Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Sunday, September 25, 2016
HÌNH ẢNH RẤT NHÂN BẢN VỀ BẠO ĐỘNG Ở CHARLOTTE , TP LỚN NHỨT CỦA BANG NORTH CAROLINA .
CÁC NG TÌNH NGUYỆN ĐƯA NƯỚC UỐNG VÀ ĐỒ CHỐNG HƠI CAY (MẶT NẠ , SỮA MAGNESIA , VÀ DẤM) CHO NG NG BIỂU TÌNH TRONG LÚC HỌ RỜI CÔNG VIÊN RAMARE BEARDEN VÀ TUẦN HÀNH NGANG QUA TP CHARLOTTE , N.C. NGÀY 24/9 .
CÁC CƯ DÂN ĐỂ NƯỚC UỐNG VÀ PHẦN ĂN CHO NG BIỂU TÌNH TẠI CÔNG VIÊN MARSHALL , MỘT ĐIỂM TẬP TRUNG Ở MỘT KHU KHÔNG MUA BÁN (UPTOWN) CỦA TP CHARLOTTE NGÀY 24/9
MỘT NG TÌNH NGUYỆN LÀM 100 SANDWICH BƠ ĐẬU PHỘNG VÀ THẠCH DÀNH CHO NG BIỂU TÌNH TỤ HỌP Ở CV MARSHALL Ở TP CHARLOTTE NGÀY 24/9
CÔ JOY , MỘT CƯ DÂN CHARLOTTE VỚI KINH NGHIỆM VỀ Y KHOA , TRỢ GIÚP Y TẾ CHO MỘT NG BIỂU TÌNH BỊ MẤT NƯỚC TRẦM TRỌNG SAU KHI TUẦN HÀNH HƠN BA GIỜ , TẠI TP CHARLOTTE 24/9 .
MỘT SQ CỦA VỆ BINH QUỐC GIA MĨM CƯỜI CẦM HOA DO NG BIỂU TÌNH TẶNG TẠI TP CHARLOTTE NGÀY 24/9 .
TT Jacques Chirac, ảnh chụp tháng 11/1996.Gilles BASSIGNAC/Gamma-Rapho via Getty Images
Trong khi cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac đang được điều trị ở bệnh viện về bệnh viêm phổi, hai nhà báo Laureline Dupont và Pauline de Saint-Rémy vừa xuất bản cuốn sách kể lại chuyện tình bí mật của ông Chirac, lúc đó là thủ tướng Pháp. Theo đánh giá của tuần báo L’Express (số 3403, 21-27/09/2016), cuốn sách, tạm dịch Jacques và Jacqueline. Một người đàn ông, một người phụ nữ trước lý trí quốc gia, là một tác phẩm đầy thú vị thuật lại mối tình lãng mạn nhưng bị chính trị chi phối.
Năm 41 tuổi, đã kết hôn với Bernadette, Jacques Chirac, lúc đó là thủ tướng Pháp, ngã lòng trước một người phụ nữ khác. Jacqueline Chabridon, nhà báo của tờ Le Figaro. Bàlà vợ đầu của một chính trị gia đảng Xã hội, Charles Hernu. Tuần báo L'Express trích đăng một vài câu chuyện tình giữa hai người.
Jacques Chirac từng gọi điện gần nửa đêm cho chủ một cửa hàng quần áo cao cấp ở phố Faubourg-Saint-Honoré để mở cửa cho ông và một người bạn nữ đến sắm đồ. Người phụ nữ này không ai khác là Jacqueline Chabridon. Quá 11 giờ đêm, nhà báo của Le Figaro chọn xong chiếc áo len dưới ánh mắt trìu mến của thủ tướng Jacques Chirac. Nàng thủ thỉ : « Anh chiều em như một nàng công chúa ! Em như cô bé Lọ Lem của anh… ».
Người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp bình dân không có thói quen với những món đồ đắt tiền như vậy, cô trở thành một người tình được cưng chiều trong vòng tay của một nhân vật quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo, một người đàn ông đầy quyền lực, muốn "mua tiên cũng được". Cô chỉ còn biết tận hưởng niềm hạnh phúc bị cấm đoán. Trong khi đó, Jacques Chirac bị nàng người mẫu hớp hồn. Chiếc áo xa xỉ hợp với cô đến nhường nào.
Hình ảnh của Jacqueline Chabridon còn gắn liền với Jacques Chirac trong các hoạt động chính trị. Ông không ngần ngại đưa nhà báo của Le Figaro đến gặp gỡ các chính trị gia vào cuối tuần tại dinh thự ở Poitou của một nữ cố vấn. Thủ tướng Pháp thời đó còn bỏ thói quen quần là áo lượt để mặc chiếc quần bò (jean) mà người yêu đã tặng, và ông đã dạo chơi ở thành phố cảng La Rochelle với bộ tóc giả. Nhóm cận vệ phải giả vờ không quen biết dù mắt luôn lén nhìn đôi tình nhân.
Chuyện tình bí mật của hai người cuối cùng cũng bị Le Nouvel Observateur phát hiện. Tuần báo có số lượng phát hành 450.000 số mỗi tuần dự định đăng một bài báo nhỏ với dòng tựa : « Căn hộ nhỏ của ngài thủ tướng ». Vấn đề ở chỗ, căn hộ là nơi gặp gỡ của đôi tình nhân lại được thanh toán bằng chi phí của phủ thủ tướng, điện Matignon.
Dù tác giả bài viết không có ý định nêu đích danh tên đồng nghiệp bên báo Le Figaro, nhưng chuyện này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh một người cha mẫu mực của Chirac. Người dân Pháp sẽ nghĩ gì ? Jacques sẽ phản ứng ra sao ? Còn Bernadette nữa ? Cuối cùng, nhờ sự can thiệp của Henry Chapier, nhà báo của tờ Quotidien de Paris và cũng là một người bạn của Jacques Chirac, bài báo đã không được đăng như dự kiến.
Sau sự kiện này, Jacques Friedmann, chánh văn phòng thủ tướng, phải lên tiếng : « Jacques, anh phải ngừng các chi phí này lại ». Đúng là tình hình bi quan hơn ông tưởng. Cố vấn của thủ tướng, bà Marie-France Giraud, cũng thêm vào : « Những quan hệ bên ngoài, người ta có thể có, nhưng nếu được thì đừng lộ liễu như vậy ».
Chuyện tình của Jacques Chirac cũng đến tai tổng thống Giscard d'Estaing và chủ tịch nhóm Những Người Cộng Hòa độc lập ở Hạ Viện. Thủ tướng Pháp phải chấm dứt mối quan hệ này trước khi vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, ông Chirac cần phải rảnh tay để chuẩn bị cho sự ra đời của đảng Tập Hợp Vì nền Cộng Hòa (Rassemblement pour la République). Văng vẳng trong tâm trí của Jacques lúc đó là lời mẹ ông dặn nàng dâu Bernadette : « Con gái à, trong gia đình chúng ta không có chuyện ly hôn ! » Thế mà, ông từng nghĩ tới việc ly hôn Bernadette để cưới Jacqueline.
Chirac là vậy, ông là người nồng nhiệt, xung động, thất thường và đôi khi tình cảm lấn át tâm trí ông. Nhưng ông thường tỉnh táo trở lại. Đúng là ông không muốn đấu tranh vì một cuộc hôn nhân. Thế nhưng, ông lại muốn người khác để ông tự xử lý tình cảm theo cách ông muốn. Sau khi trút tức giận vào chiếc bật lửa, ông thốt lên : « Nhưng cũng phải để cho tôi sống chứ ! »