Friday, April 28, 2017



Sau Phần Lan, Hà Lan và TP San Francisco, bang California - Mỹ, tỉnh Ontario ở Canada có kế hoạch chi trợ cấp hằng tháng cho người dân, được gọi là thu nhập cơ bản.


Hệ thống này sẽ được triển khai tại 2 khu vực của tỉnh Ontario. Hôm 25-4, Thủ hiến Kathleen Wynne đã công bố các chi tiết mới trong chương trình Thu nhập Cơ bản Ontario, dự kiến bắt đầu vào cuối mùa xuân này và kéo dài trong 3 năm.

Có tổng cộng 4.000 người tại 3 khu vực ở Ontario sẽ bắt đầu nhận thu nhập cơ bản dựa theo mức lương hiện tại của họ. Mỗi người có thể nhận được số tiền lên tới 16.989 USD/năm nhưng 50% của bất kỳ khoản thu nhập cá nhân nào khác đều bị trừ vào con số đó. Ví dụ, nếu một người kiếm được 10.000 USD/năm từ công việc làm của mình, họ sẽ nhận được thêm số thu nhập cơ bản là 11.989 USD, nâng tổng thu nhập lên 21.989 USD.

Tiêu chuẩn để được tham gia chương trình là ứng viên phải nằm trong độ tuổi 18-64 và có thu nhập thấp. Sau đó, họ sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên.


Tỉnh Ontario - Canada sẽ thử nghiệm chương trình thu nhập cơ bản. Ảnh: Kush Tourism
Tỉnh Ontario - Canada sẽ thử nghiệm chương trình thu nhập cơ bản. Ảnh: Kush Tourism
Bà Wynne cho biết mục tiêu của chương trình là trấn an người dân rằng chính phủ luôn hỗ trợ họ. "Chính phủ và Ontario luôn ở bên bạn" - bà Wynne nói.

Tiền đề của chương trình thu nhập cơ bản rất đơn giản: người dân nhận được kinh phí hằng tháng giúp họ trang trải các chi phí cho sinh hoạt như thực phẩm, đi lại, quần áo và các tiện ích khác mà không bị tra hỏi gì.

Ngoài Canada, còn khá nhiều nước khác đang thử nghiệm chương trình thu nhập cơ bản. Hồi tháng 1, chính phủ Phần Lan đã bắt đầu hỗ trợ 2.000 người thất nghiệp 590 USD/tháng/người. Tại nhiều thành phố ở Hà Lan, 250 người dân sẽ sớm nhận được khoản hỗ trợ 1.100 USD/tháng/người trong 2 năm.

Chương trình thử nghiệm ở Ontario sẽ bắt đầu tại TP Hamilton và TP Thunder Bay, sau đó đến TP Lindsay vào mùa thu. "Mọi người sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Ontario. Thu nhập cơ bản sẽ hỗ trợ người dân trong tỉnh của chúng ta, những người đang nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn" - bà Wynne nói.

Bảo Hạnh (Theo Independent)

(Vnmoney)

Monday, April 24, 2017

Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ

Print Friendly
Nguồn: Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017.
Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người dân tộc thiểu số. Năm 1967, nhà nước chống cộng Nam Việt Nam là một chảo lửa chứa đầy những sự kình địch chồng chéo, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị đang phá hủy đất nước sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 trong một cuộc binh biến.
Nhưng xét ở góc độ chính trị cấp cao, chính cuộc tranh đấu giữa hai kình địch là tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu mới là điều gây chú ý nhất đối với các nhà quan sát chính trị. Cả hai người đều trẻ tuổi và đầy tham vọng, đều là những tay lèo lái xảo quyệt các âm mưu ám độc và đảo chính vốn lan tràn trong giới quân đội cầm quyền Nam Việt Nam.
Và sau nhiều năm đấu đá, xây dựng liên minh, họ cùng hướng đến một cuộc đối đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1967. Cuộc bầu cử có ý nghĩa đối với tính chính danh chính trị của chính nhà nước Nam Việt Nam, điều có vai trò cốt yếu trong việc lật ngược tình thế trong cuộc đấu tranh kéo dài chống lại lực lượng Cộng sản.
Năm 1967, chỉ mới 37 tuổi, Nguyễn Cao Kỳ đã nắm giữ chức vụ Thủ tướng ít quyền lực. Là một trong những sĩ quan đầu tiên tham gia lực lượng không quân quốc gia do Pháp tài trợ, Kỳ đã được thăng cấp nhanh chóng sau cuộc chiến cùng người Pháp chống lại quân đội của Hồ Chí Minh trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954). Đến năm 1964, Kỳ là Tư lệnh lực lượng không quân, vị trí cho phép ông ta chủ mưu nhiều âm mưu đảo chính quân sự sau đó.
Lớn hơn đối thủ của mình 7 tuổi, Nguyễn Văn Thiệu cũng nổi danh vào đầu những năm 1950, đấu tranh với quân Việt Minh do cộng sản dẫn dắt tại vùng đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam. Với cương vị tư lệnh của Sư đoàn 5 có tầm quan trọng chiến lược đóng quanh Sài Gòn, Thiệu cũng là một nhân vật quan trọng trong các cuộc đảo chính dự kiến, nhưng phản đối chúng cho tới khi âm mưu chống lại Ngô Đình Diệm dường như chắc chắn thành công trước khi dẫn đầu cuộc tấn công vào Phủ Tổng thống. Vận may của Thiệu suy giảm sau một vụ đấu đá với Nguyễn Khánh, vị tướng mới nhất trong chuỗi các tướng lĩnh muốn đoạt ngai vàng. Thiệu rất hằn học khi Khánh ủng hộ Kỳ bằng việc bảo trợ và cho Kỳ thăng chức. Tuy nhiên sau đó Thiệu đã quay trở lại sau khi Khánh và một loạt các tướng lĩnh cao cấp khác bị thanh trừng vào mùa xuân 1965, nắm chắc vị trí Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do quân đội dẫn dắt vào tháng 6.
Ngoài những điểm chung trong cuộc đời binh nghiệp, Thiệu và Kỳ hầu như hoàn toàn khác biệt. Xấc láo, màu mè, bốc đồng, Kỳ để tóc theo kiểu một tên giang hồ, khoác lên mình một khăn hàng hiệu màu tím và cặp kính hàng không, kè kè bên mình bà vợ hai, vốn là một tiếp viên hàng không với phong cách lòe loẹt và sở thích giải phẫu thẩm mĩ. Kỳ thường được biết đến như là một tư lệnh táo bạo liều lĩnh, với niềm đam mê cờ bạc và đá gà.
Ngược với Kỳ, Thiệu luôn cẩn trọng và sống khép kín; xây dựng hình tượng bản thân là người đàn ông chuẩn mực của gia đình với sở thích khiêm tốn, ông tránh xa ánh đèn sân khấu, thích đứng sau hậu trường vạch ra các kế hoạch của mình.
Nhưng sự ganh đua giữa Thiệu và Kỳ vượt xa ngoài khác biệt đó. Không chỉ xung đột về tính cách, mối thâm thù Thiệu – Kỳ đại diện cho và làm trầm trọng hơn các mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, ngay cả khi quốc gia lún sâu hơn vào chiến tranh.
Tính cách thích giao du của Kỳ giúp ông ta lấy lòng của các sĩ quan trẻ trung thành, đặc biệt là các đồng hương người miền Bắc – hầu hết là dân Công giáo, những người chống Cộng kịch liệt đi vào Nam sau khi Việt Nam chia cắt năm 1954. Nhưng tính bốc đồng, kiêu căng và bám lấy viện trợ của Mỹ đã khiến Kỳ bị xem là kẻ đầu cơ chính trị trong mắt những người bảo thủ và người miền Nam. Lo sợ quyền lực chính trị của người miền Bắc và nạn tham nhũng bắt nguồn từ sự can thiệp về kinh tế và quân sự của Mỹ, những địa chủ lớn tuổi có khuynh hướng thân Pháp rút lui khỏi xã hội mới bẩn thỉu vốn nổi lên như một sự tất yếu trong giai đoạn mới của cuộc chiến.
Trong bối cảnh đó, Thiệu, một hình mẫu về con người có trách nhiệm và đáng kính chính là tấm lá chắn hoàn hảo chống lại biểu tượng xấu xa của Kỳ. Tuy nhiên, các Phật tử chiếm đa số và phe Công giáo thiểu số vẫn đề phòng sự cải đạo sang Công giáo gần đây của Thiệu, và xuất thân từ một thị trấn nhỏ miền Trung cũng cản trở Thiệu giành được sự ủng hộ rộng rãi của người dân. Sống giản dị và tách biệt, Thiệu không có được thứ sức hút của Kỳ, và những người ủng hộ Thiệu thường chọn Thiệu là vì ghét Kỳ hơn là vì thực sự tôn kính Thiệu.
Mối thâm thù này đã thâm nhập khắp giới chính trị Nam Việt Nam vào giữa những năm 1960, với việc bộ máy quân sự và dân sự chia rẽ nội bộ, và các sĩ quan hay công chức bị ép phải tuyên bố trung thành với một bên. Đại sứ Nam Việt Nam tại Mỹ tuyên bố là người của Kỳ, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc Cảnh sát quốc gia, Đô trưởng Sài Gòn, và nhiều người khác. Không để bị lép vế, nhóm của Thiệu tuyên bố hai trong số 4 tư lệnh vùng và tham mưu trưởng quân đội đứng về phía họ.
Sau hậu trường, các phe phái từ cả hai nhóm đều bận rộn với các âm mưu, thủ đoạn, giành lấy các chức vụ trong một môi trường mà các cáo buộc và việc “đâm sau lưng” trở nên phổ biến. Chẳng hạn, Cựu Tư lệnh đồng bằng sông Cửu Long (người được Thiệu đỡ đầu) – tùy vào người được hỏi – có thể là một kẻ cướp buôn lậu heroin khét tiếng hoặc là một con người chân thành bị bôi xấu bởi những đối thủ vô liêm sỉ của người bảo trợ ông.
Đến 1967, năm trọng yếu trong nền chính trị Nam Việt Nam, cuộc đấu cuối cùng tiến đến giai đoạn khủng hoảng. Hơn 12 tháng qua đã chứng kiến các cuộc đấu đá quân sự mới giữa người miền Bắc và người miền Nam, và cuộc nổi dậy lần thứ hai của Phật giáo, khiến chính quyền phải mất nhiều tuần liền chiến đấu trên các con phố ở miền Trung để phục hồi quyền kiểm soát của Nhà nước. Đối mặt với các đòi hỏi cải tổ từ trong nước và Washington, cuối cùng quân đội đã chấp nhận một hiến pháp mới, bầu cử Tổng thống và khôi phục Quốc hội.
Dù nhằm để hợp pháp hóa hơn là hất cẳng sự cai trị của quân đội – điều vốn được Nhà Trắng xem là lợi ích thiết yếu của Mỹ – nhưng cuộc bầu cử năm 1967 đã đánh thức lực lượng dân sự đối lập vốn lâu nay bị trấn áp. Thực vậy, “không ai tin cuộc bầu cử sẽ được tiến hành trung thực”, một nhà báo nhớ lại. Tuy nhiên, dù người ta biết chắc ai sẽ là người chiến thắng trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, thì các cải tổ năm 1967 cũng làm dấy lên hi vọng về một chính quyền quân sự có trách nhiệm giải trình và đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi, tiếp thu các ý kiến của người dân và thượng tôn pháp luật.
Thế nhưng, sự lạc quan thận trọng đó bị che mờ bởi những đồn đoán khắp nơi về xung đột giữa Thiệu và Kỳ sắp tới. Dù Sài Gòn lúc đó rất hỗn độn nhưng lại khá tự do về báo chí, các mục tiêu cao quý của cuộc bầu cử đã phải nhường chỗ cho các tin đồn chính trị. Trong khi đó, Kỳ đã nắm bắt thế chủ động nhiều tháng trước khi chiến dịch tranh cử chính thức bắt đầu, thông qua thứ mà CIA mô tả là biến các niềm tin của mình thành hành động rõ ràng bằng cách sử dụng các nguồn lực của chính phủ” để thúc đẩy nỗ lực tranh cử của mình. Việc này bao gồm các hình thức như đe dọa, kiểm duyệt báo chí, quấy rối có chủ đích và điều chuyển những người ủng hộ các đối thủ của mình đến các khu vực do Cộng sản kiểm soát. Ngoài ra, Kỳ cũng bảo trợ cho các nhân vật chủ chốt của các tôn giáo và sắc tộc để đổi lại việc họ sẽ cử người đến các điểm bỏ phiếu ủng hộ ông.
Các âm mưu lén lút đó càng gây hoài nghi hơn nữa về sự bền vững và tính chính danh mà người ta muốn cuộc bầu cử mang lại. Giận dữ với tính hai mặt của đối thủ, Thiệu đã lên án Kỳ mạnh mẽ trong một cuộc trao đổi gay gắt với Đại sứ Mỹ, Ellssworth Bunker; cảnh báo về một cuộc đảo chính không thể tránh khỏi nếu công chúng mất niềm tin vào tiến trình bầu cử, Thiệu đưa ra một đe dọa đầy ngụ ý nhưng đúng đắn về việc sẽ tự tay mình giải quyết mọi vấn đề, qua đó đưa ra cảnh báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Sự lộn xộn của người Mỹ càng tăng lên trong Tổng hành dinh quân đội Nam Việt Nam, với việc đấu đá Thiệu – Kỳ làm các công việc của quân đội bị đình trệ.
Cuối cùng, khi thời hạn chót để gửi hồ sơ ứng viên đến gần, giới chóp bu quân sự Nam Việt Nam quyết định đối mặt với bế tắc này, yêu cầu sắp xếp một cuộc họp bí mật để giải tỏa tình thế. Cuộc họp đã diễn ra trong vài ngày, kết thúc với những chỉ trích, buộc tội lẫn nhau và những giọt nước mắt. Khi tất cả được dàn xếp, Thiệu nổi lên là người chiến thắng, làm giật mình giới quan sát khi đứng đầu liên danh tranh cử tổng thống toàn người của giới quân sự. Kỳ chấp nhận xuống nước với đề cử cho chức Phó Tổng thống. Mặc dù các chi tiết của cuộc họp vẫn mù mờ, một nhân chứng kể lại rằng thời khắc quyết định diễn ra khi một người trung thành của Kỳ phản bội, thừa nhận sự thất vọng với sự gian dối quá đà trong chiến dịch tranh cử của Kỳ.
Không đúng với dự định dân sự tham gia chính quyền như ban đầu, kết quả bầu cử đều toàn người của quân đội chiến thắng được Nhà Trắng đánh giá là “thảm họa” về mặt quan hệ công chúng. Vốn đã không mong đợi nhiều vào cuộc bầu cử, các tướng lĩnh xem chính quyền rõ ràng là chiến thắng của họ, mặc dù chỉ giành được 35% số phiếu – một sự bác bỏ nghiêm khắc của công chúng nếu xét đến bộ máy quan liêu và các gian lận bầu cử của họ chống lại một lực lượng dân sự đang bị cố tình chia rẽ.
Bị qua mặt một cách ngoài mong đợi, Kỳ vẫn duy trì được sự ủng hộ trong giới quan chức quân đội chóp bu và sự quý mến trong hàng ngũ binh lính các cấp. Mặc dù Thiệu giành được chức Tổng thống vào tháng 10/1967, vị trí của ông ta vẫn chưa được đảm bảo. Bị ám ảnh về bóng ma của một cuộc đảo chính khác, một công cụ hàng đầu của Kỳ, Thiệu tìm cách vô hiệu hóa đối thủ của mình bằng cách giành sự ủng hộ người Mỹ. Đóng vai một chính khách có trách nhiệm và tuyên bố giữ vững hiến pháp mới, Thiệu nâng vị thế của mình với một Nhà Trắng vốn lo sợ rằng các mưu đồ mới ở Sài Gòn sẽ làm mất đi sự ủng hộ của công chúng đối với cuộc chiến. Mặt khác, Thiệu cũng tập hợp được một nhóm người ủng hộ trong Quốc hội mới, thông qua việc nhấn mạnh các lợi ích chung hoặc đánh vào lòng ham muốn hối lộ theo yêu cầu. Sau đó, lợi dụng chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 của Cộng sản vào tháng 2/1968, Thiệu có cớ để thay thế các tay chân thân cận của Kỳ trong quân đội, tại sân bay, hải quan và các hãng tàu – các vị trí cốt yếu trong các đường dây buôn lậu vàng và thuốc phiện của cả hai phe.
Cú hạ đo ván đến từ một tai nạn lạ lùng: Vào tháng 6, một tàu pháo Mỹ có trực thăng tuần tra khu vực phố Tàu ở Sài Gòn bắn nhầm một quả tên lửa, thiêu rụi em rể của Kỳ, các chỉ huy cảnh sát của Sài Gòn và Chợ Lớn cùng 4 quan chức cảnh sát cấp cao khác – tất cả đều là những mắt xích quan trọng trong các mạng lưới ngầm và chính trị của Kỳ. Vụ tấn công gây phản ứng mạnh chống lại việc xả đạn tùy tiện của người Mỹ và biến Thiệu thành người của Mỹ trong mắt của những người Việt Nam vốn thích thuyết âm mưu.
Với việc các quyền lực công khai và bí mật đều bị kiềm chế, Kỳ đành dựa vào trò đả kích chính trị, cáo buộc Thiệu lãnh đạo yếu kém và thờ ơ với nạn tham nhũng và sự băng hoại xã hội. “Mười lãnh đạo thì có đến chín người tham nhũng”, ông than phiền với nhà báo Ý Oriana Fallaci. “Chúng ta cần một cuộc cách mạng. Chúng ta cần những đạo luật mới đem quyền lực đến cho dân nghèo”.
“Nhưng đó là những gì Hồ Chí Minh nói,” Fallaci đáp lại.
Các chiêu trò mị dân đó của Kỳ rất phong phú, vì chính Kỳ không lạ gì với các thủ đoạn chính trị. Không giống như các đồng nghiệp của mình, những người tích trữ tiền bạc để đi shopping và mua sắm biệt thự tại Châu Âu, Kỳ tham gia các âm mưu chủ yếu nhằm thăng tiến về chính trị hơn là đạt được các mục đích cá nhân. Định cư tại California sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Kỳ sống đạm bạc dựa vào thu nhập từ một cửa hiệu buôn bán rượu của gia đình (ông mất vào năm 2011).
Trong bất kỳ trường hợp nào thì sự khiêu khích của Kỳ cũng làm trầm trọng thêm tính hoang tưởng bản năng của Thiệu. Ngày càng bị cách biệt trong dinh tổng thống và được vây quanh bởi các cố vấn trẻ xảo trá và nhiều tham vọng, Tổng thống Thiệu đã trở thành nạn nhân của chính những nghi ngờ đen tối của mình. Tháng 10/1968, một tờ báo Công giáo đăng tải tiên đoán của một thầy bói nổi tiếng, cảnh báo rằng một cuộc đảo chính sẽ xảy ra vào cuối tháng. Hoảng sợ về ý nghĩ Kỳ và Công giáo cộng tác với nhau, Thiệu đặt quân đội vào tình trạng báo động cao lần thứ 3 trong nhiều tháng, bắt giữ các chủ báo và tu sĩ hàng đầu của phe Công giáo, và đe dọa đóng cửa các tờ báo nếu họ dám tiết lộ phản ứng của ông ta.
Từng trực tiếp tiến hành các cuộc đảo chính trong suốt thời kỳ hỗn loạn sau khi Diệm bị ám sát, sự nhạy cảm của Thiệu có lẽ cũng dễ hiểu. Nhưng các phản ứng quá mức gây hại trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ hai, năm 1971, đã chấm dứt việc thử nghiệm Hiến pháp tại Nam Việt Nam, khiến Thiệu và nền dân chủ Nam Việt Nam mất uy tín không thể cứu vãn nổi.
Có uy thế với quân đội nhưng bị ám ảnh với nỗi lo sợ trước đối thủ vốn hiện đã khá yếu ớt, Thiệu lợi dụng việc kiểm soát Tòa án tối cao và Quốc hội để áp đặt các quy định bầu cử ngoại trừ việc cấm cản sự tham gia của Kỳ. Ngoài ra, văn phòng của Thiệu còn gửi thư hướng dẫn gian lận bầu cử đến các tư lệnh quân đội các tỉnh, khiến một quan chức phải ca thán rằng Thiệu đã “viết ra những điều chỉ nên truyền miệng”. Khi thủ đoạn của Thiệu cuối cùng bị lộ, cả Kỳ và cựu tướng Dương Văn Minh đều đã rút tư cách ứng cử viên để phản đối.
Không chùn bước, Thiệu đã gây sốc các quan sát viên người Mỹ và Việt Nam bằng cách tiến hành một cuộc tranh cử không có đối thủ, định hình cuộc bầu cử thành một cuộc trưng cầu dân ý về sự cai trị của ông ta. Sau khi thắng cử, Thiệu sử dụng chiến dịch Xuân Hè năm 1972 của Cộng sản làm cái cớ để áp dụng các chính sách hạn chế khắc nghiệt lên các đảng phái chính trị và truyền thông độc lập.
Đại sứ Nam Việt Nam tại Washington nhớ lại, cuộc bầu cử năm 1971 đánh dấu thời khắc “việc tìm kiếm một mục tiêu quốc gia giàu sức sống cuối cùng đã bị thải loại để nhường chỗ cho sức mạnh của kẻ chuyên quyền.” Nó đã đánh mạnh vào xã hội dân sự chống Cộng từng bùng nổ của Nam Việt Nam, với sự nhiệt tình đáng kể thời năm 1967 phải nhường chỗ cho sự hoài nghi và thất vọng.
Ngoài các hậu quả tức thời, sự kiện năm 1971 cũng phản ánh thất bại của Nam Việt Nam trong việc vượt ra khỏi nền chính trị ô dù và của những nhân vật cá tính lớn. Đặc biệt, các cải tổ năm 1967 đã dự định cung cấp một mô hình quản trị mới, trong đó thẩm quyền không bắt nguồn từ vũ lực mà từ sự chính danh trong mắt cử tri, và là nơi các đảng đối địch nhau giải quyết các tranh luận một cách ôn hòa hơn là lệ thuộc với số phận của những lãnh đạo mạnh.
Thay vì kiềm chế các tướng lĩnh bằng luật lệ, các cuộc bầu cử 1967 và 1971 lại bị lu mờ bởi mối thù hằn Thiệu – Kỳ, một nhân tố không nhỏ góp phần vào thất bại chết người của chính quyền quân sự trong việc giành được tính chính danh về chính trị trong mắt công chúng. Mặc dù chỉ được các sách vở tiếng Anh về cuộc chiến miêu tả như là các âm mưu nhỏ nhặt trong một chế độ bù nhìn, sự đấu đá nội bộ trong chính quyền Nam Việt Nam đã lý giải cho sự sụp đổ của nhà nước này từ bên trong, rõ ràng và không thể đảo ngược, nhiều năm trước khi chiến tranh kết thúc.
Sean Fear là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung Tâm Dickey về Nghiên cứu Quốc tế tại Đại  học Dartmouth.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/04/25/moi-tham-thu-thieu-ky-lam-sai-gon-sup-do/#sthash.0tlL63Io.dpuf

Saturday, April 22, 2017

Thần may mắn đã về phía CSVN năm 1975 khi Nixon bị mất chức và vua Faisal của Saudi Arabia bị ám sát . 
Có 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sụp đổ của VNCH : 
1/ Nixon từ chức vì Watergate năm 1974 . Do vậy , ko còn ai thực hiện các cam kết mật của ông với TT Thiệu . " Nixon hứa rằng sẽ dùng KQ để giúp VN nếu cần . . . Năm 1974 , BT quốc phòng Mỹ James Schlesinger khi ra điều trần trước QH tháng 6/1973 nói 'ông sẽ khuyến cáo tiếp tục dội bom bắc VN nếu họ mở tổng tấn công đánh VNCH' . . . Năm 1975 , khi miền nam bị tấn công , QH mỹ từ chối giúp VN vì : sự chống đối của dân mỹ và do di tản quá nhanh , quân VNCH đã để lọt nhiều trang bị cho csbv" . (xem Paris Agreement 1973 trên wiki)
2/ Trong tháng 3/75 , Vua Faisal của Saudi Arabia nói với Kisinger "sẽ viện trợ cho VNCH vô điều kiện để chống đở cuộc xâm lăng của CSBV" . Rất tiếc , BA NGÀY SAU , ông bị ng cháu , từng học ở mỹ , bắn chết ngày 25/3/75 ; (lúc đó , tôi đã xúc động khi đọc bài báo này trên Time) . Cái chết này là một đòn nặng cho VNCH .
Ông này , rất CHỐNG CỘNG , từng nói với 1 nhà ngoại giao LX : "Trở về Moscow và nói họ hảy nhìn nhận Thượng đế , thì ngày mai tôi sẽ mở TĐS tại Moscow . " (Theo Economist) . Và rất đa nghi khi cho rằng có sự liên minh giửa chủ nghĩa Zionist và CS . Vì Saudi Arabia có sản lượng dầu lớn nhứt trong khối OPEC , nên trong cuộc chiến 1973 của Ai cập đánh Do Thái , để trừng phạt phương Tây ủng hộ Do thái , ông làm giá dầu tăng BỐN lần . . . Các nước phương Tây , kể cả mỹ , lúc đó đều khốn đốn vì giá dầu tăng . Khi bị ám sát , theo thuyết âm mưu (conspiracy) , ông chết vì lý do này .
Nhân xét : Dù cho QH Mỹ ko giúp VN (khiến TT Ford bó tay) nhưng nếu vua Faisal ko bị ám sát thì cục diện VN có thể thay đổi . Vì VNCH rất cần tiền để mua xăng , đạn dược , v.v... mà vua lại sẳn sàng giúp ko điều kiện .
Đúng là thần may mắn đã về phía CSVN trong năm 1975 .
QUỐC VƯƠNG FAISAL Muốn Viện Trợ Cho Việt Nam Cộng Hòa
Nguồn : https://www.facebook.com/vuottuonglua/posts/888183304557273:0
. . . 
"Tuy nhiên lúc đó lại có một tia sáng hy vọng mong manh đối với vấn đề trợ giúp cho Miền Nam Việt Nam phát xuất từ vùng sa mạc Trung Đông.
Theo Frank Snepp thì trong những cuộc thương thuyết con thoi giữa các nước Trung Đông nhằm giải quyết hòa bình giữa các nước Ả Rập và Do Thái, vào ngày 19 tháng 3 năm 1975, Ngoại Trưởng Henry Kissinger ghé thăm nước Ả Rập Saudi (Saudi Arabia,) quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu của thế giới. Ngày 23 tháng 3 trước khi rời Riyad, Thủ Đô Saudi Arabia, Ngoại Trưởng Kissinger vô cùng ngạc nhiên khi Quốc Vương Faisal, vốn là một người rất mến phục và ủng hộ Tiến Sĩ Kissinger, đã nói riêng với ông là Quốc Vương muốn dành cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ một ân huệ cá nhân.
Quốc Vương Faisal nói rằng ông rất kính phục lòng can đảm của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu để bảo vệ tự do cho chính họ. Vua Faisal nói rằng vì cảm tình đối với nhân dân Miền Nam Việt Nam và một phần cũng vì cảm tình với Ngoại Trưởng Kissinger, nhà vua và chính phủ Ả-Rập Saudi sẵn sàng bảo đảm cho việc viện trợ cho vay một số tài khoản “vĩ đại” (a huge grant-in-aid) cho chính phủ Saigon nhằm bù đắp cho việc viện trợ của Hoa Kỳ bị cắt giảm. Ngoại Trưởng Kissinger ngạc nhiên và vui mừng cho đến độ sững sờ vì đây là một “phép lạ trên sân khấu” (deus ex machina) mà ông hằng mong đợi sẽ xảy ra để giúp cho ông ta thực hiện được chiến lược về ngoại giao của ông tại Đông Dương.
Nhưng bất hạnh thay, đề nghị viện trợ của Ả Rập Saudi cũng trở thành vắn số và phù du như những môn thuốc giải độc khác trước đây nhằm chữa chạy cho cuộc chiến tranh Đông Dương trong gần 30 năm. Chỉ có ba ngày sau khi đưa ra đề nghị này với Kissinger, Quốc Vương Faisal lại bị một người cháu giết chết vì ganh tức và hy vọng viện trợ cho Việt Nam cũng bị chôn vùi cùng với cái chết của Vua Faisal nước Ả Rập Saudi.
Frank Snepp cũng cho biết thêm rằng trong khi tiếp xúc với Ngoại Trưởng Kissinger mấy tuần trước đó, chính Đại Sứ Martin đã đưa ra ý kiến nên tìm cách vận động yêu cầu xin viện trợ từ nước Ả Rập Saudi. Tuy nhiên sau cùng thì chính Quốc Vương Faisal là người đã xúc tiến dự án đề nghị này. Ngay cả sau khi Quốc Vương Faisal từ trần, Đại Sứ Martin vẫn còn thúc đẩy Ngoại Trưởng Kissinger tiếp tục vận động cho kế hoạch viện trợ này nhưng chẳng có đi đến đâu vì người kế vị còn phải chú trọng đến những vấn đề khác. Frank Snepp: Sách đã dẫn. Trang 216.
Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng Trưởng Phát Triển trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa cũng có cho biết thêm về chuyện này như sau:
“Cuộc viếng thăm của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ vào cuối tháng 2 năm 1975 đã cho thấy sự thật hiển nhiên là sự viện trợ của Hoa Kỳ đang đỗ vỡ và sau đó lại còn có thêm nhiều diềm xấu tiếp diễn: Những thất bại tại Cao Nguyên, sự thất thủ của các Tỉnh Miền Trung cùng Đà Nẵng và việc Hoa Kỳ cúp viện trợ là những dấu hiệu tồi tệ nhất.
Thêm vào đó lại còn có vụ Quốc Vương Saud al Faisal của nước Ả Rập Saudi bị ám sát ngày 25 tháng 3 năm 1975. Vua Faisal đã bày tỏ cảm tình và niềm ngưỡng phục về công cuộc chiến đấu chống cộng sản của nhân dân Miền Nam Việt Nam và ông đã đề nghị trợ giúp cho Việt Nam. Vào đầu năm 1975, Quốc Vương Faisal đã chấp thuận trên nguyên tắc sẽ cho Việt Nam vay một số ngân khoản “nhiều trăm triệu” Mỹ kim. Số tiền này sẽ được sử dụng nhằm đẩy mạnh nền kinh tế của Miền Nam Việt Nam và đồng thời cho phép Tổng Thống Thiệu mua nhiên liệu và vũ khí đạn dược của bất cứ quốc gia nào muốn bán cho Việt Nam. Một giải pháp khác được đề nghị cho kế hoạch cho vay này của Quốc Vương Faisal là Ả Rập Saudi sẽ bảo đảm cho việc Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa. Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng nghiêng về phía bảo đảm cho vay hơn là vì điều này sẽ loại trừ được những vấn đề khó khăn có thể xảy ra nếu phải mua những vũ khí chiến cụ của Mỹ ở ngoài thị trường Hoa Kỳ. Sự thật là toàn bộ guồng máy những vũ khí trong chiến tranh Việt Nam đều được sản xuất tại Hoa Kỳ (made in USA) do dó mà không thể nào mua sắm vũ khí đạn dược từ một nước ngoại quốc nào khác.
Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại rằng “Có lẽ dường như là một điều kỳ cục nếu liên kết dầu hỏa của Ả Rập Saudi với sự sống còn của Miền Nam Việt Nam trong nỗ lực tìm kíếm viện trợ về quân sự, tuy nhiên trong những ngày đen tối nhất của tháng 4 năm 1975 thì chẳng có chuyện gì là kỳ cục cả. Khi người ta đang sắp sửa bị chết trôi thì ai cũng đều cố gắng nắm vào cái gì đang nổi trên mặt nước”.
Người Việt Nam tin rằng số phận của họ đã đến chỗ tuyệt cùng: Khi mà kế hoạch của Quốc Vương Faisal sắp sửa được thực hiện thì nhà vua lại bị một người cháu giết chết. Tổng Thống Thiệu đã gửi một bức công điện phân ưu đến Hoàng Gia Ả Rập Saudi và đồng thời khẩn nài chính phủ Ả Rập tiếp tục kế hoạch viện trợ của cố Quốc Vương Faisal. Chính phủ Ả Rập Saudi trả lời rằng họ sẽ cứu xét đề nghị này và Tổng Thống Thiệu đã gửi Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc sang thăm viếng Ả Rập Saudi. Người Việt Nam tự than thở rằng chính số của họ là sẽ bị bỏ rơi.” Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold Schecter: Sách đã dẫn, trang 306.
Trong một cuốn sách mới xuất bản vào năm 2005, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng có nói thêm về việc này và cho đăng nguyên văn bức điện văn của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phúc trình về việc này như sau:
“Vừa vào phòng, ông Thiệu đưa cho tôi xem một công điện đề ngày 14 tháng 4 năm l975 do Ngoại Trưởng Bắc gửi từ Luân Đôn về. Ông Bắc vừa ở Saudi Arabia đi Luân Đôn. Chuyến đi của ông có mục đích xin Quốc Vương Haled Crown (tiếng Anh là Khalid), vừa kế vị Quốc Vương Faisal, đồng ý cho Việt Nam Cộng Hòa vay tiền như phụ vương của ông đã bị ám sát.
Luân Đôn ngày 14 tháng 3 năm 1975
Công tác tôi đi Saudi Arabia đã được kết thúc thành công. Tôi được tiếp kiến Vua Haled Crown, Hoàng Tử Rabed và Hoàng Tử Abdullab (cũng là Thủ Tướng) Đệ Nhất và Đệ Nhị Phó Thủ Tướng. Tất cả, đặc biệt là Vua Haled đã cho tôi những bảo đảm vững chắc về việc tiếp tục yểm trợ và viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã thảo luận kỹ càng với Hoàng Tử Rudal Faisal (Bộ Trưởng Ngoại Giao,) Hoàng Tử Massoud (Thứ Trưởng Ngoại Giao) và ông Amant (Tổng Trưởng Dầu Lửa và Tài Chánh).
Về viện trợ sắp tới tôi đã cung cấp cho chính phủ Saudi một bản giác thư trình bày chi tiết về nhu cầu viện trợ và tình hình tại Miền Nam. Tôi hy vọng là quyết định về khoản tiền và phương thức của viện trợ sẽ được chính phủ Saudi cứu xét sớm” [Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Cơ sở Xuất Bản Hứa Chấn Minh, San Jose, Califoria, 2005, trang 310-311].
Bức điện văn này đề ngày 14 tháng 4 năm l975 và chỉ một tuần sau đó thì Tổng Thống Nguyên Văn Thiệu từ chức, nửa tháng sau đó thì Miền Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt. Tuy nhiên vào những ngày tháng 4 năm 1975, việc nước Ả Rập Saudi hứa sẽ trợ giúp cho Việt Nam Cộng Hòa cũng phải được xem như là một “phép lạ”, dù rằng đó chỉ là một phép lạ trong ảo tưởng mà thôi.
Sau 1975, người viết có cơ hội làm việc tại Jeddha, nước Ả Rập Saudi, trong một thời gian và có nghe nói đến việc nầy. Một vài người Ả Rập của người viết cho biết rằng vào khoảng cuối năm 1974, Việt Nam Cộng Hòa có tham dự một cuộc triển lãm quốc tế tại Thành Phố Hải Cảng Jeddha, lúc bấy giờ là Thủ Đô thương mại và ngoại giao của Vương Quốc Ả Rập Saudi. Trong cuộc triển lãm nầy, Việt Nam đã gởi sang trưng bày những bức tranh cũng như là một sô bàn ghế sơn mài, đa số là của công ty Thành Lễ và những sản phẩm này đã được dân chúng, nhất là giới thương lưu giàu có trong Hoàng Gia nhiệt liệt tán thưởng, nhờ đó mà họ có cảm tình với Việt Nam Cộng Hòa. Quốc Vương Faisal là một trong những người đó. Họ cũng xác nhận chuyện Vua Faisal có ý định viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa tuy nhiên vì phía
Việt Nam quá chậm chạp trong việc xúc tiến kế hoạch này cho nên sau khi Nhà Vua bị ám sát thì vị Hoàng Thái Tử (crown prince) là Kbalid ibn Abdulaziz lên nối ngôi không biết gì nhiều về việc này, do đó mà kế hoạch đã không được xúc tiến và bất thành.
Dường như đó cũng là vận nước cho nên Miền Nam đã bỏ lỡ mất cơ hội có một không hai này. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa cũng gặp nhiều sự không may vì Quốc Vương Khalid (1975-l982) là người có đầu óc bảo thủ, không chú trọng nhiều đến những vấn đề bên ngoài thế giới Ả Rập cho nên ông ta không để ý đến việc Quốc Vương Faisal đã có quyết định trợ giúp cho Miền Nam Việt Nam chống lại cộng sản. Tuy nhiên sau khi lên ngôi, Quốc Vương Khalid lại chọn Hoàng Tử Fabd ibn Adulaziz làm Hoàng Thái Tử kế vị thì ông này lại là người không những am tường về các vấn đề quốc tế mà lại còn là người chống cộng sản rất tích cực. Sau khi Vua Khalid băng hà vào năm 1982, Hoàng Tử Fadb ibn Abdulaziz trở thành Quốc Vương trị vì nước Ả Rập Saudi từ năm 1982 cho đến đầu tháng 8 năm 2005. Trong thời gian trị vì, Vua Fadh đã viện trợ vô cùng tích cực cho phong trào kháng chiến A- Phú-Hãn chống lại cộng sản Liên Xô trong mấy thập niên và sau cùng thì Liên Xô phải triệt thoái ra khỏi A-Phú-Hãn.
Nếu Quốc Vương Fahd lên ngôi thay cho Quốc Vương Faisal ngay từ năm 1975 thì biết đâu tình hình Việt Nam lại chẳng có thể một vài thay đổi ?
(còn tiếp)

Friday, April 21, 2017

CÁCH THI PHẦN LÝ THUYẾT CỦA BẰNG LÁI XE CALIFORNIA .

1/  Đầu tiên đến DMV xin Cẩm Nang Lái Xe 2016 tiếng Anh hay Việt .
2/ Sau khi đọc kỷ cẩm nang , vào link sau để thi thử trên mạng :
https://www.dmv.ca.gov/portal/dmv/detail/pubs/interactive/tdrive/exam
3/ Có 5 bài (test) , mỗi bài 10 câu theo kiểu "abc khoanh" , xem hình .
4/ Bạn nhấp vào "Class C Test # 1 (English) . Bạn chọn 1 trong 3 trả lời cho câu hỏi bằng cách nhấp vào vòng tròn trước câu trả lời . 
Nếu bạn trả lời đúng , hình sau sẽ hiện ra .
Nếu bạn trả lời sai , hình sau sẽ hiện ra .
Muốn biết câu trả lời đúng (correct answer) , bạn nhấp vào Correct Answer ở góc trái của cuối bài , xem hình . 
Khi nhấp vào "Answer Sheet" , bạn sẽ thấy phần trả lời đúng của 10 câu hỏi .
Ngoài ra , sau khi bạn trả lời từng câu , đến cuối bài thi mẫu , nhấp Clear Form để thi thử trở lại
.



BÀ TIẾN HAY ÔNG LÙI CŨNG RỨA THÔI .- Huy Cường
(Bài viết của Huy Cường tuy chỉ nói về nghành y tế VN , nhưng ĐỒNG THỜI cũng nói lên bộ mặt của các lãnh vực khác trong xã hội VN hiện nay . Một người bạn của tôi làm BS ở VN , cách đây mấy tháng cho tôi biết : nếu muốn làm việc ở BV công ở Sài Gòn , họ phải lo lót vài trăm triệu ; nếu người ngoài nghành nói thì tôi không tin điều này . - Tài) .
BÀ TIẾN HAY ÔNG LÙI CŨNG RỨA THÔI .- Huy Cường
"Mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về vụ Bà Kim Tiến.
Trong sở trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao thông, Giáo dục và một phần về Y tế.
Món Y tế xem ra tôi quan tâm ít hơn bởi lý do tôi cho rằng: tất thảy thần dân của ngành này toàn là trí thức cả, họ cũng như bà con ta biết tỏng tòng tong mọi sự thể cả, chả hơi đâu mà, như một câu ngạn ngữ Việt là: “Dạy đĩ vén váy” cả.
Anh không viết thì nó vẫn… tiêu cực, anh viết nó vẫn tiêu cực, có khi còn tiêu cực hơn ấy, nên trong mảng này, tôi cày ít hơn.
Thế nhưng, hôm nay, đáp lại thịnh tình của Quý bạn, tôi xin kể một câu chuyện có thực một trăm phần trăm, tôi chưa xin phép nên tạm đổi tên nhân vật chính, là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, thành ông “Võ Như Lành” cho nó… lành.
Câu chuyện như sau:
Năm 2008 tôi về Quảng Ngãi tìm tư liệu và chuẩn bị làm phim về cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi đang chụp ảnh phần mộ của cụ trên núi Thiên Ấn thì một bác già khả kính đến nói với tôi:
- Anh làm ơn chụp cho đoàn bác vài kiểu ảnh kỷ niệm. Máy bác hết phim (hồi đó còn chụp bằng phim).
Nói rồi ông Giáo sư gửi tôi cái danh thiếp và hẹn gặp lại ở nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi gần đường Hùng Vương.
Nhìn tấm danh thiếp tôi khoái ngay và chỉ sau một giờ tôi đã đem đến nhà khách biếu quý khách một bộ ảnh rất đẹp, không lấy tiền.
Cảm kích vì nghĩa cử đó và nhận ra mình là đồng hương – quê tôi ở Cẩm Khê, nhà ông ở Xuân Huy, Lâm Thao một làng nhiều tiến sỹ nhất Việt Nam từ năm 1970 -, chỉ cách nhau hơn chục cây số, ông tiếp tôi rất nồng hậu.
Khi tôi khéo léo hỏi ông (có ghi âm) về chuyện Y đức thì vị giáo sư bạc đầu này nhận ra ngay (ý đồ của nhà báo là tôi).
Ông nói:
- Tôi không trả lời anh đâu, nhưng tôi kể cho anh nghe câu chuyện của chính gia đình tôi, rồi anh làm gì thì làm.
Tôi nghe xong câu chuyện mà xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích tất thảy những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vacxin chết người đến chuyện bác sĩ Cát Tường, chuyện dịch sởi, v.v.
Nghe xong câu chuyện này, thiết nghĩ các bạn sẽ hiểu rằng nếu bây giờ, bà Kim Tiến xuống, bà Kim Tiền lên hoặc ông Kim Lùi nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi.
Cảm ơn Giáo sư V.N.L kính mến, cảm ơn nhân vật chính trong câu chuyện bi hài này là BS Huy, ông đã nói lên cái code của sự thể, khỏi phải tư duy nhiều hơn khi ta là dân Việt.
Dưới đây là câu chuyện của GS Võ Như Lành.
- Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm.
Là nhà nghề tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.
Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một sinh viên đặc biệt đã học tôi 6 năm trời.
Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.
Một tuần sau em tôi ra viện.
Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ bất trị này.
Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
- Mời thầy đi theo em.
Mặc dù tôi chưa dạy cô này ngày nào, nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
Cô đưa tôi lên thẳng phòng … cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
- Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!
Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi. Anh nói ngay:
- Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.
Tôi lắng nghe.
Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:
(…………………………………………………………….
…………………………………………………………….)
“Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy… chết!
Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ.
Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.
Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, Xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .
Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi.
Tôi hoàn toàn mất tự chủ.
Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang nằm xưa.
Cuối cùng, tôi hỏi:
- Tôi có dạy các anh làm thế không?
- Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái cần – phải – dạy.
Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
- Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN khác với người BS Tư bản ở chỗ nào?
Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người Bác sĩ “xã hội chủ nghĩa” không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao.
Thực tế không phải thế.
Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
“Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội….Bệnh nhân của BV này toàn loại VIP (nhân vật tai to mặt lớn)
Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội ngắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn, trong khi những bệnh nhân “quan chức lãnh đạo”kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng, và họ luôn có quyền bắt ne bắt nét chúng con.
Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người mà họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế.
Phải “chặt”!
Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run , nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.
Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
Tôi không biết nói gì lúc này nữa.
Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý từ cuộc sống, thôi thì….
Câu chuyện của GS Lành đến đây là hết. Không gian nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi trầm hẳn xuống. Tôi cũng chẳng biết bình luận gì thêm. Phải chăng, chúng ta đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng dăm chục năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc.
Những tiêu cực trong ngành y tế sẽ còn dài chứ không dừng lại ở đây kể cả khi thay bà bộ trưởng.
Bao giờ cái thiết chế y tế, từ đào tạo đến các nguyên tắc về phúc lợi, nhân đạo, chính trị thay đổi theo hướng tích cực, có lý có tình thì tình hình sẽ tự nó tốt lên, các bạn ạ."
Những yếu tố trong sự can thiệp của Mỹ tại Hàn quốc năm 1950 . 
(Cùng đọc để hiểu tại sao Mỹ đã can thiệp để cứu Nam hàn nhưng lại bỏ rơi VN --- Tài) 
 . . . 
CP Truman đã bị bất ngờ và trước ngả 3 đường .Trước cuộc xâm lăng này của Bắc hàn , Nam hàn ko bao gồm trong chu vi phòng thủ chiến lược Á châu - vạch ra bởi Ngoại trưởng Dean Acheson . Các nhà chiến lược quân sự Mỹ quan tâm hơn với an ninh của Âu châu chống lại LX hơn là Đông á . Cùng lúc , cp Mỹ lại lo rằng 1 cuộc chiến tại HQ có thể nhanh chóng mở rộng thành 1 thế chiến khác nếu TQ và LX quyết định tham chiến . 
Một khía cạnh (facet) của sự thay đổi lập trường đối với HQ và có nên can dự hay ko là Nhật bản . Đặc biệt sau khi TQ lọt vào tay CS , các chuyên gia về đông bắc Á xem Nhật là đối trọng quan trọng đối với LX và TQ trong vùng . Trong khi ko có chính sách nào của mỹ xem Nam hàn TRỰC TIẾP liên quan đến quyền lợi quốc gia mỹ , sự KẾ CẬN với Nhật gia tăng tầm quan trọng của Nam hàn . "Sự nhìn nhận rằng an ninh của Nhật đòi hỏi một Hàn quốc ko-là-kẻ-thù đã dẫn tới quyết định của Truman can thiệp . . điểm chánh yếu là phản ứng của Mỹ (với xâm lăng của Bắc hàn) bắt nguồn từ chánh sách của Mỹ đối với Nhựt ."
Một cân nhắc (consideration) quan trọng là phản ứng có thể của LX một khi Mỹ can thiệp . CP Truman lại nghĩ rằng 1 cuộc chiến tại đây là đòn nghi binh có thể làm gia tăng 1 chiến tranh toàn diện ở Âu châu 1 khi Mỹ tham chiến tại Hàn . Cùng lúc , ko có chỉ dấu từ bất cứ ai rằng LHQ hay mỹ nên né tránh/lùi bước trước cuộc chiến này . Truman nghĩ rằng nếu xâm lăng không bị trừng phạt , 1 phản ứng dây chuyền sẽ bắt đầu sẽ khiến LHQ bị coi thường (marginalized) và khuyến khích CS xâm lăng mọi nơi . LHQ đã chấp nhận việc dùng vũ lực để giúp ng Nam hàn và Mỹ đã lập tức dùng không và hải quân , đã có mặt tại khu vực , cho mục đích này . Cp mỹ chưa dùng bộ binh vì vài cố vấn tin rằng Bắc hàn có thể bị ngăn chặn bằng Không và HQ . 
Cp mỹ vẫn ko chắc rằng cuộc xâm lăng này chỉ là cái bẩy của LX hay chỉ là phép thử quyết tâm của mỹ . Quyết định đưa bộ binh trở nên cần thiết hơn khi một tin tình báo nhận được ngày 27/6 cho thấy LX không muốn đụng độ với Mỹ tại Hàn . Cp mỹ cũng tin rằng việc can thiệp của Mỹ tại Hàn cũng ko suy yếu sự cam kết của họ ở nơi khác . 
Ngày 25/6/50 , hội đồng bảo an LHQ nhất trí (unanimously) lên án Bắc hàn xâm lăng Nam hàn , với nghị quyết 82 . LX , có quyền phủ quyết , đã tẩy chay các cuộc họp của HĐBA kể từ tháng Hai 1950 , để phản đối việc Trung hoa Dân quốc (Đài loan) , chứ ko phải CHND Trung Hoa , giử ghế thường trực HĐBA . Sau khi thảo luận , HĐBA , ngày 27/6 , ra NQ số 83 , yêu cầu các thành viên cung cấp giúp đở QS cho Hàn quốc . Cùng ngày TT Truman ra lịnh cho không và HQ mỹ giúp chế độ Nam hàn . Ngày 4/7 , phó BT ngoại giao LX kết tội Mỹ đã khởi động chiến tranh nhân danh Nam hàn . 
LX đưa ra lý do : Tin tình báo của Nam hàn - mà NQ 83 dựa vào đó - lại dựa trên tình báo Mỹ ; Bắc Hàn lại ko được mời như thành viên tạm thời của LHQ , điều này vi phạm điều 32 của hiến chương LHQ ; và cuộc xung đột này ngoài quyền hạn của LHQ , vì cuộc xung đột biên giới trước đó - giửa 2 phe Nam Bắc hàn , dẫn đến cuộc chiến này - phải được xem như NỘI CHIẾN . (còn tiếp) . 
Dịch từ Korean War trên wiki .

Wednesday, April 19, 2017

"Bạn có thể phỏng đoán 'quyền' sắp tới của dân Myanmar là gì ? . . . Ngôn luận ? Tôn giáo ? Sai hết . Đó là quyền làm chủ đất
Bộ trưởng Soe Thein nói quyết tâm (push) trong năm tới là cấp chủ quyền về đất đai (deed land) cho công dân Myanmar – đã sống trên đó nhiều thế hệ , ngay cả ko có giấy chủ quyền (hold title) . Ông nói hiệu quả thực tế của cấp chủ quyền về đất là ngăn ngừa những lợi ích vì tiền (moneyed interest) , khi có người nhắm vào 1 khu vực để phát triển nhà đất và chỉ cần chạy chọt (waltz) đã chiếm hửu tài sản này , đôi khi dời người đã sống lâu năm trên đó . Khi việc cấp chủ quyền này hoàn tất , các nhà phát triển nhà đất vẫn có thể mua đất nhưng đầu tiên họ phải bồi thường cho chủ đất . (Người nước ngoài chỉ có thể thuê đất) .  
Những CP tước đoạt (usurp) quyền tư hửu thì gần như tước đoạt quyền được sống (right to life) . . .  Khi sinh mạng và tài sản được chú ý và tôn trọng , những quyền như thờ phượng và phát biểu chính trị sẽ có nền tảng để phát triển" . Dịch từ : myanmarburma.com .
Những chính phủ tước đoạt (usurp) quyền tư hửu thì gần như tước đoạt quyền được sống (right to life) .
. . ."Bạn có thể phỏng đoán 'quyền' sắp tới của dân Myanmar là gì ? Đó là 1 đặc quyền cốt lõi mà mọi công dân của mọi nước trân trọng/yêu mến . Ngôn luận ? Tôn giáo ? Sai hết . Đó là quyền làm chủ đất . . .
BT Soe Thein nói quyết tâm (push) trong năm tới là cấp chủ quyền về đất đai (deed land) cho công dân Myanmar – đã sống trên đó nhiều thế hệ , ngay cả không có giấy chủ quyền (hold title) .
Ông nói hiệu quả thực tế của cấp chủ quyền về đất là ngăn ngừa những lợi ích vì tiền (moneyed interest) , khi có người nhắm vào 1 khu vực để phát triển nhà đất và chỉ cần chạy chọt (waltz) đã chiếm hửu tài sản này , đôi khi di dời người đã sống lâu năm trên đó .
Khi việc cấp chủ quyền này hoàn tất , các nhà phát triển nhà đất vẫn có thể mua đất nhưng đầu tiên họ phải bồi thường cho chủ đất . (Người nước ngoài chỉ có thể thuê đất) . . .
Những chính phủ tước đoạt (usurp) quyền tư hửu thì gần như tước đoạt quyền được sống (right to life) . Có hai điều thực tế và sống còn : đất đai và sinh mạng con người . Khi sinh mạng và tài sản được lưu tâm/chú ý và tôn trọng , những quyền như thờ phượng và phát biểu chính trị sẽ có nền tảng để phát triển" .
Dịch từ : www.myanmarburma.com .

Đăng bởi Elvis Ất on Wednesday, April 19, 2017 | 19.4.17



Trên văn bản, người dân Đồng Tâm bị coi là những người "chiếm đất quân sự", đang "sử dụng đất quốc phòng tại sân bay Miếu Môn" (Thông báo 162/TB-UBND, ngày 16-5-2016). Rồi, hôm qua, 18-4-2017 - báo chí lạnh lùng coi họ là những người "gây rối trật tự công cộng". 

Nhưng, trên đất có dân. Dân không phải là những con số khô khốc xuất hiện trong các văn bản. Hầu hết người dân thuộc 14 hộ có đất bị lấy giao cho Viettel này đã sống ở Đồng Tâm lâu đời. Kể cả thời bị đưa vào hợp tác xã, họ vẫn liên tục an cư, canh tác trên mảnh đất ấy cho đến khi Viettel cắm bảng gọi đó là "khu đất quân sự".

Dù ngày 14-4-1980, Phó thủ tướng Đỗ Mười ký quyết định 113/TTg "duyệt cấp cho Bộ Quốc phòng (BQP) 208 hecta thuộc xã Trần Phú, Nông trường Lương Mỹ", xây dựng đợt I sân bay Miếu Môn. Nhưng, từ đó đến nay, chẳng có cái sân bay nào được xây ở đây cả. Cho tới trước khi có "Dự án", BQP "chưa hề thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho các hộ đang sử dụng đất" ở đó và cho tới ngày 1-12-2014, cả BQP lẫn tỉnh Hà Sơn Bình trước đây, lẫn Hà Tây và Hà Nội về sau, “chưa có văn bản nào xác định ranh giới khu đất này”.

Trên thực tế, ở đây, cũng có một đơn vị quân đội, Lữ đoàn 28 (nhận bàn giao từ Bộ Tư lệnh Công binh từ năm 1989). Về mặt nội bộ thì năm 1992, Lữ 28 có tiến hành lập sơ đồ khu đất. Nhưng, mãi tới năm 2014, đơn vị này mới có văn bản gửi Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 236,7 hecta, nhiều hơn 28,7 hecta so với diện tích mà năm 1980 Thủ tướng cấp. Ngày 27-3-2015, Bộ Tổng Tham mưu mới thu hồi 50,03 hecta đất thuộc khu này từ Lữ 28 để giao cho Viettel.

Cả về pháp lý và thực tế, phần lớn khu đất 236,7 hecta này, chưa từng được làm thủ tục hợp lệ (theo Luật Đất Đai năm 1993) và chưa từng được BQP sử dụng đúng mục đích mà quyết định 113/TTg giao. Lẽ ra, năm 2014, khi vùng này bắt đầu đô thị hóa (sau 6 năm nhập vào Hà Nội), Chính phủ nên thu hồi để cân nhắc sử dụng phần tài nguyên quốc gia đó sao cho hiệu quả nhất. Nếu "Dự án A1" mà Viettel đang tiến hành thực sự vì "mục đích quốc phòng" thì, trước hết, Chính phủ cũng nên cân nhắc chọn một chỗ trống dọc đường HCM thay vì đẩy quân đội vào thế "tranh" với dân bờ xôi, ruộng mật.
Nếu phần tài nguyên quốc gia đó được khai thác sao cho hữu ích nhất trong giai đoạn phát triển thời bình của đất nước thì, thay vì Quân đội hay các nhà kinh doanh địa ốc, trước hết, những cư dân ở đây phải được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên đó. Gia đình họ đã chịu đựng "quy hoạch treo" 37 năm, nay, khi đất tăng giá tại sao họ lại trở thành người ngoài cuộc.

Hãy nghe câu chuyện thực dân Pháp và hãng Shell ứng xử với nông dân ở Nhà Bè hồi đầu thế kỷ (Tư liệu của nhà báo Mai Bá Kiếm (Ba Kiem Mai), hậu duệ của người trong cuộc):

Năm 1911, hãng Shell (tập đoàn Anh - Hà Lan) đến Nhà Bè đầu tư Cảng và kho chứa xăng dầu. Chính quyền Pháp thay vì đứng ra đền bù đất rồi giao cho Shell mà để cho Shell thương lượng trực tiếp với 3 chủ đất tại đây, thuê 100 mẫu, thời hạn 99 năm. Lúc bấy giờ, 3 chủ đất đang cho cả trăm tá điền thuê với mức 10 giạ lúa/1.000m2/năm). Shell đàm phán giá thuê cao gấp 5 lần, lại được lãnh tiền hàng tháng qua Cheque. 

Chủ đất rất mừng, nhưng Dân luật Giản Yếu 1883 do người Pháp áp dụng ở Nam kỳ sau khi áp đặt chế độ thuộc Pháp lên vùng đất này đã trao cho các tá điền quyền tiên mãi (được ưu tiên mua cùng giá, mà chủ đất định bán cho người khác hoặc được ưu tiên thuê cùng giá mà chủ đất định cho người khác thuê với giá cao hơn). Tuy tá điền không thuê nổi theo giá Shell thuê nhưng họ có quyền không ký giấy khước từ thuê đất. 

Không có đủ giấy khước từ của tá điền, thì chủ đất không thể ký hợp đồng với Shell. Do đó, chủ đất phải thương lượng cho tá điền được hưởng tiền thuê đất mấy năm đầu mà hãng Shell trả, để tá điền chịu ký tờ khước từ thuê đất. Bỗng nhiên, tá điền có một cục tiền, có nhiều tá điền đi vô vùng sâu mua ruộng để làm chủ. Có nhiều tá điền - như ông nội nhà báo Mai Bá Kiếm (cụ Mai Bá Điền 1885 - 1979) - vừa lãnh được một cục tiền vừa xin được vào hãng Shell làm.

14 hộ dân thuộc xã Đồng Tâm không phải là "tá điền". Có 4 hộ đã "sử dụng đất" trước khi khu vực này bị Thủ tướng giao cho BQP, phần lớn còn lại đã sử dụng đất trước khi Luật Đất Đai 1993 có hiệu lực (15-10-1993). Có một trường hợp, ông Nguyễn Văn Thúy, mua lại nhà đất của 4 hộ công nhân có nguồn gốc là "tài sản thanh lý của công ty vôi đá Miếu Môn (ngày 30-8-2001). Cho dù phần có giá trị nhất ở đây là 25 nghìn mét vuông khuôn viên, nhưng biên bản thanh lý lại chỉ ghi mấy nhà xưởng rách nát chứ không ghi đất. 

Nhưng, BQP chỉ làm việc với Chính quyền. Các chủ đất thực sự đã không được coi là chủ thể của các vòng đàm phán. Mức đền bù mà họ được ấn định là: đất ở 2,2 triệu/m2 (được công nhận tối đa 300 m2); đất vườn, ao hồ 1,54 triệu/m2 (tối đa 180m2); đất trồng cây hàng năm và cây nông nghiệp 108 nghìn đồng/m2 [Khi đền bù, Viettel có tăng mức công nhận đất ở lên gấp 5 lần]. Riêng trường hợp ông Thúy không được đền bù phần đất (25 nghìn m2).

Nếu không bị quy hoạch, cho dù nguồn gốc thế nào thì theo Luật Đất Đai hiện hành, 14 hộ nông dân này cũng sẽ được ưu tiên công nhận quyền sử dụng đất (kể cả ông Thúy rồi cũng sẽ được "thủ đắc theo thời hiệu" - ông và 4 hộ công nhân đã canh tác đất ấy 16 năm qua). 

Chưa có nhà nghiên cứu nào tìm xem, có bao nhiêu người dân Thủ Thiêm đang ở trong khu Sala; có bao nhiêu người dân Tân Thuận đang ở trong khu Phú Mỹ Hưng; bao nhiều người dân Văn Giang đang ở trong Ecopark.... Và, nếu các ông chủ Phú Mỹ Hưng, Ecopark, Sala... phải thương lượng trực tiếp với các chủ đất, có thể tiến trình xây dựng các thành phố ấy sẽ không nhanh như thế nhưng chính quyền sẽ tránh được xung đột trực tiếp với dân; các khoản chênh lệch địa tô sẽ được ăn chia giữa các nhà đầu tư và nông dân (nông dân có thể nhận tiền mặt hoặc cổ phần từ các khu đô thị này); và, lợi nhuận mà các đại gia thu được chưa chắc đã thấp hơn vì họ chia sẻ công bằng với nông dân thay vì chi không thể hạch toán được với các quan tham nhũng.

Từ đất nông nghiệp mà muốn xây nhà thì chi phí duy nhất mà con người phải bỏ ra là san lấp. Chỉ vì một quyết định hành chánh (cho đổi mục đích sử dụng) mà giá đất có thể tăng hơn 20 lần (từ 108 nghìn đồng lên 2,2 triệu đồng/m2) thì "nhóm lợi ích" và bọn tham nhũng không xâu xé "chênh lêch địa tô" mới lạ. Nhà nước có thể giữ quyền quy hoạch đất nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực. Nhưng khi chuyển đổi quy hoạch, khoản "chênh lệch địa tô" đó phải thuộc về nông dân chứ không phải là các nhóm lợi ích. Nhà nước sẽ chỉ hưởng lợi nhờ giá tính thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng lên. 

Mời xem Video: [Khẩn] Tại sao Bộ Chính trị cho rằng sẽ có làn sóng nông dân nổi dậy nếu không tháo ngòi nổ Đồng Tâm?



An ninh, quốc phòng là “lợi ích quốc gia” và lợi ích của 90 triệu dân, không thể chỉ có 14 hộ dân chịu thiệt. Ngay cả khi Nhà nước “trưng mua” đất của dân cho “mục đích quốc phòng” thì vẫn phải theo đúng giá thị trường. Tôi nghĩ, các nhà lãnh đạo Hà Nội và Viettel biết giá đất ở Đồng Tâm chắc chắn không phải là 2,2 triệu/m2, đừng nói là 108 nghìn vì bị quy là đất nông nghiệp. Viettel (đơn vị chi tiền đền bù) nên đàm phán lại với dân nếu dứt khoát cần đất ở đó. BQP và Hà Nội nếu muốn sử dụng tiếp gần 180 hecta còn lại thì cũng nên đàm phán với dân theo nguyên tắc này. 

Cả Tướng Chung lẫn Tướng Hùng và các vị trong Thường vụ Hà Nội nên bình tâm. Chỉ cần đặt tình huống, 14 hộ bị thu hồi đất ở Đồng Tâm không phải là gia đình ông Căng, ông Tứ, ông Toán, bà Nguyệt, ông Thùy... mà là nhà mình thì sao. Cụ Kình cũng từng là lãnh đạo địa phương như quý vị đấy thôi. Đừng nghĩ quý vị sẽ là ngoại lệ khi các khoản "chênh lệch địa tô" được các thế hệ đi sau mang ra chia chác. 

Huy Đức

(FB Trương Huy San)

Tuesday, April 18, 2017


Đăng bởi Ha Tran on Tuesday, April 18, 2017 | 18.4.17


Cảnh sát cơ động được điều động tăng cường đến Mỹ Đức hôm 16/4/2017.
Cảnh sát cơ động được điều động tăng cường đến Mỹ Đức hôm 16/4/2017.
Liên tục trong mấy ngày, bắt đầu từ 15 tháng tư 2017, tại làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội đã bùng lên cuộc đối đầu giữa công an và nông dân. 4 nông dân bị bắt, 20 công an cũng bị nông dân bắt làm con tin. Làng Đồng Tâm bị lực lượng chức năng phong tỏa, dân làng cũng canh gác cẩn mật nhà cửa làng xóm của mình.

Đây là một vụ xung đột giữa dân chúng và chính quyền có liên quan đến đất đai nông nghiệp rất điển hình trong nhiều năm qua.

Sự kiện Đồng Tâm Mỹ Đức đã bắt đầu từ năm 2014.

Vụ gần nhất dẫn đến cuộc đối đầu của cư dân làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức với công an và chính quyền thành phố Hà Nội, bắt đầu từ tháng 11 năm 2016, khi công ty điện thoại di động Viettel được giao 6,8 hectare đất tại làng này để thực hiện dự án nhà ở của họ.

    Chúng tôi biết quyền lợi của dân nên chúng tôi đã ký vào cái đơn (khiếu nại) đó, khi mang lên xã, xã nhận xong thì đưa lực lượng công an đến từng gia đình để đe dọa.
    - Một nông dân

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, thành viên của tổ chức dân sự vì môi trường mang tên nhóm Cây Xanh, theo dõi những diễn biến tại làng Đồng Tâm từ năm 2014 đến nay cho chúng tôi biết:

“Diện tích 6,8 hectare đó là đất nông nghiệp nằm ngoài khu vực 47,68 hectare đã bàn giao làm sân bay Miếu Môn. Và trên 6,8 hectare này đã diễn ra những sai phạm liên tục trong suốt nhiều năm, như là cắt đất cho nhà ông Tuyến, ông Toán hàng chục nghìn mét vuông, và cả các quan chức khác nữa.

Đến khi người dân địa phương họ bức xúc họ kiện, chính quyền Hà Nội vào cuộc thì làm rõ ra rằng mảnh đất này không thuộc bên sân bay, việc chuyển đối mục đích sử dụng ở đó là sai, đó hoàn toàn là đất nông nghiệp, phải chia lại cho dân. Khi có kết luận như thế, chính quyền Mỹ Đức lại lập dự án giải tỏa diện tích 6,8 hectare đó để bàn giao cho tập đoàn Viettel, để làm một dự án nhà đất của tập đoàn Viettel.”

Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội là một vùng đất nông nghiệp, đất chật người đông với dân số khoảng 10 ngàn người, và mỗi người chỉ có 230 mét vuông đất để trồng lúa, và 134 mét vuông để trồng hoa màu.

Trên địa bàn xã này lại có một vùng đất do quân đội kiểm soát với 1 dự án gọi là sân bay Miếu Môn, đã được thảo ra từ lâu nhưng chưa thực hiện.

Những thông tin đầu tiên về làng Đồng Tâm xuất hiện trên báo chí là vào tháng tư năm 2014 nói về một số cán bộ của xã Đồng Tâm xây cất nhà cửa trái phép trên đất nông nghiệp của làng.

Liên tục trong hai năm sự việc dần dần sáng tỏ là các cán bộ xã đã chọn những lô đất tốt để chiếm lấy, lúc đầu dưới danh nghĩa là đất của quân đội, chứ không phải của dân làm nông nghiệp. Sau đó khi những lô đất đó được các cơ quan chức năng xác định là đất nông nghiệp, thì các các bộ này đã tìm cách đưa các lô đất đó vào một loại đất gọi là đất công để tránh phải chia cho nông dân canh tác.

Sau đó các cán bộ này đã cho các doanh nghiệp thuê những lô đất đó để xây nhà xưởng và văn phòng làm việc.

Dân không tin chính quyền

h1306-400.jpg
Cụ Kình đối thoại với đại diện quân đội về vấn đề đất đai ở Mỹ Đức. Video captured

Tại Việt Nam đất đai về nguyên tắc là thuộc sở hữu toàn dân. Ở khu vực nông thôn đất đai được chia ra cho nông dân theo nguyên tắc đồng đều với ý muốn mọi người đều có đất để canh tác. Tuy nhiên tại các làng nông nghiệp này cũng có một số đất được dành cho mục đích xây cất công trình công cộng gọi là quĩ đất 2 hay đất công. Theo báo chí Việt Nam thì số đất này không được chiếm quá 5% đất nông nghiệp. Tại làng Đồng Tâm, các cán bộ đã đưa con số này lên đến tỉ lệ 27,7%.

Việc phân loại và chiếm đất đai của cán bộ xã Đồng Tâm diễn ra đồng thời với một chương trình của nhà nước Việt Nam gọi là dồn điền đổi thửa, với nguyên tắc là tạo thành những khoảng đất canh tác lớn để có thể áp dụng cơ giới hóa, và xây dựng các cơ sở hạ tầng cho nông thôn.

Vào năm 2014 nông dân làng Đồng Tâm đã dùng những biện pháp pháp lý để thưa các cán bộ chiếm dụng đất đai. Một nông dân làng Đồng Tâm nói với chúng tôi vào lúc đó:

    Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi...nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây giờ chúng tôi chả còn gì nữa.
    - Luật sư Trần Vũ Hải

“Chúng tôi biết quyền lợi của dân nên chúng tôi đã ký vào cái đơn (khiếu nại) đó, khi mang lên xã, xã nhận xong thì đưa lực lượng công an đến từng gia đình để đe dọa. Đến đe dọa là nếu không hủy chữ ký đi là xin giấy tờ gì hay có các việc gì sẽ không cho, họ còn đe là nếu không hủy chữ ký thì sẽ cho lực lượng công an xuống bắt.”

Những sai phạm đã không được sửa chữa. Mâu thuẫn lúc đầu chỉ có giữa nông dân và các cán bộ, nay lại có thêm các doanh nghiệp, đứng giữa nông dân và các cán bộ cho họ thuê mướn đất đai. Theo dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thì trong sự kiện phản đối dự án nhà ở của công ty Viettel, không biết là công ty này có tác động gì vào việc trưng dụng đất đai của nông dân hay không, hay họ chỉ là người lãnh hậu quả liên can mà thôi.

Đến tối ngày 17 tháng tư xung đột tại làng Đồng Tâm vẫn chưa được giải quyết. Luật sư Trần Vũ Hải, người tiếp xúc với dân làng, cho chúng tôi biết:

“Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây giờ chúng tôi chả còn gì nữa.”

Ông Kình là một cựu chiến binh của quân đội Việt Nam, từng kinh qua những chức vụ của đảng và nhà nước Việt Nam tại làng Đồng Tâm, ông là một trong bốn người nông dân bị cơ quan công an bắt với tội gây rối trật tự công cộng khi phản đối dự án của Viettel. Ông Kình là người đã từng xuất hiện trong các bài báo về sai phạm đất đai tại Đồng Tâm trong hai năm qua. Còn ông Chung là người đứng đầu cơ quan hành chính của thủ đô Hà Nội.

Xin mời quý vị xem Video :Tin mới nhất Đồng Tâm, Mỹ Đức đêm 17/4/2017: Chính quyền và người dân đã trao đổi con tin 


                      

Cho đến chiều ngày 17 tháng tư hầu hết các bản tin của báo chí Việt Nam đều chỉ ghi ý kiến của cơ quan chính quyền, theo đó nông dân làng Đồng Tâm đã phạm tội gây rối trật tự công cộng, trong đó có việc bắt giữ các nhân viên công an một cách trái phép.

Một luật sư khác là ông Hà Luân cũng có tiếp xúc với dân làng Đồng Tâm cho biết là dân làng không muốn các phương tiện truyền thông đưa tin về họ. Một nguồn tin khác giấu tên thì nói là người dân vẫn bình thản để chờ thương lượng với chính quyền, còn những công an bị bắt làm con tin hiện đang được đối xử rất tử tế.

Kính Hòa

(RFA)