Tuesday, January 31, 2017

TÔI TRỞ THÀNH THÀY GIÁO DẠY TOÁN Ở MỸ ĐỂ TRẢ NỢ TIỀN KIẾP .
Tài Trần : Tôi hay viết , những gì xảy đến chúng ta không phải là NGẪU NHIÊN , nghĩa là có sắp xếp . Nếu ta có cảm tình với ai (dù chỉ gặp mặt lần đầu) là do ta đã có cảm tình với họ từ KIẾP TRƯỚC ; nếu có ai thường xuyên giúp ta dù ta giúp họ rất ít là do kiếp trước ta giúp họ , nay họ trả ơn ; nếu ta bị ai ghét , thù oán , hay làm khổ một cách vô cớ là do kiếp trước ta đã gây đau khổ cho y nên nay y trả thù . Nếu có những cặp vc đến với nhau để làm khổ cho nhau thì cũng có những vc cuộc sống rất hài hòa ,v.v...Và nhiều ví dụ khác : ta chỉ có thể giải thích những điều trên bằng luân hồi nhân quả .-- Tài .
===
Khoảng cuối năm 1998 , do sự khẩn hoản yêu cầu - mà lúc đầu tôi từ chối , nhưng vì thân nhân của họ ở Mỹ năn nỉ hết mức - tôi đã ở lại nhà anh L. (chủ nhà) và dạy học cho gia đình cậu anh từ VN mới qua . Gia đình này gồm một người đàn ông góa vợ và bảy con , gồm bốn gái và ba trai ; trừ đứa anh cả và chị kế , năm đứa còn lại đều là học trò của tôi . Tôi còn dạy thêm bạn bè của chúng nó ; thành ra lớp học có lúc gần 15 người .
Tôi vừa dạy học , thỉnh thoảng còn dẫn mấy đứa nhỏ đi học bằng xe bus hay đi bộ , đi khám bịnh ; đi bơi ở hồ tắm trong cư xá ,v.v... Do bố chúng kém Anh văn , tôi còn phải đi họp phụ huynh cho bố chúng . Thật làm lạ , tôi mến chúng hơn cả cháu tôi ở Việt nam dù tôi không hợp với bố chúng , thỉnh thoảng có cãi vã nho nhỏ . Gần như mỗi lần đi shopping , tôi đều mua quà ; vì chúng và học trò quá đông mà quà không đủ nên tôi tổ chức bốc thăm : đứa nào bốc trúng lá thăm có tên món quà nào thì lấy món đó ; rất là vui !

Bố chúng nó , đi làm từ 5 giờ sáng , đôi khi tới 10 giờ đêm mới về . Lúc đó ông vội vàng nấu nướng để ngày mai đem theo cũng như để cho chúng ở nhà hâm lên mà ăn . Vì nhà đã có sẵn 3 người , gồm vợ chồng chủ nhà và tôi , nay thêm 8 người thành 11 người nên rất chật chội . ( Nhà nhỏ , có ba phòng ngủ (một lớn và hai nhỏ) và một toa-lét ; nếu ở tối đa 6 người thì còn chịu được , nay lại gần gấp đôi . Mỗi buổi sáng tôi chờ gđ này dùng restroom xong tôi mới dậy) . Hai vợ chồng anh chủ nhà ở phòng lớn , tôi và một thằng nhỏ ở phòng thứ hai ; còn lại ở phòng thứ ba và phòng khách .
Nhà bếp rất chật chội và tủ lạnh không đủ chỗ chứa. Do nước mắm hay đổ xuống đồ ăn của tôi trong tủ lạnh nên sau đó tôi ko nấu nướng và gần như ăn toàn mì ly Maruchan của Nhựt trong ba năm ; thỉnh thoảng ra tiệm ăn hamburger . Mỗi ngày dạy từ 4 đến 9 giờ tối ; về tới phòng là mệt đừ lăn ra ngủ ; cũng may lúc đó răng giả còn khít với nướu nên ăn uống bình thường , ăn được cả pistacho (sic) .
Tôi ở với họ khoảng ba năm tới khi họ tìm được nhà rộng hơn và dọn đi . Lắm lúc ngồi suy nghĩ , có lẽ kiếp trước tôi có thể là người thân (bố hay mẹ chúng) nên kiếp này khi gặp lại đã thương yêu và hết lòng dạy học cho chúng .
Hay là nói , trong kiếp trước , tôi đã “mắc nợ” * gia đình này thì cũng đúng . Vì tôi đã ở nhà này trước đó mấy năm với vợ chồng anh chủ nhà , một ông già , và bạn tôi (anh Sĩ) (tổng cộng 5 người) . Tôi và anh Sĩ cùng share một phòng ; khi nghe anh chủ nhà nói gia đình cậu anh ta (từ VN mới qua) sẽ đến ở chung , tôi và anh Sĩ đã kiếm nhà khác để dọn đi ; đồ đạc đã sắp sẵn để dọn đi nhưng trong đêm trước ngày dọn sang chỗ mới , do thân nhân của họ năn nỉ quá , nói “ anh Tài giỏi tiếng Anh , ở lại dạy cho các cháu . . . “ . Thế là tôi phải gọi phone cho nơi sắp đến và xin đình hoãn ; họ cự nự đòi bồi thường nhưng sau đó bỏ qua . Nói như vậy cho thấy tôi mắc nợ gia đình này nên không thể “trốn nợ “ được .
* Tôi suýt quên : khi gđ này chưa sang Mỹ , tôi đã được cán sự xã hội cho một căn hộ (apartment) lịch sự nhưng tôi ko nhận vì nghĩ rằng , nếu tôi ra đi thì anh Sĩ cũng đi chỗ khác (vì 1 mình anh ko thể trả tiền phòng 250 đô/tháng) . Tôi nghĩ rằng chủ nhà đối xử tốt nên tôi ko thể ra đi được ; bạn bè nói tôi là khùng , tại sao ko nhận nhà trong khi đang ngủ phòng khách (anh Sĩ ngáy quá nên tôi kéo nệm ra phòng khách mà ngủ) . 

Monday, January 30, 2017

MỘT KHI BẠN KHÔNG TÔN TRỌNG SỰ CÔNG BẰNG THÌ ĐỪNG NÓI "CỘNG SẢN THAM NHŨNG VÀ LẠM QUYỀN" VÌ NHỮNG NGƯỜI NHƯ BẠN ĐÃ NUÔI DƯỠNG CHÚNG .
- Một tội ác chỉ có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng nếu bên bị hại ko chống đối hay chống đối yếu ớt .
- Hối lộ , hình như đã có sẵn trong máu của rất nhiều ng dân Việt , từ tù cải tạo đến VK khi về thăm quê hương . . . . Có bạn tôi còn HẢNH DIỆN về điều này và nghĩ rằng ông KHÔN NGOAN vì đã giúp ông giải quyết công việc nhanh hơn kẻ ko HL !!! (xem đoạn 4) .
1/ Tham nhũng sở dỉ hoành hành BẠO như vậy vì có sự ĐÓNG GÓP LỚN LAO CỦA DÂN (có thể có cả bạn) : lấy ví dụ , nếu mọi VK (giả dụ đi cùng chuyến bay từ Mỹ) về đến sân bay TSN đều ĐỒNG LOẠT KHÔNG NHÉT 5 đô hay hơn (để sẵn trong HC) thì HQ làm gì được chúng ta . HQ có thể bẻ gảy 1 chiếc đủa nhưng ko thể bẻ gảy cả bó ! Có thể HQ bắt họ đứng qua một bên để làm khó dễ , lúc đó mọi ng sẽ nhao nhao phản đối ' tại sao các ông ko giải quyết cho chúng tôi nhanh chóng đi qua thủ tục HQ , v.v..." hay mọi ng dọa kiện chúng nó và tẩy chay ko về vn ! . Người nước ngoài đến sân bay TSN , có hối lộ như vậy ko , tại sao các bạn ko làm như họ ? Bạn nêu lý do vì sợ sẽ " bị chậm trể tại sân bay , bị khám xét lâu hơn ng khác , v.v..." Nếu bạn sợ như vậy thì ko bao giờ diệt được TN ngay tại cửa ngỏ vào VN !!! (nói gì đến chuyện quốc gia đại sự , đang bàn ở post này) . 
2/ Bản thân tôi , năm 1994 , đi Mỹ theo diện HO , cũng được bạn bè nhắc nhở nên cho HQ vài đô trước khi lên máy bay . Tôi ko làm điều này và bị họ cho đứng qua 1 bên . Cuối cùng họ phải cho tôi đi vì họ ko có lý do gì giử tôi : trong va-li chỉ có quyển tự điển Webster và ít quần áo cũ .
3/ Trước đó khi chụp phổi, chỉ cần phổi nám là ở lại 6 tháng : mỗi ngày phải đạp xe đến bv CA kế chợ An đông uống 1 viên ; nếu bỏ 1 bửa sẽ uống thêm 6 tháng . Vì sợ như vậy 1 số anh chỉ dẫn 'uống 7-Up + vitamin D (để phổi trong) hay đến nhà riêng của BS về X-quang của bv để hối lộ' . Tôi ko làm điều này (dù người rất gầy gò) . . . nhưng hình phổi vẫn tốt : qua Mỹ tôi khai 'bị nám phổi lúc trong QĐ chế độ cũ' , họ cho uống thuốc ngừa lao cả năm .
Ng dân hối lộ vì tâm lý muốn "công việc được giải quyết nhanh , ko gặp rắc rối , v.v..." . Khi làm như vậy , ng đó đã quên nguyên tắc căn bản "mọi ng đều bình đẳng trước pháp luật và ko ai đứng trên PL" . Tất cả vấn nạn Tham Nhũng phần lớn đều do dân đã ko áp dụng nguyên tắc này . 
4/ Một anh bạn tù cải tạo kể lại (với sự HẢNH DIỆN) : Sau khi ra tù , muốn đi Mỹ nhanh hơn ng khác , anh gom tiền của 1 số anh em khác , cử 1 ng ra HN , đến bộ Nội vụ để đút lót/hối lộ để được giải quyết nhanh (họ sẽ rút hồ sơ của các anh này trình lên cấp trên để giải quyết trước , dù đúng ra phải giải quyết theo thứ tự 'ai nộp trước giải quyết trước') . Tôi chỉ nộp giấy tờ tại đại diện của bộ , hình như đường Nguyễn Du Sài gòn , và vẫn đi mỹ dù chậm hơn ng có HL . (Và 20 năm nay chưa về VN lần nào) .
Vì lúc đó , CS quyết tâm đưa hết tù cải tạo đi Mỹ vì ko muốn họ tụ họp nói xấu chế độ , cũng như sẽ là BÒ SỮA trong tương lai ! Các bạn đã thấy , các anh này đã TỰ NGUYỆN hối lộ chứ CA ko bắt họ phải HL !!! Tất cả là do chúng ta muốn việc riêng của mình giải quyết nhanh , vì ÍCH KỶ (chỉ nghĩ đến mình) , v.v... Và tham nhũng phát triển cũng từ đó mà ra và chính chúng ta đã NUÔI DƯỠNG tham nhũng !
ĐÓNG GÓP CỦA DÂN MỸ GỐC IRAN : họ đã làm vẻ vang cho quê cha đất tổ của họ , phần 1 .
1/ Nhiều ng Mỹ gốc Iran đã đóng góp nhiều cho nước Mỹ và cộng đồng mà họ đang sống .
Trung tâm ung thư của đh Texas nhận 10 triệu đô từ một ng Iran ở Houston . ĐH South California nhận 17 triệu đô từ một ng Iran . ĐH San Francisco State nhận 10 triệu đô , bv Swedish Covenant ở Chicago nhận 4 triệu , ĐH Portland State ở Oregon nhận 8 triệu và UC Irvine ở nam Cali nhận 30 triệu . Đều là đóng góp của cá nhân .
2/ Về khkt và hàn lâm .
Firouz Nader , giám đốc ở NASA .
Maryam Mirzakhani , phụ nữ đầu tiên đc giải toán học Fields .
Arkani-Hamed , nhà vật lý lý thuyết hàng đầu .
Peyman , phát minh LASIK .
Nariman Farvadimn , CT của viện kỹ thuật Stevens .
Và còn nhiều ng nữa , còn tiếp .
NHẬN XÉT : có đại gia VN nào , kể cả HOÀNG KIỀU dám bỏ ra 10 triệu để đóng góp vào nước Mỹ hay quê hương họ bằng các cặp vc người Iran trên đây . Khi họ bỏ ra 10 triệu thì tài sản của họ cũng phải VÀI CHỤC LẦN số tiền họ bỏ ra .
ĐÓNG GÓP CỦA DÂN MỸ GỐC IRAN : họ đã làm vẻ vang tổ quốc của họ , phần 2 .
- Dân Mỹ gốc Iran là 1 trong những cộng đồng học vấn cao nhứt và thành công nhứt tại Mỹ , theo 1 báo cáo của nhóm nghiên cứu về Iran tại MIT .
Họ đã thành lập hay tham gia các chức vụ về lãnh đạo ở nhiều cty lớn tại mỹ như GE , Intel , Citigroup , Verizon , Motorola , Google , và ATT . Xin liệt kê vài ng vì danh sách quá dài .
- Piere Omidyar , sáng lập và CEO của eBay đặt tại San Jose ; cty chuyên về mua bán trên mạng , lợi tức 8.59 tỉ , sl 2015 , 34.600 nhân viên có mặt tại hơn 30 nước .
- Hamid Biglari , phó ct của ngân hàng Citicorp , cty có lợi tức 76.40 tỉ sl 2015 , 239.000 nhân viên làm việc tại 16.000 chi nhánh tại 140 nước , có hơn 200 triệu khách hàng tại 140 nước . 1 trong 4 đại gia về bank tại mỹ gồm JP Morgan Chase , Bank of America và Wells Fargo . Có mặt tại VN .
- Bob Miner là đồng sáng lập của đại gia Oracle , đặt tại Redwood City , CA . Cty đa quốc gia chuyên về các hệ thống quản lý căn bản dữ liệu , lợi tức của cty 37.04 tỉ , sl 2016 , tài sản trị giá 112.18 tỉ , nhân viên 136.263 .
- Omid Lodestani của Google , CEO của Youtube Salar Kamangar
- Sina tamaddon của Apple .
- Hamid Akhavan , cựu CEO của Siemens Enterprise Communications
Shahram Dabiri , chỉ huy việc sản xuất game World of Warcraft .
Nguồn : Iranian-American in US .
NHẬN XÉT : Đây là 1 trong những cộng đồng học thức và thành công nhứt . Ông cha họ sang mỹ du học hay tu nghiệp từ nhiều thập kỷ trước đây . Sau CM hồi giáo 1979 , họ ở lại , định cư , bảo lãnh ng thân . Tóm lại , phần lớn họ sang mỹ KHÔNG vì lý do kinh tế mà vì chính trị và tôn giáo .

Sunday, January 29, 2017

Sách ‘Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền’ thời Việt Nam Cộng hòa

Luật Khoa xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Bộ Giáo dục – Việt Nam Cộng hòa dịch và ấn hành năm 1965 tại Sài Gòn.
Tập sách này có kích thước 12×15 cm, dày 40 trang, được in nhân kỷ niệm 17 năm ngày Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 tại Paris, đánh dấu một bước ngoặt lớn của nhân loại trong lĩnh vực nhân quyền.
Những thảm hoạ nhân quyền trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã thúc đẩy các quốc gia cần thừa nhận một chuẩn mực chung về nhân quyền, đảm bảo không ai bị phân biệt đối xử, ai cũng như ai, đều có quyền sống trong an bình và no ấm.
Gần 70 năm qua, nhiều quốc gia đã lấy bản tuyên ngôn này làm cơ sở cho việc soạn thảo hiến pháp và pháp luật. Khi đưa ra phán quyết của mình, cả Tòa Công lý Quốc tế và các tòa quốc gia đều xem tuyên ngôn như một công cụ giải thích các điều luật. Bản tuyên ngôn luôn ở vị trí hàng đầu trong các cuộc tranh luận chính trị, ngoại giao về thực thi quyền con người tại các quốc gia.
Thời Việt Nam Cộng hòa, học sinh trung học (lớp 6 đến lớp 12 ngày nay) được tiếp cận với nhân quyền và chính trị khá sớm qua môn Công dân giáo dục.
Trong chương trình cập nhật hóa năm 1970-1971, học sinh lớp 6 được dạy về Luật đi đường; học sinh lớp 7 và lớp 8 được học về tổ chức học đường, đời sống xã hội, đời sống tôn giáo và bổn phận của học sinh.
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dạy cho học sinh lớp 9 cùng với Công dân quyền, Quyền tự do cá nhân, Quyền tự do tư tưởng, Quyền kinh tế xã hội và Bổn phận của công dân.
Học sinh lớp 10 được học chủ yếu về quốc gia, yếu tố cấu thành quốc gia, quốc gia độc lập, tổ chức bộ máy công quyền của Việt Nam Cộng hòa, giao tế xã hội và vấn đề thiếu nhi phạm pháp.
Lên lớp 11, học sinh được học khái lược về kinh tế: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, kinh tế tự do, kinh tế chỉ huy và vai trò của tiền tệ, ngân hàng, mậu dịch quốc tế.
Tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này được trích từ tạp chí nghiên cứu Mémoires d’Indochine (Hồi ức Đông Dương) tại Pháp.
Tạp chí này là diễn đàn mở cho sinh viên và các nhà nghiên cứu thảo luận, trao đổi tài liệu nhằm làm rõ lại lịch sử Đông Dương (Campuchia, Lào và Việt Nam) không qua lăng kính của kẻ chiến thắng, mà thông qua những câu chuyện đời thường, hồi ức của các diễn viên, các phiên xét xử và các tác phẩm báo chí, văn học, điện ảnh bên lề của lịch sử.
Dưới đây là 40 trang của tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dịch và in tại miền Nam năm 1965.
Tài liệu tham khảo:

Hàn Quốc: phụ nữ không còn lo Tết nhà nội hay Tết nhà ngoại

Tương tự như Việt Nam, Hàn Quốc cũng ăn mừng Tết Âm lịch. Trong tiếng Hàn, Tết Âm lịch gọi là Seollal, là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm tại đây. Tuy nhiên, phụ nữ Hàn hầu như không còn phải đau đầu với nan đề “Tết nhà nội hay Tết nhà ngoại” như ở Việt Nam.
Phụ nữ Hàn Quốc giờ đây tự do hơn và ít bị lễ giáo ràng buộc hơn. Ảnh: weddinggritz.com.
Trả lời phỏng vấn Luật Khoa tạp chí, cô Soo Suh, một nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại Seoul, Hàn Quốc cho biết: “Trước đây, sau khi kết hôn thì phụ nữ Hàn Quốc cũng chỉ chú trọng vào việc chăm sóc gia đình chồng và thăm hỏi bố mẹ chồng vào các ngày lễ tết. Tuy nhiên, điều đó không còn đúng trong vòng 10 năm trở lại đây.”
Theo cô Soo, thực tế đang diễn ra ở Hàn Quốc là đa số các cặp vợ chồng đều ra riêng, và dịp Tết Âm lịch là khi họ đi thăm bố mẹ của cả hai. Kế đến là xã hội Hàn Quốc đang có xu hướng nhấn mạnh việc thăm viếng và chăm sóc gia đình hai bên nội ngoại phải được xem trọng như nhau.
“Nếu như vì ở quá xa hoặc không đủ thời gian thăm cả hai bên trong cùng một dịp lễ thì họ sẽ chia đều giữa ngày lễ Tết Âm lịch và ngày lễ Chuseok (ngày rằm tháng 8 lịch Âm và là lễ gia đình đoàn viên tại Hàn Quốc) giữa hai bên nội ngoại”, cô Soo cho biết.
Không còn chuộng sinh con trai hơn con gái
Bằng chứng mạnh mẽ nhất cho sự bình đẳng nam nữ ở Hàn Quốc là tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại đây. Khác với các nước như Trung Quốc hay Việt Nam, phụ huynh Hàn không còn chuộng sinh con trai hơn con gái.
Câu khẩu hiệu “1 bé gái bằng 10 bé trai” của chính phủ Hàn Quốc trong những năm 1990 đã không chỉ là câu nói sáo rỗng.
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007, Nam Hàn là nước Châu Á đầu tiên chuyển đổi được xu hướng mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh.
Từ một nước có tỷ lệ giới tính sơ sinh là 116,5 bé trai/100 bé gái vào năm 1990, đến năm 2007 thì tỷ lệ này chỉ còn 107,4 bé trai/100 bé gái tại Nam Hàn. Và đến năm 2013, tỷ lệ này lại hạ xuống còn 105,3 bé trai/100 bé gái, ngang bằng tỷ lệ của các nước phát triển ở Âu Mỹ.
Cũng như những quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng Nho, Hàn Quốc vốn là một xã hội với hệ thống luật pháp coi trọng và bảo vệ nam giới một cách tuyệt đối.
Thế nhưng, tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại Hàn Quốc từ năm 2013 đến nay đã cho thấy vấn đề trọng nam khinh nữ đang từng bước bị xóa bỏ, khi xã hội không còn cho rằng bé trai có giá trị hơn bé gái hay nam giới phải được xem trọng hơn nữ giới.
Điều gì đã và đang xảy ra ở Hàn Quốc?
Ảnh: Tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại Hàn Quốc hiện nay là cân bằng giữa nam và nữ (aminoapps.com)
Phụ nữ có thể khai sinh con theo họ mẹ, được đứng tên trên hộ khẩu và có quyền thờ tự, thừa kế như nam giới
Là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo, hệ thống pháp luật tại Hàn Quốc đã từng đặt nặng chế độ phụ hệ và nhấn mạnh yếu tố trọng nam khinh nữ.
Hàn Quốc đã từng sử dụng hệ thống đăng ký hộ khẩu để quản lý người dân tương tự như ở Việt Nam. Nhưng tại Hàn Quốc, hệ thống đăng ký hộ khẩu (hoju) còn là rào cản rất lớn đối với người phụ nữ vì chỉ cho phép nam giới là chủ hộ.
Trước năm 2005, một người phụ nữ chưa kết hôn phải đăng ký hộ khẩu tại nơi cư trú của cha mình và dưới tên của ông. Sau khi thành hôn, phụ nữ phải đăng ký hộ khẩu dưới tên chồng. Nếu ly hôn, con cái vẫn phải tiếp tục đăng ký hộ khẩu cùng người bố cho dù chúng có sống riêng với người mẹ đi chăng nữa. Nếu người mẹ tái hôn thì con riêng vẫn không thể nhập tịch vào hộ của cha dượng mà vẫn phải giữ cùng hộ với cha đẻ.
Vào năm 2005, 3 cải cách pháp lý lớn giúp thúc đẩy quyền phụ nữ đã được ra:
1. Tháng 2 năm 2005, Tòa Bảo Hiến (Constitutional Court of Korea) đã đưa ra một phán quyết lịch sử, tuyên bố hệ thống đăng ký hộ khẩu tại Hàn Quốc là vi hiến khi chỉ cho phép nam giới là chủ hộ. Tòa cũng cho phép con cái có thể theo họ mẹ chứ không chỉ được theo họ cha như trước đây.
2. Tháng 3 năm 2005, sau khi Tòa Bảo Hiến có phán quyết, Quốc hội Nam Hàn đã có quyết định xóa bỏ hệ thống hộ khẩu cũng như việc chỉ lập nam giới là chủ hộ trên toàn quốc bằng việc sửa đổi Bộ luật Dân sự (Civil Code). Bộ luật mới được chính thức thực thi vào đầu năm 2008.
3. Tháng 7 năm 2005, Tối cao Pháp viện Hàn Quốc (Supreme Court of Korea) đã đưa ra phán quyết cho phép phụ nữ có quyền sở hữu và thừa kế cũng như được thực hiện các nghi lễ với tổ tiên giống như nam giới trong phổ hệ (chongjung) của cha mình.
So với phán quyết của Tòa Bảo Hiến và việc sửa đổi luật của Quốc hội Hàn Quốc cùng năm, thì phán quyết của Tối cao Pháp viện lại được đánh giá cao hơn bởi sự ảnh hưởng trực tiếp và tức thì đến quyền của phụ nữ.
Theo đó, những quyền lợi và nghĩa vụ vốn chỉ dành riêng cho nam giới đối với gia đình và tổ tiên đã không còn giá trị pháp lý ở Hàn Quốc. Hơn thế, phụ nữ cũng có quyền được đòi hỏi sự công nhận của dòng tộc cũng như bắt buộc phải cho phép họ thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với tổ tiên.
Phán quyết của Tối cao Pháp viện năm 2005 đã có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Hàn Quốc.
Trong năm 2006, một khảo sát của Viện Nghiên cứu các vấn đề Sức khỏe và Xã hội Hàn Quốc (Korean Institute for Health and Social Affairs) cho biết, chỉ có 10% trong số 5.400 phụ nữ đã lập gia đình được hỏi, trả lời là họ phải sinh con trai. Trong khi đó, vào năm 1991, với một khảo sát tương tự thì có đến 40% phụ nữ nói họ phải có con trai.
Hai năm sau, vào năm 2007, Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận đó là năm đầu tiên tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại đây có xu hướng đổi chiều, khi phụ huynh bắt đầu không phân biệt giới tính và ưu tiên việc sinh con trai nữa.
Vai trò lớn của các nhóm xã hội dân sự
Những cải cách pháp luật gây chấn động xã hội năm 2005 không tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình vận động và đấu tranh rất dài hơi tại Hàn Quốc.
Ảnh: Phụ nữ Hàn Quốc tại một cuộc hội nghị hàng năm đòi quyền cho phụ nữ. Yonhap/EPA
Trong thời kỳ độc tài và trước khi bắt đầu quá trình dân chủ hóa vào năm 1988, chế độ phụ hệ đã được chính quyền nâng cao nhằm siết chặt các giá trị tự do dân chủ tại Hàn Quốc, từ gia đình cho đến xã hội. Vì thế, luật pháp Hàn Quốc lúc đó không ngại đẩy mạnh giá trị của nam giới bằng cách ban hành rất nhiều điều luật bất công đối với phụ nữ, mà hệ thống đăng ký hộ khẩu nói trên là một ví dụ.
Tuy nhiên, song song với việc đòi hỏi dân chủ hóa tại Hàn Quốc, những người đấu tranh cho quyền phụ nữ cũng bắt đầu cất lên tiếng nói của mình. Những cuộc vận động đòi hỏi sửa đổi Bộ luật Gia đình đã được tiến hành ở Hàn Quốc vào những năm 1965, 1977, và 1989.
Lần thay đổi Bộ Luật Gia đình vào năm 1989-1990 là lần thay đổi lớn nhất và đó cũng cùng vào thời điểm Nam Hàn bắt đầu quá trình chuyển đổi dân chủ.
Sau lần sửa đổi vào năm 1990, Bộ luật Gia đình Hàn Quốc đã công nhận quyền thừa kế của phụ nữ cũng như cho phụ nữ có thêm quyền lợi để vợ chồng có thể trở nên bình đẳng hơn trong hôn nhân.
Trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2000, các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) tại Hàn Quốc tiếp tục công việc thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vận động cải cách pháp lý. Các cuộc vận động xóa bỏ chế độ hộ khẩu và yêu cầu cho phép con cái có thể chọn theo họ mẹ đã được bắt đầu từ năm 1997.
Đối với vấn đề chuyển đổi xu hướng chuộng sinh con trai, chính phủ cũng sửa đổi một số luật y tế trong thời gian này. Nhằm chấm dứt việc bỏ thai bé gái, vào giữa thập niên 1990, đạo luật cấm các bác sỹ tiết lộ giới tính của thai nhi đã được thắt chặt hơn khi thêm vào điều khoản án tù cho những bác sỹ vi phạm.
Ngoài ra, các tổ chức XHDS cũng đã yêu cầu chính phủ phải thực thi các công ước quốc tế mà họ đã ký kết về bảo vệ quyền phụ nữ. Hàn Quốc đã ký kết Công ước Quốc tế loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (UN Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women – CEDAW) vào năm 1983 và đã thông qua tại Quốc Hội năm 1984.
Các thay đổi trong cấu trúc xã hội Hàn Quốc cũng góp phần xóa bỏ bất bình đẳng cho phụ nữ. Song song với việc phát triển kinh tế, địa vị xã hội của phụ nữ tại Hàn Quốc cũng có những thay đổi tiến bộ khi họ tham gia nhiều hơn vào đội ngũ lao động, đặc biệt là trong giới trí thức. Về chính trị, cũng có nhiều phụ nữ trở thành những nhà lập pháp và nắm giữ các chức vụ quan trọng hơn trong 20 năm qua.
***
Ngày nay, chính phủ Hàn Quốc vẫn tiếp tục tạo ra những chính sách góp phần thúc đẩy việc bình đẳng giới. Chẳng hạn như nam giới được khuyến khích giúp vợ chăm sóc con mới sinh qua việc họ cũng được hưởng chế độ nghỉ có lương như phụ nữ. Ngoài ra, các tổ chức XHDS có những chương trình giúp đỡ nam giới học làm việc nhà và chăm sóc trẻ em.
Một trong những lập luận đề cao việc sinh con trai ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam, là quan niệm chỉ có nam giới mới có thể thực hiện hết các nghĩa vụ hiếu đạo đối với cha mẹ và tổ tiên.
Các thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hàn Quốc trong án lệ lịch sử năm 2005 đã xóa bỏ các “lệ làng” này và công nhận phụ nữ cũng có thể gánh vác bổn phận hiếu đạo với dòng họ thuộc phổ hệ của cha mình.
Từ năm 2000 đến nay, trái ngược với Hàn Quốc, Việt Nam từ một nước vốn có tỷ số giới tính bình đẳng giữa bé trai và bé gái sơ sinh lại trở thành một nước có mức báo động về tình trạng tỷ số bé trai quá cao so với bé gái: từ 110,5 bé trai/100 bé gái năm 2009 lên 111,9 bé trai/100 bé gái năm 2011, và tăng lên 112,8 bé trai/100 bé gái năm 2015.
Liệu câu chuyện và bài học của Hàn Quốc có thể giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng giới ở trẻ sơ sinh và xa hơn nữa là thực thi bình đẳng giới thực sự tại Việt Nam trong tương lai gần nhất?
Tài liệu tham khảo:
TẠI SAO HỌ ĐÃ VÀ ĐANG TÀN PHÁ ĐẤT NƯỚC NÀY KHÔNG GỚM TAY !
(bài này đăng ngày 29/1/2014 , cách đây đúng ba năm) .
Hình : Nử 'tỉ phú phố núi Hà Tĩnh' này  đã đập bỏ 1 villa gần 300 tỉ ở HN vì ko hợp phong thủy , v.v... 
1/ Theo hoangtrunghaihuelua.blogspot.com thì người đẹp này là người tình của Phó TT HOÀNG TRUNG HÃI . 
Bạn vào blog này , sẽ thấy các đại quan như Phạm Quý Ngọ , Hoàng Trung Hãi , Vũ đức Đam , v.v... đã và đang PHÁ NÁT nền kinh tế VN qua việc giao cho các nhà thầu TQ khai thác quặng mỏ kể cả mỏ quý hiếm, xây các nhà máy điện , v.v... . Những người viết hay comment trên blog đều là đảng viên , chuyên gia , v.v... từng là đồng nghiệp của HỌ ; và ghi tên và địa chỉ rõ ràng . Riêng về ngân hàng thì HỌ bất chấp luật lệ thế giới , đến nỗi ông Bùi Kiến Thành đã nói , các NH của VN hoạt động NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT .
2/ BS Hồ Hãi , trong 1 bài viết , đã nghĩ rằng , có thể trong kiếp trước HỌ là các QUAN QUÂN của CHIÊM THÀNH , nay đầu thai để trả thù dân Việt , vì tổ tiên của chúng ta đã tiêu diệt dân tộc này . Do vậy HỌ đã coi dân tộc này như KẺ THÙ của họ , nên 'tàn sát' không gớm tay . Tôi cũng suy nghĩ như vậy . Chỉ có giải thích như vậy mới hiểu được sự TÀN PHÁ KHỦNG KHIẾP của HỌ trên mọi lãnh vực của đất nước : chính trị , kinh tế , giáo dục , văn hóa , xã hội , v.v... Cả DÂN TỘC này đã và đang là NẠN NHÂN của HỌ !
Cả VŨ TRỤ này được chi phối bởi LUẬT NHÂN QUẢ . Đạo Phật có câu , 'muốn biết kiếp trước tạo nhân gì , hảy xem kiếp này hưởng quả gì' .

http://nguyentandung.org/muon-mat-dai-gia-viet-go-kho-bai-2-gia-nhu-ai-cung-dot-tien-nhu-chi-lieu.html
CẢNH SÁT BẮC KINH KỊP THỜI ĐÁP ỨNG PHẢN HỒI CỦA BỊNH NHÂN , CÒN VIỆT NAM THÌ SAO ?

"CS Bắc Kinh TQ đã bắt 12 cò (scalper *) bịnh viện tại ba bv ở nội ô của Bắc kinh tiếp sau 1 video gây bão mạng khi 1 phụ nữ nỗi giận khi bị cò làm tiền .
Phụ nữ trong video này nói cô đã chờ HAI NGÀY để làm hẹn khám ngoại trú (outpatient appointment) , nhưng vẫn chưa có phiếu . Một cò bảo cô đưa 4.500 NDT (684 đô) , để có phiếu , dù phiếu hẹn chỉ giá 300 ndt .
Cô ta nói NV của BV đã đồng lõa (collude) với cò . Nhưng BV đã chối bỏ kết cáo buộc này .
Cò vé (ticket scalping) là vấn đề lớn tại các bv và ga xe lửa trong mùa lễ .
Những bv trang bị đầy đủ tại Bắc kinh đã thu hút BN khắp nước , dẫn đến quá tải và gây khó khăn để làm hẹn .
Dầu làm hẹn bằng phone và internet đã dùng tại bv nhưng cò bv vẫn hoạt động (remain rampant) tại các bv lớn ở Bắc Kinh và các tp lớn ". Dịch từ : english.sina.com
http://english.sina.com/news/2016/0127/885453.html
* Scalp : động từ tiếng Anh có nghĩa "lột da đầu" , nghĩa bóng là "trấn lột" . Danh từ có nghĩa "mảnh da đầu" .