NHỮNG NGƯỜI GIÀU NHẤT TQ ĐỀU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐCSTQ , bài cũ 2 năm đăng trên Đại kỹ nguyên của Pháp Luân Công .
Tác giả : Larry Ong, Epoch Times|Dịch giả: Phạm Duy (VĐKN) – Chín trong số mười người có tên trong một danh sách độc lập những người giàu có nhất của Trung Quốc có quan hệ với ĐCSTQ, theo một báo cáo gần đây của giới truyền thông Trung cộng, điều này tiếp tục cho thấy bản chất gắn bó giữa chính trị và kinh doanh ở Trung Quốc.
Rupert Hoogewerf (bên phải), được biết đến dưới tên Hurun, nêu danh sách những người giàu nhất Trung Quốc tại Bắc Kinh, vào ngày 19 tháng 10 năm 2015 (Ảnh Wang Zhao/AFP/Getty Images).
Chín trong số mười người có tên trong một danh sách độc lập những người giàu có nhất của Trung Quốc có quan hệ với ĐCSTQ, theo một báo cáo gần đây của giới truyền thông Trung cộng, điều này tiếp tục cho thấy bản chất gắn bó giữa chính trị và kinh doanh ở Trung Quốc.
Vào ngày 10 tháng 10, Tờ báo Thanh niên Bắc Kinh Hàng ngày, một tờ báo do nhà nước điều hành, đã đưa tin về sự tham gia chính trị của 10 người đàn ông giàu nhất ở Trung Quốc sau khi Báo cáo Hurun, một báo cáo khảo sát hàng năm về những người giầu có nhất Trung Quốc, được phát hành.
Bất chấp nền kinh tế đang trì trệ, những người giầu nhất Trung Quốc dường như không bị tác động, thậm chí đạt được một năm kinh doanh tốt chưa từng có, và đã tạo ra nhiều của cải hơn bất kỳ một nước nào đã từng làm được trong vòng một năm — Rupert Hoogewerf, Chủ tịch và Trưởng nhóm nghiên của Báo cáo Hurun.
Vương Kiến Lâm (Wang Jianlin), ông trùm tư bản bất động sản và giải trí Dalian Wanda , người đứng đầu danh sách Hurun, là thành viên của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), một cơ quan tư vấn chính trị của ĐCSTQ. Ông Vương Kiến Lâm , ông Lý Ngạn Hoành (Robin Li), chủ tịch Baidu – một công ty tìm kiếm mạng lớn nhất của Trung Quốc, ông Lỗ Chí Cường (Lu Zhiqiang) của Tập đoàn Đại dương Trung Quốc (China Oceanwide Holdings Group), ông Trương Cận Đông (Zhang Jindong) của tập đoàn đồ gia dụng Suning Commerce Group, nhà bán lẻ lớn nhất ở Trung Quốc, và ông Nghiêm Bân (Yan Bin), chủ của nhãn nước uống tăng lực Red Bull, tất cả đều đã tham dự phiên họp gần đây của CPPCC.
Các thành viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc, cơ quan lập pháp của chế độ cầm quyền Trung cộng, bao gồm: ông Tông Khánh Hậu (Zong Qinghou), người đứng đầu tập đoàn Hangzhou Wahaha Group, nhà sản xuất đồ uống lớn nhất Trung Quốc; ông Mã Hoa Đằng (Pony Ma), người đứng đầu công ty Internet Tencent Holdings; Ông Lôi Quân (Lei Jun), nhà sáng lập công ty công nghệ Xiaomi điện thoại thông minh mới (“Apple nội địa của Trung Quốc“); và ông Lỗ Quan Cầu (Lu Guanqiu), người đứng đầu Công ty tập đoàn Wanxiang, một công ty sản xuất phụ tùng ô tô.
Hai người trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, là ông Vương Kiến Lâm và ông Lỗ Quan Cầu, đã có vinh dự tham gia các phiên họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc, một sự kiện được tổ chức 5 năm một lần ở Bắc Kinh – là nơi mà việc bổ nhiệm chính trị, vốn được sắp đặt trước cho các vị trí lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ, được tổ chức bỏ phiếu bầu và thừa nhận chính thức.
Ông Nghiêm Hào (Yan Hao), người giàu thứ sáu của Trung Quốc, không có chức vụ chính trị cao và không phải là thành viên của CPPCC. Tuy vậy nhà sáng lập công ty xây dựng tư nhân lớn nhất của Trung Quốc, Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương (Pacific Construction Group) này, hiện lại đang là phó chủ tịch của Hiệp hội Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc do nhà nước điều hành và là phó giám đốc điều hành của Hội nghiên cứu kinh tế tư nhân Trung Quốc.
Kinh doanh và chính trị có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau ở tổ chức nhà nước Trung cộng. Là đảng viên và có mối quan hệ thân thiện với tầng lớp lãnh đạo ĐCSTQ giúp cho các nhà kinh doanh giành được các dự án và đầu tư lớn hàng đầu trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc.
Kết quả là, ĐCSTQ đã kết nạp các nhà kinh doanh này vào các cuộc họp và các sự kiện chính trị của mình để biểu hiện mối quan hệ. Ví dụ như, 4 người trong Danh sách 10 người giầu nhất Trung Quốc của Hurun, Lý Ngạn Hoành, Lỗ Quan Cầu, Mã Vân (Jack Ma), và Mã Hoa Đằng, đều đã tham dự trong đoàn các nhà doanh nghiệp đi cùng với ông Tập Cận Bình, người đứng đầu ĐCSTQ, trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Ông Tập đến Hoa Kỳ.
Thậm chí những cá nhân, những người trông không có quan hệ với ĐCSTQ, cũng đã công khai yểm trợ cho Đảng. Trong bài diễn văn tại trường Đại học Columbia vào năm 2011, Jack Ma, giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, đã nói Google cần phải “tôn trọng chính phủ (Trung cộng)” nếu như muốn thành công tại Trung Quốc. Jack Ma sau đó cũng thừa nhận đã “tốn rất nhiều thời gian” để nghiên cứu cách thức hoạt động của ĐCSTQ.
Trong tháng 7 năm 2014, báo New York Times đã phát hiện rằng 4 công ty Trung Quốc đầu tư vào Alibaba đều được lãnh đạo bởi con trai hoặc cháu trai của các cựu quan chức ĐCSTQ.
Tuy nhiên, Alibaba đã bị nhà cầm quyền Trung cộng trừng phạt vào tháng giêng vì đã bán hàng giả và các vi phạm khác. Theo một số nguồn tin, cuộc tấn công vào công ty của Jack Ma được coi như một đợt phát tín hiệu trong cuộc đấu tranh phe phái khốc liệt của ĐCSTQ. Giang Chí Thành, cháu trai của Giang Trạch Dân – chủ tịch ĐCSTQ trước đây – có 5,6% cổ phần ở Alibaba. Giang Trạch Dân cùng gia đình và những người có liên quan của ông ta đang là mục tiêu chủ yếu của chiến dịch chống tham nhũng do nhà lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay – ông Tập Cận Bình – thực hiện.
Báo cáo Hurun về những người giàu nhất Trung Quốc, được viết bởi Rupert Hoogewerf, một kế toán viên giám định, được coi là một nguồn đáng tin cậy về những người cực kỳ giàu có ở Trung Quốc.
Các báo cáo trong năm 2015 đã ghi nhận Trung Quốc có 596 tỷ phú, so với 537 tỷ phú ở Hoa Kỳ. 1.877 công dân Trung Quốc trong danh sách này đã thuê trên 1% của lực lượng lao động gồm 801 triệu người của Trung Quốc, và đã chi trả 100 tỷ Đô La thuế.
Hoogewerf, chủ tịch và Trưởng nhóm nghiên cứu của Báo cáo Hurun, nói “Mặc dù nền kinh tế đang trì trệ, những người giàu nhất Trung Quốc dường như không bị tác động, thậm chí đạt được một năm kinh doanh tốt chưa từng có, và đã tạo ra nhiều của cải hơn bất kỳ một nước nào đã từng làm được trong vòng một năm”.
Danh sách 10 người giầu nhất Trung Quốc theo Báo cáo Hurun như sau:
1) Vương Kiến Lâm (Wang Jianlin), Tập đoàn Wanda Dalian , 33,4 tỷ Đô La Mỹ.
2) Mã Vân (Jack Ma), Tập đoàn Alibaba, 22,7 tỷ Đô La Mỹ.
3) Tông Khánh Hậu (Zong Qinghou), Tập đoàn Wahaha, 21,1 tỷ Đô La Mỹ.
4) Mã Hoa Đằng (Pony Ma), Công ty Tencent, 18,8 tỷ Đô La Mỹ.
5) Lôi Quân (Lei Jun), Công ty công nghệ Xiaomi, 14,4 tỷ Đô La Mỹ.
6) Nghiêm Hào (Yan Hao), Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương Trung Quốc, 14,2 tỷ Đô la Mỹ.
7) Lý Ngạn Hoành (Robin Li), Baidu,13,3 tỷ Đô la Mỹ.
8) Lộ Chí Cường (Lu Zhiqiang), Tập đoàn Đại dương Trung Quốc, 13 tỷ Đô la Mỹ.
9) Trương Cận Đông (Zhang Jindong), Tập đoàn đồ gia dụng Suning Group, 12,7 tỷ Đô La Mỹ.
10) Lộ Quan Cầu (Lu Guanqiu), Tập đoàn Wanxiang Group, 10,2 tỷ Đô La Mỹ.
10) Nghiêm Bân (Yan Bin), Tập đoàn Reignwood Group, 10,2 tỷ Đô La Mỹ.
Frank Fang có đóng góp cho bài viết này.
No comments:
Post a Comment