Wednesday, June 15, 2016


Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Bảy, ngày 11 tháng 6 năm 2016 | 11.6.16

Nước ta có 85 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 88 triệu người. Theo tài liệu thì vào tháng 07-2007 dự kiến nước ta có 85.403.000 người! Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển . Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.

Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP bình quân đầu người chỉ được có khoảng 640 USD (!). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ 2 tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa (!)
Thư 
Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi:Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?

Nước Nhật rộng gần 378 nghìn km2 , không hơn ta bao nhiêu (Việt Nam gần 330 nghìn km2) nhưng Nhật Bản gồm tới khoảng 6800 hòn đảo, trong đó chỉ có 5 đảo lớn, hơn nữa có tới 67% lãnh thổ là...núi! Đất trồng trọt thường xuyên chỉ chiếm 0,9% diện tích (!). Tỷ lệ này ở nước ta là 6,93% .Chúng ta không nghèo vì đất.

Nước Nhật có tới khoảng 80 núi lửa hoạt động (10% tổng số núi lửa hoạt động trên thế giới ). Nhật lại là nước có cấu tạo địa tầng không ổn định nên rất hay động đất. Các trận động đất lớn là: năm 1923 làm khoảng 90 nghìn người chết và 100 nghìn người bị thương, năm 1995 làm chết 6 nghìn người và 40 nghìn người bị thương... Trung bình mỗi năm Nhật có 4 cơn bão đổ vào và có lần sóng thần đổ vào Okushiri đã làm cho 230 người chết và bị thương. Ta không có những hoàn cảnh khó khăn như vậy .

Chữ Nhật khó đọc và khó học vì bên cạnh chữ phiên âm lại còn có tới 5 vạn chữ Hán (Kanji) viết nguyên dạng, mỗi người dân tối thiểu cũng phải thuộc 1945 chữ Hán (!). Lại còn chữ mềm (Hiragana) dùng để ghép âm tiếng Nhật , chữ cứng (Katakana) dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Chữ Quốc ngữ của ta đâu có khó như thế, người dân học 3 tháng đã đủ thoát nạn mù chữ !




Nước Nhật là một quốc gia đất chật, người đông và hầu như có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Dân số Nhật Bản là 127,46 triệu người (2006), đứng hàng thứ 7 trên thế giới , vậy mà vì diện tích nhỏ bé, lại nhiều núi non cho nên tuy theo lý thuyết thì bình quân mật độ dân cư là 335 người/km2 nhưng thực tế các khu dân cư có mật độ dân số rất cao. Người Nhật phải dành một nguồn ngoại tệ rất lớn (năm 2005 là 451,1 tỷ USD f.o.b.) để nhập khẩu nhiên liệu, kim loại, lương thực, thực phẩm... Nước ta có mật độ dân cư thấp hơn nhiều, là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, đứng thứ bậc cao trong xuất khẩu hải sản và nhiều sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su...), có nguồn dầu thô , khí thiên nhiên cùng nhiều khoáng sản quý giá khác đang được khai thác và còn có lượng dự trữ không nhỏ.

Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng . Mặc dầu Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium...) nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid gây thiệt hại cho mùa màng...

Vậy yếu tố nào làm cho nước Nhật nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn sau thế chiến II và hiện đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới?


Nhiều người Nhật nói với tôi: nguyên nhân chính là do đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhờ trí thông minh và tinh thần lao động cần cù, nghiêm túc. Tôi cũng tin là như vậy.

Trong khi nhiều cường quốc lao vào công cuộc chạy đua vũ trang thì nước Nhật tập trung vào phát triển kinh tế. Độ độc lập ngoại thương (căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Chỉ số này năm 1955 đã đạt tới 10%, nhưng từ năm 1955 đã tăng lên đến 20% và từ năm 1958 đến nay luôn giữ được ở mức 22-23%. Không có nước thứ hai nào trên thế giới đạt đến mức tăng trưởng như vậy. Năm 1960 GNP của Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới, nhưng đến năm 1980 tỷ lệ này đã tăng lên đến 10,1% .GDP (tính theo PPP) của Nhật năm 2005 là 3 914 nghìn tỷ USD, trong khi GDP (tính theo PPP) của nước ta năm 2005 là 253,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật (f.o.b.)năm 2005 là 550,5 tỷ USD, trong khi của Việt Nam (f.o.b.)năm 2005 là 32,23 tỷ USD . Con đường công nghiệp hóa của Nhật phản ảnh rõ nét trong việc thu hẹp lại tỷ lệ nông dân. Nếu như năm 1960 còn có 26,8% dân số thuộc khu vực sản xuất nông nghiệp thì đến năm 1992 tỷ lệ này chỉ còn 5,5%. Diện tích canh tác thu hẹp lại rất nhiều nhưng nhờ có cải tiến kỹ thuật mà năng suất nông nghiệp lại tăng rất nhanh. Dù sao thì nước Nhật đã chọn con đường không cần tự túc lương thực , thực phẩm mà đầu tư vào các ngành công nghiệp, trong đó có Công nghệ sinh học. Tôi không chỉ được đến làm việc tại những trung tâm Công nghệ sinh học cấp quốc gia hết sức hiện đại như NITE, RIKEN...mà còn vô cùng ngạc nhiên khi tiếp cận với các trung tâm Công nghệ sinh học dược phẩm của tư nhân với quy mô đầu tư và hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Sản phẩm nông nghiệp dùng làm nguyên liệu để lên men các chủng vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhằm chế tạo ra dược phẩm thì giá trị tăng lên không hiểu là hàng nghìn hay hàng vạn lần? Chắc là còn cao hơn nữa rất nhiều (!)

Có thể nói dân chúng Nhật có cuộc sống rất sung túc khi GDP bình quân tính theo đầu người đã đạt đến 30 700 USD (2005) đứng thứ nhì thế giới. Tuổi thọ bình quân của người Nhật đứng vào hàng cao nhất thế giới (sau 60 năm mà tuổi thọ bình quân cả nam lẫn nữ đều tăng thêm ...30 tuổi (!).Tuổi thọ bình quân hiện nay với nam là 77,96, với nữ là 84,7 (2006) .

Sự tiến triển vượt bậc về trình độ khoa học và công nghệ không thể tách rời với các thành tựu về giáo dục. Giáo dục bắt buộc với bậc Tiểu học (6 năm) và Cấp II- gọi là Trung học (3 năm). Có thể học tiếp lên cấp III- gọi là Cao học (3 năm) hoặc vào thẳng các Trường chuyên nghiệp (5 năm). Gần 100% học sinh Nhật học tiếp cấp III sau đó nếu muốn chuyển sang Trường chuyên nghiệp chỉ cần học thêm 2 năm. Bậc học sau cấp III là Đại học (thường là 4 năm nhưng có trường chỉ 2 năm), bậc học mà ta gọi là Cao học thì Nhật gọi là Tu học. Sau bậc Thạc sĩ là bậc Tiến sĩ với trình độ tương đương với đẳng cấp quốc tế. Còn có các Trường dạy nghề (chỉ học 1 năm) và các Trường đặc biệt dành cho người khuyết tật. Ai cũng được học hành nhưng không phải ai cũng đổ xô vào việc có bằng được mảnh bằng Đại học. Có khoảng 48-50% học sinh cấp III vào học các Trường Đại học. Số còn lại chuyển sang học nghề và có tiền đồ cũng rất sáng sủa. Đã thi đỗ vào Đại học thi hầu như không có sinh viên nào không tốt nghiệp. Điều kiện nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở các Trường Đại học là rất tốt.



Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...

Người Nhật chủ yếu làm việc trong các Công ty tư nhân. các Công ty này có truyền thống là tuyển dụng suốt đời và tạo được tâm lý Công ty là nhà của mình. Người Nhật nổi tiếng là làm việc nhiều . Tuy theo Luật lao động quy định mỗi tuần chỉ làm 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng giờ lao động ở Nhật thật sự là những giờ lao động nghiêm túc với kỷ luật rất tự giác.

Quan sát xã hội Nhật Bản, dù không được sâu sắc, nhưng theo tôi điều đáng học là việc tạo được điều kiện cho mọi người phát huy được hết năng lực của mình. Không có chuyện tiền lương không đủ sống nên đầu óc không tập trung hết mình vào trách nhiệm được giao như chuyện rất phổ biến ở nước ta. Tiền lương và tiền thưởng vừa theo thâm niên vừa theo năng lực và hiệu quả. Điều ấy làm cho ai nấy đều thấy cần gắn mình vào với Công ty hay đơn vị công tác và luôn tìm cách để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc được giao. Quản lý tài chính không quá phức tạp .Hầu như mọi thứ cần mua đều có ở các siêu thị (và các cửa hàng nhỏ phục vụ suốt ngày đêm). Tiêu pha chủ yếu bằng thẻ tín dụng, mua gì cũng được tính tiền (và thuế) qua máy tính nên khó có thể gian lận thương mại . Các cửa hàng khác hầu như chỉ là cửa hàng ăn và may mặc (vì ý thích của mọi người quá đa dạng).

Điều dễ thấy là lương công chức rất cao vì bộ máy hành chính rất gọn nhẹ. Một nước phát triển và đông dân như nước Nhật Bản mà chỉ có 9 bộ (!): bộ Tư pháp, bộ Ngoại giao, bộ Tài chính, bộ Giáo dục-Văn hóa-Khoa học (!), bộ Y tế- Phúc lợi, bộ Nông- lâm- ngư nghiệp, bộ Công nghiệp - Thương mại, bộ Quốc thổ-Giao thông, bộ Môi trường. Ngoài ra Thủ tướng chỉ còn bổ nhiệm thêm Bộ trưởng Tổng vụ, Bộ trưởng Ngân hàng, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Công an quốc gia ,Tổng tư lệnh Cục phòng vệ, Cục trưởng cục Khoa học -Kỹ thuật, Cục trưởng cục Kinh tế -Tài chính, Cục trưởng cục Cải cách hành chính.



Tôi đã có dịp giao thiệp với người phụ trách lĩnh vực Công nghệ sinh học trong Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Tôi không ngờ được ở vị trí quan trọng như vậy mà lại là một người còn rất trẻ, và tất nhiên là rất thạo chuyên môn. Làm việc với chuyên gia Nhật Bản phải theo một lịch trình chính xác hết sức về giờ giấc và thường với cường độ khá căng thẳng. Hiệu quả cao của công việc tất yếu phải lĩnh lương cao. Nhiều người cho rằng nước ta hiện nay có tình trạng không làm việc thật sự nên không có lương thật sự. Tôi nghĩ rằng muốn có lương thật sự thì phải rà soát lại từng cương vị và trách nhiệm công tác của mỗi người để không phải gánh mãi một biên chế quá khổng lồ và rất kém hiệu quả như hiện nay. Nghe nói ngày xưa ở nước ta bình quân 3000 người mới có một người ăn cơm Vua (!). Nếu theo tỷ lệ này thì nhẽ ra hiện nay số người ăn lương của Chính phủ không được quá 28 000 người (!). Không hiểu số người thuộc biên chế ăn lương của ngân sách trong cả nước hiện nay là gấp bao nhiêu lần so với con số này? Số người hưởng lương và phụ cấp ngay ở một xã hiện nay cũng thường không dưới vài chục người (!), hiện nay cấp Thôn cũng đang đòi hỏi phải có lương hay phụ cấp cho cán bộ. Số tiền cho từng người thực tế chả đáng là bao, nhưng cộng lại tất cả xã, phường, thôn buôn thì số tiền lại là hết sức lớn.

Người ta đã tổng kết: Muốn làm giàu trước hết phải làm đường. Giao thông ở Nhật phát triển ở mức độ rất cao nên đã góp phần rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Nhật Bản hiện có 173 sân bay, 23 577 km đường sắt (trong đó có 16 519km đường dành cho xe chạy bằng điện), 1 177 278 km đường bộ, đường thủy với 683 tầu biển (1000 GRT hay lớn hơn nữa) và rất nhiều tầu nhỏ hơn. Việt Nam có 23 sân bay nhưng chỉ có 2 sân bay quốc tế, chỉ mới có 2 600 km đường sắt (chưa có đường sắt cao tốc và chưa có đường tàu điện ngầm), 215 628 km đường bộ (chưa có đường cao tốc theo đúng nghĩa).

Chúng ta đã xem phim Oshin và thấy rõ sau chiến thanh thế giới (1945) nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá kiệt quệ đến mức nào. Vậy mà chỉ đến năm 1954 kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi và sau đó là thời kỳ phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tuy tốc độ phát triển có chậm hơn nhưng mọi mặt kinh tế- công nghiệp- tài chính- thương mại- dịch vụ- khoa học- kỹ thuật đều được đánh giá là ở mức đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ) và với dự trữ ngoại tệ đứng vào hàng đầu thế giới. Ngày xưa Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã chủ trương phong trào Đông Du- hướng tới Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm. Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới nhẽ nào chúng ta không bình tĩnh và khiêm tốn nhìn lại những bài học kinh nghiệm mà Nhật Bản đã thu được trong 60 năm qua. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn, với điều kiện địa lý ít thiên tai bất khả kháng (núi lửa, động đất), với bản chất của một dân tộc không thua kém gì về trí tuệ, về tính cần cù lao động và chịu thương , chịu khó...chúng ta nhẽ nào không thể không có được những bước tiến nhảy vọt nếu như chúng ta biết đi ngay vào các mũi nhọn của khoa học và công nghệ , biết thực hiện cải cách hành chính để phát huy cao nhất tiềm lực của thiên nhiên và năng lực của toàn dân tộc ?

Mong sao có một cuộc thảo luận hết sức dân chủ và thẳng thắn: Chúng ta thua kém Nhật Bản ở những mặt nào và vì lý do gì?

Thưa các bạn,

Mỗi dân tộc đều có một cách đi vào tương lai riêng với tốc độ và mục tiêu khác nhau. Một số dân tộc với nền văn hóa của riêng mình đã lỗi nhịp, xa rời trục văn hóa lớn của nhân loại, không chịu tiếp thu những giá trị phổ quát chung cho phát triển, nên đã tụt hậu so với dân tộc khác hoặc sụp đổ như các nền văn hóa Maya, Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà...

Việt Nam, Nhật Bản là những nước châu Á từng trải qua những năm chiến tranh khốc liệt và luôn trăn trở, không ngủ quên đối với tương lai của dân tộc mình. Qua bài viết này của GS. Nguyễn Lân Dũng, chungta.com coi đây là một lời kêu gọi thống thiết với mỗi người Việt chúng ta với số phận và sức mạnh của đất nước.

Mỗi dân tộc đều có một cách đi vào tương lai riêng với tốc độ và mục tiêu khác nhau. Một số dân tộc với nền văn hóa của riêng mình đã lỗi nhịp, xa rời trục văn hóa lớn của nhân loại, không chịu tiếp thu những giá trị phổ quát chung cho phát triển, nên đã tụt hậu so với dân tộc khác hoặc sụp đổ như các nền văn hóa Maya, Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà...

Việt Nam, Nhật Bản là những nước châu Á từng trải qua những năm chiến tranh khốc liệt và luôn trăn trở, không ngủ quên đối với tương lai của dân tộc mình. Qua bài viết này của GS. Nguyễn Lân Dũng, chungta.com coi đây là một lời kêu gọi thống thiết với mỗi người Việt chúng ta với số phận và sức mạnh của đất nước.

GS Nguyễn Lân Dũng

(Chúng ta)
MỌI NGƯỜI BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT , và không ai đứng trên pháp luật : đây là điều mà dân Việt có nằm mơ cũng ko thấy .
- Theo báo chí và phe đối lập Hàn : Năm 2010 , cứ 100 nhân viên bộ ngoại giao Hàn quốc thì có 1 1/2 ng là CCCC , tỉ lệ này là bao nhiêu ở VN ? 
MẤY hôm nay , báo vn làm rùm beng vụ "con một cựu bộ trưởng , tuy trẻ tuổi , nhưng nhờ hơi cha nên làm TGĐ của cty SABECO , một đại gia về bia rượu tại VN" . Thật sự , đây chỉ là kết quả của 1 cuộc đấu đá , trường hợp CCCC 'ăn trên ngồi trước' trong xã hội VN kể ra BA NGÀY ko hết .
Trong khi đó năm 2010 , 1 BT ngoại giao Hàn quốc xin từ chức vì "con gái xin việc làm trong bộ và bị đảng đối lập tố cáo là dựa hơi cha" trong khi ông nói , cô này đã trải qua mọi thủ tục như ng khác . TT Hàn đã chỉ trích bộ trưởng và nói , sự tranh cải chung quanh gia đình ông này ko hợp với chủ trương "xã hội công bằng" của TT . Theo báo chí và đối lập , có khoảng 30/2000 nhân viên BNG là CCCC , nghĩa là 1.5/100 . Không biết tỉ lệ này ở VN là bao nhiêu ?
http://www.wsj.com/…/SB100014240527487034171045754734315225…
Hồi thời "đế quốc Pháp xâm lăng VN" , 1 Thiếu úy , dù là con của tướng De Lattre , TL quân đội Pháp tại Đông Dương , vẫn chiến đấu và hy sinh tại Ninh Bình năm 1951 , mới 25 t . Trong khi đó , Lê Duẫn làm lễ cưới vợ cho con tại Hà Nội năm 1968 . Blogger Hiệu Minh , hiện làm cho World Bank , viết " trong khi tại ga Hàng Cỏ , ông lên xe lửa sang Đông Âu du học với đám CCCC thì các xe lửa còn lại xuôi nam , đưa hàng ngàn bộ đội đi B để "sinh Bắc tử Nam" . Đám SV du học có Nguyễn Thế Thảo , học kiến trúc tại Ba Lan , sau làm CT Hà nội ; Nguyễn thiện Nhân , tại Đông Đức , Nguyễn v Bình , tại Nga , sau làm thống đốc NH và còn nhiều nữa .
Hóa ra họ xúi con cháu của DÂN NGU KHU ĐEN chiến đấu , lao mình vào chỗ chết , trong khi họ giử gìn con cháu "hạt giống đỏ" của họ ở hậu phương hay nước ngoài !!!
Tướng De Lattre trao huy chương cho con trai , Thiếu úy Bernard năm 1950 , tử trận tại Ninh Bình năm 1951 ở tuổi 25 

.
                                            
Sân bay Tinian ở Saipan, nơi xuất phát chiếc máy bay chở quả bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Nhật. 

"Vách đá tự sát" ở đảo Saipan, nơi mà hàng trăm 
người Nhật đã nhảy xuống đất để chết. 

Saipan: Một người lính bị thương, đang giữ các xác 
đồng đội bọc poncho.

Súng phun lửa dùng tại chiến trường Thái Bình Dương

Vị trí của Saipan ở Thái Bình Dương


Saipan ngày nay

BÀI 1. HAI KẺ CỰU THÙ TRỞ THÀNH ĐÔI BẠN THÂN hay câu chuyện về Sakae Oba, người đại úy Nhật tiếp tục chiến đấu 16 tháng tại đảo Saipan sau khi Nhật đầu hàng 
- Thà làm miếng ngọc vở còn hơn viên ngói lành -- Châm ngôn TQ.

Lời nói đầu: Sáng 15/6/1944, TQLC Mỹ đổ bộ lên đảo Saipan, lớn nhứt của quần đảo Marianas. Dù chiến đấu dữ dội, quân Nhật phải từ từ rút vì tổn thất quá nặng. Họ rút về núi Topachau ở giữa đảo và cố thủ. Do ko được tiếp tế, tình hình ngày càng tuyệt vọng. Ngày 7/7, đ.đ. quân y của đ.u. Sakae Oba đã tham dự trận Quyết Tử Vì Thiên Hoàng (banzai) lớn nhứt trong chiến tranh Thái Bình Dương. Sau 15 g cận chiến, gần 4.300 lính Nhật chết. Ngày 9/7, Mỹ tuyên bố đã hoàn toàn kiểm soát đảo này.


Sakae Oba, chụp năm 1937.
Thực tế, đại úy Oba và 46 lính khác đã sống sót. Oba cũng dẫn hơn 200 thường dân Nhật vào rừng để khỏi bị lính Mỹ bắt. Ông ta và đồng đội chỉ huy những thường dân này và cho họ trốn trong hang núi và những ngôi làng nằm sâu trong rừng. Ngoài việc giúp dân, ông và đồng đội  tiếp tục chống lại lực lượng chiếm đóng Mỹ. Oba dùng núi Tapochau làm căn cứ chánh; ở độ cao 473 m, đỉnh núi có thể quan sát toàn bộ đảo Saipan. Từ căn cứ ở sườn núi phía tây, Oba và đồng đội thỉnh thoảng tiến hành các đột kích kiểu du kích vào các vị trí Mỹ. Do sự nhanh nhẹn và bất ngờ của các cuộc tấn công này, và những lần định bắt ông nhưng ko thành, TQLC Mỹ tại đảo Saipan cuối cùng gọi ông là "Con Cáo" (the Fox).
Vào tháng 9 1945, TQLC Mỹ đã bắt đầu tuần tiểu bên trong đảo để tìm những người đã tấn công doanh trại của họ để kiếm đồ tiếp tế. Đôi khi họ chạm súng và bắt được lính và thường dân Nhật, tra hỏi và gửi họ về trại tù thích hợp. Từ đó họ biết tên Oba. Để bắt được Oba, viên TL Mỹ dự định cho các lính Mỹ sẽ đứng thành 1 hàng từ tây sang đông đảo, người này cách người kia khoảng 2 m và tiến từ nam lên bắc đảo. Viên tướng nghĩ rằng lính Nhật sẽ phải chiến đấu, đầu hàng, hay rút về phía bắc và cuối cùng bị bắt. Do "lưới vét" (dragnet) này, những ng già và yếu đuối (infirm) muốn đầu hàng. Dù cho một số lính muốn chiến đấu, đại úy Oba khẳng định (assert) rằng quan tâm chính yếu của họ là bảo vệ thường dân và phải sống để tiếp tục cuộc chiến. Khi lính Mỹ tiến gần khu vực, phần lớn những ng lính và dân còn lại đã trèo lên 1 khoảng rừng thưa (clearing) kín đáo, trong khi những ng khác đứng trên những gờ (ledge) núi hẹp và bám vào thành núi. Họ ở vị trí mong manh (precarious) này suốt ngày, trong khi lính Mỹ đi ngang khu vực, lục soát (ransack) lều và vườn của họ. Có vài chỗ người Nhật trên các gờ núi chỉ cách đầu lính Mỹ chưa tới 6.1 m. Cuộc lục soát này tỏ ra vô ích, và cuối cùng dẫn đến sự thất vọng của TL Mỹ.
Sau đó khoảng 16 tháng, ngày 27/11/1945, cựu thiếu tướng Umahachi Amo, TL của Lữ đoàn biệt lập số 9 trong trận Saipan đã dụ được vài người Nhật ra đầu hàng bằng cách (dùng loa) hát bài quân nhạc của lục quân Nhật. Ông đưa cho họ xem các văn thư của BTTM của Nhật, nay đã tan hàng (defunct), gửi cho đại úy Oba và ra lịnh cho họ phải đầu hàng người Mỹ. Vào ngày 1/12/1945, ba tháng sau khi Nhật chính thức đầu hàng, các lính của Oba, đã lần nữa tập hợp tại núi Tapochau và hát bài từ biệt những linh hồn tử sĩ. Rồi Oba dẫn người của ông ra khỏi rừng và trình diện đại đội pháo phòng không số 18 của TQLC Mỹ. Với nghi lễ và phẩm giá xứng đáng (commensurate dignity), Đ.U. Oba giao nộp kiếm của ông cho trung tá Howard Kirgis, và người của ông giao nộp vũ khí và cờ (colour). Họ là lực lượng kháng chiến có tổ chức cuối cùng của Nhật tại đảo Saipan. 




. . . Sau khi được Mỹ phóng thích, ông hồi hương, gặp vợ và con trai lần đầu (nó sanh năm 1937, ngay sau ông đi TQ). Ông làm việc ở cửa hàng bán lẻ Maruei từ 1952 cho tới 1992 . . .
Don Jones, một cựu lính TQLC Mỹ từng đóng ở Saipan và đv ông từng bị phục kích bởi lính của Oba; hấp dẫn (intrigue) bởi câu chuyện này và đã tìm Oba sau chiến tranh. Với hợp tác của Oba, Jones đã viết 1 sách về kinh nghiệm ở Saipan. 
Jones trở thành bạn suốt đời của gia đình Oba, và đi xa hơn khi tìm được nơi ở của Trung Tá hồi hưu Kirgis, và xin ông có thể giao trả thanh kiếm cho Oba. Kirgis đồng ý, và Jones mang kiếm tới Nhật trao lại cho Oba. Cây kiếm này hiện là bảo vật của gđ Oba.
Oba Sakae chết ngày 8/6/1992, thọ 78 tuổi . . .
Kết quả sự hợp tác giữa 2 người là 1 hồi ký được viết bằng tiếng Nhật in năm 1982, bán rất chạy và phiên bản tiếng Anh in năm 1986 với tựa Oba, the Last Samurai: Saipan 1944-45.


Vào tháng 2 2011, phim Miracle of the Pacific: the Man Called Fox (hay "Oba: The Last Samurai") được phát hành, mô tả cuộc chiến đấu của Oba và người của ông tại đảo Saipan, cũng như sự săn lùng ko ngừng nghỉ của TQLC Mỹ . . . với cảnh quay tại Nhật, Mỹ, và Thái lan và tài tử Yataka Takenouchi trong vai đ.u. Sakae Oba. Để chuẩn bị cho vai diễn, Takenouchi gặp Hisamitsu Oba (con thứ của Oba) và cả hai đến thăm mộ của Sakae Oba. Phim đã nhận nhiều lời khen từ ng xem . 



BÀI 2. Phải chăng cảm thấy nhục nhã là ĐỘNG CƠ CHÁNH giúp ta cố gắng học hỏi để vươn lên (để khỏi bị thiên hạ khinh rẻ)?

- Nhục nhã của thua trận + bị áp đặt 1 hiến pháp dân chủ và giáo dục rập khuôn của Mỹ + chánh sách đúng đắn về kinh tế = Phép lạ kinh tế của Nhật. 
- Phạm sai lầm là một điều xấu, nhưng không chịu sửa chữa sai lầm  thì lại là điều tệ hại nhất.
Trong bài "Cuộc sống ở Nhật" của TS Nguyễn đình Đăng* Việt kiều Nhật có đoạn: 
. . . 
"Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã THUA trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng”. Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát của Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946. Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ. Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây." (hết) 
Xin xem tiếp ở: 
http://ribf.riken.go.jp/~dang/Japanlife.html

Nhận xét : 
* Ông này lớn lên ở miền bắc XHCN, du học các nước cs và Tây Âu , trước khi sống ở Nhật. 
====
Phần dưới đây do người viết dịch từ báo LIFE.

 Một lính Mỹ hôn 1 cô gái nhảy, giá vé là 2 yen. 
LÍNH MỸ DẠY GÁI NHẬT NHỮNG TIẾNG ANH CHỈ MŨI VÀ TAI VÀ CÔ NÀY DẠY NHỮNG TIẾNG NHẬT TƯƠNG ĐƯƠNG (HANA, MIMI). 
 Lính Mỹ và gái Nhật đang học giao tiếp: hôn/hug là daku, táo/apple là ringo. 
Người đàn bà trong hình 1 là 1 trong hàng nghìn ng chờ đợi vài ngày/đêm bên ngoài các ga xe lửa để có được vé - được phân phối nhỏ giọt - vì ko đủ nhu cầu.
Những người vô gia cư ngủ trên ghế đá công viên và lề đường. Họ sống bằng ĂN XIN và TRỘM CẮP. Cảnh sát thỉnh thoảng ruồng bố nhưng ko làm giảm đi số người này.
(Dịch từ nguồn : LIFE 24 Sep 1945). 
. . . 
PHẦN ĐỌC THÊM: "Vấn đề kiếm gái của lính Mỹ không đâu dễ dàng bằng tại Tokyo. Thường bằng cách đến công viên Hibiya, kế khuôn viên của Hoàng Cung. Phần lớn các cô ở đây ko phải là geisha kiêu căng (haughty) hay đĩ điếm nhưng là các cô gái bình thường, nhưng ko còn ở với gia đình. Cách thông thường là dạy cô này một ít Anh ngữ cần thiết và cho cô thứ gì ăn được, như chocolate hay trái cây. Cho tới nay, ko thấy sự oán giận (resentment) từ phái nam Nhật về cảnh này. 
Sự thất bại của CP Mỹ trong việc giữ giá đồng 'yen' đã khiến lính Mỹ gần như phá sản. Lính Mỹ được trả lương bằng 'yen' với giá 1 'yen' bằng 1/15 đô (yen = 6 cent rưởi), nhưng trên chợ đen, 'yen' bằng 1/70 của đô (yen=1 cent rưởi) vì trong 4 tháng tiền tệ Nhật đã lạm phát từ 27 tỉ lên 44 tỉ 'yen'. Một buổi đi chơi tối ko rượu tốn 20 đô.
Lính Mỹ tự do đi lại và họ có thể mua đồ kỷ niệm ở 1 siêu thị của quân đội Mỹ, nhưng tài sản quí nhất của họ là thuốc lá, có thể mang lại (bring about) cho họ 2 đô nếu qua mặt được quân cảnh. Những dịch vụ (của lính Mỹ) bao gồm 1 vài ổ chứa gái. Các gái nhảy/vũ nữ ở Tokyo (tính theo giờ) đã vui vẻ học các bước nhảy mới của Mỹ nhưng đã đe dọa đình công vì các gắng sức giật gân (jitterbug exertion) này ko thể tiếp tục nếu họ chỉ ăn khoai lang. Tướng Eichelberger đã cố gắng giải quyết sớm (forestall) những khó khăn về giải trí của lính Mỹ bằng cách bắt đầu những chương trình rộng lớn như baseball, football, ski và hockey. "
. . . 
(1) Tuy đất nước thua trận nhưng ng dân Nhật được phe thắng trận đối xử bình đẳng (một yếu tố của Nhà nước Pháp quyền) như "các cô gái nhảy dọa đình công . . ." QH Nhật đã cấp tốc ra luật cho phép 21 triệu phụ nữ được đi bầu LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ. Cũng theo LIFE 24 Sep 1945, trước đây cảnh sát Nhật tượng trưng cho Nhật Hoàng, do vậy đôi khi họ đã lạm quyền; khi có lính Mỹ, tình hình này ko còn. 
====
BÀI 3. NƯỚC NHẬT CỐ GẮNG ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG TỰ DO
(Dịch từ bài "Japan Tries Freedom's Road" trên nguyệt san National Geographic tháng năm 1950). 
...
"Chúng tôi đã tham gia một cuộc thập tự chinh lớn ở đây. 
. . .Tôi hy vọng rằng 1.000 năm kể từ nay, lịch sử của giai đoạn này sẽ chứa ít nhứt một lời chú ở cuối trang (footnote) rằng trong kỷ nguyên (era) này, sự cao thượng (nobility) của quan điểm Mỹ về cuộc sống đã mang lại cho Viễn Đông hai cột trụ lớn của văn minh - dân chủ và Thiên Chúa Giáo". -- Tướng MacArthur. 
Dù cho TQ đang trong tay CS, ông tin rằng với thời gian, ý tưởng của chúng ta sẽ được chấp nhận khắp phương Đông và sẽ thay đổi lối sống của gần phân nửa loài người.
Vị tướng mồi lửa cho tẩu thuốc, nhưng vì chăm chú nói chuyện, ông đã quên hút. Ở tuổi 70, ông có vẻ trẻ đi 10 tuổi. "Ở đây có 1 câu nói," ông nhắc chúng tôi,  Nước Nhật đi đâu, phương Đông đi đó.' "
Đi khắp nước Nhật ngày nay, ngay cả 1 người ko có ý thức lịch sử nhạy bén như tướng MacArthur cũng nhận ra rằng đây là một cố gắng độc đáo (unique endeavour) khi định biến 82.000.000 người thuộc giai cấp nông nô (heir of serfdom) thành những công dân tự tin (self-reliant) và tự do.
"Phải cần bao nhiêu lâu?" tôi đã hỏi nhiều người Nhật và phương Tây. 
Câu hỏi đi từ MƯỜI NĂM đến ba THẾ HỆ. Hầu như mọi người cảm thấy sẽ làm được nếu có đủ thời gian". 
Nhận xét của người dịch: Qua bài viết, ta thấy MacArthur có tính tiên tri. Năm 1964, chỉ 14 năm kể từ bài viết này, Nhật đã tổ chức Thế Vận Hội Tokyo và khánh thành đường cao tốc ĐẦU TIÊN của thế giới. Năm kế, Nhật tổ chức hội chợ quốc tế tại Osaka.
===
BÀI 4. Làm tớ người khôn hơn làm thầy thằng dại .
Một câu chuyện nhỏ nhưng nói lên hai nguyên tắc quan trọng "Mọi người đều bình đẳng trước luật" và "Không ai đứng trên pháp luật" trong một Nhà Nước Pháp Quyền - mà người Mỹ đã áp dụng tại Nhật sau 1945.
Vị tướng và người thợ mộc
". . . Lính Mỹ đồn trú tại Nhật, thông thường, có kỷ luật và đàng hoàng như bất cứ lính Mỹ mà tôi đã thấy trong 3 năm phục vụ tại Âu châu. 
Tướng MacArthur đã làm gương, và rất khó chịu nếu có người lính Mỹ nào tàn bạo, ko tử tế hay cẩu thả/khinh xuất với dân Nhật: ông sẽ trừng phạt ngay lập tức nếu biết.
Thời gian ngắn sau ngày Chiếm Đóng (ngày Nhật đầu hàng và bị quân đồng minh chiếm đóng), một SQ với màu da sạm nắng (suntan) bước vào 1 thang máy tại tòa nhà Dai Ichi ở Tokyo. Một thợ mộc cũng định bước vào. (Tòa nhà này trước đây là trụ sở của đại công ty Dai Ichi, Mỹ đã chọn làm bản doanh của BTL quân chiếm đóng -- ND) .
"Xin chờ 1 phút," người giữ thang máy nói. "SQ này là tướng Mac-Arthur."
Người thợ mộc lặng người vì kinh sợ (awe), bối rối và sợ hãi lâu đời đối với giới quân nhân. Các tướng Nhật trước giờ đã tự coi họ thuộc giai cấp khác.
Nhưng Tư lịnh Tối cao của quân Đồng minh đã ra dấu (beckon) cho anh ta bước vào.
"Thang máy sẽ ko di chuyển nếu anh ko đi với tôi," ông mỉm cười nói.
Ông hỏi người kia định đi đâu (errand), sẽ ra khỏi thang máy ở tầng nào, và hướng dẫn tường tận trước khi tiếp tục đến bộ tham mưu ở tầng 6.
Đối với người Nhật, đây ko phải là 1 sự kiện nhỏ và hàng ngày. Người thợ mộc này viết 1 lá thư cảm kích (appreciation), và 1 họa sĩ Nhật vẽ 1 bức tranh có vị Tướng và người Thợ Mộc.
Được gắn trong 1 tập giấy trắng bằng tiếng Nhật, bức tranh và lá thư đã đi khắp nước Nhật; (tập giấy) đó mô tả sự kiện này và ghi những nhận xét đầy ngạc nhiên như "Vị Tướng ko có cận vệ đi kèm; và cũng ko mang súng."
Vị Tướng đã nhận hàng đống thư, nhiều lá thư diễn đạt (phrase) bằng tiếng Anh kỳ quặc cấp trung học, và những quà tặng rất điển hình của Nhật như hoa, và ngay cả côn trùng. Được nghe côn trùng (có lẽ là con ve sầu) "ca hát" hay nhìn đom đóm chiếu sáng là những hoạt động phổ thông của nước Nhật yêu Thiên nhiên.
Một rổ chứa 1 ngàn con đom đóm từ Hội Thanh niên ở Takata, quận Gifu, mang một thiệp viết tay rất công phu với tựa "Những Tặng phẩm gửi tới Đại Tướng" và giải thích rằng "Ánh sáng rực rỡ của đom đóm là những ánh sáng tự phát (spontaneity) lớn lao của thiên nhiên..." 
Dịch từ National Geographic tháng 5 1950 trang 608-9.
===
BÀI 5. Chuyện khó tin nhưng có thật: Một người sống - và trồng trọt - ở giữa sân bay Narita Tokyo (One Man Lives – And Farms – In The Middle Of Tokyo Narita Airport).  
của Gary Leff ngày August 23, 2020.
Khi tôi dùng xe tốc hành Nakita Express từ sân bay vào Tokyo, tôi luôn luôn ngạc nhiên về nông trại nằm kế bên. Tokyo là một thành phố chật-như-nêm như thế, và hầu như không phải là thành phố như vậy duy nhất ở Nhật Bản. Và làm thế nào ngoại ô của nó lại là nông trại rộng lớn?
Sân bay Narita Tokyo đã được xây bên trên những làng trước đây chuyên về trồng trọt, dù có sự chống đối của địa phương, hỗ trợ bởi các đảng Cộng sản và Dân chủ Xã hội, còn có tên là Cuộc Tranh đấu Sanrizuka. Trong khi đất cho sân bay được thủ đắc trong giai đoạn đầu bởi sự tự nguyện của chủ đất, vào năm 1971 chính quyền Nhựt bắt đầu tước đoạt quyền sở hữu (expropriate) hay chiếm đất. (Nghĩa là CP lấy đất từ chủ đất để phục vụ lợi ích công cộng như mở rộng đường sắt, v.v...-- ND).
Phe chống đối đã đụng độ với thợ xây dựng và CS, dẫn đến nhiều người chết và bắt người hàng loạt. Hơn 500 hành động có tính du kích đã xảy ra với sân bay Narita kể từ lúc mở cửa trong năm 1978. 
Năm hộ vẫn sống trên đất của sân bay Narita. Người con trai của một trong những người từ chối rời bỏ đất vẫn canh tác trên nông trại của y, hỗ trợ bởi 10 người thiện nguyện, vài người trong số đó là các sinh viên đã từng tham gia chống đối. Y đã từ chối một mời gọi hãy bỏ đất để nhận hơn 1,6 triệu đô, và nhận thấy bây giờ trồng trọt dễ hơn do ít máy bay lên xuống vì đại dịch Covid-19.
                          

Phi đạo thứ hai của sân bay Narita được dự trù sẽ đi ngang nông trại của y bằng cách đi vòng. Y vẫn bán"rau quả cho khoảng 400 khách hàng địa phương."
Dịch từ: 
When I take the Narita Express from the airport into Tokyo, I’m always amazed by the farming that’s going on nearby//
BÀI 6. CHỪNG NÀO VN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY ĐỂ ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC?
1/ Hiến pháp Nhật, trong phần mở đầu, chứa một tuyên bố vững chắc của nguyên tắc "quyền lực cao nhứt THUỘC VỀ DÂN". Nguyên tắc này được công bố nhân danh "nhân dân Nhựt" và tuyên bố rằng "quyền cao nhứt thuộc về dân" và chánh quyền là sự GIAO PHÓ thiêng liêng bởi dân, thẩm quyền của chánh quyền BẮT NGUỒN từ dân, quyền lực của chánh quyền được thực thi bởi các ĐẠI DIỆN của dân, và lợi ích của chánh quyền được THỤ HƯỞNG bởi dân.
2/ Có lần, một ng cháu khi du lịch Nhật đã bỏ quên một iPhone 6 Plus tại sân bay quốc tế Nakita, Tokyo. Về tới VN mới biết, liền gọi qua Nhật thì họ cho biết đã nhặt được phone và sẽ gửi về công ty nơi cháu này làm việc; có lẽ vài ngày nữa, phone sẽ trở về chủ cũ. Phone được cháu tôi mua mới giá 907 đô. 
Tôi đã ko tin ở mắt khi đọc hàng chữ này dù người kể là bà con của tôi. 
Tôi nghĩ ở Mỹ, iPhone 6 Plus mà bỏ quên ở phi trường cũng ko như vậy đâu!
(Bài này viết tháng 6/2019).
==


Con cháu của Thái dương Thần nữ  làm Trung quốc lo lắng ! 
1/ Hình ảnh của mẫu hạm chở trực thăng Izumo của Nhật , (hạ thủy năm 2013) , so với MH Liêu Ninh của TQ và George Washington của Mỹ . Dễ dàng cải tiến để dùng với chiến đấu cơ Harrier loại VTOL , cất và hạ cánh thẳng đứng của Anh ; hay F-35 Lightning của Mỹ - loại STOVL , cất cánh bằng đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng . Nguồn của ảnh : Thời báo Toàn cầu của TQ .
2/ F-35 phiên bản STOVL : https://www.youtube.com/watch?v=LPy7FuA0Z6A . 
Hiện các MH Nhật chưa có 2 loại máy bay này . Theo HP Nhật và Hiệp ước AN hổ tương Mỹ Nhật thì Nhật ko được sản xuất hàng không MH , nhưng nếu được Mỹ bật đèn xanh thì Nhật có thể dễ dàng dùng 2 loại máy bay VTOL hay STOVL trên MH Izumo hay các loại cũ Hyuga . 
Izumo lớn hơn các MH của Anh ,Ý và TBN . Một số chuyên gia nghĩ rằng MH này có thể dùng cho máy bay F-35 hay các loại cánh cố định khác .
So sánh MH Liêu Ninh và G. Bush.
Dài : 304.5 m , 332.8 m.
Ngang : 70.5 m , 76.8 m
Độ choáng nước (displacement)  : 67.000 t , 102.000 t .

Chở đc : 30 máy bay thường , 24 trực thăng ; 90 máy bay thường và trực thăng .


Ảnh 'Bộ đội đu giây vượt thác" : tác giả bị công luận trong nước và thế giới "ném đá" dữ dội vì đã không trung thực khi dùng photoshop .

ẢNH TRÁI : BẢN GỐC . ẢNH PHẢI : ĐÃ BỊ PHOTOSHOP  , ĐEM ĐI TRIỂN LẢM VÀ BỊ MỘT PV NƯỚC NGOÀI VẠCH MẶT VÌ ÔNG ĐÃ TỪNG XEM BẢN GỐC . 
Tôi không ngạc nhiên khi nghe tin này vì người CSVN từ xưa rất giỏi về tuyên truyền . Họ đã dùng các cô văn công rất đẹp , xem hình dưới đây , để chụp hay quay phim cảnh bộ đội đi ra chiến trường , v.v... Có như vậy họ mới thúc đẩy , dụ dỗ HÀNG TRIỆU thanh niên miền Bắc thanh thản lao mình vào chỗ chết

Người cs không ngại tốn kém trong tuyên truyền : tôi đã xem báo ảnh về hoạt động của chính phủ CMLTCHMNVN tại Đông hà , in trên giấy láng Bristol , đẹp hơn Paris-Match .
http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/san-khau-my-thuat/my-thuat/anh-chien-tranh-viet-nam-gay-tranh-cai-3233229.html
http://giaitri.vnexpress.net/…/doan-cong-tinh-luc-dua-anh-b…
PHÁP : CGT ĐÌNH CÔNG .
Như lịch sử đã chứng minh , con tàu Pháp vẫn tiếp tục lướt sóng dù gặp nhiều sóng to gió lớn , lắm lúc bên bờ vực NỘI CHIẾN như tháng 5/1968 .
HÀNG TRĂM NGÀN công nhân Pháp thuộc công đoàn CGT * , thân với ĐCS Pháp , không cần biết màu cờ sắc áo hay màu cờ tổ quốc : đối với họ , quyền lợi của BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN HẾT . Do vậy , HÔM NAY , dù Pháp đang tổ chức Giải Bóng Đá Euro 2016 , họ vẫn tổ chức biểu tình , dự định ít nhứt khoảng 1,2 triệu ng tham dự ; xin xem ở .
http://vi.rfi.fr/…/20160614-dan-phap-bieu-tinh-chong-du-lua…
NHẬN XÉT : Một đất nước mà ng dân có nhiều tự do như vậy , bộ máy cầm quyền , dù do DÂN BẦU , khá vất vả . (Ở Pháp , trừ TT , Quốc Hội và hội đồng các địa phương - do dân bầu , còn lại là CÔNG CHỨC ĂN LƯƠNG gồm cả thủ tướng và các tổng trưởng) . Và ng dân Pháp cũng gặp khó khăn khi đình công liên miên . 
Tuy nhiên , như lịch sử đã chứng minh , con tàu Pháp vẫn tiếp tục lướt sóng dù gặp nhiều sóng to gió lớn . 
"Như tháng 5/1968 , tổng công đoàn CGT và FO và Liên đoàn quốc gia SV Pháp tổ chức các cuộc biểu tình và tổng đình công , chiếm đóng các ĐH và nhà máy khắp nước Pháp đến độ các lãnh đạo chính trị sợ rằng sẽ dẩn đến NỘI CHIẾN hay CÁCH MẠNG . Năm đó có 11 triệu công nhân tham dự , bằng 22/100 tổng số dân Pháp thời đó , trong HAI TUẦN LIÊN TIẾP . . . khiến TT De Gaulle giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử QH vào ngày 23/6/68 . Công nhân trở lại làm việc , và khi bầu cử QH tổ chức vào tháng 6 , đảng của De Gaulle lại càng mạnh hơn .
Bích chương vẻ một nhà máy bị chiếm với hàng chữ : tháng 5 1968 , bắt đầu của một cuộc tranh đấu lâu dài" .

Dịch từ bài 'May 1968 in France' trên wiki .
* Theo wiki , CGT là một trong số NĂM liên đoàn tại Pháp : đứng hàng ĐẦU trong các bầu cử nghề nghiệp năm 2008 , nhưng đứng thứ HAI về số đoàn viên (700-720.000) , sau liên đoàn CFDT - Liên đoàn Công nhân Dân chủ Pháp .