Những yếu tố trong sự can thiệp của Mỹ tại Hàn quốc năm 1950 .
(Cùng đọc để hiểu tại sao Mỹ đã can thiệp để cứu Nam hàn nhưng lại bỏ rơi VN --- Tài)
. . .
CP Truman đã bị bất ngờ và trước ngả 3 đường .Trước cuộc xâm lăng này của Bắc hàn , Nam hàn ko bao gồm trong chu vi phòng thủ chiến lược Á châu - vạch ra bởi Ngoại trưởng Dean Acheson . Các nhà chiến lược quân sự Mỹ quan tâm hơn với an ninh của Âu châu chống lại LX hơn là Đông á . Cùng lúc , cp Mỹ lại lo rằng 1 cuộc chiến tại HQ có thể nhanh chóng mở rộng thành 1 thế chiến khác nếu TQ và LX quyết định tham chiến .
Một khía cạnh (facet) của sự thay đổi lập trường đối với HQ và có nên can dự hay ko là Nhật bản . Đặc biệt sau khi TQ lọt vào tay CS , các chuyên gia về đông bắc Á xem Nhật là đối trọng quan trọng đối với LX và TQ trong vùng . Trong khi ko có chính sách nào của mỹ xem Nam hàn TRỰC TIẾP liên quan đến quyền lợi quốc gia mỹ , sự KẾ CẬN với Nhật gia tăng tầm quan trọng của Nam hàn . "Sự nhìn nhận rằng an ninh của Nhật đòi hỏi một Hàn quốc ko-là-kẻ-thù đã dẫn tới quyết định của Truman can thiệp . . điểm chánh yếu là phản ứng của Mỹ (với xâm lăng của Bắc hàn) bắt nguồn từ chánh sách của Mỹ đối với Nhựt ."
Một cân nhắc (consideration) quan trọng là phản ứng có thể của LX một khi Mỹ can thiệp . CP Truman lại nghĩ rằng 1 cuộc chiến tại đây là đòn nghi binh có thể làm gia tăng 1 chiến tranh toàn diện ở Âu châu 1 khi Mỹ tham chiến tại Hàn . Cùng lúc , ko có chỉ dấu từ bất cứ ai rằng LHQ hay mỹ nên né tránh/lùi bước trước cuộc chiến này . Truman nghĩ rằng nếu xâm lăng không bị trừng phạt , 1 phản ứng dây chuyền sẽ bắt đầu sẽ khiến LHQ bị coi thường (marginalized) và khuyến khích CS xâm lăng mọi nơi . LHQ đã chấp nhận việc dùng vũ lực để giúp ng Nam hàn và Mỹ đã lập tức dùng không và hải quân , đã có mặt tại khu vực , cho mục đích này . Cp mỹ chưa dùng bộ binh vì vài cố vấn tin rằng Bắc hàn có thể bị ngăn chặn bằng Không và HQ .
Cp mỹ vẫn ko chắc rằng cuộc xâm lăng này chỉ là cái bẩy của LX hay chỉ là phép thử quyết tâm của mỹ . Quyết định đưa bộ binh trở nên cần thiết hơn khi một tin tình báo nhận được ngày 27/6 cho thấy LX không muốn đụng độ với Mỹ tại Hàn . Cp mỹ cũng tin rằng việc can thiệp của Mỹ tại Hàn cũng ko suy yếu sự cam kết của họ ở nơi khác .
Ngày 25/6/50 , hội đồng bảo an LHQ nhất trí (unanimously) lên án Bắc hàn xâm lăng Nam hàn , với nghị quyết 82 . LX , có quyền phủ quyết , đã tẩy chay các cuộc họp của HĐBA kể từ tháng Hai 1950 , để phản đối việc Trung hoa Dân quốc (Đài loan) , chứ ko phải CHND Trung Hoa , giử ghế thường trực HĐBA . Sau khi thảo luận , HĐBA , ngày 27/6 , ra NQ số 83 , yêu cầu các thành viên cung cấp giúp đở QS cho Hàn quốc . Cùng ngày TT Truman ra lịnh cho không và HQ mỹ giúp chế độ Nam hàn . Ngày 4/7 , phó BT ngoại giao LX kết tội Mỹ đã khởi động chiến tranh nhân danh Nam hàn .
LX đưa ra lý do : Tin tình báo của Nam hàn - mà NQ 83 dựa vào đó - lại dựa trên tình báo Mỹ ; Bắc Hàn lại ko được mời như thành viên tạm thời của LHQ , điều này vi phạm điều 32 của hiến chương LHQ ; và cuộc xung đột này ngoài quyền hạn của LHQ , vì cuộc xung đột biên giới trước đó - giửa 2 phe Nam Bắc hàn , dẫn đến cuộc chiến này - phải được xem như NỘI CHIẾN . (còn tiếp) .
Dịch từ Korean War trên wiki .
No comments:
Post a Comment