Sunday, December 31, 2017

TRẬN CHIẾN PHƯỚC LONG 1/1975

Trận chiến Phước Long

Đầu tháng 10/1974, bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã thu thập được rất nhiều tin tức tình báo tổng hợp về hoạt động của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại miền Đông Nam phần. Nhiều thông tin và tài liệu cho thấy Cộng quân đang chuẩn bị và có kế hoạch tấn công Phước Long. Nguồn tin này cũng được Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Phước Long nắm vững, đồng thời cập nhật hóa thường xuyên, mỗi lần đều có những tín hiệu về sự chuyển biến rõ rệt của địch. Do đó, Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn đã không có sự bất ngờ khi được báo cáo về vụ tấn công của Cộng quân vào Phước Long vào ngày 13 tháng 12/1974.Theo tài liệu của Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, diễn tiến trận chiến được ghi nhận như sau: Ngày 13 tháng 12/1974, Cộng quân mở cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng đã bị tiểu đoàn Địa Phương Quân với sự yểm trợ của Không quân đánh bật ra khỏi trận chiến. Qua đêm hôm sau, 14 tháng 12/1974, Cộng quân mở trận đánh chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Cả hai vị trí này bị tràn ngập nhanh chóng vì lực lượng yểm trợ không tiếp cứu kịp. Ðêm kế tiếp, 15 tháng 12/1974, một trung đội pháo binh diện địa của tiểu khu Phước Long bị Cộng quân tấn công, hai khẩu đại bác 105 ly bị mất vào tay địch quân.
Phản lực cơ A-37 Dragon Fly của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang trút hỏa tiển xối-xả xuống vị trí Cộng quân.
Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không Quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch hình thành một bãi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. Chín giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt Kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, thì lực lượng tiếp ứng và tiểu khu bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu hành chánh tỉnh. Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 binh sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng hai tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đã cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực phòng không của Cộng quân.
Từ ngày 17 tháng 12/1974 đến cuối tháng 12/1974, Cộng quân gia tăng áp lực quanh tỉnh lỵ Phước Long. Phi trường bị pháo kích liên tục gây khó khăn cho việc tiếp tế bằng không vận. Đêm 30 tháng 12/1974. Cộng quân huy động Sư Ðoàn 7 chính quy CSBV và Sư Ðoàn 3 tân lập thuộc Bộ Chỉ Huy Miền, cộng thêm một trung đoàn thiết giáp và một trung đoàn pháo binh tấn công vào Phước Bình. Cộng quân tiến sát đến hàng rào phòng thủ của các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Trận đánh kéo dài suốt đêm và qua chiều hôm sau mới tạm lắng. Quân trú phòng gồm một tiểu đoàn Bộ Binh và lực lượng Địa phương quân của chi khu Phước Bình phải rút lui lập phòng tuyến mới quanh phi trường.
Trận tấn công của Cộng quân vào tỉnh lỵ Phước Long bắt đầu vào 7 giờ sáng ngày 1 tháng 1/1975 khi một thành phần Cộng quân có xe tăng yểm trợ tiến vào phía nam tỉnh lỵ Phước Long, nhưng khi đến chân đồi gần tỉnh lỵ thì bị khựng lại trước sự chống trả quyết liệt của quân trú phòng. Cùng vào thời gian này, Cộng quân bao vây khu vực núi Bà Rá bất chấp các đợt không pháo và xạ kích của Không Quân VNCH bắn chận tối đa. Sau khi chiếm được núi Bà Rá, Cộng quân cho thiết lập ngay đài quan sát pháo binh và sử dụng súng 130 ly bắn ngay vào trung tâm tỉnh lỵ. Tám khẩu đại bác 105 ly và 4 khẩu 155 ly của Việt Nam Cộng Hòa đặt trong tiểu khu Phước Long bị trúng đạn.
Trong suốt ngày 2 tháng 1/1975, lực lượng trú phòng Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu quyết liệt và gây tổn thất nặng cho địch quân, 15 xe tăng của quân Bắc Việt bị bắn cháy. Đến 18 giờ cùng ngày thì trạm liên lạc đặt trên đỉnh núi Bà Rá bị Cộng quân chiếm do đó sự liên lạc viễn thông với thị xã bị mất hẳn.
TƯỚNG DƯ QUỐC ÐỐNG VÀ CUỘC HỌP QUYẾT ÐỊNH SỐ PHẬN PHƯỚC LONG
Cũng trong ngày 2 tháng 1/1975, một cuộc họp khẩn cấp do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Theo lời kể của Ðại Tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, thì thành phần tham dự cuộc họp có: Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá quân sự Tổng Thống), Trung Tướng Trần Văn Minh (tư lệnh Không Quân), Trung Tướng Đồng Văn Khuyên (tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu), và Trung Tướng Dư Quốc Đống. Đề tài được nêu ra trong cuộc họp là nên tăng cường lực lượng để giữ Phước Long hay không. Nếu phải tiếp cứu Phước Long thì phải điều động thêm bao nhiêu quân và phải yểm trợ như thế nào.
Đại Tướng Cao Văn Viên kể lại rằng: tại cuộc họp, với chức danh là tư lệnh Quân Ðoàn 3 và Quân khu 3, Trung Tướng Đống nhận định rằng Quân Ðoàn 3 cần ít nhất một sư đoàn Bộ Binh hay một sư đoàn Nhảy Dù để giải vây cho Phước Long. Kế hoạch của tướng Đống là mở cuộc hành quân tiếp cứu bằng trực thăng vận để đưa sư đoàn tiếp ứng này vào tỉnh lỵ Phước Long từ hướng phía tây và phải được sự yểm trợ tối đa bằng Không Quân chiến thuật và tiếp vận đạn dược. Sau đó Trung Tướng Đống xin Tổng thống Thiệu cho từ chức vì ông cho rằng ông không có khả năng thay đổi tình hình tại Quân Khu 3 sau ba tháng giữ chức vụ này.
Trung Tướng Dư Quốc Đống được Tổng Thống Thiệu cử giữ chức tư lệnh Quân Ðoàn 3/Quân Khu 3 từ tháng 10/1974, thay thế Trung Tướng Phạm Quốc Thuần được hoán nhiệm chức vụ để giữ chức chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ quan Nha Trang mà tướng Đống đảm nhiệm từ năm 1973. Trước 1973, từ năm 1964 đến năm 1972, tướng Đống là tư lệnh binh chủng Nhảy Dù.
Theo các thông báo về thăng thưởng và bổ nhiệm các sĩ quan cao cấp được Bộ Quốc Phòng VNCH phổ biến trên các bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam và các nhật báo, Trung Tá Dư Quốc Đống được mang cấp đại tá vào giữa tháng 9/1964 ngay sau khi được cử giữ chức Quyền Tư Lệnh Lữ Ðoàn Nhảy Dù thay thế Thiếu Tướng Cao Văn Viên được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn. Tháng 11/1964, ông được đặc cách thăng chuẩn tướng, chính thức giữ chức tư lệnh binh chủng Nhảy Dù vào ngày 19 tháng 12/1964. Ngày Quân Lực 19 tháng 6/1966, ông được thăng thiếu tướng, và đến giữa năm 1970, được thăng trung tướng.
Trở lại với cuộc họp tại Dinh Độc Lập, sau lời trình bày của tư lệnh Quân Ðoàn 3, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của tướng Đống và lo lắng hơn nữa về kế hoạch tăng cường lực lượng để giữ Phước Long. Kế hoạch này được xem xét rất kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị bãi bỏ vì bộ Tổng Tham Mưu không còn đơn vị tổng trừ bị trong tay. Cuối cùng việc giải vây cho Phước Long được bộ Tổng Tham Mưu giao cho Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 trực tiếp đảm trách với lực lượng và khả năng sẵn có trong tay.
Quân Ðoàn 3 được tăng cường Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù với nhiệm vụ là lực lượng xung kích. Trong khi Trung Tướng Đống và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 tiến hành kế hoạch hành quân giải cứu Phước Long, thì tại tỉnh lỵ, vào ngày 3 tháng 1/1975, Cộng quân tăng cường áp lực quanh vòng đai phòng thủ ở phía nam. Tuyến phòng ngự của quân đội VNCH tại Phước Long chỉ còn thu hẹp ở chợ, khu hành chánh tỉnh và phi trường dành cho L-19. Tất cả các đạn bác của quân trú phòng đều bị hư hại, không còn tác xạ được do hơn 2 ngàn trái pháo của Cộng quân đã rót vào khu tòa hành chánh và bộ chỉ huy tiểu khu. Hơn 20 tấn đạn dược được tiếp tế thả dù ngay phía bắc tiểu khu nhưng vì Cộng quân pháo kích liên tục nên việc thu hồi số đạn tiếp tế này vô cùng khó khăn.
Tháng 1 năm 1975, hình chụp tại phi trường Biên Hòa. Các binh sĩ thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang chuẩn bị cho cuộc hành quân trực thăng vận vào giải tỏa Phước Long (hình ảnh: TIME/LIFE, The End of the Line).
Ngày 4 tháng 1/1975, Cộng quân gia tăng các đợt pháo kích vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Trung Tá Tiểu Khu Phó bị tử thương ngay tại chỗ. Trung Tá Chi Khu Trưởng Phước Bình bị thương nặng. Cùng lúc đó, xe tăng của Cộng quân xuất hiện từ hai hướng Tây và Nam thị xã. Liên lạc giữa bộ chỉ huy Tiểu khu và Quân Ðoàn 3 bị đứt quãng nhiều lần và sau khi trung tâm hành quân bị phá hủy thì hệ thống liên lạc viễn liên chỉ còn một tần số vô tuyến.
Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không Quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch hình thành một bãi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. Chín giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt Kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, thì lực lượng tiếp ứng và tiểu khu bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu hành chánh tỉnh.
Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 binh sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng hai tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đã cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực phòng không của Cộng quân. Tuy nhiên vì địch pháo dữ dội nên Không quân không thể tải thương được như đã dự trù. Trong thế cài răng lược, xe tăng Cộng quân phá vỡ vị trí phòng ngự của Địa Phương Quân tại kho tiếp vận và từ đó tấn công vào thị xã. Đặc công Bắc Việt tùng thiết liền trở lui đặt chướng ngại vật để chận đường trong khi chiến xa của Cộng quân vẫn tiến về dinh tỉnh trưởng, bây giờ là bộ chỉ huy hành quân tiểu khu và bộ chỉ huy đơn vị tăng viện vừa mới đến.
Cộng quân bị đẩy lùi khi các chiến binh Biệt Cách Dù bắt đầu phản công để tái chiếm từng vị trí một, đặc biệt là kho tiếp vận. Mặc dù chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng do áp lực Cộng quân quá nặng, nên không chiếm lại được các vị trí trọng yếu. Lúc ấy Biệt Cách Dù bị thiệt hại gần nửa quân số.
Trận chiến trở nên kịch liệt hơn khi chiến xa địch kéo đến tăng cường, chiến binh Biệt Cách Dù sử dụng loại vũ khí phóng hỏa tiễn M-72 và đại bác không giật để bắn trả. Đến cuối ngày hôm đó, Bộ Chỉ Huy Biệt Cách Dù báo cáo cho Bộ Tư lệnh Quân Ðoàn 3 về tình hình trận chiến. Tình hình vô cùng nguy kịch không giống như những gì tiểu khu đã báo cáo trước đó. Tuyến phòng thủ của Địa Phương Quân bị vỡ khi chiến xa địch kéo đến. Thấy vậy, vị sĩ quan chỉ huy Biệt Cách Dù quyết định lập hàng rào quanh dinh tỉnh trưởng và tòa hành chánh.
Suốt đêm đó hơn 1,000 trái đại bác của địch rót vào khu vực này và khu vực chợ. Qua 9 giờ sáng ngày 6 tháng 1, bộ đội Cộng quân có xe tăng yểm trợ lại mở trận tấn công tiếp. Giao tranh kéo dài suốt ngày. Đến 23 giờ, liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị mất nhưng Biệt cách Dù vẫn còn giữ vững vị trí. Đến 12 giờ đêm, lực lượng Biệt Cách Dù lặng lẽ phân tán mỏng ra khỏi thị xã.
Sau khi Phước Long thất thủ, Trung Tướng Dư Quốc Đống xin từ chức và được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận. Tổng Thống đã cử Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, chỉ huy trưởng binh chủng Thiết Giáp, cựu tư lệnh Quân Ðoàn 2/Quân Khu 2 (từ tháng 5/1972 đến tháng 10/1974), thay thế tướng Đống trong chức vụ tư lệnh Quân đoàn 3/Quân Khu 3.
Vương Hồng Anh
ĐỨC ĐỘ PHẢI TƯƠNG XỨNG VỚI CỦA CẢI .
Mới đây 1 họ nhà Kiến viết về phong thủy , tôi xin góp ý 
TT Thiệu từng có 1 dàn thày bói giỏi nhứt VN * để cố vấn cho ông ta và bản thân ông cũng đọc nhiều sách về tử vi Đông phương * . . . Dinh ĐL cũng xây theo hình chữ Vương nhưng tới 75 đã đổi chủ . . . 
http://kienthuc.net.vn/…/nhung-bi-mat-phong-thuy-cua-dinh-d…
Thật sự không ai biết trước Cơ Trời (vì thiên cơ bất khả lậu) , chỉ khi nào xảy ra mới biết ứng nghiệm . Tuy nhiên tôi rất tâm đắc với câu nói của 1 thày phong thủy chế độ cũ .
"Điều gì sẽ xảy ra khi đức độ không ngang bằng với của cải hay may mắn (fortune) : Giả dụ một ng nhận một tấn bạc (silver) . Nhưng ĐỨC ĐỘ của hắn ko xứng đáng nhận nhiều như vậy : hắn chỉ xứng với 100 cân . Điều gì sẽ xảy ra nếu hắn nhận 1 tấn ? Hắn sẽ bị ĐÈ BẸP . Con người chỉ nhận những gì mà hắn xứng đáng nhận * . (Suppose a man receive a ton of silver . But his virtue does not that much . He deserves only 100 ponds . What happens when he gets a ton ? He will be CRUSHED . Men get what they deserve.) . Source : Nat Geo June 1965 page 872 .
Xin lấy 1 VD . Có những gđ đang sống yên ấm , nay trúng số độc đắc hay ba má mới bán nhà ; vì không biết cách xử lý số tiền quá lớn này nên gây đại họa : gđ xào xáo , anh chị em chia rẻ , v.v... (tôi hay đăng tin loại này trên FB này) . 
* Có thể đúc kết như sau : Con người chỉ nhận những gì xứng với ĐỨC ĐỘ của hắn , nếu đức KÉM mà bổng lộc NHIỀU thì đó là TAI HỌA , nghĩa là hắn sẽ chết hay tiêu tan sự nghiệp hay mất hết danh dự vì bổng lộc đó" .
* Trong đó có ĐT Nguyễn văn Y , GĐ cảnh sát đô thành và nhiều người khác . Những ông này chỉ coi cho các ông lớn hay người giàu có , chứ dân thường ko thể nhờ các ông ấy được . Ông Thiệu nhờ có đức lớn nên đã chết bình yên trong tuổi già . Trong diển văn từ chức , ông nói đại ý "tôi sanh giờ Tý , ngày Tý , tháng Tý , năm Tí . . . nên phải ra đi năm Mảo 1975 . . . " .
Trong phúc có họaĐiều gì sẽ 
xảy ra khi đức độ không tương 
xứng với của cải : VD một kẻ 
nhận một tấn bạc . Nhưng đức 
độ của hắn ko xứng đáng nhận 
nhiều như vậy : hắn chỉ xứng 
với 100 cân . Điều gì sẽ xảy ra 
nếu hắn nhận 1 tấn ? Hắn sẽ 
bị đè bẹp . 
Con người chỉ nhận những gì 
xứng với đức độ của hắn , nếu
 đức kém mà bổng lộc nhiều 
thì đó là tai họa , hắn sẽ chết 
hay tiêu tan sự nghiệp .
Số mạng của TRỊNH XUÂN THANH theo Numerology . 
Trịnh = 4 2 1 5 5 = 17 , rút gọn thành 8 . 
Xuân = 5 6 1 5 = 17 , rút gọn thành 8 .
Thanh = 4 5 1 5 5 = 20 , rút gọn thành 2 .
Tổng cộng : 8 + 8 + 2 = 18 , cùng số với Vũ văn Anh Vũ hay Vũ "Nhôm" . 
Nghĩa là y cũng có số mạng giống Vũ Nhôm , đã giải thích trong bài trước .
Số mạng của Phan văn anh Vũ hay Vũ "Nhôm" theo Numerology .
1/ Dựa vào tên khai sanh : Phan văn Anh Vũ .
- Phan = 8515 = 19 , rút gọn thành 1 + 9 = 10 = 1 + 0 = 1
- Văn = 6 1 5 = 12 , rút gọn thành 1 + 2 = 3
- Anh = 155 = 11 (số này ko thể rút gọn thành 1 + 1 = 2 , số 22 cũng vậy)
- Vũ = 66 = 12 , rút gọn thành 1 + 2 = 3 .
Tổng cộng : 1 + 3 + 11 + 3 = 18 .
Sau đây là ý nghĩa của số 18 .
. . .
" Số 18 tượng trưng cho chủ nghĩa vật chất cố gắng hủy diệt khía cạnh tâm linh của bản chất . Trong giai đoạn có chiến tranh , đổi đời , và cách mạng , người mang số này thường xung khắc một cách cay đắng trong gia đình . Trong một số trường hợp , số 18 cho thấy việc tạo ra tiền và đạt địa vị phải thông qua những chiến thuật gây chia rẻ , qua chiến tranh hoặc xung đột khác . Số 18 cảnh báo sự lừa gạt từ cả “bạn” lẫn thù ; sự nguy hiểm từ lửa , lụt lội , động đất , bão tố và chất nổ , điện giật và sét đánh" .
. . .
Đọc đầy đủ ở : http://www.tranthanhhien.com/2017/12/theo-ly-thuyet-so-nhung-ng-hien-nay-du.html
2/ Vì y có biệt danh là Vũ "Nhôm" nên tôi cũng dùng Numerology để phân tách tên này .
- Vũ = 6 6 = 12 , rút gọn thành : 1 + 2 = 3 .
- Nhôm = 5 5 7 4 = 21 = 3
Vì 3 + 3 = 6 , nhỏ hơn 9 nên ko thể rút gọn , nghĩa là giử nguyên số 12 và 21 .
Tổng cộng : 12 + 21 = 33
Ý nghĩa của số 33
"Số này không có ý nghĩa riêng của nó, nhưng ngoài việc mang đến sự tác động/ảnh huởng của số 24 – còn có ma lực (magic) của tình yêu, mức độ/kích cở (extent) của sự độc đáo và sáng tạo, và những hứa hẹn của thành công sau cùng (eventual) về tài chính thì sâu rộng hơn (deepened and increased). Do có số 3 kép, nguời có tên bằng 33 thì may mắn hơn trong mọi mặt (every way) khi dính dáng tới việc hùn hạp hay làm ăn hài hòa ở dạng nào đó với nguời khác phái, điều này áp dụng trong nghề nghiệp cũng như những quan hệ lãng mạn và hôn nhân. Đây là số huởng NGHIỆP QUẢ TỐT TỪ KIẾP TRƯỚC. Nguời mang số 33 đuợc khuyên không nên lạm dụng sự may mắn gây kinh ngạc (astounding luck) này sẽ đến với họ vào một lúc nào đó (sometime) trong cuộc đời khi họ để sự may mắn này làm cho họ luời biếng, tin tuởng quá mức, và cảm giác tự tôn (superiority). Khi tinh thần hài huớc và khiêm tốn (humility) thật sự đi cùng với tác động của số 33, thì số này sẽ là số may mắn một cách kỳ lạ (wonderfully)"./.


( Dịch xong lúc 9:50 sáng ngày 31/03/2010 từ trang 206 của Linda Goodman's Star Signs).
https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fwww.tienve.org%2Fhome%2Fmember%2FviewMembers.do%3Bjsessionid%3D07DDE63F4BE4F41C2E3171B86F1C28F3&h=ATPq9EX1mq9bJzZ0ji4z9HVncx_yDtT7urWM1nyu-3m-fOMsOF4rONMu8EcQ8ceWW7lnT3p2gdNapj9NWXXuaZz9FJKoJvKfwTMKhW3JfHAkOJRcW0ec_qAD2zoQ_U4TAjTRRR_lDVSsZ06qV_kfsFzHglMAPBOjJTyB4IKnNCYDLte0CjeqNMFaATBBkqgWrfLWv_2pfkyhH4EKydUyURbzJewy9EFJp8Ylat53KDR-1vKJ4bIndjdHY5BzFnsddjlXgeoi6svPe43yB5paHZyfmHWxG79UEb3nHAGzrJX79-Ez-YXrVzyiMcPM07UIsFgvjg



KHÔNG AI CÓ THỂ BƯNG BÍT SỰ THẬT , NHẤT LÀ THỜI ĐẠI INTERNET !
Thư ngỏ gửi nhà văn Nguyễn quang Lập .
1/ Tôi phải viết lá thư này bởi : Bọ Lập , sinh ra và lớn lên tại miền bắc XHCN , năm 1968 mới 12 tuổi ; nhưng Bọ đã viết về ông Hoàng Phũ Ngọc Tường như sau :
" . . .Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, KHÔNG về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn CẢ TẤN người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi ". http://bolapquechoa.blogspot.com/…/hoang-phu-ngoc-tuong.html
2/ NHƯNG , trong bộ phim Vietnam : Television History phát năm 1982 , khi được phỏng vấn bởi Alfred Burchett , nhà báo thân cộng người Úchttp://www.youtube.com/watch?v=xAaS6AlBuSc , ông HPNT lại nói : (bài PV rất dài nhưng tôi chĩ trích một đoạn) :
". . .nó bỏ bom rơi vào 1 bv nhỏ gần chợ Đông ba , làm 200 chết và bị thương . Tôi đi trên con đường hẻm vào ban đêm , và tôi tưởng rằng đang dẫm trên đống bùn . Thế mà khi tôi bật cái đèn pin lên , máu khắp mọi nơi . Cả 1 khu vực bị bom đạn Mỹ tàn phá . Và thế rồi , những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi TP (Huế) , kẻ thù chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn" . . . .
3/ Như vậy có 3 khả năng :
a/Người được Burchett phỏng vấn lúc đó , không phải là HPNT , mà là một người giống ông , mạo danh ông để trả lời cuộc PV này , được loan đi khắp QT . Theo tôi , HPNT nên kiện hảng PPS , đã vu khống và bôi nhọ .
b/ Chợ Đông Ba - mà HPNT nói , có lẽ được dời về chiến khu ông đang sống , cách Huế mấy chục km hay hơn nữa - chứ không phải nằm tại Huế .
c/ HPNT bị Azheimer nặng , nên không thể nhớ chuyện đã xãy ra trước đó 15 năm , cho nên năm 1997 (15 năm sau cuộc PV đầu tiên) do đài RFI thực hiện , ông nói , "đã rời Huế từ hè 1967 , tới tháng ba 1975 mới về" .
Xin các bạn cho ý kiến để giúp cho 1 người VÔ TỘI - theo như Bọ Lập - lại bị gán cho cái tội rất khủng khiếp là ĐAO THỦ của bao dân Huế năm 1968 !
Tôi xin nhắc , HPNT cũng nên kiện đài PPS , năm 1982 , đã phỏng vấn một tên đã giả danh ông , nói những điều ko trung thực , làm ông bị hiểu lầm và đẫy ông xuống bùn đen , sau khi truyền đi phóng sự này năm 1982 !
https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/784514864895675
https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fnews.yahoo.com%2Fblogs%2Ftrending-now%2Ftip-from-generous-couple-replaces-waitress-s-deer-battered-car-184909520.html%3Fsoc_src%3Dcopy&h=ATPQQu1z4p9dv-d4W8uG_cnyZZNCZBH2vW3B_OqT8v-_Ht-uBpfoUvC-CHskmBDwg-kT-ilypIpvED8sePtcxomhnCGcXOWio3LBvrwL0AIzm6zpXwBFTRLrvPL7DCozMZPA_al8ZXz50_-ihJ2A25T89qfkx19lWj1R3JT5UL8sWEcDy8Q2yOs-dmVd1883vO35OtW4MYRnFDDYjHDoFI5zuGToKqQ8F_gZOy6BJLGcWYCplH42q-RJlMayCjKOMyo3Y38Fi8ynvdhGyLH23O7YqwmEqKaU3vzzcAdx3dv6CzLA9Vrh5aGh1xU
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1685331271480692&set=pcb.1685332698147216&type=3
https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fwww.npr.org%2Fblogs%2Fthetwo-way%2F2014%2F12%2F11%2F370172173%2Fofficer-buys-eggs-for-woman-caught-shoplifting-to-feed-family&h=ATOVkR6OKHWv-OyGNR4X1c-jxS6q1_yO6V-k01o--lXdl50jIoBm9YwDILisZlaMWA0Di003Y_ZayDe7LPSk5KnKpzBTRWJvHKVuX1sz-r5c8FPr4WaWYSCDJdt9-XgSDddq0o6F3wqF1aZ03_mRV3z5-nJIM76ZZp3Td3vFSXSMDHg3LxwJVf97NweShAqnyylU7ssmZZH5AWNMHt139L42XWNtBwMMgXB19ABU3_dPx2dpeSDMvWG5GsAflSlpcIo_aPgjgafQ1BGwIQa0XZ3eabYbAgld2Hf8lvl59OChraC2m9ZPwXoaL3g
http://www.gettyimages.com/event/views-of-ho-chi-minh-city-40-years-after-fall-of-saigon-549998429#the-fall-of-saigon-in-vietnam-on-april-29-1975-a-small-south-plane-picture-id120665532

Saturday, December 30, 2017

MÔ HÌNH ẤP CHIẾN LƯỢC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền  
http://www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/ngodinhdiem15_apchienluoc.jpg

 Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt.
Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa; NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng, một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một cách trung thực.
 Vậy, để lớp trẻ sau này, còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng; bởi vậy, nên người viết xin phép tác giả Nguyễn Đức Cung để được trích đoạn trong bài:
 "Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu Thân, những hệ lụy trong chiến tranh Việt Nam" như sau:
 1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược.
Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong Chính Sách An Dân của mình.
 Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.
 Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể, hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là hệ thống khu trù mật và ấp chiến lược được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
HamletDSV6311.jpg (276737 bytes)

 Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:
 "Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tỉnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân." [9]
VNHamlet21501.jpg (81370 bytes)
Thành phố đổ nát
 
 Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Cộng Hòa đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào Nam, và sau đó, để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền Nam.
Trong cuốn sách Chính sách cải cách ruộng đất Việt-Nam (1954-1994), tác giả Lâm Thanh Liêm đã viết về Khu trù mật như sau: "Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống vì ở trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:
* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).
* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một Bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).
Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).
* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.
* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.
* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...)
Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một "tiền đồn", ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.
 
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/82/Gvnhamlet.jpg/300px-Gvnhamlet.jpg
Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh."
Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản".
Và kế đến, người viết cũng xin phép tác giả Trần An Phương Nam: Gia đình CB/XDNT Bắc Cali, để cũng được trích đoạn trong bài:
 "Từ quốc sách Ấp Chiến Lược đến chương trình Xây dựng Nông Thôn" như sau:
 "Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến hay vận động chiến v.v...
 Nắm vững được sách lược của địch. Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.
 Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!"
 Trên đây, là những trích đoạn đã viết về Ấp Chiến Lược, của hai vị tác giả Nguyễn Đức Cung và Trần An Phương Nam; riêng người viết bài này, trước đây, cũng đã có viết qua bài: Những Mùa Xuân Qua có một đoạn về Ấp Chiến Lược như sau:
Hamlet2982.jpg (42569 bytes)



 Tại quê tôi, ấp chiến lược là những vòng đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba cạnh. Còn vòng rào là những tấm gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc. Ngoài ra, dân lành còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi ở bìa vườn, để ngăn bước chân của Việt cộng nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được "la làng" thì càng thích hơn nữa. Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật vui, tôi nhớ dân quê tôi còn "phát minh" ra phong trào đánh mõ và la làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm theo chỉ một tiếng. Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là Việt cộng nằm vùng xuất hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời đồng thanh la làng: “Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng”; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng. Chính vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ nhớ tên hai nguời là Dương Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một con chó thì họ sẽ la to: "Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa", thì dân làng họ mới thôi đánh mõ.
 Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà có lẽ còn hai "nạn nhân" trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vướng phải dây và thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: “Đứng im”; lúc ấy có tiếng cả hai xưng tên và nói: "Tụi em đây, xin các anh đừng bắn". Nhưng lúc ấy, dân làng đã đèn đuốc sẵn sàng, hai người mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai người đều có gia đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại. Cô gái vướng thùng năm xưa hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi.Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm; ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con chó, con mèo vướng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: "Chó vướng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa" các anh cứ la, còn chúng tôi thì vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để được đánh mõ đâu.
http://www.psywarrior.com/Hamlet2553.jpg
Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược:
 Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ "Cổng Làng" của Thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết:
"Chiều hôm đón mát cổng làng
Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi
Đồng quê vờn lượn chân Trời
Đường quê quanh quất bao người về thôn
Ráng hồng lơ lững mây son
Mặt trời thức giấc véo von chim chào
Cổng Làng rộng mở ồn ào
Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"
Như vậy, từ thuở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: "Mặt Trời thức giấc véo von chim chào" thì "Cổng làng rộng mở ồn ào" để cho những "Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai"; huống thay là trong thời chiến tranh, lúc cái "Mặt trận giải phóng miền Nam" do cộng sản Hà Nội cho ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một cách dễ dàng.
Hamlet2615.jpg (48836 bytes)


 Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân 1964, đầy khói lửa, hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ đã biết rất rõ về cái gọi là “Giải phóng miền Nam “ vì cũng những người trong làng trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là "Giải phóng miền Nam", nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản, chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng - gánh con thơ tìm đường chạy trốn.
 Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn; riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn, nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ Tiên Giang Hạ.
 Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương.
 Vì vậy, một lần nữa, người viết muốn lập lại là chỉ mong ước để cho lớp trẻ sau này còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng.
Tân Sơn Hòa chuyển
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1683253158355170&set=pcb.1683253548355131&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2237715356242278&set=a.197514143595753.57573.100000115071295&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1683181085029044&set=pcb.1683183008362185&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1683263261687493&set=pcb.1683263998354086&type=3
SỨC MẠNH CỦA TINH THẦN .
- Ăn để mà sống chứ ko sống để ăn .
- Sống lâu ko bằng sống CÓ Ý NGHĨA . 
1/ Trong y văn thế giới có viết : 1 phụ nữ sống với con nhỏ tại một nơi núi non hẻo lánh ở Pháp , cả tuần mới có người đi qua . Một hôm bà bị rắn độc cắn ; vì nghĩ rằng mình không thể sống qua đêm và con nhỏ của bà có thể chết đói vì ko có thức ăn , thế là suốt đêm đó bà nhào nặn bột mì và nướng thành nhiều bánh . Thay vì chết vì nọc rắn , bà đã sống sót . Sức mạnh TINH THẦN đã giúp bà sống sót .
2/ Báo chí kể lại : có một ông chồng lui cui sửa xe dưới gầm 1 xe hơi ; vì con đội bị trượt ngã nên xe đã đè lên người ông . Bà vợ dù ốm yếu , thấy vậy đã dùng hai tay để đở xe hầu chồng khỏi bị xe đè bẹp . Nhờ vậy , ông chồng thoát chết . Đấy cũng nhờ sức mạnh tinh thần .
3/ Riêng tôi , từ vài chục năm nay , luôn nghĩ rằng "mình sẽ không sống đến NGÀY MAI" nên cố gắng giải quyết mọi việc hay giúp đở ng khác NGAY trong hôm nay hay càng sớm càng tốt (vì tôi có thể chết trước khi làm đc việc đó) , cũng như cố gắng học hỏi càng nhiều càng tốt , v.v... Nhờ có suy nghĩ như trên nên tôi ko tham lam , tích trử của cải , v.v... như nhiều ng khác và sống tới bây giờ dù ăn uống khó khăn , ko giống ai .
4/ Trong khi đó , có nhiều ng luôn nghĩ rằng , mình sẽ SỐNG MÃI NÊN THAM LAM , thu vén cá nhân , ÍCH KỶ khi chỉ nghĩ đến mình hay vợ/chồng/con của mình , theo kiểu 'hồn ai nấy giử' , v.v... do vậy họ VÔ CẢM trước sự cầu cứu hay đau khổ của kẻ khác , mà tôi đã kể về 1 người bà con trong đại gia đình tôi * . Hay họ dễ dàng tranh cải vì những va chạm nhỏ nhặt ** .
* Bà khoe với tôi , 'ba đứa con của tôi , dù có ai nằm chết đói trước mặt chúng , chúng cũng ko mảy may xúc động ' . Xã hội này , ng như bà chiếm đa số .
** Ông láng giềng sống ngay trên phòng tôi thường lượm lon nhôm về để bán .Trước khi bán , ông đạp dẹp lon nhôm nên nước chảy xuống hàng ba (patio) của phòng tôi . Mấy lần đầu , tôi lên nói thì ông xin lỗi . Sau này , tôi thấy nước chảy hoài nên tôi ko nói nữa . Tôi nghĩ , đây là 1 cách tạo thêm thu nhập của ông nên tôi thông cảm ; tôi dọn dẹp bàn ghế để khỏi bị ướt do nước chảy từ bên trên.

 
 
Sau thời gian thực hiện chiến dịch đả hổ diệt ruồi, ở Trung Quốc người ta đúc kết ra những dấu hiệu nhận biết quan to sắp bị xử lý.
thm-nhung
Ảnh internet
Trung Quốc: Những dấu hiệu nhận diện quan to sắp bị xử lý
Với kế hoạch chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đã xử lý hơn trăm quan to. Qua theo dõi tình hình, gần đây giới quan sát phân tích, có 8 dấu hiệu quan trọng để nhận diện quan to chuẩn bị bị ông Vương Kỳ Sơn xử lý.
Ngày 28/12, trang “Chính sự” của Weixin Đại Lục tiết lộ, trước khi ông Thường Tiểu Binh (Chang Xiaobing), cựu Chủ tịch China Unicom và Telecom bị bắt điều tra đã có 22 quan chức thuộc cấp bị chất vấn. Theo phân tích, có 8 dấu hiệu quan trọng để nhận diện một người nào đó chuẩn bị bị ông Vương Kỳ Sơn xử lý.
1. Sự cố từ những nhân vật kề cận đối tượng quan to sắp bị xử lý
Ví dụ: Ngày 29/7/2014, trước khi ông Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra, hơn 10 thân tín của ông ta lần lượt bị ngã ngựa. Những nhân vật này gồm: Lý Xuân Thành, Quách Vĩnh Tường, Lý Tôn Hy, Đàm Lực (bang Tứ Xuyên), Tưởng Khiết Mẫn, Vương Vĩnh Xuân, Lý Hoa Lâm (bang Dầu khí), Lý Đông Sinh, Võ Trường Xuân (Công an), Ký Văn Lâm, Dư Cương, Đàm Hồng, Quách Vĩnh Tường (bang Bí thư). Hoặc trước khi ông Quách Bá Hùng bị điều tra, ông Phó Chính ủy Quân khu Lan Châu là Phạm Trường Bí (Fan Changbi) đã bị điều tra, được biết việc thăng tiến của ông Phạm Trường Bí có quan hệ mật thiết với ông Quách Bá Hùng.
2. Vắng mặt trong những hoạt động công vụ quan trọng
Ngày 10/11 năm nay, ông Phó Thị trưởng Thượng Hải Ngải Bảo Tuấn bị điều tra. Trước khi bị ngã ngựa, vào ngày 6/11 ông này đã không tham gia một buổi họp công vụ quan trọng.
Từ ngày 24 – 26/9, ông Vương Kỳ Sơn đến tỉnh Phúc Kiến điều tra nghiên cứu nhưng không thấy sự tham gia của ông Tỉnh trưởng Tô Thụ Lâm, sau đó thì ông này cũng ngã ngựa.
3. Bị UBKLTƯ (Ủy ban kỷ luật trung ương) hẹn gặp
Những nhân vật như ông Tô Thụ Lâm (cựu Tỉnh trưởng Phúc Kiến), ông Diêu Cương (Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán), ông Hề Hiểu Minh (cựu Phó Viện trưởng Tòa án Tối cao) trước khi bị xử lý đều bị UBKLTƯ hẹn gặp.
Ông Diêu Cương bị bắt ngày 13/11. Trước đó, vào ngày 7/11, ông này dự buổi Hội đàm Quản lý và Phát triển Nông nghiệp ở thành phố Phúc Châu. Tại Hội đàm ông Diêu Cương đã phát biểu diễn thuyết. Thái độ của ông này khiến nhiều người cho rằng ông ta đã “qua cửa ải”. Nhưng ngày 13/11, UBKLTƯ thông báo ông Diêu Cương bị bắt điều tra.
Ông Hề Hiểu Minh (Xi Xiaoming) bị bắt điều tra vào tháng Bảy năm nay, vào năm ngoái ông này từng bị UBKLTƯ hẹn gặp, bị cho là thông đồng với quan chức trong doanh nghiệp nhà nước của Sơn Tây.
4. Trước khi ngã ngựa bị giám sát chặt chẽ, bị cấm xuất cảnh
Vào tháng Sáu năm nay, ông Tiếu Thiên (Xiao Tian), Phó Cục trưởng Tổng cục Thể thao bị điều tra, trước đó đã có thông tin đưa ra ông này bị cấm xuất cảnh.
Vào ngày 15/4 năm ngoái, ông Hách Vệ Bình (Hao Weiping), Trưởng Ban Điện hạt nhân Cục Năng lượng quốc gia bị điều tra. Trước đó, vợ ông này đã bị khống chế không cho xuất cảnh. Cơ quan chức năng sớm đã có chỉ thị không cho hai vợ chồng ông này xuất cảnh.
Năm 2013, ông Kim Kiến Bình (Jin Jianping) Chủ tịch Tập đoàn Nhiên liệu khí đốt thành phố Thiên Tân trước khi bị bắt điều tra đã định xuất cảnh, nhưng bị ngăn tại sân bay.
5. Trước khi ngã ngựa thường xuyên bị tố cáo
Tháng 12/2012, ông Liu Thiết Nam (Liu Tienan), cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia bị người tố cáo công khai. Khoảng 5 tháng sau ông này bị UBKLTƯ tuyên bố điều tra.
Ngày 17/7/2013, ông Tống Lâm (Song Lin), Chủ tịch của China Resources bị tố cáo, 9 tháng sau bị tuyên bố điều tra.
6. “Mất tích” thời gian dài
Tháng 6/2014, ông Chu Minh Quốc (Zhu Mingguo), Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Quảng Đông bị “mất tích” thời gian suốt 5 tháng liền, sau đó bị tuyên bố điều tra. Hoặc ông Trần Vĩ (Chen Wei) cựu Bí thư Thị trấn Tảo Trang tỉnh Sơn Đông sau khi bị “mất tích” hơn một tháng đã bị tuyên bố điều tra.
7. Nhiều quan to trước khi ngã ngựa thường có biểu hiện bất thường trong phát ngôn và hành động
Ví dụ như ông Chu Minh Quốc là người hay diễn giảng trong những cuộc hội họp, tuy nhiên trước thời điểm chuẩn bị ngã ngựa thường chỉ thấy ông này… ngáp ngắn ngáp dài.
Hiện tượng này cũng thấy ở ông Tô Thụ Lâm. Theo thông tin, sau khi ông Tưởng Khiết Mẫn ngã ngựa, hệ thống ngành Dầu khí rơi vào hoảng loạn, từ đây người ta thấy ông Tô Thụ Lâm có nhiều hành vi khác thường trong quan trường, thường trốn tránh trong những hoạt động chính sự công khai.
8. Tướng mạo như hoàn toàn thay đổi trước thời điểm sắp ngã ngựa
Ví dụ điển hình là ông Lương Tân (Liang Bin), Trưởng Ban Tổ chức tỉnh Hà Bắc. Trước đó ông này đầu tóc đen nhánh, bóng mượt, nhưng thời điểm chuẩn bị bị điều tra đã nhanh chóng bạc trắng, thân thể tiều tụy, mặt hốc hác.
Tinh Vệ biên dịch từ NTDTV