Wednesday, December 20, 2017

Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân

huy-hieu-ieu-doan-52-bdq
Đầu năm 1964, 4 Đại đội BĐQ biệt lập, 347, 348, 351, 352 được gom về My Tho để thành lập Tiểu đoàn 52,  Tiểu đoàn sau cùng được thành lập trong số 20 Tiểu đoàn BĐQ nguyên thủy.  Đại úy Vòng Sĩ Dầu, một sĩ quan can trường, đầy kinh nghiệm chiến đấu và chỉ huy được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng.  Phụ tá cho ông là Đại úy Võ Văn Sáng.  Ngay trong thời gian huấn l uyện đầu tiên tại trung tâm Huấn Luyện Trung Hòa, một Trung tâm Huấn luyện đơn vị của BĐQ, nằm giữa cái mà Việt cộng gọi là “thành đồng vách sắt” Củ Chi.  Tiểu đoàn 52 BĐQ đã chạm trán với các đơn vị VC phù hợp theo các bài học của Trung tâm Huấn luyện, từ Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Liên đội tới Tiểu đoàn.
Trong cuộc hành quân cuối khóa Tiểu đoàn 52 (một Đại đội phải ở lại giữa Trung tâm Huấn luyện) sau gần 6 tiếng giao tranh đã đánh tan Tiểu đoàn K-15 VC tại Sa Nhỏ, nằm sâu trong mật khu.  Chiến thắng đầu tay ngay trong thời gian huấn luyện đã đem lại cho tiểu đoàn 30 huy chương đủ loại.
Sau 49 ngày huấn luyện trở về My Tho, Tiểu đoàn 52 là thành phần trừ bị cho khu chiến thuật Tiền Giang, là nỗ lực chính trong hầu hết các cuộc hành quân trực thăng vận để tiếp cứu, truy kích và lùng địch cho khu chiến thuật.  Các chiến thắng liên tiếp tại Bà Bèo, Ấp Bắc, Cái Bè, Cai Lậy, Vĩnh Kim, cù lao Lợi Quán làm Tiểu đoàn vang danh trong các khu chiến thuật.  Tháng 8-1964, trong cuộc hành quân truy kích,  Tiểu đoàn đánh tan tành Tiểu đoàn 512 VC tại sông Hàm Luông, Kiến Hòa, hai ngày sau khi đơn vị VC này đột kích gây thiệt hại cho Tiểu đoàn 41 BĐQ.
Trận chiến ác liệt khởi đầu lúc trời vừa chập choạng tối, ngay sau khi Đại đội cuối cùng của Tiểu đoàn vượt qua khỏi sông, được lịnh tiến về phía trước để tìm vị trí đóng quân.  Vị trí dự trù đã bị Tiểu đoàn địch phòng thủ nên khi hàng ngang của Đại đội 1 tiến vào được đón chào bằng đủ loại vu khí của địch. Không còn kịp đợi lịnh điều động của Tiểu đoàn trưởng,  Chuẩn úy Xử lý thường vụ Đại đội trưởng cho lịnh xung phong ngay.  Sau hai đợt xung phong cảm tử tuyến phòng thủ ngoài của VC bị chọc thủng.
Biet Dong Quan QLVNCH
Đại đội 1 tràn lên đánh thẳng vào BCH Tiểu đoàn VC.  Đại bác 57 ly của VC chưa kịp bắn phát nào đã bị ta tràn tới phải bỏ súng chạy.  Nhưng Đại đội 1 bị chặn tại đây và cả hông trái lan phải bị địch quân phản công kềm chặt.  Đại úy Vòng Sĩ Dầu điều động Đại đôïi 2 và 3 bọc hai bên hông địch tấn công yểm trợ và đích thân dãn BCH nhẹ của Tiểu đoàn lên với Đại đội 1 ngay khi Đại đội trưởng bị thương và Trung đội trưởng TĐ2/ĐĐ1 tử thương để đích thân chỉ huy tấn công BCH Tiểu đoàn địch.  Vì trời tối, ta và địch chỉ cách nhau từ 10 tới 20 thước trong vườn dừa cao vút, chằng chịt các mương rạch nên pháo binh không thể xử dụng để yểm trợ được.  Trận chiến kéo dài tới 2 giờ sáng.  Đại đội 2/52 chọc thủng cánh phải của địch, thổi kèn xung phong tiến lên, VC khiếp đảm tan vơ chạy, nhiều tên chạy lộn về hướng ta, bị ta bắt sống hoặc bắn chết.
Cuối năm 1964, sau khi tướng Lâm Văn Phát điều động về Sài Gòn trong lực lượng đảo chánh, cuộc đảo chánh thất bại. Tỉnh Long An nơi Tiểu đoàn 52 hoạt động bị sát nhập vào phạm vi Quân đoàn III,  Tiểu đoàn 52 trở thành đơn vị trực thuộc Quân đoàn III.  Liền khi đó Tiểu đoàn bị chia làm hai để giư Kinh Sáng và Lương Hòa Thượng.  Đại úy Nguyễn Thành Nguyên người hùng của chiến thắng Đo Xá trở thành vị Tiểu đoàn trưởng thứ nhì của Tiểu đoàn.  Ông là người sĩ quan rất đạo đức, kỷ luật và can đảm phi thường.  Ông thường chỉ trích các sĩ quan quân phục không chỉnh tề hoặc nhậu nhẹt ngoài quán là sĩ quan hậu cách mạng.  Dân vùng Lương Hòa Thượng và Kinh Sáng rất kính nể ông.
Đại úy Nguyên và Trung úy Nguyễn Tha, khóa 18 Võ Bị, ĐĐT/ĐĐ2 đều đền nợ nước trong cuộc hành quân ở Thanh Lợi tháng 12-1964 khi Tiểu đoàn từ Lương Hòa Thượng (Tha La Xóm Đạo) vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến về hướng Đức Hòa. T iểu đoàn là thành phần nhử địch trong cuộc hành quân.  Lực lượng địch là Tiểu đoàn 604 và các Đại đội du kích địa phương.  Ngay từ tuyến xuất phát nơi hướng Tây sông Vàm Cỏ, Tiểu đoàn liên tục chạm địch từ tờ mờ sáng, đẩy lui các nút chặn của địch qua 4 con rạch lớn, thu hoạch một số vu khí đáng kể.  Tại rạch Rút, Tiểu đoàn bị chặn bởi đại liên và cối 82 pháo liên tục chứng tỏ đơn vị lớn của địch đã tập trung.  Trực thăng vo trang được các cố vấn My gọi yểm trợ không mấy hưu hiệu vị ruộng mía rậm và chằng chịt các rảnh nhỏ, ở trên cao không phân biệt được chính xác vị trí địch và bạn.
No lực chính của cuộc hành quân là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục chiến thì không được rời Sài Gòn vì tình,hình chính trị tại thủ đô ngày hôm đó.  Một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh từ Đức Hòa được trực thăng vận tới, tiến ngược về phía Đức Hòa nên không giúp gì việc giải tỏa áp lực địch. Pháo binh phải ngưng yểm trợ, đồng thời các trực thăng vo trang phải ưu tiên yểm trợ cho cuộc đổ quân.  Lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều, nhưng đám cháy lớn do hỏa lực đôi bên trao đổi thình lình bị gió đổi chiều bật ngược về phía TĐ52/BĐQ.   Đội hình phòng thủ của Tiểu đoàn bị lửa cắt ra thành nhiều mảnh bắt buộc phải lui dần về phía bờ sông.  VC từ các rạch nhỏ tràn ra như nước, nhưng quân ta bố trí sát sông Vàm Cỏ, nhờ được sự yểm trợ gần của các Giang đoàn Xung phong nên VC bị chặn lại tại đó.
Sau thất bại chua cay này, các sĩ quan trẻ của Tiểu đoàn bắt đầu nhận thức được hỏa lực địch đã vượt quá xa hỏa lực cơ hữu của mình.  Trung liên Bar, Thompson, Carbine M1, Garant…những vũ khí của thế chiến thứ II không còn đàn áp được địch để bên ta moi người lính một còi vừa thổi vừa tràn lên thanh toán địch.  Chiến thắng không thể chỉ trông cậy vào can đảm, kinh nghiệm của cấp chỉ huy và binh sĩ.  Tốc đôï xung phong không kịp với vũ khí càng ngày càng tối tân của địch. Để bổ khuyết cho những yếu kém về hỏa lực, vị Tiểu đoàn trưởng thứ 3 của Tiểu đoàn,  Đại úy Hoàng Thọ Nhu, Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của BĐQ và Trung úy Nguyễn Hiệp, Tiểu đoàn phó đã dùng các vũ khí tịch thu được của địch, nhờ các cố vấn My dùng tài ngoại giao để đổi lấy đại liên M-60, để trang bị thêm cho Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và các Đại đội.  Trước khi được tái huấn luyện, tái trang bi và bổ sung ở Trung tâm Huấn luyện Trung Hòa,  Tiểu đoàn 52 còn bị sư đoàn 25 xung công làm no lực chính cho hai cuộc hành quân trực thăng vận ở Đức Hòa, Đức Huệ mà tổn thất hai bên đều cao, thắng bại không rõ rệt.
Sau 42 ngày huấn luyện bổ xung và tái trang bị, các loại vũ khí cũ được đổi thành Carbine M-2.  Tiểu đoàn 52 được đưa về Biên Hòa làm thành phần trừ bị cho Quân đoàn III.  Tiểu đoàn tham dự các cuộc hành quân trực thăng vận để truy kích, tiếp cứu các đơn vị bạn, hoặc khai thông các trục lộ bị địch cắt hoặc áp lực quá mạnh.  Tháng 5 năm 1965, lần đầu tiên trong chiến trường Việt Nam, VC tập trung 3 Trung đoàn để chiếm quận Đôn Luân (Đồng Xoài), và dàn quân đợi các lực lượng tiếp cứu đến để tiêu diệt.  Tiểu đoàn 52 BĐQ là lực lượng trừ bị cơ huu của Quân đoàn được đổ xuống đây đến để tiếp cứu khi gần 100 trực thăng vận bốc  Tiểu đoàn 52 BĐQ được không vận đi tới Phước Thành vào buổi sáng, đổ xuống sân vận động ngoài cửa quận Đôn Luân vào lúc 4 giờ chiều thì quận đường đa bị tràn ngập.  Quân đoàn xác nhận ta còn làm chủ tình hình trong quận.
Đại đội 4 Tiểu đoàn 52 khơi khơi tiến vào liền bị VC trong thiết giáp trong quận đường đón tiếp bằng đại liên 50 phải dạt ra chiếm khu phố bên cạnh quâïn đường.  Các Đại đội khác và BCH Tiểu đoàn 52 phải rút ra ngoài hàng rào ấp chiến lược trước cửa quận để đợi Quân đoàn xác nhận và liên lạc. 15 phút sau,  Trung đội 1 của Đại đội 3 bám sát được hàng rào kẻm g ai ngoài quận đường quan sát và xác nhận VC đang xử dụng đại liên 50 trên tiết giáp tác xạ quân ta, mà có le vì không biết điều chỉnh tầm bắn quá cao khiến ta không biết là địch hay bạn.  Đại úy Hoàng Thọ Nhu quyết định xử dụng không lực My; do cố vấn My bắt liên lạc được oanh tạc quận đường thay vì đợi Quân đoàn xác nhận.  Hai con quạ đen B-57 được lịnh nhào xuống làm gỏi hai thiết giáp trong quận Đôn Luân. Đợt oanh tạc chấm dứt, kho đạn trong quận phát nổ dữ dội.  Trung úy Trần Thanh Thủy quyết định cho Trung đội 1 bò vào chiếm lại quận đường.  Vào khoảng 8 giờ đêm kho đạn ngừng nổ thì toàn thể  Đại đội 3 đa bố trí gọn gàng chung quanh hàng rào phòng thủ của quận để đợi Cộng quân từ hai trại bên kéo trở lại.
BĐQ đánh tan nát hai cánh quân này và thừa thắng tràn lên chiếm lại căn cứ Biệt kích và Pháo binh trước khi trời sáng hẳn.  Tổn thất nhiều, Tiểu đoàn 52 được lịnh bố trí tại quận Đôn Luân để Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù được trực thăng vận đến ngay buổi sáng ngày N&1 thay thế tiến lên truy kích địch về phía Thuận Lợi.  Trong số hơn ngàn vũ khí Tiểu đoàn 52 tịch thu được, có hơn 50 súng AK-47 và một súng phun lửa Trung cộng.  Có le đây là lần đầu tiên AK-47 được xử dụng trong chiến trường Việt Nam.
Sau chiến thắng này Tiểu đoàn 52 được tuyên dương trước quân đội, còn dư luận báo chí mệnh danh Tiểu đoàn là “Sấm sét miền Đông” và trở thành Tiểu đoàn trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu nên dù quân số bổ sung không kịp,  Thiếu tá Hoàng Thọ Nhu với hơn 200 quân nhân tham chiến đã được không vận ra vùng II để tham dự các cuộc hành quân lớn tại Pleiku, Kontum, Đắc Tô và Đắc Suk.  Trong cuộc hành quân tái chiếm quận Tân Cảnh, khi Tiểu đoàn tiến quân từ Đắc Tô cách Tân Cảnh hơn một cây số được lịnh ngừng tại cho để hai Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam thay thế nhiệm vụ.  Tiểu đoàn được trở lại vùng III để bổ sung và dương quân.
Với số chiến lợi phẩm phong phú, các sĩ quan của Tiều đoàn 52 thi nhau đổi lấy súng M-14, AR-15 và đại liên M-60 để trang bị thêm cho đơn vị của mình nên tương đối Tiểu đoàn 52 vào giai đoạn đó có hỏa lực mạnh hơn các đơn vị bạn.  Tiểu đoàn đè bẹp de dàng các đơn vị Việt cộng nên được các cấp trên xử dụng hơi ky.  Từ hành quân mở đường, càng quét mật khu địch, Tùng Thiết, tới trực thăng vận.  Những địa danh gay go như mật khu Xóm Đỏ, Bầu Bán, Bầu Lòng, Phước Thành, Lai Khê, Rừng Lá, cho nào cũng có dấu chân của các chiến sĩ Tiểu đoàn 52 BĐQ đi qua.
Tháng 10 năm 1965, Tiểu đoàn được biệt phái cho Tiểu khu Phước Tuy, đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Lê Đức Đạt, Tiểu khu trưởng, nhiệm vụ chính của Tiểu đoàn là tảo thanh và giải tỏa áp lực địch tại Bình Giả, Xuân Lộc, Xuyên Mộc, Đât Đỏ, Hàm Long và Núi Đất.  Đại đội 1/52 do Trung úy Nguyễn Văn Niên chỉ huy được chỉ đị nh nằm tại Bình Giả nên tất cả các cuộc hành quân của Tiểu đoàn giai đoạn này chỉ có 3 Đại đội và bộ chỉ huy Tiểu đoàn.
Ngày 11-11-1965, Đại đội 2/52 được chỉ định nằm lại phục kích vùng đèo Mẹ Bồng Con,  Đại đội 3 của Đại úy Trần Thanh Thủy,  Đại đội 4 của Đại úy Nguyễn Công Thông, Tiểu đoàn do Đại úy Nguyễn Hiệp TĐP chỉ huy được tăng cường hai xe bọc sắt của Nghĩa Quân và một Đại đội Địa Phương Quân di chuyển từ vùng hành quân về trên quốc lộ 15 bằng xe.  Tiểu khu Phước Tuy được một hồi chánh báo cáo Trung đoàn của hắn đã nằm sát sân bắn đầu tỉnh đợi Tiểu đoàn 52 BĐQ về. L-19 được gởi tới quan sát, xác nhận đã thấy VC bố trí.  Khi Tiểu đoàn 52 được báo cáo thì đoàn xe đã; hoàn toàn lọt vào ổ phục kích.
Một may mắn duy nhất là đoàn xe ngừng lại 50 thước trước khúc quanh là nơi VC được lịnh khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên xuất hiện.  Tuyến phục kích của VC dài hai cây số được hai tiểu đoàn VC từ chân núi Thị Vải vận động tới.  Tiểu đoàn thứ 3 nằm cạnh sân bắn của tỉnh, đợi tin quật nga Tiểu đoàn 52 là tràn vào chiếm tỉnh.
Ngay khi đoàn xe ngừng, các chiến sĩ kinh nghiệm trận mạc của Tiểu đoàn 52 đã; tự động nhảy xuống xe bố trí. Trung đội 1 của Đại đội 3 do một Trung úy chỉ huy được tăng cường tay súng M-14 nổi tiếng, Thượng sĩ Hoàng Tào và một cận vệ lừng danh của Đại úy Trần Thanh Thủy, Hạ sĩ nhất Đinh Đô và cây AR-15 thần tốc, hai tay súng lừng lay này yểm trợ cây  Đại liên M-60 của Trung đội khai phát súng đầu tiên cho trận đánh thay vì phát súng đầu tiên phải do bọn VC khai hỏa.  Vườn mít nằm sát quốc lộ là nơi tổ hỏa lực của VC đương lúng túng vì trên nguyên tắc chúng chỉ khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên tới khúc quanh.
Trung đội 1 khai hỏa và tràn lên chiếm vườn mít, cây B-40 đầu tiên của chiến trường Việt Nam chỉ bắn được một phát, trúng chiếc xe cơ giới của Nghĩa Quân phát hỏa là bị chiến sĩ BĐQ Trung đội 1/Đại đội 3 tràn lên đoạt liền.  Giai đoạn này súng cối của địch bắt đầu từ trong nhả đạn ra liên tục để yểm trợ cho thành phần xung kích của địch tràn ra.  Đại liên M-60 cùng cây M-14 và AR-15 tại vườn mít đập tan đợt xung phong đầu tiên của địch.  Phản lực cơ F-104 của Đệ Thất Hạm đội bắt đầu xuất hiện.  VC cố gắng tràn ra bám sát, vườn mít trở thành mục tiêu của cả hai bên.  Đại úy Thủy quyết định rút Trung đội 1 về bên này quốc lộ để không quân làm việc đồng thời điều động Trung đội này trong lúc F-104 oanh tạc dữ dội, men theo lộ tiến về khúc quanh sát sân bắn để đợi dịp xung phong vào cánh trái của địch.
Vì địch cố bám sát quân ta để vô hiệu hóa không yểm, phía sau quân ta là bãi sình lầy lội.  Đại úy Hiệp quyết đị nh xin oanh tạc quốc lộ chấp nhận cùng địch hy sinh nếu bị rủi ro.  Đại đội 2/52 do Trung úy Trần Trọng Truồi chỉ huy đã từ vùng hành quân quá giang xe đò về bố trí ở ấp sát vùng phục kích, dàn quân sẳn đợi lịnh xung phong đánh vào cánh phải của đị ch.  Thế là với lối điều động linh động của BĐQ quân ta dù rất ít so với địch đã có được hai gọng kềm phía ngoài để kẹp ngược lại lực lượng phục kích của địch.  Sau hơn tiếng đồng hồ với nhiều phi tuần F-104 liên tục cận yểm, địch quân đã ê càng.
Trời gần tối, Đại úy Hiệp xin ngưng không trợ và cho lịnh xung phong.  Quân ta từ chính diện và hai bên trái phải của địch đồng loạt thổi còi tràn lên.  Bọn VC chạy đen cả cánh rừng Trồi sát chân núi Thị Vải. T ử thi VC đã được cột sẳn dây thừng vào chân không kịp kéo đi nằm nhan nhản trên bãi chiến trường.  Trận này Tiểu đoàn 52 đã bẻ gãy âm mưu chiếm tỉnh Phước Tuy của địch và theo tin đồn thì Trung đoàn này do Phan Lạc Tuyên, một cựu Đại úy BĐQ đảo chính hụt Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị VC dụ theo chỉ huy.  Trận này Tiểu đoàn 52 không được quân đội VNCH coi là chiến thắng lớn nhất, nhưng quân đội My thán phục và đánh giá cao chiến thắng có một không hai này. Tổng thống Johnson đã gửi tặng Tiểu đoàn huy chương danh dự.  Năm 1967 trong chiến thắng Suối Long,  Tiểu đoàn 52 một lần nưã được nhận lãnh huy chương này.
Đầu năm 1966, Tiểu đoàn 52 được tăng phái cho Sư đoàn 10 Bộ binh.  Các sĩ quan nòng cốt của Tiểu đoàn lần lượt bị thuyên chuyển, nhiều sĩ quan bị vu là kiêu binh.  Tư lịnh Lũ Lan theo gương các vị Tư lịnh Sư đoàn của Quân đoàn 4, lần lượt đưa hai gà nòi của ông là Đại úy Riệu và Pháp từ Sư đoàn 10 BB qua chỉ huy TĐ52 BĐQ.  Rất tiếc ngựa hay không phải ai cung cởi được nên trong gần 8 tháng trời Tiểu đoàn 52 trở thành Địa Phương Quân chuyên giữ Danh Mộc ở vùng Cẩm Tâm, Cẩm My cho các ông lớn.
Tháng 9-1966, sau khi tốt nghiệp khóa chỉ huy tham mưu tại Đà Lạt, Đại úy Nguyễn Hiệp được chỉ định trở lại  Tiểu đoàn 52 giử chức vụ Tiểu đoàn trưởng với sự phụ tá của Đại úy Nguyễn Công Thông.  Phần lớn các sĩ quan cu của Tiểu đoàn được gọi trở lại. Đại úy Trần Thanh Thủy, khóa 13  Tiểu đoàn trước khi được cử đi làm Tiểu đoàn phó 35 cung về BCH Tiểu đoàn hoạt động ít lâu, ông trở thành Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 31 BĐQ năm 1967. Năm 1968 ông tử nạn trên xa lộ Biên Hòa.  Ông mất đi binh chủng BĐQ thiệt hại mất một vị Tiểu đoàn trưởng gan lì, lỗi lạc mà với nhũng quyết định táo bạo của ông đa đem lại chiến thắng vẻ vang cho đơn vị.
Tiểu đoàn 52 BĐQ gây sóng gió trở lại trên chiến trường vùng 3 ngay sau khi đơn vị trưởng trở về.  Tiểu đoàn phụ trách phối hợp với Lũ đoàn 11 Thiết kỵ My truy lùng địch trong khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 10 Bộ binh.  Là đơn vị trắc nghiệm của các cuộc hành quân trực thăng vận đêm tăng phái cho Thiết đoàn 10 Thiết kỵ VN hành quân càng quét VC tại Bàu Cá Trê, giữ vững căn cứ Sóc Con Trăn trong đợt tấn công dài hạn của VC đầu năm 1967.  Tháng 7-1967, với chiến thắng lớn tại Suối Long,  Tiểu đoàn một lần nữa được tuyên dương công trạng trước quân đội và lãnh huy chương danh dự của Tổng thống Johnson.
Trong đợt tổng công kích Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn lần lượt được điều động tới và đẩy lui địch tại Long Khánh, Phước Tuy, Biên Hòa, và sau cùng được hợp với Tiểu đoàn 31, T iểu đoàn 36 để thành lập  Liên đoàn 3 BĐQ dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Phạm Văn Phúc, bảo vệ vòng đai thủ đô.  Dịp này, Đại úy Nguyễn Văn Niên, một sĩ quan khóa 11 Thủ Đức, phục vụ Tiểu đoàn từ cấp Trung đội trưởng, Đai đội phó, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn phó thay thế Thiếu tá Nguyễn Hiệp chỉ huy đơn vị , phụ tá cho ông là Đại úy Hồng Khắc Trân, khóa 19 Vo Bị.  Tiểu đoàn trưởng thứ 7 của Tiểu đoàn  sau hơn 6 tháng chỉ huy đã được Trung tá Phúc thay thế bằng Đại úy Lê Quý Dậu.
Xa thu dai lien M60 Biet dong quan .jpg
Chiến đoàn 333 BĐQ do Đại tá Phạm Văn Phúc chỉ huy có mặt trên chiến trường Kampuchia từ đầu đến cuối.  Tiểu đoàn 52 là một trong ba Tiểu đoàn nòng cốt của chiến đoàn lừng danh này.
Mùa hè đỏ lửa năm 1972, Tiểu đoàn 52 thuộc Liên đoàn 3 BĐQ, do Trung tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy và được điều động không vận tới Bình Long dưới sự tiếp đón nồng nhiệt của hỏa tien và pháo binh địch.  Trung tá Biết tức thời cho lịnh Tiểu đoàn 31 tiến chiếm đồi Đồng Long,  Tiểu đoàn 36 tiến về đồn điền Quản Lợi, Tiểu đoàn 52 làm trừ bị.  Đại đội 3/Tiểu đoàn 52 tiến chiếm Đồi Gió,  Đại đội này hoàn thành nhiệm vụ ngay và giữ vững đồi này làm an ninh bai đáp cho Lữ đoàn Dù của Đại tá Lê Quang Lưững và Liên doàn 81 Biệt kích Dù đổ xuống 5 ngày sau.
Bàn giao Đồi Gió cho đơn vị bạn, trên đường trở về Đại đội trưởng ĐĐ3 chạm địch bị thương nặng, lúc đó Bình Long đã bị cô lập, không phương tiện tải thương.  Vị Trung úy Đại đội trưởng đền nợ nước vài ngày sau đó.
Sau 100 ngày tử thủ giữ vững Bình Long, Tiểu đoàn 52 cũng như Liên đoàn 3 tổn thất gần một nửa, số còn lại đều bị thương ít nhất một lần, được không vận hoạt động tại Tây Ninh, Bến Cát, Phước Tuy, và sau cùng là Biên Hòa để khai thông quốc lộ bị địch cắt từ Dầu Giây.  Tiểu đoàn 52 lúc này do Thiếu tá Trần Đình Nga khóa 18 Võ Bị chỉ huy, đa bọc sâu vào Bầu Cá đánh tràn ra, yểm trợ cho Tiểu đoàn 36 do Trung tá Hồng Khắc Trân khóa 19 Vo Bị chỉ huy từ trại chăn nuôi Trảng Bom cặp quốc lộ tiến lên nhổ các chốt tử thủ của địch cặp theo quốc lộ.  Chấm dứt cuộc hành quân, Đại tá Nguyễn Văn Biết được lịnh đem Liên đoàn 3 trở lại Bình Long.
Giữa năm 1974, áp lực địch đè nặng vào Chân Thành, Liên đoàn 3 được không vận tới giữ vững vùng này tới khi gần mất nước.  Tại Chân Thành, Thiếu tá Trần Đình Nga, vị Tiểu đoàn trưởng thứ 9 cũng là vị Tiểu đoàn trưởng cuối cùng của Tiểu đoàn 52, tổ chức 3 toán Viễn Thám mặc đồ và trang bị như VC, thay phiên nhau hoạt động sau lưng các đơn vị VC đang bao vây Chân Thành.  Các toàn này chỉ điểm pháo binh tác xạ và bắt sống đị ch đi lẻ tẻ, dần dần các đơn vị bao vây của VC lui dần về tận Sông Bé và phạm vi hoạt động của Tiểu đoàn ngày càng rộng ra mà tổn thất của ta hầu như không có
Đầu tháng 4/75, Liên đoàn 3 được lịnh mở đường máu tràn qua đầu địch về Lai Khê, Trung úy Đạt khóa 25 Võ Bị, Đại đội trưởng Đại đội 2/52 bị thương tình nguyện nằm lại bắn cản cho đồng đội thoát ra, anh đã chia với VC quả lựu đạn cuối cùng.  Thoát khỏi Chân Thành, Tiểu đoàn 52 cùng Liên đoàn 3 được không vận ra Phan Thiết để chận hướng tiến của đại quân VC trên đường tiến chiếm thủ đô.  Cũng như số phận miền Nam Việt Nam, Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân oai hùng bị gài vào thế giải giới.  Câu nói mà học giả Nguyễn Đức Quỳnh nói với tôi từ sau trận tổng công kích Mậu Thân. “Các cháu giỏi lắm, nhưng trước sau gì cũng bị chúng giải giới… ” đã thành sự thực.

No comments:

Post a Comment