Ôn cố tri tân!
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013
KTS Nguyễn Quang Nhạc
KTS Nguyễn Quang Nhạc: sáng tác và giảng dạy là 2 việc song hành
17.11.2013 — Lê Minh Hưng
Với giáo sư – kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, sáng tác kiến trúc và giảng dạy là hai việc song song đồng hành, ông nhận ra hai lĩnh vực này luôn hỗ trợ cho nhau ngày một thêm hoàn thiện. Để có một vị trí sáng tác đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đẹp như cái tâm trong sáng của người thầy mẫu mực, hết lòng với sinh viên ông đã lao tâm khổ tứ tự rèn luyện cả một đời người.
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sinh ngày 7-6-1924.
Nguyên Quán: Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1943-1948).
Năm 1950-1955: Tiếp tục học kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris, sau khi tốt nghiệp hành nghề tại Pháp.
Năm 1958: Về nước mở văn phòng kiến trúc sư tư vụ cùng các kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa – Phạm Văn Thâng và giảng dạy tại trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn.
Năm 1967-1975: Trưởng khoa kiến trúc Viện Đại học Sài Gòn.
Đoàn trưởng-Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Kiến trúc sư Đoàn.
Năm 1975-1990: Chủ nhiệm bộ môn Kiến trúc Dân dụng – trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Được phong hàm Giáo sư bậc II.
Phó tổng thư ký Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh 3 khóa (1981-1987, 1987 -1994, 1994-1999).
Ủy viên ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa 3, 4, 5.
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc từ trần năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà nước tặng: Huân chương lao động Hạng 3 (1997).
Năm 2001: Chủ tịch nước tặng Qiải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật, đợt 1
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sáng tác nhiều tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, là người thầy học rộng biết nhiều, thông tuệ, suốt đời tận tụy, gương mẫu với công việc, một trí thức toàn diện.
Ông sinh tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1943 cùng Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Vương Quốc Mỹ ra Hà Nội học ở L’escole supérieure des Beaux-Arts de L’Indochine(1), học đến năm thứ hai thì Nhật đảo chính Pháp, trường chuyển vào Đà Lạt rồi giải thể. Đang vui bỗng dưng bị hẫng hụt, đành ở nhà ra thư viện tìm sách kiến trúc xem cho đỡ nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn và chờ thời.
Năm 1950 ông sang Pháp học và hành nghề Kiến trúc sư, tám năm sau trở về nước mở văn phòng và giảng dạy tại trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn. Mái trường gắn bó cả đời ông từ khi còn trai trẻ đến khi nghỉ hưu..
Ảnh DMT K70
ĐHKTSG-1958 Plan -KTS Cổ Văn Hậu
Ảnh DMT K70
ĐHKTSG-1958 Plan -KTS Cổ Văn Hậu
Việc đầu tiên sau khi về nước ông đã cùng các kiến trúc sư Phạm Văn Thâng, Nguyễn Văn Hoa khai trương Văn phòng kiến trúc sư Tư Vụ Hoa-Thâng – Nhạc ở Sài Gòn. Nhóm tác giả ba thành viên này sáng tác thiên về phong cách kiến trúc hiện đại, thông thạo nhiều lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc dân dụng.
Viện Văn hóa Pháp, Hòn Đất (Sài Gòn trước 1975), mặt ngoài
Viện Văn hóa Pháp, sân trong
Trong mỗi lĩnh vực các ông thực hiện đều xuất sắc nhiều thể loại.
Quy hoạch:
Khu Đại học Viện Đại học Cần Thơ; khu Đại học Cộng đồng Duyên Hải, Nha Trang; Khu Đại học Cộng đồng Tiền Giang, Mỹ Tho.
Kiến trúc Công nghiệp:
Nhà máy Nhuộm và hoàn tất VINATEFINCO, Gò Vấp: Nhà máy len Vĩnh Thịnh, Thủ Đức; Nhà máy giấy Đồng Nai COGIDO và khũ kỹ nghệ Biên Hòa; Nhà máy giấy Tân Mai, Biên Hòa; Nhà máy thủy tinh Khánh Hội; Viện bào chế Mỹ Châu, Đường Trương Minh Giảng; Viện bào chế ” La Thành Trung” đường Duy Tân; Viện bào chế ROUSSEI – Đại lộ Nguyễn Huệ. Đặc biệt nhà máy Dệt VINATEXCO (Thắng Lợi) Gò Vấp là công trình công nghiệp hiện đại, ra đời sớm nhất nước ta vào thập niên 50 thế kỷ XX, giải pháp kết cấu vòm bê tông cốt thép, tổ chức dây chuyền hợp lý, quy trình kỹ thuật cao.
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, trước năm 1975, Văn phòng Kiến trúc Hoa – Thâng – Nhạc.
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, trước năm 1975.
Cao ốc văn phòng:
VINATEXCO đường Công Lý cũ ( Nguyễn Thị Minh Khai), Sài Gòn; Trụ sở Sài Gòn thủy cục, đường Hồng Thập Tự cũ, Sài Gòn; Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Đại lộ Hàm Nghi, Sài Gòn.
Chung cư là thể loại được văn phòng thiết kế nhiều ở Sài Gòn:
Chung cư SIFO 1, đường Đoàn Tòng Bửu, Yên Đổ cũ; chung cư SIFO 2, số 22 đường Gia Long cũ; chung cư COGISA 1, đường Bà Huyện Thanh Quan; chung cư COGISA 2, đường Phan Văn Đạt; chung cư BGI đường Thi Sách, chung cư BGI đường Hưng Long, Chợ Lớn;chung cư AD, DAVID đường Trương Minh Giảng và chung cư Giáo sư, viện Đại học Cần Thơ.
Biệt thự:
Các biệt thự của Tổng Giám đốc SHELL đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Tổng Giám đốc CHARTERED bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; giám đốc CHARTERED bank, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn: Tổng Giám đốc Việt Nam Thương Tín Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ; Biệt thự SHELL, Đà Lạt.
Cư xá (Gồm biệt tự song lập, tứ lập, nhà liên kế lầu):
Cư xá Ngân hang Quốc gia, Tân Thuận Đông, Sài Gòn; Cư xá Việt Nam Thương Tín, Thị Nghè, Sài Gòn. Khách sạn Caravelle nay là độc lập (Văn phòng hợp tác với kiến trúc sư người Pháp Masso), nhà hàng khách sạn ARCENCIEL đường Tản Đà, Chợ Lớn.
Văn hóa – giáo dục:
Văn phòng Thượng viện đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn trước 1975, VP Kiến trúc Hoa – Thâng – Nhạc.
Trường Trung học Sư phạm Quy Nhơn; Trường Trung học Kỹ thuật Quy Nhơn; Trường Trung học kỹ thuật Đà Nẵng. Đặc biệt Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc chủ trì thiết kế công trình Viện văn hóa Pháp, nay là trung tâm văn hóa Pháp, 31 đường Đồn Đất, Sài Gòn là một quần thể kiến trúc hài hòa, đẹp, hình khối kiến trúc mới, được đánh giá cao nên đã được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.
Giáo sư-kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990. Ông có công đào tạo hàng trăm kiến trúc sư, học trò của ông đang đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Trường dạy tiếng Anh Hội Việt Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn trước 1975 - VP Kiến trúc Hoa – Thâng – Nhạc.
KTS. Đoàn Đức Thành
Trích từ cuốn “Thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên”
SHELL HOUSE-Dalat
------------
Nói về thầy Nhạc là nói về một thế hệ kiến trúc sư cùng thời, cùng học chung trường Mỹ thuật Đông dương Hà Nội, sau 1945 tiếp tục sang học ở Pháp và sau 1954 về hành nghề ở Sài gòn và cùng nhau tiếp tục phục hồi và tạo dựng trường Kiến trúc.
Nhớ hồi học năm thứ hai, đến văn phòng Thầy xin việc. Cô thư ký :chỗ của anh đây, dụng cụ giấy vẽ trong ngăn dưới mặt bàn; anh được trả 60 đồng một giờ, ngày nào làm mấy giờ thì tự ghi vào cái bảng nầy…lương phát vào chiều thứ bảy..! (thời giá lúc nầy: tô phở Pasteur #1 Sài gòn=10 đồng ) – Sau đó suốt hơn 2 tháng trời Thầy chỉ biểu làm mỗi một việc là ngồi tập viết chữ, chữ cở 3,5,7 và 12mm, chừng nào viết chữ coi được thì mới cho rờ tới bảng vẽ. Công việc rất chán nhưng chiều thứ 7 cầm phong bì thì… vui !.
Các thầy đến trường dạy cho trò những kinh nghiệm, những chiêm nghiệm nghề nghiệp của thầy, trò đến văn phòng thầy rèn luyện kỹ năng làm việc và cách tổ chức hành nghề và cùng nhau chia sẽ những ý kiến của từng vấn đề. Ở trường Kiến trúc ai cũng gọi Thầy và xưng con, mới nghe có phần khó chịu, nhưng rồi dần nhận ra lối xưng hô đó như là một sợi dây thân tình và gần gũi ràng buộc thầy trò với nhau trong cái nghiệp chung và cái đám con của mấy thầy tự nhiên rồi cũng cùng sống với nhau thân tình như anh em trong một nhà. Và như thế cuộc sống của các Thầy với chỗ làm việc và trường hòa quyện nhau thành một mối không rời.
Khi trường đổi tên từ trường cao đẵng sang đại học, Thầy Nhạc là hiệu trưởng đầu tiên và công lao lớn nhất của Thầy là tạo nên một môi trường đào tạo mang tính xã hội hóa rất cao. Trường chỉ có 8 biên chế, toàn bộ các thầy làm theo hợp đồng hàng năm, cơ sở vật chất do sinh viên tự quản…Sinh viên được quyền chọn thầy để học, học theo tín chỉ, học bao lâu cũng được khi nào đủ điều kiện thì ra trường.
Khi trường đổi tên từ trường cao đẵng sang đại học, Thầy Nhạc là hiệu trưởng đầu tiên và công lao lớn nhất của Thầy là tạo nên một môi trường đào tạo mang tính xã hội hóa rất cao. Trường chỉ có 8 biên chế, toàn bộ các thầy làm theo hợp đồng hàng năm, cơ sở vật chất do sinh viên tự quản…Sinh viên được quyền chọn thầy để học, học theo tín chỉ, học bao lâu cũng được khi nào đủ điều kiện thì ra trường.
Mọi thứ đang diễn tiến êm ả trơn tru cho tới cái ngày tháng 4-1975, cái ngày mà trong phút chốc mọi thứ bổng sụp đổ tan tành như là một cơn ác mộng. Nhà Thầy ở Làng đại học Thủ Đức bị “chốt”, văn phòng Thầy bị nêm phong không được vào, mặt bàn vẽ được gở ra làm panô cổ động, chân bàn xếp đống chờ làm củi…hàng tấn hồ sơ bảng vẽ lưu trữ bị tống lên các xe ba gát chở đi đâu đó rơi rớt vươn vãi khắp đường…
Không riêng gì Thầy, mà tất cả các Kts thời đó đều rất coi trọng chữ ký của mình, ký vào văn bản, hợp đồng và quan trọng nhất là ký vào bản vẽ như là một sự xác nhận chất lượng và hơn nữa là xác nhận trách nhiệm và tính cách của kiến trúc sư. Ai mà bị Kiến trúc sư đoàn phát hiện ký tên vào bản vẽ không phải do mình làm ra thì ngay lập tức bị xóa sổ và như thế coi như sự nghiệp đi đời nhà ma. Còn đến khi làm tổ trưỡng bộ môn dưới mái trường XHCN thì chữ ký của Thầy vào các báo cáo, biên bản họp…chỉ còn là sự xác nhận rằng anh tuân thủ hệ thống và biết vâng lời…Cho nên trò phải làm giúp Thầy cái trò muối mặt đó chứ vinh dự gì cho cam, mà không những ký thay còn xếp hàng nhận nhu yếu phẩm :đường, thịt, mì sợi…mang về nhà cho Thầy. Thử tưởng tượng mà xem, nếu thầy Nhạc mà như thầy…thầy…nhận hàng xong đi diễu trong trường với cái lốp xe quàng qua cổ, nách cắp bao mì sợi, tay xách cục thịt nước chảy ròng ròng, miệng cười toe toét… thì có mà đi tìm chỗ chết cho rồi !!.
Khi dùng chữ Bắc kỳ thay vì dùng chữ chế độ CS vào nhận xét cái môi trường trường kiến trúc lúc đó, thể hiện một khái niệm đó là những người đến từ chế độ XHCN miền bắc và Thầy cũng thừa biết rằng nói là Bắc kỳ nhưng sự thật phần lớn họ là những người miền nam đi tập kết trở về, đó là một nhận xét đau lòng khi nhìn thấy cái công sức bao năm tạo dựng của mình bổng chốc trở thành một cái phiên bản thứ cấp của trường kiến trúc Hà Nội, thứ cấp bởi vì ít ra trường Hà Nội còn có những con người được đào tạo bài bản và tư cách hơn nhiều. Một sự thật là phần lớn các thầy mới đều không thể đọc được bản vẽ tuy được đào tạo nước ngoài và là phó tiến sĩ…và trong trường thường xuyên xuất hiện các hình ảnh, hành động phản cãm mà Thầy không bao giờ có thể tưởng tượng được lại xãy ra trong ngôi trường yêu dấu của mình. - Bị mất gần như tất cả, hẵn là Thầy rất đau lòng và buồn phiền nhưng tuyệt nhiên không bao giờ tỏ ra cay đắng hay ta thán vì hơn ai hết Thầy biết rằng những cái thực sự làm nên tính cách và giá trị của Thầy thì không ai có thể tước đoạt được.- Một người thầy chân chính không chỉ giúp ta có một cái nghề mà hơn thế là tiêm được vào huyết quảng ta cái thái độ với cuộc sống suốt đời như một người tử tế, nghẽn mạch máu nầy thị bộ não có siêu phàm rồi cũng phải chết. điều lớn lao học được ở Thầy là thái độ tự tại của người trí thức luôn coi trọng phẩm giá con người, trật tự xã hội và hạn chế tối đa không để cho những chính kiến, những cái gọi là ý thức hệ gây phiền não và làm tha hóa bản thân dù phải nhọc nhằn đối mặt với nó như là điều không tránh khỏi.
Sài gòn là xứ sở của người thập phương, tôi cũng thế cũng là dân nhập cư mang trong người cái gen thích di chuyển đó đây ta bà khắp nơi rồi từ đó có rất nhiều bạn bè, bạn nhậu ở Sài Gòn, bạn tâm giao ở Hà Nội và đa phần đến với nhau như là một lẽ tự nhiên được sắp sẵn tự bao giờ không lý giải được. Gần 15 năm lang thang ở Hà Nội có thể nói rằng với nhúm bạn ở đây có thể liệt kê một danh sách dài tất cả các nàng hạng top trong hầu hết các quán bia mặt phố to trong ngõ hẹp…Thế mà bây giờ họ đi lấy chồng cả rồi, ôi cái Hà Nội của tôi…(nói kiểu Trần Tiến ).- Nên tin vào điều nầy : đến một lúc rồi cái lằn ranh giữa Thầy và Bạn một hôm bổng biến mất, đã từng có những người Thầy gần gủi chan hòa như bạn rồi thì cũng sẽ có vô số người Bạn chỉ cho ta nhiều điều hay như những ông thầy và cũng không loại trừ những người bằng thái độ sống của họ chỉ ra cho ta những điều không nên học, mà không học thì …khỏi phải làm !!.- Từ khi biết vẽ chân dung đến nay đã vẽ được vài trăm tấm và trong số đó có nhiều người chưa gặp mặt bao giờ. Vẽ những người mang đến cho mình điều thú vị nào đó trong cuộc sống và riêng đối với những người đẹp (vẽ hào hứng hơn )ngoài ý nghĩa mang đến một niềm vui còn là sự tri ân đấng tạo hóa đã ban cho thế giới nầy những điều mỹ tuyệt. Và sẽ còn tiếp tục, tiếp tục vẽ.
Trịnh Công Sơn hát một cách tự nhiên rằng :” Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…” rất thích câu hát nầy vì nó thể hiện cái chất hồn nhiên, chân thực và rất người của nghệ sĩ. Hạt bụi là cái thứ rất nhỏ và hòa lẫn, nhưng khi ví mình như hạt bụi thì tác giả vẫn băn khoăn hạt nào là hạt-bụi-tôi !!. Có ví mình hạt bụi, như tảng đá hay như quả núi thì vẫn ở trong cái vòng lẩn quẩn của kiếp người của cái bản chất tư hữu cố cựu dù tài sản đó chỉ là một hạt bụi mà thôi.- Có người phê tôi hơi dài dòng, nhưng ngắn dòng thì dễ bị hiểu lầm và tạo ra không gian tranh luận, tranh biện và đôi khi làm căng thẳng giữa những người bạn mình với nhau là điều không cần thiết và nên tránh. Có thì giờ, đọc cho vui rồi quên nó đi, còn thấy dài dòng thì…thôi !. Nếu tôi có khả năng làm cho ngắn gọn thì đã đi làm chánh trị sáng tác các khẩu hiệu, theo nghiệp kiến trúc sư làm gì…!!
Nhớ Thầy, nhớ Bạn và Các em…lắm lắm !!
CHUY ỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ…
Lúc ở trường trong bộ môn KT dân dụng, Thầy Nhạc làm Tổ trưởng bộ môn. Có lúc Thầy nói nhỏ : “ Trường Kiến trúc Sài gòn giờ sao kỳ quá, nhìn chung quanh thấy lố nhố xì xào toàn Bắc kỳ…Và mấy tướng nầy coi bộ khoái họp hành, Thầy thì không ưa họp hành chẵng có ích lợi gì..còn phải làm đủ thứ biên bản báo cáo mệt quá…Vậy bây giờ từ đây về sau con thay thầy viết báo cáo biên bản rồi…ký luôn dùm thầy.”
Và cứ thế suốt từ đó trên cái tên Nguyễn Quang Nhạc luôn là chữ ký do thư ký Lân hạ bút.
Và cứ thế suốt từ đó trên cái tên Nguyễn Quang Nhạc luôn là chữ ký do thư ký Lân hạ bút.
Khi quyết định rời trường, một số anh em trong bộ môn và mấy bạn có làm một bữa chia tay. Trong lúc nhậu vui vẻ có người hỏi: “Trường Kiến trúc Sài gòn danh giá như thế, bao nhiêu người muốn vào không được sao cậu lại bỏ đi !?”, chợt nhớ lời Thầy Nhạc mình buộc miệng:…sao thấy chung quanh toàn…Hà Nội !!, ngay lập tức không khí bàn nhậu trầm hẳn…- Về ngẫm lại, quả là ý tứ có phần không khác nhưng phát ra từ miệng một người lớn tuổi đứng đắn thì nghe được, còn từ một tên trẻ lóc chóc thì…chưa chắc !!.
Qua hơn ba mươi năm rồi, chữ ký đã thay đổi không biết bao nhiêu lần…Nhưng riêng chữ ký của Thầy (ký thay thầy ) bây giờ vẫn còn xuất ra rất ngọt.
NHỚ THẦY !!
NHỚ THẦY !!
----------
Hình ảnh VP Kiến trúc sư Tư vụ Hoa- Thâng- Nhạc- !2 Duy Tân, Saigon
Nguồn: Ô. Nguyễn Duy Thanh, gia đình KTS Nguyễn Văn Hoa.
Hình ảnh VP Kiến trúc sư Tư vụ Hoa- Thâng- Nhạc- !2 Duy Tân, Saigon
Nguồn: Ô. Nguyễn Duy Thanh, gia đình KTS Nguyễn Văn Hoa.
Những tác phẩm tiêu biểu của kiến trúc sư Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
PHẦN II
Kiến trúc sư NGUYỄN QUANG NHẠC (1924-2004), PHẠM VĂN THÂNG cùng học một khoá (1943) ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội. Theo Khoa Kiến trúc vào Đà Lạt được một năm thì Trường Kiến trúc Đà Lạt giải thể. Năm 1950, hai ông cùng NGUYỄN VĂN HOA (sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) sang Pháp học, tốt nghiệp kiến trúc sư Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris cùng một năm, KTS Nguyễn Quang Nhạc ở lại hành nghề. Về nước, KTS Nguyễn Văn Hoa tiếp nhận Văn phòng kiến trúc của KTS Arthur Kruze và hợp tác với KTS Huỳnh Kim Mãng, Phạm Văn Thâng. Tháng10-1958, KTS Nguyễn Quang Nhạc về nước, khai trương Văn phòng Kiến trúc sư tư vụ Hoa –Thâng –Nhạc tại Sài Gòn. Nhóm kiến trúc sư ba thành viên này sáng tác theo phong cách Kiến trúc Hiện đại, thông thạo nhiều lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc dân dụng. Mỗi lĩnh vực lại có nhiều thể loại xuất sắc. Đến nay ít ai biết rạch ròi tác phẩm nào là của ai thiết kế chính, ai phụ. Chỉ biết văn phòng của bộ ba kiến trúc sư Hoa- Thâng- Nhạc đã thiết kế những công trình sau:
Về quy hoạch, có Khu đại học Viện Đại học Cần Thơ; Khu đại học Cộng đồng Duyên Hải, Nha Trang; Khu đại học Cộng đồng Tiền Giang, Mỹ Tho.
Kiến trúc công nghiệp là sở trường của Văn phòng kiến trúc. Những nhà máy đã thiết kế xây dựng: Nhà máy Nhuộm và hoàn tất VINATEFINCO, Gò Vấp; Nhà máy Len Vĩnh Thịnh, Thủ Đức; Nhà máy Giấy Cogido Biên Hoà, khu kỹ nghệ Biên Hoà; Nhà máy Giấy Tân Mai, Biên Hoà; Nhà máy Thuỷ tinh Khánh Hội; Viện Bào chế Mỹ Châu, đường Trương Minh Giảng; Viện Bào chế " La Thành Trung " đường Duy Tân; Viện Bào chế Roussel – đại lộ Nguyễn Huệ. Đặc biệt, Nhà máy Dệt VINATECO (Thắng Lợi) Gò Vấp là công trình công nghiệp hiện đại, ra đời sớm nhất ở n¬ước ta vào cuối thập niên 50 thế kỷ XX, công trình kết cấu vòm bê tông cốt thép, tổ chức dây chuyền hợp lý, quy trình kỹ thuật cao.
Cao ốc văn phòng: VINATECO đường Công Lý cũ, Sài Gòn (Nguyễn Thị Minh Khai); Trụ sở Sài Gòn Thuỷ cục, đường Hồng Thập Tự cũ, Sài Gòn; Ngân hàng Việt Nam Thương tín, đại lộ Hàm Nghi, Sài Gòn.
Chung cư là thể loại được Văn phòng thiết kế nhiều ở Sài Gòn: Chung cư SIFO 1, đường Đoàn Tòng Bửu, Yên Đổ cũ; chung cư SIFO 2 ở22 đường Gia Long cũ; chung cư COGISA 1, đường Bà Huyện Thanh Quan; chung cư COGISA 2, đường Phan Văn Đạt; chung cư BGl đường Thi Sách, chung cưBGl đường Hưng Long, Chợ Lớn; chung cư AD. DAVID đường Trương Minh Giảng và chung cư Giáo sư, Viện Đại học Cần Thơ.
Biệt thự: Tổng Giám đốc SHELL đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Tổng Giám đốc Chartered Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Giám đốc Chartered Bank, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn; Tổng Giám đốc Việt Nam Thương tín Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ; Biệt thự SHELL, Đà Lạt.
Cư xá (gồm biệt thự song lập, tứ lập nhà liên kế lầu): Cư xá Ngân hàng Quốc gia, Tân Thuận Đông, Sài Gòn; Cư xá Việt Nam Thương tín, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn; Cư xá Việt Nam Thương tín, Thị Nghè, Sài Gòn.
Khách sạn Caravelle nay là Độc Lập (Văn phòng hợp tác với KTS ng¬ười Pháp Masso), Nhà hàng khách sạn ARCENCIEL đ¬ường Tản Đà, Chợ Lớn.
Văn hoá – Giáo dục: Trường trung học Sư phạm Quy Nhơn; Trường trung học Kỹ thuật Quy Nhơn; Trường trung học kỹ thuật Đà Nẵng. Đặc biệt, kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc chủ trì thiết kế công trình Viện Văn hoá Pháp nay là Trung tâm Văn hoá với Pháp, 31 đường Đồn Đất, Sài Gòn là một quần thể kiến trúc đẹp, hài hoà.
Giáo sư – Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990. Năm 1967-1971, Giáo sư Nguyễn Quang Nhạc được bổ nhiệm làm Khoa trưởng (như Giám đốc, Hiệu trưởng) Trường đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn, Đoàn trưởng- Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Kiến trúc sư Đoàn (trước ngày Giải phóng gần một năm, ngày1-7-1974, có 147 Đoàn viên). Từ năm 1975, Giáo sư làm Chủ nhiệm bộ môn Kiến trúc Dân dụng, được Nhà nước phong hàm Giáo sư bậc II. Năm 1997 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đợt I, cho tác phẩm: Viện Văn hoá Pháp, 31 Hòn Đất, Sài Gòn.
Giáo sư – Kiến trúc sư Phạm Văn Thâng cũng gắn bó với mái trường đào tạo kiến trúc sư ở miền Nam ngay từ cuối thập niên 50, khi mới về nước. Năm 1971-1974 ông được giao trọng trách làm Khoa trưởng Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông tiếp tục làm công tác giảng dạy cho đến thập niên 80 thì sống định cư ở Pháp.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa là kiến trúc sư tài ba, sáng tác nhiều. Sau này ông định cư ở Mỹ….
Kiến trúc sư NGUYỄN QUANG NHẠC (1924-2004), PHẠM VĂN THÂNG cùng học một khoá (1943) ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Hà Nội. Theo Khoa Kiến trúc vào Đà Lạt được một năm thì Trường Kiến trúc Đà Lạt giải thể. Năm 1950, hai ông cùng NGUYỄN VĂN HOA (sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) sang Pháp học, tốt nghiệp kiến trúc sư Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris cùng một năm, KTS Nguyễn Quang Nhạc ở lại hành nghề. Về nước, KTS Nguyễn Văn Hoa tiếp nhận Văn phòng kiến trúc của KTS Arthur Kruze và hợp tác với KTS Huỳnh Kim Mãng, Phạm Văn Thâng. Tháng10-1958, KTS Nguyễn Quang Nhạc về nước, khai trương Văn phòng Kiến trúc sư tư vụ Hoa –Thâng –Nhạc tại Sài Gòn. Nhóm kiến trúc sư ba thành viên này sáng tác theo phong cách Kiến trúc Hiện đại, thông thạo nhiều lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc dân dụng. Mỗi lĩnh vực lại có nhiều thể loại xuất sắc. Đến nay ít ai biết rạch ròi tác phẩm nào là của ai thiết kế chính, ai phụ. Chỉ biết văn phòng của bộ ba kiến trúc sư Hoa- Thâng- Nhạc đã thiết kế những công trình sau:
Về quy hoạch, có Khu đại học Viện Đại học Cần Thơ; Khu đại học Cộng đồng Duyên Hải, Nha Trang; Khu đại học Cộng đồng Tiền Giang, Mỹ Tho.
Kiến trúc công nghiệp là sở trường của Văn phòng kiến trúc. Những nhà máy đã thiết kế xây dựng: Nhà máy Nhuộm và hoàn tất VINATEFINCO, Gò Vấp; Nhà máy Len Vĩnh Thịnh, Thủ Đức; Nhà máy Giấy Cogido Biên Hoà, khu kỹ nghệ Biên Hoà; Nhà máy Giấy Tân Mai, Biên Hoà; Nhà máy Thuỷ tinh Khánh Hội; Viện Bào chế Mỹ Châu, đường Trương Minh Giảng; Viện Bào chế " La Thành Trung " đường Duy Tân; Viện Bào chế Roussel – đại lộ Nguyễn Huệ. Đặc biệt, Nhà máy Dệt VINATECO (Thắng Lợi) Gò Vấp là công trình công nghiệp hiện đại, ra đời sớm nhất ở n¬ước ta vào cuối thập niên 50 thế kỷ XX, công trình kết cấu vòm bê tông cốt thép, tổ chức dây chuyền hợp lý, quy trình kỹ thuật cao.
Cao ốc văn phòng: VINATECO đường Công Lý cũ, Sài Gòn (Nguyễn Thị Minh Khai); Trụ sở Sài Gòn Thuỷ cục, đường Hồng Thập Tự cũ, Sài Gòn; Ngân hàng Việt Nam Thương tín, đại lộ Hàm Nghi, Sài Gòn.
Chung cư là thể loại được Văn phòng thiết kế nhiều ở Sài Gòn: Chung cư SIFO 1, đường Đoàn Tòng Bửu, Yên Đổ cũ; chung cư SIFO 2 ở22 đường Gia Long cũ; chung cư COGISA 1, đường Bà Huyện Thanh Quan; chung cư COGISA 2, đường Phan Văn Đạt; chung cư BGl đường Thi Sách, chung cưBGl đường Hưng Long, Chợ Lớn; chung cư AD. DAVID đường Trương Minh Giảng và chung cư Giáo sư, Viện Đại học Cần Thơ.
Biệt thự: Tổng Giám đốc SHELL đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Tổng Giám đốc Chartered Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Giám đốc Chartered Bank, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn; Tổng Giám đốc Việt Nam Thương tín Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ; Biệt thự SHELL, Đà Lạt.
Cư xá (gồm biệt thự song lập, tứ lập nhà liên kế lầu): Cư xá Ngân hàng Quốc gia, Tân Thuận Đông, Sài Gòn; Cư xá Việt Nam Thương tín, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn; Cư xá Việt Nam Thương tín, Thị Nghè, Sài Gòn.
Khách sạn Caravelle nay là Độc Lập (Văn phòng hợp tác với KTS ng¬ười Pháp Masso), Nhà hàng khách sạn ARCENCIEL đ¬ường Tản Đà, Chợ Lớn.
Văn hoá – Giáo dục: Trường trung học Sư phạm Quy Nhơn; Trường trung học Kỹ thuật Quy Nhơn; Trường trung học kỹ thuật Đà Nẵng. Đặc biệt, kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc chủ trì thiết kế công trình Viện Văn hoá Pháp nay là Trung tâm Văn hoá với Pháp, 31 đường Đồn Đất, Sài Gòn là một quần thể kiến trúc đẹp, hài hoà.
Giáo sư – Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990. Năm 1967-1971, Giáo sư Nguyễn Quang Nhạc được bổ nhiệm làm Khoa trưởng (như Giám đốc, Hiệu trưởng) Trường đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn, Đoàn trưởng- Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Kiến trúc sư Đoàn (trước ngày Giải phóng gần một năm, ngày1-7-1974, có 147 Đoàn viên). Từ năm 1975, Giáo sư làm Chủ nhiệm bộ môn Kiến trúc Dân dụng, được Nhà nước phong hàm Giáo sư bậc II. Năm 1997 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đợt I, cho tác phẩm: Viện Văn hoá Pháp, 31 Hòn Đất, Sài Gòn.
Giáo sư – Kiến trúc sư Phạm Văn Thâng cũng gắn bó với mái trường đào tạo kiến trúc sư ở miền Nam ngay từ cuối thập niên 50, khi mới về nước. Năm 1971-1974 ông được giao trọng trách làm Khoa trưởng Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông tiếp tục làm công tác giảng dạy cho đến thập niên 80 thì sống định cư ở Pháp.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa là kiến trúc sư tài ba, sáng tác nhiều. Sau này ông định cư ở Mỹ….
No comments:
Post a Comment