Monday, December 5, 2016

Thư của TBT báo Đại Đoàn Kết Lý Tiến Dũng tố Ban Tuyên giáo TW

Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, December 6, 2016 | 6.12.16


LTSHôm 14.1, Diễn Đàn có giới thiệu trong mục Thấy trên mạng bài viết mang tựa đề Phó ban tuyên giáo trung ương bị…”tố”, của một blog trong nước (dẫn theo Viet-studies), trong đó tác giả thuật lại việc tổng biên tập tờ Đại Đoàn Kết, ông Lý Tiến Dũng, phản ứng với cấp trên về việc báo Đại Đoàn Kết bị ông Hồng Vinh, phó trưởng ban Tuyên giáo, phê phán việc tờ báo đã dám đăng thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối vụ phá hội trường Ba Đình. Dưới đây, chúng tôi xin đăng lại toàn văn để bạn đọc làm tài liệu tham khảo. Báo Tuổi Trẻ hôm nay mới đưa tin ông Hồng Vinh vừa được điều động sang làm phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thông tin đối ngoại trung ương và phó chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương. Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho biết ông vừa được cho về nghỉ hưu…
Nhà báo Lý Tiến Dũng. Ảnh: Mai Thanh Hải.
Nhà báo Lý Tiến Dũng. Ảnh: Mai Thanh Hải.
Hà nội, ngày 10 tháng 12 năm 2007

Kính gửi:
  • – Đ/c Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
  • – Đ/c Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
  • – Đ/c Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương
  • – Đ/c Phạm Thế Duyệt, Bí thư Đảng Đoàn Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam
Tôi ký tên dưới đây là Lý Tiến Dũng, Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết, đảng viên 26 tuổi Đảng. Xin kiến nghị về một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong quá trình kiểm điểm một số việc theo thông báo của Văn phòng Trung ương, tôi có nhận được văn bản số 46-BC/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó ban Hồng Vinh ký. Văn bản này đóng dấu “Mật”, nêu một số vấn đề về báo Đại Đoàn Kết, và nhận xét về Ban biên tập báo. Một văn bản với những lời lẽ ngây ngô về chính trị, lại rất hách dịch chụp mũ (kiểu thường thấy ở những người có kiến thức rất hạn chế, nhưng lại thích thể hiện quyền lực) che giấu một động cơ thiếu minh bạch. Đồng thời với việc này, một số người còn yêu cầu truy cứu lý lịch và quy trình bổ nhiệm tôi vào cương vị Tổng biên tập. Việc đào bới xoi mói lý lịch đảng viên như vậy, theo tôi, là thiếu tôn trọng sự quản lý của Đảng Đoàn, của Uỷ Ban Trung ương MTTQVN và tập thể báo Đại Đoàn Kết, nếu chưa muốn nói là vô nguyên tắc và trịch thượng. Những hành vi đó thật không thích hợp khi xử lý loại công việc đảng vụ như thế này. Tôi đã ở trong nghề báo hơn 15 năm, cộng với quá trình làm công tác chính trị khi còn ở Quân đội Nhân dân Việt Nam, tính ra cũng đã gần 25 năm, chưa bao giờ thấy một cơ quan tham mưu cho Đảng lại có cách hành xử kém cỏi như vậy.

Cách thể hiện ý tứ, chữ nghĩa như trong công văn 46-BC/BTGTW là điều không nên có trong các văn bản phát xuất từ cơ quan tham mưu của Đảng, nhất là tham mưu về tư tưởng lý luận, thường xuyên phải làm việc với đội ngũ trí thức, những người có học và có quá trình cống hiến. Đặc biệt khi nhận xét về công tác quản lý của Đảng Đoàn, Uỷ Ban Trung ương MTTQVN và những người được Đảng Đoàn, tập thể tín nhiệm cử giữ cương vị đứng đầu Báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận của Mặt Trận, mà tiền thân của nó là tờ báo Cứu Quốc, nay đã 66 tuổi, càng rất không nên sử dụng một phong cách ngôn ngữ hồ đồ như vậy.

Trước hết, xin được nhắc lại một sự việc liên đới trực tiếp đến người đã ký văn bản số 46-BC/BTGTW này, để các đồng chí suy nghĩ và cân nhắc. Con người này, đã từng vì lợi ích cá nhân, cản trở báo chí không cho đăng tải tin tức về một vụ hiếp dâm trẻ con (vụ án Lương Quốc Dũng) thì không thể có tư cách giáo dục tư tưởng đối với người khác, huống chi là giữ vị trí quản lý báo chí. Công luận không hiểu được vì sao một con người đầy tai tiếng như vậy, đã quá tuổi nghỉ hưu, mà vẫn được sử dụng, lại còn tiếp tục được giữ vị trí Phó ban Tuyên giáo Trung ương ??!

Đất nước ta đang phải đối diện với nhiều vấn đề nan giải về tư tưởng, lý luận, báo chí và truyền thông. Đảng và Nhà nước đang huy động tất cả tinh tuý của đội ngũ trí thức, những người tâm huyết với sự nghiệp này để cùng nhau kiến giải và tìm ra định hướng tốt nhất cho công cuộc đổi mới đất nước. Anh em làm báo chúng tôi cũng đang góp tay góp sức vào công việc ấy. Tôi nghĩ kiểu đe nẹt, ngăn chặn báo chí một cách vô lối như trường hợp không cho đăng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua, bằng động tác nhắc nhở “dù là ai cũng không được đăng, phát” (Bản thông tin công tác tuần số 39 của Ban Tuyên giáo Trung ương) là điều không nên. Cho đó là “kỷ luật thông tin” lại càng không nên. Là người có học, biết trọng đạo lý, tâm huyết với lý tưởng từ ngày vào Đảng, tôi có đủ lòng tin để nghĩ rằng trên đất nước này, bây giờ và mãi mãi sau này, không ai có thể quở trách chúng tôi vì đã đăng bức thư của một con người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đảng Cộng sản Việt Nam không giáo dục các đảng viên của mình thấy việc hợp với đạo lý mà không làm. Đảng cũng chẳng bao giờ muốn các đảng viên của mình ra mệnh lệnh hoặc tuân thủ mệnh lệnh một cách máy móc, như những người máy. Tôi được biết để tạo thêm lý do “nghiêm trọng” cho việc xúc tiến kiểm điểm và “xử lý” báo Đại Đoàn Kết vừa qua, anh Hồng Vinh còn gửi kèm theo công văn số 46 một số đơn nặc danh, vu cáo Ban biên tập báo nhiều điều, trong đó có việc “tập hợp lực lượng”, “liên hệ với những người có vấn đề về chính trị”, gặp gỡ Câu Lạc bộ Thăng Long… Đây là lối chụp mũ vô tổ chức lẽ ra không nên có trong một cơ quan như Ban Tuyên giáo Trung ương.

Nhân đây, tôi cũng xin phản ánh: Dư luận hiện nay trong nhân dân, trong đội ngũ trí thức, văn nghệ, báo chí… ngày càng nhiều và bất lợi, khi chúng ta quy tụ về để giữ các vị trí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương quá nhiều những người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ ở các nơi khác. Tôi tin vào sự cân nhắc, lựa chọn của Đảng, nhưng nếu thực sự có quá nhiều dư luận phản ánh thì Trung ương cũng nên xem lại, bởi vì để như vậy vừa gây khó cho đồng chí Bí thư Trung ương phụ trách Trưởng Ban, vừa làm tăng thêm sự thiếu nể trọng trong tất cả các lực lượng đang làm việc dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương, một bộ máy tham mưu giúp việc cho Đảng có độ dày truyền thống từ trong chiến tranh, và qua bao thăng trầm của công cuộc Đổi mới.

Sức mạnh của Đảng chỉ có được từ lòng tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo đất nước. Trong thời bình, mà nhất là trong giai đoạn đổi mới, hội nhập hiện nay, lãnh đạo càng ít mệnh lệnh, càng tăng cường phương pháp thuyết phục, nhất là đối với những người có tri thức, thì chắc chắn vị thế của Đảng sẽ ngày càng cao hơn trong lòng dân tộc. “Mệnh lệnh”, hay “kỷ luật thông tin” được nhân danh để sử dụng một cách thiếu thận trọng, hàm hồ, lồng ghép cá nhân vào đó chính là một biểu hiện ấu trĩ về chính trị, chính là làm suy yếu chứ không phải tăng cường sức mạnh của nguyên tắc tập trung dân chủ. Nó chỉ làm thất vọng những người có tâm huyết với sự nghiệp Đổi mới, và làm chỗ dựa cho những kẻ xấu, bất tài, hám danh lợi quyền chức, làm suy yếu tinh thần cộng sản trong Đảng.

Mấy lời đóng góp và kiến nghị thẳng thắn, nếu có chỗ nào không phải, rất mong các đồng chí bỏ qua. Kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ để ngày càng phục vụ tốt sự nghiệp Đổi mới của toàn Đảng, toàn dân.

Người kiến nghị,

Lý Tiến Dũng

TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT
(Ba Sàm)  
-------------------------
Huy Đức - Lý Tiến Dũng
“Tôi có nhận được văn bản số 46-BC/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó ban Hồng Vinh ký. Văn bản này đóng dấu ‘Mật’, nêu một số vấn đề về báo Đại Đoàn Kết, và nhận xét về Ban biên tập báo. Một văn bản với những lời lẽ ngây ngô về chính trị, lại rất hách dịch chụp mũ (kiểu thường thấy ở những người có kiến thức rất hạn chế, nhưng lại thích thể hiện quyền lực) che giấu một động cơ thiếu minh bạch”.

Thật khó để tin người có những lời lẽ đanh thép trên đây là Tổng Biên tập của một tờ “lề phải”: báo Đại Đoàn Kết. Làng báo từng ghi danh những TBT cương trực như Tô Hòa, Võ Như Lanh, Vũ Kim HạnhNguyễn Thế ThanhTâm Chánh, Nguyễn Công Khế… những người luôn đối diện với những vấn đề nóng bỏng của đất nước và sẵn sàng tranh luận với các Ban Tuyên giáo, từ Trung ương tới Thành ủy, nhưng vỗ vào mặt một phó ban tuyên giáo đương nhiệm như vậy thì chỉ có Lý Tiến Dũng.

Vậy mà anh đã ra đi chiều qua, 17:42, ngày 4-12 (1959 – 2016).

Biết bệnh từ 26 Tết năm ngoái mà Dũng và gia đình giấu. Vợ anh, Nông Thanh Vân nói, “Anh ấy luôn sợ phiền bạn bè”. Anh trai Dũng, nhà báo Lý Chánh Dũng cho biết, khi phát hiện Dũng bị ung thư thận, bác sỹ khuyên anh, nếu mổ cắt một quả thận thì có khả năng sẽ sống thêm được 20 năm nhưng Dũng không cho Tây y can thiệp.

Mời xem Video: Tướng Nguyễn Chí Vịnh trỗi dậy: Phải tiến hành đổi tiền nếu không QĐ sẽ làm chính biến?

Lý Tiến Dũng đúng là người luôn tự mình quyết định cuộc đời mình, ghế cũng thế mà chết cũng thế.

Năm 2007, nếuTBT Lý Tiến Dũng không có bức thư phản pháo ban Tuyên Giáo có thể Dũng đã không mất chức. Năm 1992, nếu đại úy Lý Tiến Dũng không có những lời vỗ mặt khi một đại tướng xúc phạm đến gia đình anh (anh là con trai cụ Lý Chánh Trung) có thể anh đã lên tướng…

Dũng làm báo sau tôi nhưng chúng tôi, tuy có nhiều điểm khác nhau, nhanh chóng trở thành đồng nghiệp cùng “xông pha lửa đạn” với nhau. Cái cách Dũng vung bút cũng tới tận cùng như cái cách anh ôm cây đàn ghi-ta để hát “Trần Trụi 87; Chiếc Vòng Cầu Hôn hay Giấc Mơ Chapi…

58 tuổi là già hay trẻ. 58 năm là ngắn hay dài. Cuộc đời của của một con người chưa hẳn kết thúc khi họ ra đi bởi có những người sẽ còn sống rất lâu trong lòng bạn bè, đồng nghiệp.

Tâm có. Trí có. Dũng có. Lý Tiến Dũng sẽ là một tên tuổi còn được nhắc nhiều trong làng báo. Thanh thản mà đi nhé, Dũng ơi.

Huy Đức
(FB. Huy Đức)
Số đông Trí, Phú, Địa, Hào đi theo Việt Minh

Đăng bởi Tiểu Nhi on Saturday, December 3, 2016 | 3.12.16


Ngày 25 tháng 8 năm 1945 có tin Việt Minh đã cướp được chánh quyền ở Bến Tre, tỉnh trưởng Phan Văn Chi đầu hàng. Ấp An Hoà cùng cả làng An Bình Tây của tôi sôi sục chuẩn bị tham gia cướp chánh quyền thị trấn Ba Tri. Các đảng viên cộng sản công khai đứng ra nhân danh Mặt trận Việt Minh cắt đặt việc mua vải, giấy hai màu đỏ, vàng để may và dán cờ đỏ sao vàng, tổ chức các đội võ trang với dáo mác, gậy gộc.
Cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945. Ảnh: internet
Cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945. Ảnh: internet
Chú thợ hồ Hai Dần là bí thư chi bộ, bác giữ vịt Tư Nay là phó bí thư chi bộ, không xưng danh cộng sản mà là Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, ngồi vào những chiếc ghế mới hôm qua còn là của Hương Cả, Hương Chủ trong Nhà Việc (trụ sở Ban Hội tề), chỉ đạo hoạt động cách mạng. Suốt đêm tiếng hô tập đi theo nhịp “một hai ” làm cho bọn con nít chúng tôi cũng không thể chợp mắt.

Vừa rạng sáng, tất cả được tập hợp xếp hàng theo từng khối để tiến ra thị trấn. Điều đáng nói là dẫn đầu các khối đều là các trí, phú, địa, hào của ấp, của xã: Trịnh Văn Vinh đại địa chủ, nguyên Chánh lục bộ; Võ Văn Di địa chủ, nguyên Hương Trưởng; Trịnh Văn Khâm sinh viên, con trai của ông Hương Cả Nghi; Huỳnh Dư Bì sinh viên, con trai ông Hội đồng Thuần; Ba Phán con trai địa chủ Tím; Sáu Sinh địa chủ, nguyên thư ký quận trưởng Ba Tri…

Do đâu mà những người này hăm hở lao vào dòng thác cách mạng do cộng sản lãnh đạo? Bởi vì từ ngày 19– 5– 1941 tại Pắc Bó tỉnh Cao Bằng, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 của Đảng cộng sản Đông Dương đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh với Cương lĩnh:

“Không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh thì được gia nhập”. Mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh là: “Cùng nhau đánh đuổi Nhật, Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên nước Việt Nam Dân Chủ, Cộng Hòa”.

Nội dung đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết của mọi người Việt Nam yêu nước. Đảng cộng sản đã giấu biệt lá cờ búa liềm, cờ đỏ sao vàng, họ không hô hào làm cách mạng vô sản mà kêu gọi giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân! Vài phút sau khi đoàn An Bình Tây lên đường, Huỳnh Dư Khải (con ông Hương cả Khiêm, cháu ông Hội đồng Thuần) bạn học cùng lớp nhứt với tôi chạy tới, gọi bọn nhóc chúng tôi như Võ Minh Triết, Trịnh Hoành Sang, Nhiều, Điểu, Thưởng, Trắc… kéo theo người lớn làm “khởi nghĩa”.

Chúng tôi đến thị trấn Ba Tri thì thấy hàng ngàn người, cờ xí, biểu ngữ từ nhà lồng chợ đi tới dinh quận. Đứng trên cái bàn cao, xung quanh có dân quân bảo vệ, ông Lê Văn Lượm bí thư quận ủy, chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa đọc tờ hiệu triệu viết sẵn. Đọc xong bản hiệu triệu, ông thông báo ta đã chiếm trại bảo an và trại cảnh sát, ông quận Trực xin đầu hàng.

Tiếp theo đó, ông Võ Châu Thành phó bí thư quận ủy, phó ban khởi nghĩa, nhân danh chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng và ông Nguyễn Chí Khải ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, nhân danh Chủ tịch Mặt trận Việt Minh ra mắt đồng bào. Mô hình “hệ thống tòan trị” này đã được giữ y cho tới hôm nay: Bí thư của Đảng là quan chức quyền lực số 1 đứng trên các tổ chức chính quyền và mặt trận. Phó bí thư của Đảng là nhân vật quyền lực số 2 được giao trách nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban hành chánh (nay là Ủy ban Nhân dân); các Ủy viên Ban Thường vụ của Đảng làm chủ tịch Mặt trận và chủ tịch các đoàn thể…

Ngay sau ngày cướp chính quyền, chủ tịch Võ Châu Thành ký lệnh tử hình không cần xét xử đối với những người bị gọi là “có nợ máu đối với nhân dân” như Cai tổng Đặng, Cai tổng Bang, Biện Ký, Đội Xôm, Hương quản Nhường, Hương quản Lầu… Sau này được biết, ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta đã có nhiều người bị giết, trong đó có những nhà ái quốc, nhà văn hóa nổi tiếng như Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Phạm Quỳnh…

Mời xem Video: TBT Nguyễn Phú Trọng đột ngột ra nước ngoài chữa bệnh khi có lệnh điều tra Võ Kim Cự?


Sau khi Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, các tổ chức Đảng ở huyện Ba Tri, Bến Tre vẫn giữ nguyên vai trò lãnh đạo như cũ, chỉ khác trước là không họp chi bộ công khai ở cơ quan. Trả lời báo chí trong và ngoài nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Tôi chỉ có một Đảng – Đảng Việt Nam”. Các cán bộ cũng như người có học ở quê tôi đều biết rõ sự thật là Đảng chỉ giả vờ giải tán, nhưng không ai chê trách Cụ Hồ nói dối mà ngược lại đều khen “Cụ Hồ mình khôn khéo quá”.

Tống Văn Công

(Viet-studies)
ĐỊNH MỆNH NGHIỆT NGÃ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 
Vì thấy tai họa hay chiến tranh liên tiếp đổ lên đầu dân Việt , đặc biệt là từ năm 1945 đến giờ , hôm nay , tôi dựa vào Numerology (Lý Thuyết Số) để phân tách tên của nước ta bằng bao nhiêu ?
Thay thế các chữ bằng trị số tương ứng * , tôi thấy :
Việt = 6 + 1 + 5 + 4 = 1 + 6 = 7
Nam = 5 + 1 + 4 = 10 = 1 + 0 = 1 
Tổng cộng : 7 + 1 = 8 .
Theo Numerology , số 8 tượng trưng cho TRẢ NỢ DỒN .
Dù tôi đã nhiều lần giải thích ý nghĩa này trên FB , tưởng cũng nên nhắc lại .
Theo khoa tử vi Numerology thì người nào hay thực thể * (entity) có ngày sinh hoặc có tên bằng 4 , 8 ,13 , 17 , 22 , 26 , và 31 thì sẽ có định mệnh như sau : linh hồn của người hay thực thể này đã nghĩ rằng họ có nhiều nợ nần cần phải trả dứt điểm - những nợ này đã bị TRÌ HOẢN trong những kiếp trước đây của họ ; vì vậy họ hay thực thể này đã chọn ra đời vào các ngày kể trên (hay mang một tên cộng lại bằng các số trên) để giải quyết dứt điểm nợ này . Đây là hình thức trả nợ dồn , để kiếp sau được thanh thản . Cũng giống như người sinh viên không chịu thường xuyên học tập , khi ngày thi sắp tới đã quính quán , bỏ tất cả vui chơi , học ngày học đêm để chuẩn bị cho ngày thi . Những ng buôn bán ở VN , thường dành hai tuần lễ cuối cùng trong năm âm lịch để cố gắng trả hết nợ cũ , để năm mới thanh thản hơn .
* Theo quyển Linda Goodman's Star Signs , mỗi chữ trong bộ chữ cái/alphabet đều có một trị số tương ứng như : a = 1 , b = 2 , c = 3 , d = 4 , e = 5 , f = 8 , i = 1 , j = 1 , k = 2 , l = 3 , m = 4 , n = 5 , o = 7 , p = 8 , q = 1 , r = 2 , s = 3 , t = 4 , u = 6 , v = 6 , w = 6 , x = 5 , y = 1 , và z = 7 . (Ở sách khác , các trị số này sẽ khác) .
** Theo Numerology , thực thể (entity) không chỉ tượng trưng cho con người mà còn tượng trưng cho đồ vật hay sự vật độc lập , khác biệt với các thực thể khác . Ví dụ một nước (France , USA , Australia, v.v...) , một tổ chức (United Nations) , một cơ quan (CIA) , một công ty (Wal-Mart , Apple) , một cửa hàng , một quyển sách (Les Misérables) , một cuốn phim (Ben-Hur) , v.v... đều là thực thể vì có TÊN GỌI RIÊNG , không thể trùng lắp với thực thể khác .
Muốn tìm hiểu xem về Numerology , xin đọc các sách về khoa tử vi này , đặc biệt là các quyển như Linda Goodman's Star Signs . . .
NÓI THÊM : Theo Numerology , tên nước Pháp cộng lại bằng 6 , rất may mắn . Canada và Nam Hàn (tên cộng lại bằng 15) cũng may mắn nhưng ko bằng Pháp . Nước Mỹ thì xếp vào loại Bánh Xe Định Mệnh (Wheel of Fortune) nghĩa là tốt nhứt và xấu nhứt đều có : hôm nay , bánh xe ngừng ở số 0 nhưng ngày mai , sẽ ngừng ở số 100.000 hay 1.000.000 . Ngay tại thung lủng điện tử , kế bên biệt thự lộng lẫy của các đại gia như Facebook , HP , Apple , Google , v.v... là những túp lều của homeless
.