Thursday, December 15, 2016


Đăng bởi Elvis Ất on Monday, December 5, 2016 | 5.12.16


Người tình cũ Fidel: Castro ghét cả Mác lẫn Lênin

Fidel Castro và Evelyne Pisier tại Cuba năm 1964. Ảnh tư liệu cá nhân.
« Một hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô ».
Evelyne Pisier sinh năm 1941 tại Hà Nội, hiện là nhà văn nữ và giáo sư đại học Pháp. Cha là Georges Pisier, quan chức cao cấp Pháp đóng tại Hà Nội thời Pháp thuộc. Sau khi Nhật chiếm Đông Dương, bà bị nhốt vào trại cải tạo bốn năm. Thiên tả và đấu tranh cho nữ quyền, năm 1964 bà có mặt trong đoàn sinh viên Pháp đến Cuba, và sau đó trở thành người yêu của Fidel Castro. Sau đây là bài viết của bà đăng trên Huffington Post ngày 27/11/2016 với tựa đề « Tôi 23 tuổi và bắt đầu cuộc tình kéo dài bốn năm với Fidel Castro ».

Sau thời thơ ấu và tuổi mới lớn đánh dấu bởi chủ nghĩa Pétain (1) và Maurras (2) của cha, tôi trở nên nổi loạn. Một sự nổi loạn đã dẫn tôi đến khuynh tả, chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, như nhiều người khác vào thời đó.

Từ cuộc biểu tình này sang cuộc biểu tình khác, chúng tôi chủ yếu tố cáo cuộc chiến tranh Algérie và Việt Nam. Và cũng như bao nhiêu người khác nữa, những người trẻ và ít trẻ hơn, từ Paris đến Santiago ở Chilê, từ California đến Đông Nam Á, qua châu Âu và châu Phi, chúng tôi đều nhiệt thành với cuộc cách mạng Cuba.

Và có cơ sở để nhiệt thành. Nghĩ đến khuôn mặt huyền thoại của Fidel Castro 26 tuổi đấu tranh chống nhà độc tài Batista tay sai của Mỹ, đến việc ông bị cầm tù, bài tự biện hộ « Lịch sử sẽ phán quyết tôi vô tội », về việc ông thành lập Phong trào 26/7, được trả tự do rồi đi lưu vong và cuộc đổ bộ tháng 12/1956 ; cho đến khía cạnh cũng huyền thoại không kém của Che Guevara trên chiếc tàu Granma ! Hơn một chục du kích bị hai ngàn lính của nhà độc tài mafia truy lùng. Và hai năm sau, họ đã khiến nhân dân nổi dậy và lật đổ Batista, dù chế độ này được Hoa Kỳ hỗ trợ.


Sau chiến thắng khó tin này, Fidel Castro tuyên bố : « Chủ nghĩa tư bản bóp nghẹt con người. Nhà nước cộng sản, với quan điểm toàn trị, bóp nghẹt quyền con người. Đó là nguyên nhân khiến chúng tôi không đồng ý với bên nào (…) Cuộc cách mạng này không mang màu đỏ, mà là màu xanh ô liu ». Ô liu, đó là màu đồng phục của du kích quân !

Vâng, có cơ sở để nhiệt thành. Fidel đề nghị dành ưu tiên hàng đầu cho giáo dục và y tế. Và chỉ trong vài năm, nạn mù chữ đã được giảm xuống, mọi người đều được chăm sóc y tế…Dễ hiểu vì sao Simone de Beauvoir (3), Jean-Paul Sartre(4), Agnès Varda (5), Chris Marker (6), Andy Warhol (7),François Maspero (8) và nhiều tên tuổi khác đều ngưỡng mộ.

Tôi đọc ngấu nghiến Federico Garcia Lorca (9) : « Iré a Santiago en un coche de agua negra »…Tóm lại, tôi chỉ mơ được đến Cuba…Một giấc mơ đã trở thành hiện thực năm 1964 khi Liên đoàn Sinh viên Cộng sản (UEC) tổ chức cuộc du hành đầu tiên cho sinh viên Pháp đến Cuba, do Bernard Kouchner chịu trách nhiệm. Chúng tôi đáp xuống Santiago một hôm trước ngày 26 tháng Bảy, khi Fidel Castro, trước một đám đông ấn tượng, đọc một bài diễn văn dài cũng hết sức ấn tượng.

Tôi sắp 23 tuổi, và bắt đầu câu chuyện tình kéo dài bốn năm. Fidel là một người tình hết sức dịu dàng. Và ngay cả nếu tôi không có chọn lựa vì ông là một người hùng, quan hệ của chúng tôi dần dần thay đổi : chỉ cần ông cởi bỏ chiếc thắt lưng và vũ khí, tôi quên mất Lider Maximo  (Lãnh tụ tối cao), mà tự nhủ dù là Comandante (Tổng tư lệnh) hay là gì đi nữa, đó chính là người đàn ông mà tôi yêu.

Fidel Castro, lãnh tụ hào hoa.
Dù vậy, chúng tôi nhanh chóng bất đồng với nhau. Tôi không thể chấp nhận ở Cuba phụ nữ và nhất là những người đồng tính luyến ái bị đối xử tệ hại. Fidel cố trấn an tôi. Nhưng ông thở dài : giữa việc bị phong tỏa và hàng trăm mưu toan ám sát trong đó tôi đã từng chứng kiến, người Mỹ không để cho ông chọn lựa, trong khi ông rất ghét chủ nghĩa Stalin. Một hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô. Một quyết định làm tôi tuyệt vọng đồng thời lo ngại cho tương lai…

Ngoài ra, tôi từ chối tham gia du kích, một điều khiến tôi cảm thấy mặc cảm trong một thời gian dài. Và mặc cho ông nài nỉ, tôi vẫn không muốn sinh con cho ông và sống hẳn ở La Habana. Tôi quyết định mỗi mùa khai giảng đều trở về trường đại học ở Paris, mà không chắc là mình có lý hay không.

Nhưng chúng tôi thường xuyên viết thư cho nhau. Tôi thuyết phục ông mời mẹ tôi sang, ông làm ngay. Tôi luôn sợ hãi sau khi bà mất, và khi tôi trở về Cuba trong kỳ nghỉ, ông đón tôi với cùng một sự âu yếm luôn làm tôi hạnh phúc. Tôi cũng sung sướng vì sự tự do trong quan hệ chúng tôi : Fidel biết rằng tôi có những người tình - ông không nhắc đến bao giờ nhưng tôi biết rằng ông đều tỏ tường vì cơ quan tình báo có bổn phận phải báo cáo cho ông. Về phần Fidel, tôi cũng không nghi ngờ gì là giữa hai mưu toan ám sát, hai trận bão, hai mùa thu hoạch mía đường, ông vẫn gặp gỡ những người phụ nữ ông thích. Nhưng tự do, tự do…


Ngược lại, bất đồng chính trị giữa chúng tôi ngày càng lớn. Mặc cho thất vọng vì cái chết của Che và việc bắt giữ Régis Debray (10), tôi không chấp nhận được việc Fidel không lên án sự kiện Liên Xô xâm lăng Tiệp Khắc. Tiếp đó, vụ Padilla(11) và xử bắn tướng Ochoa (12) làm tôi và nhiều người khác ghê tởm.

Cho dù biết rằng đồng tính luyến ái là chủ đề duy nhất mà Fidel Castro tự nhận sai, và nay Cuba còn khá hơn một số nước khác trên thế giới, tôi không còn nhận ra « Hòn đảo ánh sáng » mà mình đã từng yêu mến đến thế, và công cuộc giải phóng quốc gia đã từng ngưỡng mộ.

Trong « Ngợi ca các chúa tể của chúng ta », Régis Debray viết về Fidel mà nay ông gọi là « Castro » : « Sự thay đổi tên gọi diễn ra không oán thù. Với nỗi buồn và trong im lặng, như sau một thất bại nội tại… »

Mời xem Video: The Daily Mail: Fidel Castro: Kẻ hoang dâm vô độ và đạo đức giả chưa từng thấy


Tôi hiểu, nhưng không thể nào bắt chước được. Đối với tôi, Castro không xóa nhòa được Fidel.

(Trong bài trả lời Journal du Dimanche sau khi Fidel Castro qua đời, cựu ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner, chồng cũ bà Evelyne Pisier cho biết : « Tôi và Fidel ganh với nhau. Một tối kia tôi khiêu vũ với Evelyne, Fidel muốn đưa cô ấy đi, tôi phản đối nhưng cuối cùng Fidel đã đạt mục đích ».

Kouchner nói thêm ông đã từng đặt câu hỏi với Fidel : « Tại sao anh không tổ chức bầu cử dân chủ tại Cuba ? Anh chắc chắn sẽ thắng và cách mạng càng mang tính chính danh ». Fidel trả lời rằng ông không muốn chiến đấu để có được dân chủ kiểu Mỹ.)

Evelyne Pisier

Thụy My RFI dịch
-----------------------
Chú thích :

(1) Philippe Pétain (1876-1921) : Thống chế quân đội Pháp. Chủ nghĩa Pétain về « Cách mạng quốc gia » là phát-xít kiểu Pháp, lẫn lộn lập pháp với hành pháp và tôn sùng cá nhân.
(2) Charles Maurras (1868-1952) : Nhà văn, nhà báo, chính khách Pháp, chủ trương « quốc gia hội nhập ».
(3) Simone de Beauvoir (1908-1986) : Triết gia, tiểu thuyết gia Pháp tranh đấu cho nữ quyền.
(4) Jean-Paul Sartre (1905-1980) : Nhà văn, triết gia hiện sinh Pháp, nổi tiếng với những tác phẩm như « Buồn nôn »…
(5) Agnès Varda (1928) : Nhiếp ảnh gia Pháp, đạo diễn nữ hiếm hoi của phong trào Làn sóng mới trong điện ảnh.
(6) Chris Marker (1921-2012) : Đạo diễn, nhà văn, nhà thơ, triết gia Pháp.
(7) Andy Warhol (1928-1987): Họa sĩ Mỹ nổi tiếng về Pop Art.
(8) François Maspero (1932-2015): Nhà văn kiêm dịch giả Pháp.
(9) Federico Garcia Lorca (1898-1936): Nhà thơ, kịch tác gia Tây Ban Nha.
(10) Régis Debray (1940): Nhà văn, triết gia, giáo sư đại học Pháp, từng chiến đấu bên cạnh Che Guevara trong thập niên 60, bị bắt ở Bolivia năm 1967 và bị kết án 30 năm tù giam nhưng chỉ ở tù 4 năm rồi được thả nhờ cuộc vận động do Jean-Paul Sartre khởi xướng.
(11) Heberto Padilla (1932-2000) : Nhà thơ Cuba, bị tù và sau đó bị quản thúc vì các bài viết « chống chế độ ».
(12) Arnaldo Ochoa Sanchez (1930-1989): Tướng quân đội Cuba, bạn chiến đấu thân thiết của Fidel Castro, được phong « anh hùng cách mạng ». Bị tòa án quân sự kết án tử hình và xử bắn vì tội « phản quốc » cùng với ba sĩ quan khác, nhưng theo nhiều nguồn thì do anh em Castro muốn che giấu việc buôn lậu ma túy để kiếm ngoại tệ đồng thời dập tắt mầm mống đổi mới tại Cuba.

(Blog Thụy My)

Dương Hoài Linh – Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt

chinhtri
Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm… hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ,khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến quyền của mình.
Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.
Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng, giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng chính trị.
Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa.
Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.
Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước.
Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.
Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.
Theo Facebook Dương Hoài Linh

Phạm Thị Hoài: Đông Tây nam nữ

binh-dang-gioi-tinh1

Một quyết tâm cho mỗi ngày của đầu năm mới .
Ngày này tôi sẽ cố gắng sống một cuộc sống đơn giản , thành thật và an bình (serene) bằng cách :
- Kịp thời đẩy lui mọi ý tưởng bất mãn (discontent) , lo âu , chán nãn , không trong sạch và tự tìm hiểu mình .
- Gầy dựng/trau dồi sự vui vẻ , đại lượng/rộng lượng (magnanimity) , bác ái , và thói quen của im lặng thánh thiện (holy silence) . 
- Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu/mua sắm , cẩn thận khi nói chuyện , chăm chỉ trong công việc được giao phó , trung thành với mọi niềm tin và một đức tin của một đứa bé đối với Thượng Đế .
Dịch từ : Calendar by Bishop John H. Vincent
10 dấu hiệu chứng tỏ chó có thể bị bịnh :
1/ Hơi thở hôi hay chảy nước dãi (drooling) .
2/ Uống nước nhiều hay đái nhiều .
3/ Thay đổi sự thèm ăn kết hợp với tăng hay giảm cân .
4/ Thay đổi mức độ hoạt động , ví dụ ko thích làm những việc mà chúng từng thích .
5/ Khó khăn khi ngồi dậy hay trèo cầu thang .
6/ Ngủ nhiều hơn bình thường , hay các thay đổi khác về hành vi .
7/ Ho , hắt hơi (sneezing) , thở hổn hển (panting) , hay khó thở .
8/ Da khô hay ngứa , đau đớn , có chỗ sưng lên , hay lắc đầu .
9/ Thường xuyên rối loạn tiêu hóa hay thay đổi về đi cầu .
10/ Mắt khô , đỏ hay có đám mây .
http://www.pethealthnetwork.com/…/top-10-signs-your-dog-may…
Như vậy chó chihuahua có dấu hiệu số 3 , 6 và 9 .
Đây là Con cháu bác Hồ nổi danh ở hải ngoại ?(Hải)
Ảnh mang tính minh họa
Có lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới
sang Đức hai tuần trước, đơn xin tị nạn còn chưa nộp. Họ ăn trộm phụ kiện, nước hoa và mỹ phẩm trị giá gần 1000 Euro, trong một cửa hàng mà họ hiển nhiên là những vật thể lạ. Xã hội tư bản tân tiến một thế kỷ rưỡi sau Marx đã xóa đi nhiều ranh giới giữa các giai cấp đối kháng, song lại mở rộng khoảng cách giữa các đẳng cấp. Hai thanh niên Nghệ An này chỉ cần đặt một nửa bàn chân vào cửa hàng đó là toàn hộ hệ thống báo động của nó đã đỏ rực. Hình phạt cho mỗi chàng là một cuối tuần quản thúc, tức chiều tối thứ Sáu khăn gói đến Nhà Quản thúc Thanh thiếu niên ở, chiều tối Chủ nhật được về. Đại diện tư pháp cho thanh thiếu niên cằn nhằn rằng thế hơi nặng, phạt lao động công ích là đủ rồi. Công tố viên nhún vai. Thẩm phán thở dài, biết rằng sớm muộn cũng gặp lại họ, nhiều phần sớm hơn phần muộn.
Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia; rất khiêm tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong những lĩnh vực như ma túy, mại dâm…; quả thật không thể sánh vai các bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani. Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng 84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới 1000 vụ là tội ăn cắp. Để so sánh: cộng đồng Trung Quốc 110.000 người, mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp. Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và không nỡ ăn cắp, từ mèo nhà hàng xóm, xe nôi, xe đạp, hộ chiếu, thẻ tín dụng, điện, nước, biển số, đến nhân thân, vịt trời…; làm nấm ăn cắp nấm, làm xúc xích ăn cắp xúc xích, làm quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong; song phổ biến nhất là ăn cắp trong cửa hàng. Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng tại quận Lichtenberg. Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng hiệu. Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua, song thời hoàng kim của nó đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.
Người Việt bán thuốc lá lậu tại Đức – NGUỒN: SPIEGEL TV
Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng đảng Việt Nam – mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin – đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn, tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để “tháng Năm đẫm máu” đi vào lịch sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình “bị hại” đáp lễ bằng ba xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg.
Một người Việt bị giết trong các cuộc thanh trừng của mafia thuốc lá – NGUỒN: SPIEGEL TV MAGAZIN
Mafia Việt Nam một thuở, nghe thì kinh, đếm xác nạn nhân càng kinh, song diện mạo thật thì thô sơ đến bất ngờ. Một số lính, được trìu mến hay trọng thị hay e sợ hay tất cả trộn lại – chỉ trừ không giễu nhại – gọi là “bộ đội”, quân chủ lực của băng Quảng Bình, sa vào tay cảnh sát Berlin không phải như trong phim hình sự, sau những pha săn lùng, đột nhập nghẹt thở. Mà đơn giản là ngớ ngẩn. Sau một phiên tòa xử tội ăn trộm một chiếc sơ-mi, một bộ đồ tắm và một chiếc quần short trị giá gần 500 DM trong cửa hàng xa xỉ KaDeWe, bị cáo là một phụ nữ Việt nhất định không chịu rời khỏi phòng xét xử. Cô run rẩy bảo, “bộ đội” đang chờ trước cửa tòa án, “bộ đội” sẽ bắt cóc cô để tra khảo, dù cô không khai gì trước tòa. Một trong những “bộ đội” ấy, súng giắt cạp quần ngẩn ngơ, gần như lao thẳng vào tay cảnh sát, và ngay trong ngày hôm ấy sào huyệt của Quảng Bình bị lật tung, một trong hai khẩu Kalashnikov thu được ở đó chính là vũ khí đoạt mạng ba người ở đường tàu. Vài hôm sau, một trong những “bộ đội” đang bị truy nã cũng dính lưới, không phải trong khi chôn sống một ai đó ngoài rừng, mà trong khi ăn trộm tại một cửa hàng ở quận Lichtenberg.
Ăn cắp vậy là đã góp phần thanh toán mafia thuốc lá, chuyện của người Việt thường trớ trêu như thế. Không bao giờ nghề buôn lậu thuốc lá của người Việt ở đây còn đạt tới quy mô huy hoàng của những năm chín mươi đó nữa. Đức không còn là điểm đến hấp dẫn nhất. Chính ở thời điểm đó, Anh quốc nổi lên, với lợi nhuận kếch xù từ nghề trồng cỏ. Người Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Họ muốn giàu, nhưng phải là giàu một cục, thật nhanh, thật xổi. Chắt chiu những đồng tiền lẻ để khấm khá dần lên từng đời như người Tàu ở nước ngoài thì chẳng bõ.
Tháng Ba năm nay, một phụ nữ Việt Nam vừa bị kết án hai năm sáu tháng tù vì tội bán đồ ăn cắp tổng trị giá 136.000 Euro trong cửa hàng châu Á này – NGUỒN: MORGENPOST SACHSEN
Tuy một bước đổi đời bằng nghề cầm nhầm thì khó, song ăn trộm ở đây một ngày vẫn hơn đi cày ở nhà cả tháng. Và khác xa huyền thoại, đồng bào tôi – nhất là thế hệ hai chàng Nike và Dolce Gabbana – còn thiếu cần cù hơn cả thiếu kiên nhẫn. Ăn trộm là nghề nhàn, dạo phố, tia hàng, đi làm như đi chơi mà thu nhập không thua đứng đường bán thuốc lá từ sáng sớm đến tối mịt, tức mỗi tháng trên dưới một ngàn Euro, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm y tế và khoảng 350 Euro trợ cấp tị nạn, tất cả do nhà nước trả. Môi trường lại vô tận, nhân loại còn thì siêu thị còn, siêu thị còn thì người Việt còn. Và gần như không mất vốn. Một cái kìm cắt tem từ. Một cái túi lót lớp giấy bạc để tránh báo động khi qua cổng từ, gần đây người Việt giàu sáng kiến còn khâu luôn lớp giấy bạc vào mặt trong áo khoác. Và không cần qua đào tạo. Hôm trước theo đàn anh đàn chị đi tia, hôm sau tự mình đã ngon lành khánh thành công ty một thành viên hai ngón. Và ít mạo hiểm. Khung hình phạt cao nhất là năm năm, nhưng có ăn cắp cả Nữ thần Chiến thắng lẫn bốn con ngựa trên cổng thành Brandenburger Tor cũng chưa chắc được tuyên bản án ấy. Xã hội càng yên thì luật pháp càng hiền. Trong thực tế, không mấy người Việt phải ngồi nhiều hơn vài ba tháng. Phần lớn chỉ phạt tiền, mỗi tháng trả dần vài ba chục, án tù thường chuyển thành chế độ hưởng án treo. Thanh thiếu niên chưa tròn hai mốt tuổi thường chỉ bị cảnh cáo, phạt lao động công ích, tức dọn dẹp lau chùi ngay trong trại, hay quản thúc cuối tuần. Có lần tôi suýt phì cười vì bản án dành cho một thanh niên Việt Nam ăn cắp 17 gói cà-phê: bắt về trại đi học tiếng Đức!
Thế là hôm ấy khi ra cửa, tôi bảo, hai cháu chịu khó đi học tiếng Đức nhé, đừng ăn trộm nữa.
Chàng Dolce Gabbana đáp, bọn phát-xít, nó xử oan, cháu có cầm đồ đâu.
Cầm đồ ở đây không phải là cầm đồ mà là cầm đồ. Tôi đã tưởng mình khá thông thạo ngôn ngữ của đồng bào ở Berlin, song có lần hỏi một chị làm nghề gì và nghe câu trả lời, em nhặt tay nhặt chân, tôi vẫn hơi sững sờ. Ám ảnh của chiến tranh mấy chục năm trước vụt hiện về: đó là một buổi sáng, từ hầm trú ẩn nơi sơ tán chui lên, đứa trẻ khi ấy là tôi cùng người lớn và những đứa trẻ khác lặng lẽ đi nhặt những mẩu chân tay vô danh, có cái là nguyên một tảng ở khúc hông và bẹn, văng rải rác gần một hố bom mới toanh. Nhưng ở Berlin, người phụ nữ Việt Nam nọ là chủ một tiệm làm móng, việc thường trực là lấy khóe, tỉa da thừa ở móng tay móng chân.
Tôi hỏi, cái gì cầm đồ?
Chàng Nike nhanh nhẹn giải thích, đồ thì cháu cầm, thằng này – hất hàm về phía Dolce Gabbana – chỉ bóc tem thôi. Nhưng cháu đã ra đến cửa đâu. Luật pháp đéo gì, bất công!
Tôi bảo, bóc tem với cầm đồ thì đúng là định ăn trộm rồi, oan với ai nữa.

Dolce Gabbana trừng mắt: Cô bênh bọn Đức lợn hử? Người Việt thì phải giúp người Việt chứ! Cô có phải người Việt không hử?
NgheAnCapODuc(3)
Vâng, tôi đúng là người Việt, sống ở Đức. Tháng trước, ở TTTM Đồng Xuân, trong lễ hội “40 năm hội nhập và phát triển” của người Việt ở Đức, ông Nguyễn Thiện Nhân, tốt nghiệp đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đức, thay mặt chính phủ Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của chính phủ và nhân dân Đức, rồi kết thúc bài phát biểu bằng tiếng Đức của mình với lời gửi gắm đến cộng đồng người Việt đang sống ở đây: Đồng bào hãy chứng tỏ lòng biết ơn nước Đức bằng cách tôn trọng luật pháp Đức. Hóa ra là chuyện ơn huệ. Vậy việc hai khách du lịch Việt Nam vừa ăn trộm ở Zürich thật không đáng để làm ồn. Họ vừa không có gì mang ơn Thụy Sĩ để phải tôn trọng luật pháp nước này, vừa quá vặt vãnh so với hệ thống công ty hai ngón, chẳng hạn của người Việt ở Đức.


Theo BaotreOnline
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
Dương Hoài Linh – Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt
Phạm Thị Hoài: Đông Tây nam nữ
Ba Lan: Bắt nhóm tội phạm tấn công người Việt
Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài
Nhà tướng cảnh sát chống tội phạm bị mất trộm bạc tỉ
Những nghề nghiệp “kinh dị” nhất trong lịch sử loài người