin việc:3.4
Điểm số:4.4
12. Kỹ sư cơ khí
Nhu cầu:16,065
Lương bình quân hàng năm:73,015 USD
Cơ hội xin việc:3.3
Điểm số:4.4
13. Kỹ sư quản lý chất lượng sản phẩm
Nhu cầu:26,383
Lương bình quân hàng năm:77,499 USD
Cơ hội xin việc:3.2
Điểm số:4.3
14. Nhà phân tích kinh doanh
Nhu cầu:21,337
Lương bình quân hàng năm:74,638 USD
Cơ hội xin việc:3.2
Điểm số:4.3
15. Kỹ sư điện tử
Nhu cầu:10,435
Lương bình quân hàng năm:76,803 USD
Cơ hội xin việc:3.3
Điểm số:4.3
16. Kỹ sư mạng
Nhu cầu:14,092
Lương bình quân hàng năm:87,518 USD
Cơ hội xin việc:3.2
Điểm số:4.3
17. Kỹ sư xây dựng
Nhu cầu: 6,120
Lương bình quân hàng năm:73,383 USD
Cơ hội xin việc:3.5
Điểm số:4.3
18. Trưởng phòng kiểm toán
Nhu cầu:4,585
Lương bình quân hàng năm:69,271 USD
Cơ hội xin việc:3.9
Điểm số:4.3
19. Nhà điều trị vật lý
Nhu cầu:27,579
Lương bình quân hàng năm:64,806 USD
Cơ hội xin việc:3.2
Điểm số:4.3
20. Trưởng phòng kế hoạch IT
Nhu cầu:5,700
Lương bình quân hàng năm:103,710 USD
Cơ hội xin việc:3.2
Điểm số:4.3
21. Trưởng phòng dịch vụ khách hàng
Nhu cầu:2,377
Lương bình quân hàng năm:103,736 USD
Cơ hội xin việc:3.7
Điểm số: 4.2
22.Quản lý dây chuyền cung ứng
Nhu cầu:3,754
Lương bình quân hàng năm:83,795 USD
Cơ hội xin việc:3.4
Điểm số:4.2
23. Nhà phát triển điện thoại di động
Nhu cầu:4,651
Lương bình quân hàng năm:79,810 USD
Cơ hội xin việc:3.3
Điểm số:4.2
24. Y tá lâm sàng
Nhu cầu:15,341
Lương bình quân hàng năm:95,171 USD
Cơ hội xin việc:3.1
Điểm số:4.2
25. Kỹ sư bán hàng
Nhu cầu:6,007
Lương bình quân hàng năm:91,318 USD
Cơ hội xin việc:3.2
Điểm số:4.2


NƯỚC LÀO HIỆN NAY . Aug 8 2012 

Nguồn : hiệu minh blog ,

Mời các bác đọc bài này của Nhà văn Ngô Minh nhé:
GIỎI LẮM, LÀO ƠI
‘Cả tháng nay, báo chí Việt Nam lùm sùm về đập thủy điện Xayaburi ở hạ lưu sông Mê Công mà nước Lào đang rục rịch xây dựng . Chính phủ Lào phản ứng trước mọi nghi vấn và chỉ trích về con đập . Nước Lào trong mấy năm nay sống chủ yếu bằng “tiền bán điện “ do các Nhà máy thủy điện sản xuất. Hiện nay Lào có tổng cộng 70 dự án thủy điện, trong đó 10 dự án đã khởi công. Như vậy , nước Lào không coi “Tình hữu nghị đặt biệt Việt –Lào” là cái cớ bắt buộc để dừng dự án. Cũng như Trung Quốc đã không coi “16 chữ vàng”, “môi hở răng lạnh” là sự ràng buộc để thu lại cái “lưỡi bò” vô cùng tham lam trên bên Đông của mình. Từ lâu người Lào đã làm theo cách của mình, còn người Việt thì vẫn ngây thơ tin về về tình hữu nghị, tin vào cũng chung hệ tư tưởng, cùng là nước Xã hội chủ nghĩa, tin vào “16 chữ vàng”…
Thời bao cấp ở xứ ta đi ra nước ngoài khó lắm. Nên mới có bài thơ dân gian nói chuyện “thụt vào thụt ra” rất phổ biến thời ấy:
Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng muốn thụt ra thụt vào
Lạc hậu như cái nước Lào
Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra
Lạ thay cái nước Nam ta
Dân không hề được thụt ra thụt vào
Quả thực, người Việt mỗi khi nghĩ đến nước Lào cũng đều cho là lạc hậu, là nước kém phát triển so với nước mình. Thế mà “Lạc hậu như cái như cái nước Lào/ Người ta vẫn cứ thụt vào thụt ra”, nghĩa là trong việc xuất ngoại từ lâu Lào đã tự do hơn Việt Nam. Trong một tuần đi thăm và ăn Tết Bunpimay tháng 4/2011 tại Viên Chăn và các tỉnh ở Lào, tôi đã mục sở thị nhiều sự việc người Lào, nước Lào rất văn minh.
Điều dễ nhận thấy nhất là xe chở đoàn nhà văn Huế đi từ Cửa khẩu Lao Bảo đến Viên Chăn xa 700 cây số mà tuyệt nhiên tôi không thấy bỗng dáng một anh cảnh sát giao thông Lào nào. Ở Thủ đô Viên Chăn mấy ngày tôi cũng không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ giữa Hội Nhà văn Lào và Đoàn nhà văn Huế, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã phát biểu chân thực :” Đây là lần đầu tiên tôi đến đất nước Lào của các bạn. Ấn tượng đầu tiên của tôi là suốt hai ngày nay tôi không gặp anh công an nào trên đường. Chứng tỏ đất nước các bạn rất bình yên và văn minh”. Không có công an trên đường chứng tỏ xã hội rất trật tự. Không có công an nên không hề có “bắn tốc độ” hay “làm tiền” xe ca, xe tải một cách trắng trợn như ở khắp các con đường Việt Nam. Nhờ vậy mà chúng tôi làm xong thủ tục ở Lao Bảo lúc 10 giờ sáng, xe chạy 750 cây số đến Viên Chăn 6 giờ chiều, chỉ 8 giờ đồng hồ.
Ở Cửa Khẩu Lao Bảo tôi đổi tiền KIP Lào để sang Viên Chăn tiêu. 1.000.000 ( một triệu) đồng Việt Nam ngày 12/4/2011 đổi được 350.000 kíp. Như vậy một đồng tiền Việt giá trị chỉ bằng một phần ba đồng Kip. Năm 2004, tôi làm báo Thương mại sang Kron, Lào đổi một Kip được 1,4 đồng Việt. Thế mà chỉ 7 năm sau, đồng tiền Việt đã mất giá gần 100 % so với tiền Kíp. Có đi mới biết đồng tiền của mình nó èo uột như thế nào. Tháng 3-2004, trong lúc cả thế giới đồng tiền nào cũng lên giá so với đô-la Mỹ, còn đồng Việt trong Ngân hàng lại quyết định xuống giá từ hơn 19.000 ngàn ăn một SD xuống hơn 21 ngàn / 1USD .Đồng tiền mất giá, điện, xăng dầu tăng giá, nghĩa là con ngựa bất kham là lạm phát đã thoát ra khỏi chuồng. Mần răng mà chống lạm phát ? Lào ơi, giỏi thiệt.
Ngày Tết Bunpimay ở Lào, tất cả người Lào đều phải đến viếng 9 cái chùa mới “đủ tiêu chuẩn” để cầu may mắn. Nhà văn Trần Công Tấn người Triệu Phong ,Quảng Trị hiện ở TP Hồ Chí Minh là người có thẻ bài thành viên trong Hoàng Gia Lào. Cứ đến lễ lạc Hoàng Gia là anh được mời sang. Vì anh là con nuôi của Hoàng thân Xuphanuvong. Anh Tấn quen rất nhiều lãnh đạo nước Lào, cả thủ tướng Lào. Anh Tấn kể : Khi vào chùa ông Tổng bí thư ,Thủ tướng Chính phủ , giàu hay nghèo đều là quỳ trước Phật. Trước Phật tất cả đều bình đằng. Tổng Bí thư tự lái xe riêng mà đi chùa. Thủ tướng tự lái xe riêng mà đi chùa. Không biết lái ô tô thì nhờ con cháu lái. Chứ không có chuyện lái xe nhà nước trực cả ngày Tết để lái xe chở quan lớn đi làm việc riêng . Càng không có chuyện quan lớn về tỉnh lễ chùa cũng cả đoàn xe công an còi hụ đẹp đường. Chuyện đó ở ta e khó ! Giỏi lắm, Lào ơi !
Ấn tượng nhất là người dân Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm. 5giờ kém 15 sáng, tôi đi bộ từ khách sạn Mina trên đường Lanexang đến Khải Hoàn môn hơn cây số, đèn đỏ đèn xanh ở các ngã tư vẫn hoạt động. Có chiếc ô tô đi làm sớm, đến gặp đèn đỏ, dù bốn phía trước sau chẳng có xe nào, người lại xe vẫn cho xe đỗ , chờ đèn xanh mới vượt ngã tư. Chứ như ở Việt Nam đang đỏ vẫn vượt, đèn còn vàng, chưa xanh vẫn vượt. Nước Lào không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, vì đa phần xe cộ lưu thông trên đường là ô tô ( Thành phố Viên Chăn có 400.000 dân, đã có 60.000 chiếc ô tô). Thế nhưng vẫn có rất nhiều người đi xe máy trên đường phố đội mũ bảo hiểm. Đó là ý thức tham gia giao thông từ trong máu thịt. Nước Lào họ giáo dục công dân răng mà giỏi rứa hè ?
Ở Lào có tới hàng trăm ngàn người gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, họ đến Lào nhiều nhất là vào năm Thân , năm Dậu ( đầu những năm 1940 ). Họ phải chạy khỏi quê hương để tránh nạn đói dang hoành hành. Họ là bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào, rồi lấy vợ Lào, thành người Lào.v.v… Người Lào Lùm ( người Lào sống ở thành phố Viên Chăn và các tỉnh đồng bằng phía nam) rất giống người Việt . Rất khó phân biệt. Một người Việt làm ăn ở Lào đã 20 năm tên là Trà này bày cho chúng tôi cách phân biệt người Việt với người Lào như sau : Vào siêu thị hay chợ thấy người nào bán mà nói thách giá trên trời thì đó là người gốc Việt; người nào mua hàng mà trả giá một cách kiên nhẫn hàng giờ đích thị là người Việt. Người Lào chân thực, thật thà mua bán ít nói thách, ít trả giá. Ở phố quán nào bán hàng khuya tới 10, 11 giờ đêm đích thị là quán người Việt. Vì người Lào chỉ bán hàng đến 8 giờ tối là nghỉ đi nhảy lăm vông. Ở quán nhậu nào mà có người hô “zô..zô…zô…” đích thị là người Việt, 10 người ăn cắp trên phố có 7 người Việt.v.v..
Về tổ chức nhân sự bộ máy đảng, nhà nước, nước Lào cũng văn minh hơn Việt Nam từ mấy chục năm trước. Ở Việt Nam Tổng Bí thư đảng riêng, Chủ tịch nước riêng. Còn ở Lào từ những năm 80 của thế kỷ trước , ông Cay Xon Phômvihản vừa Chủ tịch Đảng ,vừa Thủ tưởng Chính phủ. Ở nước Lào ở Trung ương hiện nay, Tổng bí thư Đảng là Chủ tịch nước, ở các tỉnh Bí thư tỉnh ủy là chủ tịch tỉnh, bí thư huyện ủy là chủ tịch huyện. Nên mỗi lần cán bộ Lào sang thăm Việt Nam , một ông làm việc với hai ba ông Việt Nam, nghĩa là một ông Lào “buộc “ hai ( có khi ba bốn ) ông Việt phải tiếp tử tế. Sang trọng lắm chứ. Oai phong lắm chứ. Nước Lào có có 18 tỉnh và thành phố ( cả Viên Chăn) , mỗi tỉnh có nhiều huyện . Cơ cấu nhân sự Đảng, nhà nước như thế giảm được biên chế, công việc chạy hơn, tính chủ động cao hơn và nhât là tiết kiệm được rất nhiều ngân sách , vì lương và lộc của mộ máy lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện là rất cao . Nếu nước ta mà học tập Lào về việc này thì hàng năm tiết kiệm được ba bốn trăm tỷ đồng tiền thuế của dân vì nước ta có tới 64 tỉnh, 500 huyện.
Mấy chuyện sơ sịa như thế cũng đủ thấy nước Lào giỏi như thế nào. Họ tiếp nhận tất cả sự hỗ trợ của các nước, nhưng không theo nước nào cả !
0
0

Đánh giá comment
 Nhat Dinh says:
Tôi cũng phản đối xây đập trên dòng chính sông Mekong. Nhưng về việc ơn nghĩa có nhiều bác hiểu nhầm. Nếu không đi theo Việt Nam trong hai cuộc chiến thì Lào có phải xơi 2 triệu tấn bom của Mỹ không? Hàng ngày vẫn có người Lào chết vì bom bi còn lại. Ai là người rà phá bom Mỹ sót lại sau chiến tranh?
Nhìn quanh nước Lào thấy công trình nào đáng giá: hai cái cầu to qua sông Mekong nối Lào – Thái là của Australia và Nhật, mở cửa 24/24 chứ không làm giờ hành chính như cầu ta – TQ. Đường quốc lộ ngon nhất là của ADB tài trợ. Sân bay là Nhật. Sân vận động và nhà văn hóa to nhất là của Trung Quốc. Việt Nam đi tài trợ cái bảo tàng Cách Mạng và mấy trường nội trú! Đúng là Việt Nam có bán điện cho Xầm Nưa những năm khốn khó của Lào. Đồng bào Xầm Nưa rất biết ơn điều đó!
Lào thiếu tiền nhưng không gay gắt bằng Việt Nam. GDP/capita của Lào cũng đạt 1000$ rồi và không phải trả giá bằng sự mất cân đối nghiêm trọng như Việt Nam. Cán cân thương mại của Lào luôn dương. Thâm hụt ngân sách không tệ hại như Việt Nam vì Lào đã rút kinh nghiệm thâm hụt những năm cuối thế kỷ trước (còn Việt Nam vì lý do nào đó mà không chịu rút kinh nghiệm). Đồng Kíp ba năm qua lên giá so với Đô La, từ 10500kip/$ lên 8050kip/$. Có lẽ một phần nhờ thủy điện Nậm Thơn 2 1070 MW đi vào hoạt động từ năm 2010. Bác HM ngồi WB nắm rõ hơn, em chỉ múa vài đường rừu thôi.
Việt Nam đã xây nhiều đập vào dòng nhánh Mekong ở Tây Nguyên. Rồi Việt Nam sang cả Lào để xây đập trên Sê Ca Mản, cũng là nước chảy vào Mekong. Bây giờ phản đối gay gắt thì Lào chỉ việc mời các bạn Việt Nam về, có nhiều người sẵn sàng thế chân! Nậm Thơn 2 cũng là nước Mekong cả thôi, nhưng hiệu suất của nó hơi bị khủng vì cột nước tới 350m. Nậm Thơn 2 có tí tiền của WB (10% tổng đầu tư).
Khọi khít thửng mường Lào lải lải = Tôi nhớ nước Lào nhiều nhiều.

ĐỜI là một chữ D hay Đ' hay 'ĐẢNG viên , ĐĨ và ĐỈA .
(Viết cách đây đúng 2 năm -- Tài) .
Thưa các bạn ,
Là 1 ng nghiên cứu về Numerology hay ý nghĩa của mỗi CHỮ (letter) đối với số mạng của chúng ta , tôi nhận thấy chữ D hay Đ có thể đưa chúng ta lên Thiên ĐƯỜNG hay xuống ĐỊA ngục một cách DỄ DÀNG . Nếu ta có ĐẠO ĐỨC , ta DỄ DÀNG lên Thiên ĐƯỜNG .
Nếu người nào có quyền lực ở VN , như ĐẢNG viên , mà không có ĐẠO ĐỨC , như tham nhũng , lạm quyền , v.v... chạy theo ĐÔ la , chạy theo ĐỊA vị . . . như các quan tham ở VN - họ còn tệ hơn ĐĨ ĐIẾM . Vì ĐĨ ĐIẾM sống = vốn tự có , còn bọn tham nhũng , lạm quyền , v.v... này phải được gọi là ĐỈA - vì họ sống bằng máu (tiền thuế mồ hôi nước mắt) của DÂN . Với bọn này , DEATH (cái chết) , bằng chặt ĐẦU hay ghế ĐIỆN , ko xứng với những ĐAU khổ - mà họ ĐÃ gây cho DÂN ĐEN . Chỉ có ĐỊA ngục ĐỜI ĐỜI mới xứng với tội ác của bọn ĐỈA này ! .
PS . Cũng chính vì bọn ĐỈA này mà DÂN việt xài tiếng ĐAN Mạch khá nhiều . Và bọn ĐỉA này cũng rất run sợ hay DỊ ứng khi nghe nói tới DÂN chủ . Nhưng có một tiếng DM rất dễ thương , đó là đồng tiền DM (Deutsche Mark) của CH Liên bang ĐỨC . Dù cho DM ko còn giá trị kể từ 1/1/2002 nhưng CP Đức lại ko ra thời hạn đổi tiền . Do vậy , dân ĐỨC dùng DM để mua sắm đồ trong nước . Chỉ khi ra khỏi nước Đức , thì họ đổi DM lấy euro , như các nước trong khối EU áp dụng như Pháp , v.v... Những người Pháp , về VN thăm bạn bè VN , họ cũng tặng bạn bè VN bằng euro , chứ họ ko dùng DOLLAR mỹ . Nếu tôi ko lầm , phần lớn các cửa hàng ở VN cũng nhận euro . Riêng ở Hà Nội , ĐỒNG nhân DÂN tệ của TQ cũng được các CH chấp nhận . Chỉ có ĐỒNG tiền của nước sản sanh ra vị tướng xuất sắc của mọi thời ĐẠI (VNG) thì ko được chấp nhận bên ngoài VN . Vì vậy , các quan to/nhỏ đều DỰ trữ DOLLAR của bọn "ĐẾ quốc Mỹ" để phòng thân !
Những ng VN tên DUNG hay DŨNG , khi sang Mỹ đều phải đổi tên vì tiếng Anh , DUNG là nghĩa là phân của trâu bò ; DOG poo là phân chó . Người Cổ Hy Lạp cho rằng số 4 (chử D có gía trị bằng 4) và số 8 là HAI số gây nhiều RẮC RỐI cho con người : vì chính người Tàu cũng cho TỨ (bốn) có liên quan đến Tử (chết) . Qua kinh nghiệm , các năm như 1939 , 1975 , đều cộng lại bằng 22 = 2 + 2 = 4 ; hay 1988 = 1 - 9 - 8 - 8 = 26 = 2 + 6 = 8 . Do vậy , ta có thể đoán năm 2015 = 2 - 0 - 1 - 5 = 8 , cũng có thể có biến cố lớn trên TG và VN . Riêng "ĐỒNG chí" Nguyễn tấn DŨNG thì có tên cộng lại = 17 = 1 + 7 = 8 và ngày sinh cũng là 17 = 1 + 7 = 8 ; nghĩa là DOUBLE 8 . Do vậy y sẽ gặp RẮC RỐI x 2 lần .
Ở đời có vay có trả hay Ở HIỀN GẶP LÀNH , Ở ÁC GẶP ÁC . Hay câu LƯỚI TRỜI TUY THƯA NHƯNG LẠI KHÓ THOÁT (thiên võng khôi khôi , sơ nhi bất thoát) . Bên CG có câu : kẻ nào xử dụng gươm DAO sẽ chết về gươm DAO ./.
SJ ngày Jan 8 2014 .
DÂN VN BÂY GIỜ ĐƯỢC "TỰ DO " HƠN CHẾ ĐỘ CŨ (vì xử dụng đô la thoải mái từ dân tới quan) !
Tân học tinh hoa : Hai đảng viên nói chuyện với nhau : "đúng như Bác và đảng nói , dân miền Nam đã sống dưới sự kềm kẹp tàn ác của 'đế quốc Mỹ và bè lũ Thiệu Kỳ' . Dẩn chứng : chúng ko cho dân xài dollar thoải mái , như dân ta xài bây giờ . Vì vậy , việc chúng ta 'giải phóng' miền Nam là chính đáng và cần thiết . Nhân dân VN phải cám ơn chúng ta về việc này !"
NHẬN XÉT : Dưới chế độ cũ trước 75 , chỉ có những người sau đây được quyền giử đô la : sắp đi du lịch , du học , xuất ngoại lấy chồng hay vợ , v.v... ( phải kèm theo giấy tờ chứng minh mình cần dollar cho các nhu cầu trên) . Còn không , thì dù là công chức hay sĩ quan vẫn bị tịch thu số dollar này và còn bị điều tra và đi tù . Lính mỹ ở VN được phát MPC , (chứng chỉ chi phó) , một loại tiền chỉ có giá trị tại vn . Những quán bar , nhà hàng , thu tiền này phải ra bank để đổi thành tiền vn . Vì theo nguyên tắc kinh tế , trong 1 nước ko thể lưu hành HAI đồng tiền vì đồng tiền mạnh sẽ đẩy ĐT yếu ra khỏi thị trường . Thế mới thấy , dân Việt bây giờ được "TỰ DO" hơn chế độ cũ rất nhiều , vì xử dụng và giử dollar thoải mái . Dưới chế độ cũ , KHÔNG CÓ VỤ NÀY ĐÂU . Vì xử dụng hay lưu trử dollar , mà ko có giấy tờ chứng minh, là PHẠM PHÁP .
H. 1 : 1 MPC được lính mỹ xử dụng tại vn = 1 dollar . Đây là bò rừng (bison) của Mỹ , nhưng VN gọi là trâu cũng được , vì trong 12 con giáp , ko có bò .
H.2 : Đây là vài loại MPC khác , thường lớn nhứt là 1 đô .
H.3 : Còn mấy MPC này giá trị chưa tới 1 đô . Như vậy mới thấy , lạm phát thời đó rất thấp ; ta chỉ thấy 5 , 10 , 25 và 50 cent và 1 đô . Bản thân người viết này , tuy gđ giàu có , nhưng trước 75 , chưa bao giờ giử 1 dollar thật trong người vì đó là PHẠM PHÁP .