Sunday, March 20, 2016

Càng thấy tại VN xảy ra rất nhiều cảnh mất tính người như dưới đây , tôi càng yêu thương CON THÚ , kể cả THÚ DỮ vì :
1/ Chúng ko xúm nhau đấm đá con khác , như CA đánh tội phạm hình sự , xem ở * hay đàn bà đánh ghen và xát muối vào chỗ kín của tình địch , hay nữ sinh đánh nữ sinh , v.v.... https://www.facebook.com/428787543978701/videos/475720765952045/
2/ Chúng giết con khác vì đói , chứ ko vì thù hận hay được trả lương để đánh người như CA .
3/ Chúng rất bình đẳng , con nào cũng tự kiếm ăn , không có cảnh con thì "ngồi mát ăn bát vàng" , con thì lê lết đầu đường để kiếm sống qua ngày ; do vậy ko có con nào mập quá (như quan tham VN)  hay ốm quá như người nghèo VN . Chúng ko tích trử của cải , tham nhũng , vơ vét như các quan tham VN . 
4/ Khi già yếu , sắp chết chúng tự động lìa bỏ bầy đàn , tìm một bụi rậm xó xỉnh nào đó để chết ; ko để đàn em xây lăng tẫm cho chúng như các lãnh đạo của VN . 
Canada và Nam Hàn: giống và khác nhau. Dù cách xa gần nửa vòng trái đất nhưng Hàn Quốc và Canada lại có những điểm giống và khác nhau một cách lạ lùng. Thế mạnh của CND là tài nguyên thiên nhiên trong khi thế mạnh của Hàn là con người vì gần như nước này phải nhập cảng mọi tài nguyên. (Nếu so với Bắc Hàn, Nam Hàn cũng rất thua kém vì các khoáng sản dùng cho kỹ nghệ nặng đều nằm ở miền Bắc). 1/ Giống nhau Cả hai đã vượt qua (weather) sự suy giảm (downturn) này: Nam Hàn là nước giàu có đầu tiên đã đứng dậy từ suy thoái khi mức phát triển về GDP của họ đạt 3.2/100 trong quí thứ ba của 2009; CND là nước trong nhóm G8 đầu tiên tăng lãi xuất. Cả hai đã bỏ ra nhiều tỉ cho gói kích thích (stimulus package): NH 11 tỉ USD, CND 30 tỉ. Cả hai vượt qua cơn rối loạn (turmoil) kinh tế này một cách tốt đẹp hơn láng giềng khổng lồ (Mỹ). Các kinh tế gia dự đoán rằng kinh tế NH sẽ đạt mức 5.8/100 năm nay, trong khi phát triển kinh tế của Nhật vẫn còn kiệt quệ/thiếu máu (anemic). Tại CND, những khu vực quan trọng như địa ốc và chế tạo (manufacturing) đã bật dậy (rebound) trong khi 2 khu vực này ko vực dậy nổi (suppress) ở láng giềng của CND, ý nói Mỹ. Cả hai đều là nước xuất khẩu: NH xuất khẩu hơn 355 tỉ đô sản phẩm, hàng thứ 9 thế giới; CND xuất khẩu 299 tỉ, đứng hàng thứ 12 . 2/ Nhưng họ lại khác nhau Hai nước phát triển trong các nghành khác nhau: Nam Hàn chuyên về viễn thông, máy tính và bán dẫn (semiconductor); CND nổi tiếng với tài nguyên thiên nhiên, gồm dầu thô, khí đốt và gỗ. Mức nhân dụng của họ đối nghịch nhau: mức thất nghiệp của NH là 3.2/100, CND cao hơn ở 8.1/100. Họ dựa vào đối tác thương mại khác nhau: 21.5/100 xuất khẩu của NH đến TQ, kế đến là 10.9/100 đến Mỹ: trong khi đó 77.7/100 xuất khẩu của CND đến Mỹ. Họ cũng khác nhau mạnh mẽ (drastically) về mức nợ công: NH có tỉ lệ nợ công trên GDP khoảng 30/100; CND khoảng 70/100 . Dịch từ: báo Canada http://www.theglobeandmail.com/…/south-kore…/article4322741/ NHẬN XÉT: Thế mạnh của Nam Hàn là CON NGƯỜI hay Nhân Tài vì họ gần như không có tài nguyên thiên nhiên đáng kể, mọi thứ đều phải nhập. Trước đây, mỗi lần có khủng hoảng dầu hỏa là nước họ gặp khó khăn. Nay họ dựa vào năng lượng nguyên tử để cung cấp điện . . . xử dụng xe lửa cao tốc để giảm thiểu xe hơi, vừa gây ô nhiểm lại tiêu tốn nhiên liệu . . . CND, có thế mạnh là TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN dồi dào, phần lớn bán cho người láng giềng của mình. Nghành chế tạo, như máy bay đều có phần hùn của các đại gia Mỹ. Người Mỹ thường ví von CND là người chị em kín tiếng, không thích phô trương của mình. Rất nhiều nghệ sĩ, nhân tài, v.v... của CND qua Mỹ sinh sống như Avril Lavigne, Justin Bieber, Céline Dionne, Seth Rogen - tài tử chánh trong The Interview, danh hài Jim Carrey, v.v... http://www.buzzfeed.com/…/79-actors-we-can-thank-canada-for…
". . . đạo đức giả của người Việt Nam hiện nay đang là chuẩn mực văn hóa. Người nào không biết giả dối không biết bịa đặt thì người đó không thể phát triển”. - TS Lương văn Kế .
(TS Kế sinh năm 1954 , từng du học ở CHLB Đức . Một bài viết ngắn nhưng đã nói lên nhiều vấn đề từ chính trị , văn hóa , XH và tôn giáo . Ông đã nhận xét đúng về con người VN) .
"(GDVN) - Theo TSKH Lương Văn Kế (khoa Quốc tế, ĐH KHXH&NV Hà Nội), ông đồng tình với quan điểm của những nhà nghiên cứu xã hội học khi cho rằng, đạo đức giả của người Việt Nam hiện nay đang là chuẩn mực văn hóa. Người nào không biết giả dối, không biết bịa đặt thì không thể phát triển.
TSKH Lương Văn Kế cho rằng: Nếu con người có ý thức về bản thân mình chắc chắn sẽ có lòng tham. Trước hết làm việc gì họ phải nghĩ xem mình có tồn tại được không bởi anh không biết yêu bản thân mình làm sao biết yêu thương người khác?
Quá trình trưởng thành của con người là mối tương tác giữa cá nhân và cộng đồng, giữa mình và người khác. Khi biết thương bản thân, họ sẽ biết đặt cương vị của mình vào người khác và thấy người đó khổ thế nào thì khi đó, con người sẽ thương lại đồng loại. Trước mối tương quan như vậy lòng tham sẽ bị dẹp bỏ và nhường lại lợi ích cho cộng đồng hay của những người khác.
TSKH Lương Văn Kế dẫn chứng: “Trong hầu hết tất cả các tôn giáo đều có những lời răn dạy chúng ta từ bỏ tham sân si, triệt tiêu được lòng tham. Lòng tham là cái tự thân, cái bản năng có sẵn trong mỗi con người. Hai đứa trẻ sinh ra, đứa này được mẹ cho bú còn đứa kia không được cũng đã nảy sinh sự đố kỵ và đó cũng là lòng tham”.
TSKH Lương Văn Kế: Người nào không biết giả dối, không biết bịa đặt thì không thể phát triển.
Theo ông, chính đặc điểm về văn hóa, về thể chế sẽ giúp cho con người giảm bớt lòng tham và điều tiết được cái đó con người có trách nhiệm hơn với cộng đồng hay nói cách khác là điều tiết lợi ích cá nhân và cộng đồng.
Ông cho rằng, lòng tham trong nhiều trường hợp là động lực cực kỳ mạnh mẽ cho sự phát triển. Trong tôn giáo thế giới, đạo Tin lành, một chi phái lớn sinh ra từ thế kỷ 16, thoát thai từ đạo Thiên chúa. Tinh thần cơ bản là đánh vào ý thức chuộc lợi và ham muốn làm giàu vật chất của con người, đặc biệt là những nhà tư bản.
Họ cổ vũ cho quá trình làm giàu ấy nhưng làm giàu bằng con đường chân chính, bằng lao động sáng tạo. Lao động ở đây không chỉ là cá nhân con người lao động mà đồng tiền cũng phải lao động. Sức lao động của con người, của đồng tiền, đồng vốn không lúc nào được đứng im mà phải luôn ‘cựa quậy’, phải sinh sôi nảy nở. Nếu anh để cho đồng tiền nằm im, không tái sản xuất, không tạo ra lợi nhuận thì coi như đồng tiền chết. Con người không lao động, không chăm chỉ, không tiếp tục hoạt động suốt cuộc đời thì đó là con người chết. Chúa chỉ ban phước lành cho những người nào mà bản thân anh ta lao động không ngừng và đồng tiền của anh ta cũng sinh sôi nảy nở không ngừng.
Đạo Tin lành cho rằng, những người càng làm giàu cho bản thân mình, cho xã hội nhiều bao nhiều thì người đó lại gần chúa bấy nhiều và được chúa che chở.
Như vậy, Đạo Tin lành đã mở đường cho lòng tham của con người nhưng họ biết điều tiết bằng đạo đức xã hội.
Hiện nay chúng ta thấy một loạt những nhà tỉ phú thế giới, họ có hàng chục tỉ đô la, họ có thể mua vài cái máy bay, vài cái ô tô cũng không hết số tiền đó nên họ tiếp tục dùng tiền để tái đầu tư cho xã hội. Họ giác ngộ được rất rõ, của cải họ đã làm ra và giờ họ đầu tư lại cho xã hội. Với những nhà tư bản, đấy mới là những vụ đầu tư có giá trị nhất của cuộc đời.
Trở lại đề tài lòng tham đang hiện hữu ở không ít người Việt Nam như các nhà nghiên cứu, các vị giáo sư... đã phân tích trước đó, TSKH Lương Văn Kế nhận xét: “Hiện nay xét trên diện rộng, lòng tham của con người vô cùng khủng khiếp, không loại trừ tầng lớp nào. Thậm chí chức vụ càng cao lòng tham càng lớn và hậu quả để lại cho xã hội rất ghê gớm”.
Ông cho rằng, hầu như tất cả giá trị thang bậc của Việt Nam hiện nay đều bị xáo trộn giữa phải trái, đúng sai, đen trắng lẫn lộn. Vì lòng tham người ta có thể dối trá tất cả. Ông nói: “Tôi đồng tình với quan điểm của những nhà nghiên cứu xã hội học khi cho rằng, đạo đức giả của người Việt Nam hiện nay đang là chuẩn mực văn hóa. Người nào không biết giả dối không biết bịa đặt thì người đó không thể phát triển”.