Friday, December 29, 2017

DÂN PHÁP THÌ NHƯ VẬY CÒN DÂN VIỆT THÌ THẾ NÀO ?
- Văn hóa là những gì còn lại sau khi ta đã quên hết -- châm ngôn Pháp .
- Văn hóa họ phải như thế nào đến nỗi thu hút trên 87.4 T du khách năm 2013, đứng đầu TG . 
Hồi tôi làm thông dịch cho ng Pháp , khoảng đầu TN 1990 , tôi có nhận xét sau :
Họ TIN TƯỞNG NGƯỜI KHÁC hay (nói rộng hơn) vào CƠ CHẾ/ĐỊNH CHẾ (établissement) . Vào 1 khách sạn nhỏ ở Phan Thiết , họ tỉnh bơ dùng khăn - để sẵn trong phòng tắm , để lau mặt . Tôi nói , bạn ko sợ Sida à ? Họ nói , khăn trong KS thì phải sạch .
Khi ăn tại một quán ăn nhỏ lề đường , khi thấy chỉ còn mấy trái nho dập trong dĩa , tôi định quăng thùng rác thì ông cản lại và nói , 'để tôi ăn' và đã ăn ngon lành. Như vậy , họ rất QUÍ TRỌNG và TIẾT KIỆM những gì tạo ra bởi công sức ng khác . Chứ không phung phí như dân VN ta (tôi ko nói tất cả) . Do vậy , khi mua hàng hay nhờ ai làm gì , dù có trả tiền đều cám ơn rối rít . 
Mỗi lần đến nhà tôi , ông chà giày xuống đất rất kỷ trước khi bấm chuông vào nhà . Khi tôi mời , ông mới vào nhà . Vào phòng khách , tôi mời , ông mới ngồi xuống ghế . Tôi đem bánh mức ra , trước khi ăn ông xin phép chủ nhà . Đi lên hay xuống thang lầu , ông luôn mời tôi đi trước , dù tôi chỉ là thông dịch cho ông . Tôi hay nói đùa , đi với ông , tôi giống như ng Thượng (montagnard) vì quá THÔ LỔ . 
Khi thấy rất nhiều thanh niên xem video trong quán cà phê trong giờ làm việc , ông rất ngạc nhiên . 
Mỗi khi gặp ng giỏi tiếng Pháp ngoài đường , ông ghi địa chỉ và sau đó tặng quà (thường là 100 đồng franc) cho ng đó , trong khi ông sống rất tiết kiệm . Điều đó cho thấy họ quí trọng một cách quá mức ngôn ngữ của họ . Cũng vì đó , họ không muốn ai KHINH RẺ dân tộc họ . (Tỉnh Québec , CND , cao điểm của lúc đòi ly khai ,thì các tiệm phải ghi bằng tiếng Pháp , bên dưới là tiếng Anh viết nhỏ hơn ; nơi công cộng phải nói tiếng Pháp , ng biết tiếng Pháp dễ xin việc . . . Do vậy , một số ng đã đi các tỉnh khác sinh sống) .
Nếu đi trên lề đường , gặp chỗ hẹp (do có cột đèn , xe gắn máy hay xe đạp đậu , v.v...) , họ xin phép ng đứng chỗ đó trước khi đi qua . Lính hay SQ Pháp , khi nói chuyện với phụ nữ phải cởi nón , cầm ở tay . 
Ba tôi dạy tôi , khi tiển ai về , mình phải đưa họ tận xe , nếu ko là BẤT LỊCH SỰ . Và ba tôi và tôi đều áp dụng . (Ba tôi đã từng học năm thứ nhứt trường Y của ĐH Đông Dương Hà nội , do ko muốn tốn tiền cha mẹ nên vào nam làm thư ký cho đồn điền cao sư từ TN 1940 , cha mẹ anh em vẫn ở Quảng Bình) .
Sau khi qua Mỹ năm 1994 , tôi không liên lạc với ông , nhưng ông và bà vợ VN thường xuyên gọi phone thăm hỏi . Cứ vài năm , khi sang mỹ thăm ng cha mẹ ở bắc Cali , bà vợ đều nhờ cháu lái xe trong 2 g đến thăm tôi cho kẹo bánh và một phong bì (trong đó thường là vài trăm euro) . Nhiều lần tôi ko muốn bà đến thăm vì đường xá xa xôi , bà trả lời , vc tôi quí mến anh lắm nên anh đừng ngại . 
Năm 2010 , vc ông về VN , mời tôi cùng về , tôi từ chối và nói "thay vì mua vé máy bay cho em tôi , nên cho em tôi tiền để mua laptop hầu anh em dễ dàng liên lạc" . Khi tới VN , vc ông mời em trai tôi đến ks và trao 1.200 đô - tương đương vé máy bay . Em tôi đã mua laptop 14-in chạy Windows 7 và dùng tới hôm nay . 
(Ông từng nói với tôi , ng Mỹ kém văn hóa vì hay để chân lên ghế !!! . Có lẽ cũng vì vậy mà ông ko sang Mỹ để thăm tôi và gđ bên vợ dù chúng tôi đều ở bắc Cali , cách nhau 2 g xe) .

No comments:

Post a Comment