Monday, December 12, 2016

Đường Tự Do tại Sài Gòn năm 1961 

Chuyện vui về lính Bắc vô Sài Gòn 30 - 4

Đăng bởi Elvis Ất on Tuesday, December 13, 2016 | 13.12.16


[​IMG]

 Phải ăn hết cái l. trâu ấy !

 Đợt đánh cứ điểm Xuân Lộc, anh em “làm báo” chúng tôi được ở hầm chỉ huy của sư trưởng Nam Phong, cùng nhau ở một chỗ nên rất vui .Hầm chỉ huy do công binh đào rộng bằng căn nhà 20 mét vuông. Trong hầm bố trí điện đàm hiện đại. Sư trưởng ngồi với tấm bản đồ mặt trận trải trên chiếc bàn tre. Ông chỉ huy từng mũi tấn công. Ông cứ nói như nói với chúng tôi, không cần ống nghe, ở ngoài chiến hào các chính trị viên, tiểu đoàn trưởng vẫn nhận được lệnh. Họ báo cáo về, chúng tôi cũng nghe oang oang rất rõ.  Đêm đầu tiên đánh cứ điểm Xuân Lộc, bộ đội ta mấy lần ôm bộc phá vào mở cửa mở, những địch bắn rát quá, thương vong nhiều .Sư trưởng Nam Phong hét lên,chỉ huy hết mũi tiến công này đến mũi tiến công khác. Ông đang chỉ huy trận đánh mà nói năng rất tếu . Sư trưởng điện cho anh Đình chính trị viên D2( tiểu đoàn 2): “Cái chốt bằng cái lồn trâu ấy mà một ngày rồi các anh không ăn được à? Tôi ra lệnh nội đêm nay phải ăn cho hết cáo lồ. trâu đó , nghe rõ chưa !”.Anh Đình báo cáo” Nghe rõ ạ! Tuân lệnh!”. Câu ra lệnh làm  mọi người trong hầm chỉ huy ôm bụng cười, nhưng không ai dám cười to

 Việt Cộng mà cũng  ghiền thịt cầy, hay quá ba heng!

 Vô Sài Gòn, Ban chính trị chúng tôi ở số nhà 11, hẽm Cây Điệp, đường Nguyễn Đình Chiểu. Hôm trước  hành quân vào Sài Gòn, chúng tôi thấy trên đường có rất nhiều quán quảng cáo “ A, đây rồi ! Cầy tơ bảy món”, nên hôm sau  mấy anh dân Bắc Kỳ  thèm cầy tơ , bèn rủ nhau đi kiếm. Khoảng chín giờ đêm, sinh hoạt đơn vị xong, tôi và anh Lạc lẻn ra phố. Bây giờ là giờ thiết quân luật , nên khi nghe chúng tôi gõ cửa bảo :” Quân giải phóng đây”, thì chủ nhà  chủ nhà cửa ra, mặt mày xanh lét, vì sợ ! Nhưng nghe chúng tôi hỏi: “ Có thịt cầy và rượu bán không bố ? “, thì  ông tròn xoe mắt ngạc nhiên, rồi mỉn cười xởi lởi. Không hiểu sao mấy hôm chiến sự căng thẳng thế mà quán này vẫn có  thịt cầy và rượu . Ông chủ quán hỏi các chú cần món gì. Chúng tôi  kêu vài món thịt phay, thịt hong…  Ông gọi đứa con gái dậy, vào bếp thái chặt, rồi bưng ra, gói thịt và rượu cho bộ đội. Không biết giá bao nhiêu, nhưng lần đầu nên chúng tôi trả 500 đồng tiền ngụy, ông không lấy ( phụ cấp của chúng tôi mỗi người được 2000 đồng tiền ngụy một tháng. Hai ngàn đồng lúc đó có thể mua được gần tạ gạo ) .Anh Lạc liền rút tờ tiền Cụ Hồ  10 đồng của miền Bắc, mà anh mang giữ như một kỷ vật  suốt bảy năm vào chiến trường ra biếu ông! Tờ Cụ Hồ 10 đồng lúc đó có thể mua được một chiếc đồng hồ Orien “ba của sổ” ! Ông chủ quán cầm tờ tiền run run ấp vào ngực, rồi cám ơn rối rít. Chúng tôi ra khỏi cửa còn nghe vọng tiếng cô gái :”Việt Cộng mà cũng  ghiền thịt cầy, hay quá ba heng !”.

 Anh Khôi ơi, kim cương , kim cương

 Bộ đội giải phóng đa phần là thanh niên học cấp 2 cấp 3 làng quê miền Bắc Họ lớn lên ở nông thôn, vào chiến trường lại ở rừng núi , nên vào  Sài Gòn  anh em rất bỡ ngỡ. Có chuyện vui mà mỗi lần nhớ lại tôi lại cười một mình. Cậu y tá tên  Thành, người Thái Bình ở trung đoàn bộ được điều đi giúp tôi là “nhà báo” ở Ban chính trị đi nhận giấy in về in bản tin. Chúng tôi gọi một chiếc xe lam. Hồi đó , đang quân quản, nên bộ đội gọi xe nào xe đó vui vẻ phục vụ, sau đó chủ xe được cấp một giấy chứng nhận:” Đã phục vụ quân giải phóng” việc này việc kia, trong thời gian…  do sư trưởng Nam Phong ký, chẳng phải trả tiền nong gì cả . Khi ra đường thấy chiếc xích lô máy chở nước đá cây  lóng lánh bảy sắc cầu vồng trong nắng Sài Gòn, đứng ngồi trên xe lam, Thành níu vai tôi la toáng lên “: Anh Khôi ơi ! Kim cương! Kim cương nhiều chưa kìa!”. Tôi nín cười mắng cậu ta :” Đồ ngốc, đó là nước đá, họ làm lạnh đông nước thành đá !”.Nhưng khi hiểu ra, chính cậu ta lại là người sáng kiến lấy giấy báo để ủ để nước đá lâu tan.

     Thua rồi còn ngoan cố!

 Ngày 30/4/1975, dọc các con đường từ Biên Hòa vô Sài Gòn hay từ Thủ Dầu Một về Sài Gòn, lính Sài Gòn chạy từng tốp hoảng loạn, họ cởi bỏ súng đạn, quân trang, quân dụng vất ngổn ngang dọc đường như rác. Cả những chiếc xe máy Nhật Honda dam, Honda68. Có chiếc xe vứt bên đường máy đang nổ.Nắng tháng Tư chói chang.

Một đơn vị lính giải phóng hành quân bộ dọc đại lộ Biên Hòa. Một người lính thấy chiếc xe máy Honda dam sơn còn mới, liền cưỡi lên đạp máy chơi. Đạp hoài , đạp hoài xe không nổ. Vì anh bộ đội không có chìa khóa để mở. Anh bộ đội liên xô chiếc xe sang bên đường, rồi lia một loạt AK vào chiếc xe máy, chửi :

Đ. mẹ mày! Thua rồi còn ngoan cố !

 Gió mùa đông-bắc rồi bây ơi!

 Tối 30-4, chúng tôi hành quân vào ngủ ở một chung cư bốn tầng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1. Chung cư này lính Mỹ ở, họ đã di tản hết. Quần áo rách, giáy má, cặp tài liệu tung tóe khắp nơi. Nhiều nhất là các tạp chí Play Boy in đầy ảnh con gái  hở hang đầy ngập các phòng.

Không có giường, lại không có chỗ mắc võng, anh em chúng tôi bấm đèn pin vơ giấy má vun lại rồi trải võng lên trên, nằm ngủ.Điện đóm bị hư nên tối om.  Sài Gòn  đang mùa khô, trời nóng lắm. Ngủ được một giấc, thức dậy tôi bấm đèn pin thấy cái máy điều hòa nhiệt độ ngay cạnh. Tôi đã từng đi thực tập ở Khách sạn Phú Gia, Hà Nội thời sinh viên, lại biết tí chút tiếng Anh, nên tôi bật lên, đặt chế độ “lạnh nặng”, rồi trùm chăn ngủ. Tôi đang ngủ thì bỗng có đứa kêu lên:” Gió mùa đông-bắc, lạnh quá bây ơi!”. Thế là cả đơn vị đều thức dậy, lấy võng trùm ngang người, ngồi cho đỡ lạnh. Tôi  trở người, nhẹ nhàng tắt cái điều hòa, rồi nằm tiếp. Một lúc sau. Mấy đứa kêu lên :” Hết  rét rồi. Gió mùa gì mà nhanh hết vậy ?”

 Bệ cầu nuôi cá lóc

Mời xem Video: Bộ Chính trị cảnh cáo Nguyễn Phú Trọng tội ăn nói tào lao để chia rẽ nội bộ Đảng


 Anh Diên người Tày , quê Lạng Sơn là anh nuôi đơn vị tôi . Ngay buổi sáng 1.5 .1975  đi chợ mua chục con cá lóc . Anh về đếm mãi vẫn cứ 12 con, bèn lật đật ra chợ tìm cho được bà bán cá trả lại hai con vì “ tội người ta”, “ buôn bán kiểu này thì lời cái gì”. Khi anh tìm được bà bán cá , bà cười toáng lên:” Chú giải phóng ơi, “một chục” ở đây là 12 chứ không phải mười nghen !”. Anh về kho nấu bữa tối , còn hai  con cá để lại ngày mai , anh cho vào chỗ bệ cầu vì thấy ở đó có nước ! Sáng mai anh đi bắt cá để nấu cháo thì cá không còn nữa. Anh đi báo cáo thủ trưởng, tưởng có người làm mồi nhậu ban đêm. Đến nơi ai cũng ôm bụng  cười vì cá thì mất , mà cầu thì tắc , phải nhờ ông thợ hàng xóm sang thông hộ.

Ngô Minh

(Blog Ngô Minh)
Trưởng Ban Tổ Chức TW Phạm Minh Chính đi Trung Quốc làm gì?

Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, December 12, 2016 | 12.12.16


Hôm nay truyền thông chính thức loan tin ông Phạm Minh Chính, Ủy Viện Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, đang thăm Trung Quốc và gặp ông Lưu Vân Sơn, thường trực ban bí thư, nhân vật số 4 của Đảng CSTQ.


Giới quan sát chính trị Việt Nam ít ai chú ý đến ông Phạm Minh Chính cho đến khi ông này vào Bộ Chính Trị, tuy nhiên trong quá trình quan sát đảng CSVN, tôi cũng có chú ý đến ông

1/ Vài nét về ông Phạm Minh Chính.

Tôi đánh giá ông là một nhà kỹ trị, từng được đào tạo bài bản chuyên nghiệp từ khi còn trẻ và tại Đông Âu

Có thể nói so với nhiều quan chức cấp cao của đảng CSVN hiện nay, ông Phạm Minh Chính là người chứng kiến tận mắt nhiều vấn đề cải cách của các nước Đông Âu từ độc tài chuyển hóa sang dân chủ, khi ông đảm nhiệm vị trí Đại sứ tại Rumani từ năm 1989 đến năm 1995

Trong suốt quá trình học tập và làm việc, khác với một số quan chức cấp cao khác, ông Chính là phó giáo sư và tiến sĩ Luật, không phải ở chuyên ngành xây dựng đảng hay Mác-Lê Nin

Dưới thời ông Chính làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, người dân Quảng Ninh có nhiều thiện cảm với ông khi ông đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh vùng biên phức tạp trở thành một địa phương phát triển nhanh, mạnh với nhiều chính sách cải cách như thi tuyển lãnh đạo cấp sở, cải cách hành chính và chính quyền điện tử, cải tạo hạ tầng các vùng sâu vùng xa như huyện đảo Cô Tô...

Giới am hiểu triều chính đánh giá ông Chính là người kín kẽ, ít dây dưa vào các scandal như nhiều quan chức khác, có tư duy quản lý, tổ chức và hoạch định chính sách và biết quân bình lợi ích giữa các phe phái khi cần

Với vị trí là trưởng ban tổ chức Trung Ương, được coi là ghế quyền lực thứ 8 trong Bộ Chính Trị, vì theo quy trình làm nhân sự của đảng, Ban Tổ Chức TW là nơi lập tờ trình đầu tiên để các khâu sau phê chuẩn cho các chức danh hàm cục, vụ trưởng và tương đương trở lên

2/ Tiếp tục tiến xa hơn ?

Trong bối cảnh Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có tin hành lang là chỉ ngồi từ 2-4 năm nữa thì vấn đề ai sẽ là tổng bí thư sau đó được coi là vấn đề quan trọng, không chỉ của đảng và còn là sự quan tâm của nhân dân và các cường quốc như Trung - Mỹ

Ngoài những gương mặt đang có quyền lực và được đánh giá là tốp 1 như ông Trần Đại Quang và ông Đinh Thế Huynh thì tốp 2 gồm các ông Hoàng Trung Hải , Võ Văn Thưởng, Phạm Minh Chính,..

Nếu tin tức tôi được nghe về việc quy định mới của đảng là muốn lên chức tổng bí thư thì phải kinh qua chức vị bí thư tỉnh ủy là đúng thì coi bộ tốp 2 có lợi thế hơn tốp 1. Tuy nhiên có vẻ như ông Võ Văn Thưởng mất lợi thế vì vấn đề sức khỏe cá nhân, như vậy cuộc đua có vẻ như chỉ còn lại hai ứng viên vượt trội là ông Hoàng Trung Hải và ông Phạm Minh Chính

Do đó hôm nay chúng ta không lạ khi ông Chính đi Trung Quốc, vị trí tổng bí thư đảng CSVN luôn là mối quan tâm có thể coi là hàng đầu của TQ trong quan hệ Viêt-Trung, và nhất là xưa nay giữa ông Chính và thiên triều ít có vẻ thân mật hơn đồng sự Hoàng Trung Hải

Về phía Mỹ cũng thế, với tầm quan trọng của Việt Nam trong bàn cờ Châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ đang đánh thì việc ai là tổng bí thư Đảng CSVN sắp đến cũng rất quan trọng, có lẽ vì vậy mà ông John Kerry, Bộ Trưởng Ngoại Giao sắp mãn nhiệm, sẽ đến Việt Nam trong tuần này ngay sau khi ông Chính từ Trung Quốc về chăng ?

Được coi là người có tư duy tiến bộ và cải cách, từng đảm nhiệm các vị trí có thể hiểu và quan sát cải cách như đại sứ tại Đông Âu, chuyên viên cấp cao văn phòng chính phủ, thứ trưởng Bộ Công An và bí thứ Quảng Ninh, có vẻ ông Chính đủ tầm để thực hiện một cuộc cải cách mà không làm mất đảng, vấn đề chỉ là ông có lên ngôi được và quyết tâm thực hiện hay không?

Mời xem Video: Tin chấn động: Tổng GĐ Trần Phương Bình và Ban lãnh đạo Đông Á Bank bị bắt vì để lọt tin đổi tiền


Có một tiền lệ là những ai mà được nhà báo chống tham nhũng một bên Huy Đức nhắc đến như một nhà cải cách thì ít khi mà lên cao nữa được, hôm qua tện Phạm Minh Chính đã xuất hiện trên 1 bài viết của ông Huy Đức, liệu rằng sẽ lặp lại các tiền lệ trước đây ?

Nếu không còn sự lựa chọn nào khác, tôi nghĩ ông Chính lên ngôi thì nhân dân có vẻ sẽ dễ thở hơn ông Hoàng Trung Hải

Đã đến lúc đất nước cần "Minh" và "Chính", để còn chuyển hóa chính trị đưa đất nước có động lực mới tiến lên

Nguyễn An Dân 
* Bài của tác giả gửi đến TTHN
(Tin tức Hàng ngày)