Saturday, April 2, 2016

 Đài Loan: Nước cờ cuối trong ván cờ giữa Trung Quốc và Philippines tại La Hay

(Đăng bởi Trung Lập on Thứ Bảy, ngày 02 tháng 4 năm 2016 | 2.4.16)



Với những lập luận về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa và quy chế pháp lý của đảo Ba Bình, Đài Loan hy vọng tiếp thêm sức mạnh cho Trung Quốc và giảm bớt những nội dung bất lợi trong vụ kiện với Philippines.

 Trong hai ngày liên tiếp, 21 và 22 tháng 3 năm 2016, Đài Loan đã ra tài liệu lập trường về Biển Đông và Hội Luật quốc tế Đài Loan đã đệ trình Tuyên bố bày tỏ lợi ích có liên quan đến vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc đang được xét xử tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật biển (CƯLB). Không phải vô tình mà những tài liệu này được công bố vào thời điểm nước rút trước khi Trọng tài tại La Hay ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Với những lập luận về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa và quy chế pháp lý của đảo Ba Bình, Đài Loan hy vọng tiếp thêm sức mạnh cho Trung Quốc và giảm bớt những nội dung bất lợi trong vụ kiện với Philippines.

Chiêu bài cũ về lập luận chủ quyền

Tài liệu lập trường của Đài Loan khẳng định có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên căn cứ Trung Hoa là quốc gia phát hiện, thực thi chủ quyền liên tục với Hoàng Sa và Trường Sa và các tổ chức, hội nghị quốc tế đã thừa nhận chủ quyền này.

Đây không phải là lần đầu người ta thấy Trung Quốc viện dẫn việc phát hiện ra Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, các mốc thời gian mà Trung Quốc đưa ra liên tục thiếu nhất quán, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Trong tài liệu lần này, Đài Loan viện dẫn việc phát hiện từ thời Tây Hán (từ năm 206 TCN đến năm 9 SCN) và việc xây dựng tuyến đường biển đi qua Biển Đông từ thế kỷ 3 SCN. Đài Loan còn cho rằng Trung Hoa bắt đầu tuần tra ở Biển Đông từ thời Bắc Tống (năm 1557) và sau đó, Hoàng Sa và Trường Sa đã được sáp nhập vào lãnh thổ nước này không muộn hơn giữa thời nhà Thanh (năm 1721). Những lập luận này mâu thuẫn với chính các tư liệu lịch sử của Trung Quốc ghi chép rằng Hoàng Sa và Trường Sa chỉ là những mối nguy hiểm cho tàu bè qua lại. Thậm chí cho tới tận đầu thế kỷ 20, các bản đồ như Hoàng triều nhất thống dư đị tổng đồ, Đại thành Đế quốc, Đại Thanh Đế quốc toàn đồ còn vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại tại đảo Hải Nam và không vẽ bất kỳ đảo nào khác tại Biển Đông.

Đài Loan cũng viện dẫn việc thành lập ủy ban để đặt tên, vẽ bản đồ, xác định điểm cực nam ở vĩ độ 4o và thể hiện qua bản đồ đường lưỡi bò từ năm 1934-1935. Trong khi đó các bản đồ mà Đài Loan dẫn chiếu đến chỉ thể hiện một đường lưỡi bò không được xác định toạ độ cụ thể, không giải thích về ý nghĩa mà chỉ kèm theo tiêu đề “Các đảo tại Nam Hải”. Một tiêu đề chung chung trong một bản đồ thiếu độ chính xác về địa lý như vậy không thể được coi là yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ các đảo tại Biển Đông.

Đài Loan đồng thời viện dẫn sự công nhận của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Khí tượng Quốc tế (ICAO) đã công nhận quyền kiểm soát của Đài Loan với Trường Sa trong thập niên 1950 và 1960 và viện dẫn các văn kiện quốc tế như Tuyên bố Cairo, Tuyên bố Potsdam, Văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Nhật và Hội nghị San Francisco công nhận việc trao trả Hoàng Sa và Trường Sa về lại cho Trung Quốc. Lập luận này chỉ là một sự trích dẫn không đầy đủ vì việc đăng ký trạm khí tượng tại Hoàng Sa và Trường Sa đã được Pháp đăng ký từ năm 1949 và sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, Việt Nam đã tiếp tục đăng ký các trạm khí tượng Hoàng Sa và Trường Sa vào hệ thống các trạm khí tượng thế giới. Trong tất cả các hội nghị của Tổ chức Khí tượng Quốc tế, Tổ chức Bưu chính Viễn thông, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, đoàn Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Các tuyên bố Cairo, Potsdam và Hội nghị San Francisco không hề sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào các phần lãnh thổ được trao lại cho Trung Quốc. Ngược lại, ý tưởng về việc trao lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị 46 trên tổng số 51 đoàn đại biểu tham dự Hội nghị San Francisco bỏ phiếu chống. Đồng thời, tuyên bố của Trưởng đoàn Việt Nam tại Hội nghị về chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa đã không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào.

Tuyên bố lợi ích của Hội Luật quốc tế Đài Loan gửi đến Tòa trọng tài còn đưa ra lập luận khẳng định sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Đài Loan đã cử tàu hải quân để thu hồi đảo Ba Bình và kể từ năm 1946 đến nay, Đài Loan đã chiếm đóng hữu hiệu tại Ba Bình liên tục trong 70 năm. Sự thực là việc Đài Loan đưa tàu đến Ba Đình được thực hiện dựa trên sự uỷ quyền của Liên Hợp Quốc nhằm giải giáp quân Nhật sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Đài Loan đã lợi dụng nhiệm vụ này để chiếm đóng bất hợp pháp Ba Bình cho đến nay bất chấp sự phản đối liên tục của Việt Nam. Bắt nguồn từ sự chiếm đóng bất hợp pháp thì cho dù sự chiếm đóng đó kéo dài bao nhiêu lâu cũng cũng thể tạo ra cơ sở pháp lý hợp pháp cho Đài Loan.

Chiêu bài mới về quy chế pháp lý của đảo Ba Bình

Cả Tài liệu lập trường và Tuyên bố lợi ích gửi đến Tòa Trọng tài của Đài Loan đều khẳng định Ba Bình là đảo có đầy đủ vùng đặc quyền kinh té (đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa theo quy định tại Điều 121(2) của CƯLB trên cơ sở liệt kê ra bảy điều kiện tự nhiên của Ba Bình, bao gồm:

(i)    Ba Bình hiện có hàng trăm người sinh sống,

(ii) Ba Bình có lịch sử dân cư sinh sống lâu dài,

(iii) Ba Bình có nhiều địa điểm cung cấp nước sạch;

(iv)  Đất tại Ba Bình đã tồn tại hơn 1000 năm và có khả năng trồng các loại cây đặc thù tại đảo cũng như canh tác nông nghiệp;

(v) các loại cây nguyên thủy hiện nay tại đảo có khả năng cung cấp lương thực cho con người sinh sống;

(vi) có nhiều loài cây tại Ba Bình;

(vii) Ba Bình có đời sống kinh tế riêng. Các thông tin lịch sử, kỹ thuật chi tiết như cấu tạo địa chất, số lượng giếng khoan, mạch nước ngầm, chất lượng nước ngọt, các loài cây, các loài động vật... đã được Đài Loan đưa ra để minh chứng cho bảy điều kiện trên.

Đặc biệt, trong Tuyên bố lợi ích gửi đến Tòa Trọng tài, Đài Loan bày tỏ nguyện vọng tạo điều kiện cho các trọng tài đến khảo sát thực địa tại Ba Bình để đưa ra các kết luận chính xác về quy chế pháp lý của thực thể này.

Với lợi thế là bên đang kiểm soát thực tế tại Ba Bình để đưa ra các thông tin về điều kiện tự nhiên, địa lý của thực thể này, Đài Loan đã tiến hành một chiến dịch rầm rộ để thuyết phục Trọng tài và dư luận quốc tế về việc Ba Bình có đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cùng với hai tài liệu này, Đài Loan còn đưa các phóng viên quốc tế (Bloomberg, Forbes, Wall Street Journal, Reuters, CNN) ra quay phim về các điều kiện tự nhiên địa lý tại đây, đưa hình ảnh phóng viên quốc tế uống nước trực tiếp từ giếng tại hòn đảo này để chứng minh về chất lượng nước ngọt - một căn cứ thường được sử dụng để minh chứng cho việc một hòn đảo có đầy đủ vùng biển. Trước đó, Đài Loan cũng mời học giả Mỹ ra đảo và công bố chi tiết vị trí các giếng nước ngọt, các loài thực, động vật và các tòa nhà là nơi sinh sống của “dân cư” tại Ba Bình trên mạng của Dự án Minh bạch thông tin biển của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (AMTI CSIS). Tống Yến Huy, một chuyên gia pháp lý của Đài Loan, cũng đang tới Mỹ để tuyên truyền rộng rãi về các thông tin và lập trường của Đài Loan đến các cơ quan, tổ chức nghiên cứu của Mỹ.

Việc Đài Loan đưa ra Tài liệu lập trường và Tuyên bố lợi ích vào thời điểm này nhằm tác động đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines - Trung Quốc. Trong khi Philippines yêu cầu Toà trọng tài tuyên bố 8 đảo tại Trường Sa chỉ có tối đa vùng biển 12 hải lý, qua đó thu hẹp vùng biển có tranh chấp, lập luận của Đài Loan gián tiếp mở rộng khu vực tranh chấp ra phạm vi rộng lớn tới 200 hải lý.

Tác động của nước cờ Đài Loan với vụ kiện Philippines - Trung Quốc tại La Hay

Với chiêu bài cũ, các lập luận của Đài Loan về chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa vẫn có thể coi là sự củng cố, hỗ trợ các lập luận của Trung Quốc về chủ quyền phi pháp tại Biển Đông. Tuy nhiên, tại phán quyết về thẩm quyền ngày 29/10/2015, Toà Trọng tài đã khẳng định rõ ràng rằng các yêu cầu khởi kiện của Philippines không liên quan tới yêu sách chủ quyền. Vì vậy, các lập luận về chủ quyền này sẽ không giúp ích cho lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện hiện nay với Philippines.

Với chiêu bài mới, các lập luận của Đài Loan về quy chế pháp lý của đảo Ba Bình có thể có tác động đến phán quyết của Toà Trọng tài. Toà Trọng tài hiện nay vẫn đang trong giai đoạn soạn thảo phán quyết cuối cùng. Những bằng chứng thực tế về Ba Bình có thể sẽ tác động đến việc Tòa Trọng tài kết luận theo hướng trao cho Ba Bình có đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khiến cho một số yêu cầu của Philippines có thể không được xem xét do tồn tại vùng biển chồng lấn giữa vùng biển của Ba Bình và vùng biển của Philippines. Hệ quả là mục tiêu thu hẹp vùng biển có tranh chấp tại Biển Đông của Philippines có thể không đạt được. Tuy nhiên, không thể nhấn mạnh một thực tế quan trọng là dựa trên các án lệ và thực tiễn phân định biển, cho dù các đảo nhỏ như Ba Bình trên nguyên tắc có thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong phân định với các quốc gia ven biển như Philippines, sẽ không bao giờ được hưởng hiệu lực đầy đủ, mà phải nhường hiệu lực lớn hơn cho vùng biển tạo ra từ đất liền. Tức là, cho dù Đài Loan có chứng minh thành công các điều kiện tự nhiên của Ba Bình đủ để hòn đảo này trên nguyên tắc có đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trên thực tế, Ba Bình sẽ không được hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý do có sự chồng lấn với đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines. Chưa kể đến việc chủ quyền mà Đài Loan đang yêu sách với Ba Bình là dựa trên cơ sở chiếm đóng phi pháp, vì vậy các vùng biển được tạo ra từ Ba Bình cũng không phải là vùng biển của Đài Loan.

Với ý đồ hỗ trợ cho lập luận của Trung Quốc và hạn chế tác động tiêu cực từ phán quyết của Trọng tài nhưng Tài liệu lập trường của Đài Loan chỉ nhắc đến đường lưỡi bò trong quá trình một uỷ ban của Trung Hoa Dân Quốc khảo sát, đặt tên các thực thể ở Biển Đông và thể hiện qua bản đồ đường lưỡi bò vào năm 1947. Cách đề cập này có thể được hiểu là Đài Loan chỉ sử dụng đường lưỡi bò để yêu sách chủ quyền với các đảo. Việc Tuyên bố lợi ích của Hội Luật Quốc tế Đài Loan gửi đến Toà Trọng tài hoàn toàn không đề cập đến đường lưỡi bò đã xác nhận thêm cho cách hiểu này. Cách hiểu này của Đài Loan, “tác giả thực chất của đường lưỡi bò”, có thể tạo điều kiện cho Toà kết luận là không có cơ sở pháp lý để sử dụng đường lưỡi bò là yêu sách vùng biển.

Việc Đài Loan chọn cách thức gửi Tuyên bố lợi ích của Hội Luật quốc tế của Đài Loan đến Tòa Trọng tài bằng thủ tục amicus curiae cũng là một bước đi “thông minh” để đưa ra quan điểm, lập trường, tác động đến quá trình Toà Trọng tài đang chuẩn bị phán quyết cuối cùng của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc nhưng vẫn tránh được các vấn đề nhạy cảm về nguyên tắc một Trung Quốc.[1]

Ngoài ra, do Đài Loan không thực sự có nhu cầu về dầu mỏ và nghề cá tại Biển Đông (các tàu đánh cá của Đài Loan đang đánh bắt cá tại khắp nơi trên thế giới, Biển Đông chỉ là khu vực nhỏ so với năng lực đánh bắt cá của Đài Loan), không loại trừ khả năng thực chất các tuyên bố do Đài Loan vừa đưa ra chỉ để phục vụ những toan tính cá nhân của Tổng thống Mã Anh Cửu nhằm tạo ra dấu ấn và hình ảnh cho so với các nhà lãnh đạo khác của Đài Loan trước khi ông Mã kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống.

Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Ngoại giao)

 (Nghiên Cứu Biển Đông)


[1] Amicus curiae hay còn gọi là tuyên bố của những người bạn của Tòa là việc các bên thường là các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ, tuy không phải là một bên trong tranh chấp và không được yêu cầu, chủ động gửi đến Tòa các văn kiện, tài liệu mang tính chất tư vấn các vấn đề pháp lý, hỗ trợ cho quá trình ra phán quyết.
I/  DÂN TRA TẤN DÃ MAN KẺ CẮP QUẦN ÁO . 
- Thượng bất chánh , hạ tất loạn .
- Thú dữ cũng ko đối xử như vậy với đồng loại của chúng .
Một kẻ trộm áo quần trong cửa hàng ở Thái Nguyên , bị bắt và TRA TẤN DÃ MAN bởi 2-3 thanh niên . Tôi nghĩ rằng , các thanh niên này ĐỘC ÁC như các chiến binh của IS (khi thiêu sống phi công Jordani hay ném đá đến chết phụ nữ ngoại tình)
(Vietnam : A law-less society ? .
A guy robbed cloths in a store , he was arrested and savagely TORTURED by these guys . I think they are CRUEL as Islamic State's militants (as burning alive the Jordanian pilot or stoning adultered women) !
http://vitalk.vn/.../video-trom-quan-ao-tai-cho-bi.../...

II/ Tên-cuớp-đâm-nguời-truy-đuổi-bị-dân-đánh-ngất-xỉu-ở-sai-gon
Chuyện rất lạ là sự việc kéo dài rất lâu mà ko thấy CA can thiệp . Có lẽ , nếu ko muốn nói , ngày nay CA chỉ hành động khi có tiền (như bắt phạt ng ko đội mũ giao thông , vi phạm lưu thông , v.v...) ; còn bắt trộm cướp KHÔNG có tiền , lại mất công viết biên bản và giải giao !!! . 
Người dân ở một nhà nước pháp quyền sẽ nghĩ sau khi xem clip nay !?! Bạn nghĩ như thế nào khi phải sống trong xã hội KHÔNG có luật pháp như vậy , khi ng dân TỰ giải quyết mọi việc KHÔNG cần đến luật pháp ! Vì CA không muốn can thiệp hay đến rất trể vì không kiếm ra tiền trong việc bắt trộm cướp !
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/ten-cuop-dam-nguoi-truy-duoi-bi-dan-danh-ngat-xiu-o-sai-gon-3176524.html