Friday, February 26, 2016

Friday, February 26, 2016
Hàn Quốc : Ngoài những yếu tố đã kể trong các bài trước - như khắc kỷ , cầu toàn , lãnh đạo có tầm nhìn xa - các yếu tố sau đã dẫn tới phép lạ KT Hàn quốc. 
A/ Sau khi TQ lọt vào tay CS năm 1949 , các chiến lược gia Mỹ đã có chiến lược sau : một số nước hay khu vực được họ xếp vào VÙNG LỢI ÍCH SỐNG CÒN (zone of vital interest gọi tắt là ZVI) ) . (VN ko được xếp vào ZVI nên Mỹ đã dễ dàng bỏ rơi , ko luyến tiếc vào năm 1975) . Bằng mọi cách , Mỹ phải bảo vệ các vùng sau : 
1/ Ở Trung Đông : Để bảo vệ nguồn cung cấp dầu lửa từ vùng này , Mỹ phải có các nước đồng minh trong vùng như Kuweit , Jordan (quốc vương có vợ Mỹ) , Israel , Iran (trước khi xảy ra CM Hồi giáo 1979) , Ai Cập (sau thỏa thuận tại Trại David 1978 , từ 1978 đến 2000 mỗi năm nhận 1.3 tỉ quân viện mỹ ) , Á rập Sê út , v.v...
2/ Riêng Tây Âu , do lịch sử và truyền thống , cũng đc xếp vào VI của Mỹ .
3/ Ở Bắc Á : Để bảo vệ cạnh sườn của Nhật bản , hậu cần lớn hay CÁNH TAY NỐI DÀI của Mỹ tại Á Châu , nên Nam Hàn được xếp vào ZVI . Do vậy , bằng mọi cách phải bảo vệ nước này , dù Mỹ ko vừa ý với sự cai trị hà khắc , độc tài của TT Lý Thừa Vản hay Phác Chính Hy hay các TT sau đó .
a/ Dưới thời của các ông này, hàng ngàn người hay hơn nữa , thân cộng hay tình nghi là CS bị bắt giam dài hạn , thậm chí thủ tiêu . Những ai tranh đấu cho dân chủ bị đàn áp thẳng tay như vụ Gwangju từ 18-27/5/1980 làm 606 ng chết khi dân và SV võ trang súng - cướp được từ CS - chống lại quân đội của TT Chun Doo-hwan , từng chiến đấu ở VN khi coi 1 tr.đoàn của sđ 9 BB Hàn quốc. )
b/ Đài loan , 1 tủ kiếng về dân chủ ở Á Châu , 1 tiền đồn trong vòng đai bao vây TQ ở Bắc Á , cũng được Mỹ bảo vệ .
4/ Các nước Trung Mỹ như Panama (có kinh đào đi ngang) , Grenada , v.v... vì là SÂN SAU của Mỹ . Nếu những nước này thù địch (theo CS) thì ảnh hưởng đến ANQG của Mỹ . 
B/ Nếu ko dựa vào chiến lược VIZ , Mỹ đã bỏ rơi Nam Hàn * khi quân Bắc Hàn trong HAI THÁNG của năm 1950 đã đẩy lui quân LHQ , với đa số là quân Mỹ , và quân Nam Hàn - võ khí yếu kém và ko có tinh thần chiến đấu - rút về bảo vệ chu vi dài 140-dặm bao quanh cảng Pusan (đông nam của NH) . Đến tháng 9 , quân LHQ , dẫn đầu bởi Mỹ (do MacArthur chỉ huy) , phản công bằng cách đổ bộ lên cảng Inchon , ở bờ biển phía Tây của Hàn , cắt đứt đường rút lui của quân BH . Tháng 10 , TQ vượt sông Áp lục tham chiến khiến quân LHQ lại rút về phía nam tới giửa năm 1951 . Seoul đổi chủ BỐN lần ; sau đó là cuộc chiến tiêu hao (attrition) với phòng tuyến gần VT 38 . Cuộc chiến kết thúc 27/7/53 , lập khu phi QS .
* Khi BH tấn công ngày 25/6/50 , ko có quân mỹ tại NH , ngay hôm đó , HĐBA của LHQ lên án sự xâm lăng này và kêu gọi ngừng bắn lập tức . Hai ngày sau , HĐBA nhanh chóng thông qua NQ số S/RES/83 để thành lập lực lượng LHQ gửi tới NH , trong đó quân Mỹ chiếm 88/100 . 
1/ Trong CT Triều Tiên 1950-53 , kéo dài 3 năm , 1 tháng và 2 ngày , Mỹ chết 36.574 , NH 137.899 , Anh 14.198 , cộng với tổn thất của các L.L. của LHQ bao gồm Thái lan , Philippines , Ấn độ cho con số tổng cộng : 178.426 chết , 566.434 bị thương và 32.925 mất tích . 
2/ Phe CS gồm BH : 215-350 ngàn chết , 303 ngàn bị thương ;TQ : trên 400 ngàn chết , 486 ngàn bị thương , 21 ngàn tù binh ; LX : 282 chết . 
3/ Dân : NH : 373.599 chết , 229.625 bị thương , 387.744 bị bắt đi /mất tích . BH : 1.550.000 chết (ước tính) . 
C/ Với vùng PQS , dài 250 km , rộng 4 km , đầy mìn bẩy và canh gác cẩn mật ngày đêm , nếu BH tấn công sẽ là TỰ SÁT . Họ đã đào đường hầm để đưa BK nhằm ám sát TT Nam Hàn . Họ cũng ko thể tấn công NH bằng đường biển vì dễ phát hiện . 
Hơn nữa , nếu phía Tây của bán đảo Hàn quốc có các nước "trung lập" ** như Lào hay KPC (giống như VN) thì NH đã ko yên với BH , nghĩa là BH sẽ dùng các nước này làm hành lang an toàn để chuyển người và võ khí vào "giải phóng" NH . (** Theo HĐ Genève 1954 thì Lào và KPC theo trung lập) .
KẾT LUẬN : nhờ được xếp vào lợi ích sống còn của Mỹ và ở sườn phải (hay trái) lại không có nước nào nên NH đã hưởng hòa bình để phát triển KT , dù sống trong nhiều TN dưới chế độ độc tài , nặng tay với dân chủ , mà TT Diệm hay TT Thiệu ko bằng một góc nhỏ - mà tôi đã nêu ở đoạn A/3/a , đặc biệt là nổi dậy Kwangju năm 1980.




Hình 3 là đường giới tuyến trên biển chia đôi Nam và Bắc Hàn , đc canh gát cẩn mật . Không như đường mòn HCM đi ngang hai nước trung lập Lào và KPC .

BỐN HÌNH DƯỚI LÀ CUỘC CHIẾN TẠI PANAMA




CÁC HÌNH DƯỚI LÀ GRENADA .