SAU KHI RA TÙ , TÔI BỊ BUỘC PHẢI RỜI KHỎI 'THIÊN ĐÀNG XHCN" NGAY LẬP TỨC !
- Cuộc sống trước đây của các anh là ƯỚC MƠ của chúng tôi -- một CA đã nói với tôi như vậy trong lễ phóng thích khoảng 50 tù nhân trại Nam Hà , tổ chức ở trại Mễ gần Phủ Lý , Nam Định vào đầu năm 1981 , trước Tết AL .
Sau khi đọc lịnh phóng thích , CA phát giấy ra trại . Tôi khiếu nại vì ghi sai địa chỉ như 'đường Đổ Thành , quận tư' thay vì 'đường Đỗ Thành Nhơn , quận 4' . CA nói , các anh sau khi về nhà vài tháng đã vượt biên , cần gì giấy ra trại này mà giờ đây làm khó chúng tôi .
Sau đó , tụi tôi , ngồi xổm trên xe tải đi về Hà Nội , đến ga Hàng Cỏ thì xuống xe . Vì bị ói mửa , tôi nằm lì trên vệ đường trước ga này , dân chúng vây quanh , dòm ngó . . . Một lát sau , anh CA dẩn giải , ko thấy tôi trên xe lửa , trở ra gặp tôi và nói , tại sao anh ko lên xe để xuôi Nam . Tôi trả lời , vì quá mệt và có bà con ở HN , xin cán bộ cho ở lại vài ngày . Anh CA : ko được , anh phải lên xe . Thế là tôi phải rời "thiên đàng XHCN" .
- Theo giấy , sau khi về nhà , trong vòng ba ngày , tôi phải trình diện tại Ban quản lý ng học tập được về TP/HCM tại đường Phan Thanh Giản quận 3 . Đúng hẹn , tôi trở lại , đứng bên kia đường nhìn qua : đó là 1 biệt thự lớn có cổng và nhiều anh em cựu tù đang CHEN LẤN , nộp giấy ra trại qua cửa sổ của vọng gác kế cổng . Tôi chửi thề : Đ.M. TOÀN LÀ SĨ QUAN , NĂM 1975 , SAO KHÔNG TRANH NHAU XUỐNG TÀU CHO ĐƯỢC VIỆC , GIỜ LẠI TRANH NHAU NỘP GIẤY ĐỂ ĐÚNG HẸN ! Rồi tôi bỏ về nhà . Khoảng 1 tuần sau , tôi trở lại : CA hỏi , tại sao anh trình diện trể ? - Tại vì bịnh , hôm nay hết bịnh nên trình diện .
Họ chẳng làm gì được tôi .
- Năm 1982 , khi nằm tại BV Sùng Chính , đường Trần Hưng Đạo , tôi đã nghe một CB chê bai : bv gì mà hệ thống cấp nước , lavabo , đều hư hỏng . Một ng dân miền Nam cùng phòng liền trả lời : anh không biết mới nói thế ; trước đây hàng ngày có nhân viên bảo trì về điện nước thường xuyên thăm viếng các phòng để xem có gì cần sửa chữa . Nay không có ai làm việc đó nên bv mới hư hao như vậy . Ông CB này ngậm câm .
No comments:
Post a Comment