Di sản khổng lồ của đế quốc La mã .
Dịch từ: The World According To Rome trên National Geographic số tháng 8 1997 .
Lời nói đầu:
Nhân loại ngày này thừa hưởng rất nhiều di sản của đế quốc La Mã trong nhiều lãnh vực:
1/ Luật pháp thế giới hiện nay dựa vào luật La Mã, như bài dưới đây.
2/ Các ý tưởng về chính trị hay bộ máy nhà nước đã hình thành rất sớm từ thời La Mã như triumvirate (tam đầu chế/quyền hành trong tay ba người), senate (thượng viện), referendum (trưng cầu dân ý), forum (hội thảo), Vox Popula Vox Dei (ý dân là ý trời), Salus populi suprema lex esto (Let the good (or safety) of the people be the supreme law/Hãy để phúc lợi hay an toàn của dân là luật tối thượng), giám sát và cân bằng (checks and balances), tam quyền phân lập (separation of powers), phủ quyết (veto), nói dông dài gây trở ngại tại quốc hội (filibuster), số tối thiểu nghị viên cần thiết để biểu quyết (quorum requirements), giới hạn nhiệm kỳ (term limits), truất phế/ đàn hặc (impeachment), quốc hội kiểm soát chi tiêu của CP * (power of the purse), tổ chức bầu cử đều đặn (regular election),v.v...
Nhận xét : các khái niệm trên CHƯA thực hiện tại VN dù đã có cách đây trên dưới 2.000 năm và là khuôn mẫu của các hiến pháp của các nước dân chủ từ mấy trăm năm với Mỹ là nước đầu tiên áp dụng Hiến pháp La Mã.* Năm 1974, QH Mỹ ra Đạo luật về Ngoại viện (Foreign Assistance Act of 1974) đã chấm dứt quân viện cho VNCH, dẫn đến sự sụp đổ.
3/ Kiến trúc: gần như mọi chi tiết trong ngôi nhà ta ở đều có nguồn gốc từ La Mã. Điều này các KTS rành hơn tôi.
4/ Về thiết kế đô thị: các tp ở Âu châu, kể cả thủ đô Washington của Mỹ đều dựa theo thiết kế đô thị của La Mã.
5/ Về xây dựng: kỹ thuật xây cầu/đường/nhà cửa đều xuất phát từ La Mã và sau này hoàn thiện thêm.
6/ Về ngôn ngữ: người La Mã đã có công tạo tiếng La-tinh - cha đẻ của các ngôn ngữ Âu châu (Pháp, Ý, TBN); và tiếng Việt cũng đặt nền tảng trên tiếng La-tinh do các LM người Bồ Đào Nha tạo ra.
. . .
"Một trong những di sản quan trọng nhứt, người La Mã để lại là LUẬT PHÁP. Ý tưởng luật phải viết ra giấy (written law) là một tấm khiên – để bảo vệ cá nhân chống lại người khác và chống lại quyền lực đáng sợ (awesome) của nhà nước – đã là một quan niệm người La Mã thừa hưởng từ người Hy Lạp. Nhưng chính La Mã đã đưa khái niệm trừu tượng này thành thực tiển hàng ngày, và thực tiển này ngày nay được tôn trọng khắp thế giới. Một câu được khắc ở trường Luật Harvard viết: “Non sub homine sed sib deo et lege" (Không phải do người mà do Thượng đế và luật pháp (mà chúng ta được cai trị).”
Pháp Quyền/PQ (rule by law) rất quan trọng đối với văn minh phương Tây đến nỗi phần lớn chúng ta coi đó là điều đương nhiên (for granted). Thực tế, PQ không phải lúc nào cũng là điều cần thiết đối với nhân loại: người TQ thời xưa, đã làm khác với điều người La mã đã làm. Khỗng Phu Tử và các đồ đệ trong nhiều thế kỷ đã ko tin luật thành văn. Một bộ luật đầy bụi thì quá khô cứng/ko uyển chuyển để xử lý sự đa dạng vô tận của rắc rối của con người, họ cảm thấy như vậy. Họ bèn chọn cách tin tưởng vào con người, chứ ko phải là luật pháp – vì dựa vào tính BẢN THIỆN CÓ SẴN của con người - như là bảo đảm tốt nhứt của một xã hội dân sự. Ngay cả ngày nay, quan niệm về luật thành văn và hợp đồng (viết ra giấy) vẫn còn chưa được coi trọng lắm tại TQ và các nước Đông Nam Á khác.
Người La Mã cũng cảm thấy hơi mơ hồ (ambiguity) về sự hoàn thiện (preeminence) của LP. “Corruptissima republicae, plurimae leges.”(Nhà Nước càng tham nhũng, thì luật càng nhiều).-- Sử gia Tacitus đã nhận xét.
Nhưng trong cuộc đấu tranh liên tục (ongoing) giữa dân thường của La mã và giới tinh hoa (elite) cầm quyền, tiện dân (plebeian) đã quyết định thà dựa vào luật pháp hơn là ý muốn của con người (all-too-human whim) từ nhà cầm quyền (ruler). Dưới áp lực từ đám tiện dân (pleb), giai cấp cầm quyền đã liên tục buộc phải thảo ra luật lệ. Luật đầu tiên, có tên Mười Hai Chương Trình (Twelve Tables), ra đời vào 450 năm trước Công nguyên, và người La Mã tiếp tục soạn thảo luật cho 1000 năm sau đó. Bộ sách Tóm Tắt Về Luật Và Các Sửa Đổi (Compilation of the Digests, the Institutes, and the Revised Code) rất đồ sộ của hoàng đế Justinian, hoàn tất năm 534 sau Công nguyên, được dùng như nền tảng của luật Tây phương kể từ đó.
Một xã hội với một hoàng đế đầy quyền lực có thể giết người tùy thích, một xã hội với hàng triệu nô lệ – được đối xử như đồ vật trong nhà (chattel), ko thể được xem như một xã hội pháp trị (lawful society). Nhưng luật La mã cũng ko lạ lẫm với các người mê chương trình có tên LA Law hay Court TV .
Cũng có cáo trạng (indictment) và các phiên tòa có bồi thẩm (jury trial), các quan tòa chuyên ra lịnh treo cổ và quan tòa đa cảm (softhearted), các công tố viên nặng tay (hard-hitting) và luật sư bào chữa khôn ngoan (wily). Trong nhóm cuối cùng (luật sư), nhân vật Johnnie Cochran của La Mã dĩ nhiên là luật sư Cicero, oai nghiêm và bền bỉ (long-winded), một người đã hoàn thiện những kỹ thuật bào chữa vẫn còn áp dụng ngày nay.
Trong một cách chống lại bồi thẩm đoàn (appeal to the jury), Cicero đã dùng một cách được gọi là praeteritio (không biết).
Ông nói như sau, hôm nay tôi tập trung vào sự vô tội của khách hàng của tôi, do vậy, tôi hoàn toàn ko biết sự kiện rằng công tố viên (prosecutor) trong vụ này là một kẻ tán gái khả ố (infamous philanderer), đã đánh vợ và ăn cắp đồ của bà của y. Một cách khác được gọi là ad misericordiam, kêu gọi lòng thương hại, khi Cicero cho vợ của khách hàng của ông dẫn các con rách rưới, dơ bẩn của bà vào tòa và ngồi khóc trước mặt các quan tòa. Nếu khách hàng ko có con, luôn luôn có những trẻ láu cá (urchin) đường phố được thuê để đóng vai này trong một ngày.
2000 năm trước trường hợp/vụ kiện (case) Miranda, người La mã cũng thành lập những bảo đảm để bảo vệ quyền của nghi phạm bị kết tội. Chúng ta có thể thấy tiến trình này trong phiên xử Thánh Paul, nhà tiên phong của Thiên Chúa giáo được nêu ra (set forth) (trong Tân Ước) ở Tập các Tông đồ (Acts of the Apostles). (Văn bản hơi nghi ngờ vì nó có thể được viết nhằm phần nào đó (in part) gây khó khăn (embarrass) cho người Do thái, nhưng các học giả nói nó chính xác về mặt luật pháp).
Trong chương 22 của Tập này, Thánh Paul được đưa ra trước một quan tòa (magistrate) La Mã về các cáo buộc phạm pháp (criminal charge) – có vẻ như sách động nổi loạn (provoke a riot). Cảnh sát sắp (be about) đánh và nhốt thì ông đột ngột nói (pipe up) rằng ông là người La mã. Điều này thay đổi tất cả, và ông được phép tự do chờ ngày xét xử (pending a trial).
Sau đó, các tu sĩ chánh của TP Jerusalem than phiền với thống đốc TP La mã, ông Festus, rằng tại sao ko truy tố thánh Paul. Festus, trong chương 25 (của Tập trên), với dẫn chứng về luật: “Phong tục La mã ko cho phép giao lại (hand over) bất cứ ai trước khi hắn đối diện với những người cáo buộc và hắn có được cơ hội để bảo vệ hắn chống lại cáo buộc. “
Cuối cùng, ông yêu cầu một đặc quyền khác (assert another legal prerogative) – quyền được kháng án trực tiếp với La Mã. Thủ tục này cho ông được tự do thêm vài năm. Thánh Paul về La mã, nhưng Tập các Tông đồ đã kết thúc ở đây, ko có lời nào về kết cục của vụ này. Một vài học giả cho rằng cáo buộc được hủy bỏ, vì ko có ghi chép khác về trường hợp này; một truyền thuyết (tradition) khác cho rằng thánh đã bị ném vào sư tử theo lịnh của hoàng đế Nero.
Dù cho hoàng đế Augustus thiết lập chế độ một người quyết định, có một khuynh hướng của các hoàng đế là tuân thủ các mệnh lệnh của luật pháp (abide by legal dictates). Không ai có thể làm gì nếu hoàng đế Nero hay Caligula ngồi xổm lên LP (ride roughshod over the law), nhưng trong phần lớn các trường hợp (but for the most part), ngay cả hoàng đế cũng cảm thấy phải tuân thủ.
Nếu một hoàng đế tôn trọng luật pháp, trách nhiệm này còn nặng hơn đối với các viên chức cấp dưới hay các thống đốc các thuộc địa. Một QUAN CHẤP CHÍNH TỐI CAO (consul) của một tỉnh, nếu vi phạm luật, có nguy cơ bị triệu hồi về La mã, nơi mà ông ta có thể bị cùm (would be thrown in pedica/into chains). Một lý do mà quan chấp chánh Festus có thái độ khôn ngoan (fastidious) về các quyền của thánh Paul, có thể là người tiền nhiệm của ông, một người bất tài (inapt) tên Felix, đã bị triệu hồi sau khi các công dân của TP Judaea than phiền rằng ông đã lạm quyền (be abused their rights)".
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment