Friday, May 19, 2017

Từ cấu trúc theo kiểu chuồng chim bồ câu hay những nghĩa trang nổi, thậm chí chôn cất trong vũ trụ, ngành tang lễ châu Á sẽ trải qua sự thay đổi đáng kinh ngạc.

TIN LIÊN QUAN
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong laiNghĩa trang liệt sĩ ở Trường Sa
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong laiThị trưởng bắt dân không được… chết
Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, đến năm 2050, tại châu Á-Thái Bình Dương, cứ bốn người sẽ có một người có độ tuổi trên 60.  Đồng thời, mỗi ngày sẽ có 188.000 người đổ xô đến các khu vực đô thị, gây ra áp lực rất lớn về bất động sản. Với việc có nhiều người chết hơn và không gian có sẵn trở nên ít đi, các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị đang phải nghĩ ra cách thức táo bạo và hiện đại để chôn cất những người đã khuất mà vẫn bảo đảm sự tôn kính và đầy đủ nghi lễ cần thiết.
Từ cấu trúc theo kiểu chuồng chim bồ câu hay những nghĩa trang nổi, thậm chí chôn cất trong vũ trụ, ngành tang lễ châu Á sẽ trải qua sự thay đổi đáng kinh ngạc.
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Hình ảnh sống động đáng ngạc nhiên bên trong khu Ruriden của Nhật Bản.
Chết kiểu “công nghệ cao”
Nhật Bản có lẽ là nơi trải qua những thay đổi lớn nhất của ngành này.
Kể từ thời Edo (1603-1868), ở các thành thị và nông thôn, các gia đình Nhật Bản vẫn thường kế thừa khu mộ của dòng họ, được truyền từ đời này qua đời khác.
Thế nhưng, chi phí của việc “giữ chỗ” tại các nghĩa trang đã tăng vọt trong những năm gần đây. Hiện tại, một vị trí trong Nghĩa trang Aoyama uy tín ở tại Tokyo có giá đến 100.000 USD, trong khi một phần mộ chia ngăn kiểu chuồng bồ câu– được gọi là nokotsudo - tại một ngôi chùa Phật giáo nằm ở trung tâm có thể mất đến 12.000 USD.
Hơn nữa, với số lượng các hộ gia đình đơn lẻ tại Nhật ngày càng tăng, các trường hợp thừa kế một khu mộ phần của gia đình ngày càng ít đi.
Khu mộ Ruriden Byakurengedo đặt trong khu mua sắm nổi tiếng của Tokyo Shinjuku, là một giải pháp thay thế công nghệ cao phù hợp với cuộc sống hiện đại ở Nhật Bản.
Từ bên ngoài, Ruriden trông giống như một nhà an táng truyền thống của Phật giáo với cửa ra vào bằng gỗ và mái hiên uốn cong duyên dáng.
Nhưng sau khi quẹt thẻ điện tử để đi vào trong, quang cảnh bên trong rất sống động và rực rỡ với 2.045 bức tượng Phật được thắp sáng bằng đèn LED hiện ra. Mỗi bức tượng có một màu sắc khác nhau, là chỉ dẫn cho khách biết “người thân” của họ đang ở đâu. Ở đây không có hương hay bia mộ mà mỗi người sở hữu ô chứa sẽ được cấp thẻ điện tử để ra vào tòa nhà Ruriden.
Mỗi ô ở đây có giá 7.379 USD, đã bao gồm cả phí bảo quản, và có thể được sử dụng trong vòng 30 năm trước khi tro cốt được di chuyển đến một khu vực dưới tòa nhà, nhường chỗ cho những người mới.
Đối với những người già không có con cái, công trình này giúp loại bỏ những lo lắng về bảo quản tro cốt, hoặc để lại nó cho thế hệ sau.
"Dân số Nhật Bản đang giảm do tỷ lệ sinh giảm… do đó các gia đình khó mà giao lại phần mộ gia đình cho thế hệ sau”, Taijun Yajima, phụ trách ngôi đền Phật giáo Kokokuji ở Tokyo vận hành khu Ruriden, nói với CNN. "Tuy nhiên, Ruriden chỉ góp phần giải quyết nhu cầu của thời nay. Còn về truyền thống và tình cảm đối với những người đã quá cố không hề thay đổi, ngay cả khi chúng ta sử dụng các giải pháp công nghệ cao."
Một mô hình khác là Shinjuku Rurikoin Byakurengedo, đặt tại Tokyo, thoạt nhìn trông giống như một con tàu vũ trụ, và hoạt động giống như một thư viện thông minh.
"Công trình này không hề mang lại cảm giác giống như một nơi hỏa thiêu”,  Hikaru Suzuki, tác giả cuốn sách "Chi phí cho cái chết: Ngành công nghiệp tang lễ ở Nhật Bản đương đại".
Khi bạn quét thẻ, máy tự động dò tìm hộp tro từ một hầm ngầm và vận chuyển chúng qua một hệ thống băng chuyền đến một ô thích hợp. Khu nhà có thể chứa đến hàng chục nghìn chiếc bình tro mà không yêu cầu bất kỳ một thành viên nào trong gia đình hay người thừa kế nào phải đến để làm công tác bảo quản.
Và vô vàn ý tưởng khác
Tại Hong Kong, một thành phố nổi tiếng với dân số già, đất đai còn không đủ cho người sống, nói gì đến nơi an nghỉ cho người chết. Trong khi đó, theo số liệu của Cục Điều tra và Thống kê Dân số và Hong Kong, trong 50 năm tới, số lượng người chết mỗi năm sẽ tăng gần gấp đôi. Do đó, thiết lập các bãi chôn lấp là điều không tưởng, và 90% dân số nơi đây chọn cách hỏa táng.
Nhưng ngay cả tro cũng cần một nơi cất giữ, và đặt một lọ tro trong một nghĩa trang cũng giống như là trúng xổ số với người dân Hong Kong, khi hàng nghìn gia đình đang nằm trong danh sách chờ đợi để đảm bảo có được một hốc tường nhỏ để gửi lọ tro với giá đến hơn 100.000 USD, Bộ Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm (FEHD) Hong Kong, cơ quan giám sát các cơ sở này cho biết.
Với khoảng 50.000 người qua đời mỗi năm ở Hong Kong, thành phố với 8 triệu dân này sẽ có một sự thiếu hụt 400.000 hốc tường như vậy vào năm 2023, theo FEHD.
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Nhà Vĩnh hằng Nổi.
“Nhà Vĩnh hằng Nổi” là một nghĩa trang nằm trên biển, là một ý tưởng được đưa ra nhằm giảm áp lực lên các bãi chôn lấp của thành phố, và được thiết kế bởi công ty kiến ​​trúc địa phương Bread Studios.
"Ở Hong Kong, chúng tôi có truyền thống thăm mộ tổ tiên hai lần trong một năm - vào tháng Tư và tháng Mười”, Paul Mui, giám đốc thiết kế tại Bread Studio nói. “Nhưng có vẻ lãng phí nếu dành diện tích đất đai quý giá cho những nơi mà chúng ta chỉ ghé thăm hai lần một năm".
Nhà Vĩnh hằng nổi, nếu được xây dựng, sẽ cung cấp đủ chỗ để tro hỏa táng cho 370.000 người. Trong những đợt bận rộn như tháng Tư và tháng Mười, “Nhà Vĩnh hằng nổi” sẽ đỗ tại nhiều cảng khác nhau, công ty cho biết. Bread Studio hy vọng việc ghé thăm nghĩa trang nổi sẽ trở thành một cách để liên kết gia đình.
Bay quanh các ngôi sao và hơn thế nữa
Dịch vụ Không gian Thiên đường đang đưa công nghệ chôn cất lên một bước phát triển mới, bằng cách tung tro hỏa táng vào trong không gian.
Với giá 1.990 USD/suất, mỗi lần phóng tên lửa, 100 gia đình có thể gửi một “viên tro” có có trọng lượng 1gram vào không gian. Vệ tinh mang các viên tro này sẽ quay quanh Trái Đất trong vài tháng trước khi bốc cháy trong không khí, giống như một ngôi sao băng.
"Ý tưởng này không chỉ là về công nghệ, nó còn là một cảnh quan tuyệt đẹp có thể được sử dụng để tạo ra các lễ kỷ niệm thơ mộng", cựu kỹ sư hệ thống không gian của NASA Thomas Civeit, người sáng lập ra Không gian Thiên đường cho biết.
"Những chuyện kể về linh hồn của chúng ta bay quanh các ngôi sao sau khi chúng ta qua đời đã tồn tại ở Nhật Bản," Civeit giải thích thêm khi cho biết khoảng 50% khách hàng của công ty có trụ sở ở Mỹ này đến từ Nhật Bản.
Chuyến đi vào không gian đầu tiên của tro hỏa táng đã khởi hành từ Kauai, Hawaii, trong năm 2015, trong khi một chuyến thứ hai đã được lập trình cho năm nay.
Các gia đình có thể sử dụng một ứng dụng để theo dõi các vệ tinh, thậm chí có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường, nếu đeo ống nhòm.
"Công nghệ kiểu này không xuất hiện một cách bất ngờ”, Suzuki, cũng là một cố vấn cho Elysium Space cho biết. "Việc chôn cất trong không gian là một đỉnh cao của công nghệ và là mong muốn thế hệ trẻ để viết một câu chuyện mới về cuộc hành trình về thế giới bên kia".
Cùng xem một số hình ảnh về các nghĩa trang và nhà để tro hỏa táng:
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Nhìn từ bên ngoài, Ruriden trông giống như một nhà an táng truyền thống của Phật giáo. Người qua đường sẽ không đoán được bên trong có gì.
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Đèn LED trong một bức tượng Phật ở Ruriden được bật sáng khi người thân tới "thăm".
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Mô hình nhà để tro hỏa táng có tên Shinjuku Rurikoin Byakurengedo, đặt tại Tokyo, trông giống như một con tàu vũ trụ, và hoạt động giống như một thư viện thông minh.
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Là thành phố có dân số già, Hong Kong thiếu cả đất đai cho người sống, nói gì đến nơi chôn cất người chết.
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Nhà Vĩnh Hằng Nổi sẽ di chuyển vòng quanh Hong Kong, thỉnh thoảng cập cảng để người dân đến thăm những người quá cố.
nghia trang noi va nghia trang trong vu tru giai phap cua tuong lai
Nhà Vĩnh hằng nổi nhìn từ bên trong
ĐẠN CỐI KHÔNG NỔ CỦA VIỆT CỘNG NẰM TRONG NGƯỜI MỘT LÍNH VNCH .

Một lính VNCH trên bàn mổ cũng là một quả bom sống - có thể nổ vào bất cứ lúc nào . Đó là một đạn cối 60 ly không nổ của VC đã rớt xuống xuyên qua vai , và cuối cùng nằm ngay trên xương háng , xem hình . Một bs và một chuyên gia chất nổ Mỹ có nhiệm vụ gở ngòi nổ cho quả đạn này .
===


Đại úy Dinsmore của bv hải quân Mỹ ở Đà Nẳng nói : "Tôi xem X-quang , lúc đầu tôi nghĩ đó là trò đùa ..."
Binh 1 Nguyễn văn Lương lúc đó đang ngồi trên một thiết vận xa , đạn cối này rớt trúng nón sắt. Khiến anh ngất xỉu , và xuyên qua vai .
BS Dinsmore kêu chuẩn úy Lyons , một chuyên viên chất nổ , phụ tá . Đầu tiên , họ dựng một tường bằng bao cát chung quanh giường mổ . Kế đó , Lyons dùng tay đè lên da để giử viên đạn cố định , bs Dinsmore , trườn người lên bao cát và rạch một đường nhỏ trên da . Lyons lấy viên đạn , chạy nhanh ra ngoài và gở ngòi nổ . Người bịnh nhân chỉ nặng 108 cân Anh chỉ bị tổn thương một bắp thịt và phục hồi nhanh chóng đến nỗi bs Dinsmore nói , anh ta sẽ trở lại đv trong vài tuần .
Cuộc giải phẩu kéo dài nữa giờ .



VIỆT MINH TIẾN VÀO HÀ NỘI VỚI ĐẠI BÁC 105 LY VÀ XE TẢI MOLOTOVA CỦA TC .







Cách dạy con của mẹ Mỹ
Sự khác biệt lớn nhất về cách dạy con của người Mỹ với người Việt đó là sự thống nhất, quyết đoán của bố mẹ Mỹ.
Nguồn : lấy từ trên mạng . 

Dạy con: Tự lập
Theo chính sách kế hoạch hóa gia đình, hiện tại nước ta mỗi nhà chỉ nên có từ 1-2 con để nuôi và dạy cho tốt. Chính vì ít con cái, nên bố mẹ lại càng có xu hướng chiều chuộng, bao bọc các con một cách quá cẩn thận. Chúng ta luôn nghĩ trẻ như một "sinh linh bé nhỏ" và cần được sự chăm sóc chu đáo về mọi mặt. Nhiều con đã đến tuổi đi học mẫu giáo, nhưng việc đơn giản nhất như mặc quần áo, tự ăn cơm... vẫn phải để bố mẹ làm giúp. Đây không phải lỗi của các con, mà xuất phát từ chính bản thân bố mẹ, đôi khi muốn tốt cho con nhưng lại vô tình hại con, khiến con trở thành một đứa trẻ phụ thuộc.

Khác với bố mẹ Việt, người Mỹ luôn cho rằng cần phải rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ tấm bé, nó không những giúp trẻ độc lập hơn mà còn là điều kiện tốt để trẻ phát triển về sau này đồng thời nó còn giúp ích được cho người lớn. Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trẻ con Mỹ sẽ phải học cách tự phục vụ chính bản thân mình ngay từ khi còn rất nhỏ như buộc dây giầy, mặc quần áo, rửa bát, đánh răng... Đó là lí do dễ hiểu khi chúng ta thấy mẹ Mỹ nuôi con nhàn hơn mẹ Việt.

Chế độ dinh dưỡng: có gì ăn nấy

Ở Mỹ, cha mẹ luôn áp dụng cho trẻ theo một chế độ ăn nhất định, nói không với việc "kén cá chọn canh", bố mẹ ăn gì thì trẻ cũng phải ăn nấy. Ngược lại với mẹ Mỹ, mẹ Việt luôn lên thực đơn riêng cho trẻ, họ quan niệm rằng trẻ cần được ăn những mon ăn bổ dưỡng nhất và đầy đủ nhất.

Trong bữa ăn, khi trẻ nhất quyết không chịu ăn thì mẹ Việt sẽ dùng mọi cách để ép con ăn cho bằng được, vì họ nghĩ việc con bỏ bữa là một việc làm không đúng, dễ gây hảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhưng mẹ Mỹ thì không, họ không hề ép buộc con, nếu chúng không muốn ăn nữa thì cũng không sao, hãy cứ đến khi đói thì chúng sẽ tự biết đường tìm đến đồ ăn.

Ở Mỹ hay một số nước phương Tây khác, cha mẹ cho trẻ ăn phomat (phomai) từ rất sớm nhưng mẹ Việt lại cho rằng việc sử dụng phomat sẽ rất dễ khiến trẻ mắc bệnh béo phì và không có chất dinh dưỡng.

Thói quen ngủ: nói không với việc ôm ấp con ngủ

Bố mẹ Mỹ thường có quy định rất nghiêm về giờ giấc cũng như thói quen ngủ của trẻ. Nếu bố mẹ Việt Nam hay tạo cho con các thói quen như trẻ phải được nằm võng, bế đu đưa, ngậm ti bình... mới ngủ thì mẹ Mỹ lại khác. Họ không đồng tình với cách làm này vì họ không gieo rắc các thói quen xấu cho con, họ quan niệm rằng một khi đã tạo thói quen xấu thì về sau rất khó khăn xây dựng được thói quen tốt.

Ở Việt Nam, trẻ dưới 2-3 tuổi vẫn có thể ngủ chung với bố mẹ, sau đó ngủ ở phòng riêng, hoặc nếu điều kiện không cho phép, để bé ngủ cùng phòng nhưng riêng giường. Trẻ em Mỹ tự ngủ một mình từ rất sớm mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ. Khi mới bắt đầu ngủ một mình, các bé cũng khóc vì vì đã quen và muốn được bế, được ôm, được đung đưa để giúp đi vào giấc ngủ. Trong hoàn cảnh này, nếu mẹ Việt vội vàng vào chạy ôm bế con thì mẹ Mỹ lại thản nhiên để con khóc như vậy trong vòng 5 phút sau đó mới chạy vào phòng vỗ về nhưng tuyệt đối không bế con lên, bởi vì bé cần học được cách tự ru mình vào giấc ngủ.

Trong lúc ngủ khi các bé thức giấc thì mẹ Việt và Mỹ xử trí ra sao. Đương nhiên, mẹ Việt sẽ lại ôm, vỗ về, đung đưa hát ru, cho uống sữa... để con nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Nhưng mẹ Mỹ thì không. Họ nhất quyết không làm như vậy vì đây là thời điểm quan trọng để bé học cách tự vỗ về mình ngủ trở lại. Đó chính là lí do mà các mẹ Mỹ có thể ngủ một mạch đến sáng còn mẹ Việt thì một đêm phải thức dậy rất nhiều lần.

Đòi hỏi của con: Nói không

Đây là một trong những khác biệt trong cách nuôi dạy con của người Mỹ so với Việt. Thông thường cha mẹ Việt thường thể hiện tình yêu con ra ngoài, đôi khi hơi thái quá. Họ luôn chiều theo ý con, nếu con không thích sẽ không làm hoặc con đòi cái gì sẽ cho cái đó. Tuy nhiên chính cách thể hiện tình yêu này lại khiến trẻ có tính ích kỷ, học đòi và sinh ra tính "có voi đòi tiên". Đó là lí giải tại sao khi mẹ cho con các con đi mua sắm cùng, các con sẽ thi nhau đòi hỏi mọi thứ.

Ngược lại, mẹ Mỹ luôn lạnh lùng và vô tình trước mỗi đòi hỏi của con. Khi các con muốn một thứ gì đó, mẹ Mỹ phải thấy đó thực sự là điều cần thiết thì mới gật đầu đồng ý cho con.

Kỉ luật: Không hề có đòn roi

Khi các con mắc lỗi sai hay làm bất cứ một việc gì không đúng, bố mẹ Việt thường dùng đòn roi hay những lời nói nặng nề để chỉnh đốn lại con. Còn ở Mỹ, đòn roi không hề có. Thay vì la mắng, đánh đập, bố mẹ Mỹ trừng phạt con bằng nhiều hành động tích cực và lí trí hơn.

Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình Mỹ. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc. Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để "chịu phạt" vì lỗi lần mình đã gây ra. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lội mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.

Ngoài hình thức đó, bố mẹ Mỹ sẽ thẳng tay cắt tiền tiêu vặt của trẻ khi chúng mắc lỗi, nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con. Mẹ Mỹ luôn có một ý nghĩ tích cực rằng đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những "đặc quyền" mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm...

Ý kiến của con: tôn trọng ý kiến và quyết định của con

Một khác biệt nữa trong cách nuôi dạy con của người Mỹ so với người Việt được thể hiện ở vấn đề tôn trọng ý kiến của con. Bố mẹ Việt luôn nghĩ "con còn nhỏ nên không biết gì để có thể can thiệp vào mọi việc của gia đình". Chính vì ý nghĩ có phần cổ quái đó, hầu như trẻ Việt luôn bị áp đặt theo các ý kiến của bố mẹ. Ngay từ việc chọn trường học, hay những sở thích, ham muốn của mình, trẻ cũng phải chờ đợi sự phê duyệt của người lớn.

Trẻ Mỹ thì khác, các con được phép đưa ra ý kiến cá nhân và luôn nhận được sự tôn trọng của người lớn. Không những vậy, bố mẹ Mỹ cũng có một hành vi tốt mà chúng ta nên học tập đó là luôn luôn hỏi ý kiến của con trước khi làm bất cứ một việc gì. Điều đó cho thấy họ luôn coi trọng và nhận thức rõ vai trò của con cái trong mọi việc.

Thái độ giáo dục: Tự do làm những gì mình thích

Bố mẹ Việt luôn thực thi chính sách nghiêm khắc, cấm đoán, ép buộc trong chiến dịch giáo dục con cái. Chỉ vì lo lắng cho con một cách thái quá, các mẹ sẵn sàng can thiệp vào mọi hoạt động của con, thay vì cho con được tự do làm theo những điều mình thích thì chúng phải sống và lựa chọn dựa trên ý kiến của bố mẹ. Điêu này khiến các con không được tự do sáng tạo và khám phá những điều mà mình mong muốn.

Bố mẹ Mỹ thì khác, họ dường như lúc nào cũng sợ việc cấm cản con cái sẽ hạn chế sự sáng tạo của chúng. Thế nên, họ để con cái tha hồ tung hoành, làm bất kỳ những điều gì chúng muốn. Với cách giáo dục thoải mái này, trẻ con Mỹ sẽ có nhiều cơ hội được thể hiện cá tính cũng như được va chạm với những điều mà bản thân mình thích. Không những vậy, việc được tự do tung hoành, vui chơi sẽ là điều kiện tuyệt vời để trẻ Mỹ được tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ và thú vị xung quanh cuộc sống.