Thursday, May 25, 2017

6 điều giải thích vì sao nước Mỹ là quốc gia đáng sống nhất thế giới

THÂN TẶNG : các bạn đang có con du học ở Mỹ như Vu Thi Phuong Anh hay Phạm Đăng Quỳnh và tất cả những ai YÊU hay GHÉT nước Mỹ .

(Nguồn : bài này đăng trên Đại Kỷ Nguyên của PT Pháp Luân Công và đăng lại trên : https://thanhnientudo.com/2017/05/25/6-dieu-giai-thich-vi-sao-nuoc-my-la-quoc-gia-dang-song-nhat-the-gioi/?wref=tp) .

"Thẩm Quần, tác giả cuốn “Nước Mỹ cũng hoang đường” có nói mấy câu thế này: “Trong xã hội này, bất kể có xảy ra chuyện gì, bạn cũng rất khó cảm nhận được hoàn cảnh bế tắc không lối thoát. Bạn không bị buộc phải đi kiện cáo khiếu nại khắp nơi, (người Mỹ không hiểu “khiếu nại” là gì), không bị buộc phải phạm tội, mà luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”. Chẳng phải đó chính là mẫu hình của một xã hội lý tưởng sao? Khi người dân quả thực không còn mối lo sợ sinh tồn nữa thì họ mới có khả năng truy cầu hạnh phúc chân chính.

Tại sao nước Mỹ có thể xây dựng được một xã hội kiểu như thế này? Người Mỹ thực sự không có áp lực sinh tồn, không có mối lo đằng sau sao? Họ có thể thực sự truy cầu hạnh phúc chân chính sao? Hãy cùng xem qua những điểm dưới đây:

1. Tiêu dùng

Nếu mua 1 đôi giày, đi được 2 tuần và cảm thấy không hợp với chân, bạn có thể đến của hàng trả lại. Nhân viên bán hàng sẽ đưa ra cho bạn 3 sự lựa chọn: Một là đổi đôi mới, hai là dùng số tiền đó mua một sản phẩm khác, ba là trả hàng, nhận lại tiền. Cơ chế này rõ ràng phải được xây dựng trên một nền tảng văn minh nhất định.

Khi trình độ ứng xử văn minh và ý thức của người ta không đạt tới được một mức độ nhất định thì không xứng đáng được hưởng cơ chế đó. Để duy trì bất kỳ chế độ xã hội tốt đẹp nào thì điều cốt yếu chính là dựa vào tự giác chứ không phải pháp luật.

Ảnh minh họa. Dẫn theo fortune.com

2. Quyền lực và trách nhiệm

Nếu bị đánh ở nơi công cộng, hung thủ lại trốn thoát biệt tăm, bạn có thể yêu cầu chính phủ bồi thường. Sao có thể xảy ra chuyện đó? Rõ ràng chuyện xảy ra chẳng liên quan gì đến chính phủ cả. Nhưng các luật sư Mỹ sẽ giải thích cho chúng ta rằng: “Chính phủ phải chịu trách nhiệm bởi vì có tội phạm làm hại bạn. Bạn bị thương phải đi khám bệnh, bị tổn thất về tinh thần và thể chất không đi làm được. Tất cả những điều này chính phủ phải chịu trách nhiệm”.

Nhiều người nước ngoài có thể thấy rằng đó là một suy nghĩ ngược đời. Lỗi chẳng phải ở chính phủ. Chẳng phải chính phủ vẫn luôn trấn áp, bài trừ tội phạm đó sao? Như vậy chẳng phải đã là quá đủ hay sao? Nhưng người Mỹ nghĩ khác. Họ truy cứu trách nhiệm của chính phủ ở một tầng sâu hơn. Công dân không được bảo vệ tốt, kẻ phạm tội lại trốn thoát, đó là lỗi ở chính phủ.

Có một nhà văn Trung Quốc ở Mỹ vì xích mích mà ra tay đánh người ta, tự cho là mình có lý. Anh ta sẵn sàng chấp nhận chịu phạt để đánh người nhưng không thể ngờ rằng một cú đấm của mình lại nghiêm trọng đến vậy. Anh phải mất một số tiền rất lớn thuê luật sư mới có thể đạt được thỏa thuận bồi thường với người bị hại, còn bị phạt tù 1 ngày, 100 giờ lao động công ích tại địa phương và 2000 đô la.

Anh ta bao biện rằng: “Việc đánh người tôi thừa nhận nhưng tôi muốn xác nhận là tôi đánh người ta là việc quang minh chính đại, là có lý, nói cách khác là người ta đáng bị đánh”.

Luật sư cho anh biết: “Anh hoàn toàn không hiểu pháp luật Mỹ. Người ta có đáng bị đánh hay không thì lại là chuyện khác, không liên quan đến vụ án này. Quan tòa vụ kiện này chỉ muốn biết anh có đánh người hay không thôi. Nếu người ta nợ tiền anh hoặc lừa đảo anh, làm cho anh bị tổn thương về thân thể, tinh thần, thì anh có thể khởi kiện người ta. Đó lại là vụ một kiện khác”.

3. Quyền lợi của trẻ em và người già

Một bà mẹ bận rộn việc nhà, nhất thời sơ suất chẳng may làm con ngã xuống bể bơi và đứa bé qua đời. Đúng lúc đang đau đớn khôn nguôi thì bà mẹ nọ nhận được trát từ toà án vì tội “lơ là chức trách”, không làm hết trách nhiệm của người giám hộ. Bà sẽ phải đối mặt với một bản án hình sự.

Nhiều người có thể cho rằng việc này rõ ràng là không thấu tình đạt lý. Vừa mới chịu nỗi đau mất con, bà mẹ lại còn vì thế mà phải ngồi tù. Trên đời làm gì có chuyện hoang đường như vậy?

Lý do của quan tòa rất đơn giản. Bà mẹ không làm hết chức trách nên một sinh mạng bị mất đi ngoài ý muốn. Đây là điều pháp luật không cho phép. Một khi bà mẹ này bị xử tù, tác dụng răn đe của pháp luật sẽ khiến hàng ngàn hàng vạn bà mẹ khác phải tận tâm làm hết trách nhiệm trong việc bảo vệ con cái.

Người Mỹ quan niệm, “Khi bạn sinh ra một đứa con, trước tiên, đứa bé đó thuộc về chính nó. Nó có vô số quyền lợi ngay từ khi sinh ra, sống trong xã hội này. Bất kể nó có ý thức hay không, bất kể có lớn lên thành người hay không, thì xã hội này vẫn có tầng tầng lớp lớp luật pháp để bảo vệ nó”.

Bảo vệ quyền lợi trẻ em, đảm bảo sức khỏe người già, quyền lợi của người yếu thế thực sự là công việc chủ yếu, là nhiệm vụ quan trọng của chính phủ Mỹ. Cha mẹ một người bạn của tôi sau khi làm thủ tục định cư vĩnh viễn ở Mỹ giờ đây được nhà nước thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, ngay cả thuốc men cũng được gửi tận nhà. Thậm chí lắp cặp kính lão, máy trợ thính cũng được chính phủ bỏ tiền ra mua cho họ. Hơn nữa họ còn có thể đến các trung tâm hoạt động người cao tuổi, được hưởng chế độ đãi ngộ và bảo vệ đặc biệt dành cho người già.

Ảnh minh họa. Dẫn theo colourbox.com

Một hôm, sau khi kiểm tra chỗ ở của ông bà, người phụ trách trung tâm người cao tuổi đã yêu cầu bạn tôi cần phải cải tiến 3 chỗ. Bên giường các cụ phải lắp điện thoại có thể với tay đến được. Phòng ngủ phải có đèn ngủ thấp và bên bồn tắm phải có tay vịn an toàn bằng kim loại.

Khi bạn tôi trả lời đã biết rồi, người phụ trách trung tâm nói: “Chỉ biết thôi không được, anh phải nói cho chúng tôi biết khi nào anh sửa lỗi xong. Tôi phải đến kiểm tra lại”. Có người cho đây là việc nhỏ nhưng trên đời thực không có việc nào lớn hơn so với việc nhỏ này. Đó chính là “coi công việc thực sự là công việc, coi con người thực sự là con người”.

4. Phục vụ nhân dân

Nhà báo là vua không ngôi. Ý nói nếu không có bài báo của các hãng truyền thông vạch trần cái xấu thì chính quyền lợi dụng chức quyền làm điều ám muội sẽ chuyên chế, tham nhũng. Nhưng nhiều chính quyền thường lấy việc chống tội phạm để yêu cầu bảo mật nên tha hồ lợi dụng chức quyền làm điều ám muội.

Ở Mỹ, chỉ cần bỏ ra 10 đô la mua bộ thu radio vô tuyến, bạn có thể nhận được tất cả thông tin của cảnh sát.

“Hả? Vậy thì cảnh sát chẳng còn bí mật gì nữa à?”, một người bạn mới đến Mỹ không tài nào hiểu được.

“Họ cần bí mật gì cơ chứ? Họ phục vụ chúng ta”, có người trả lời.

“Thế thì chẳng phải loạn sao?”.

“Có gì mà loạn? Nếu công việc của cảnh sát chỉ riêng cảnh sát biết, người cũng đã bắt rồi, việc cũng đã xử lý xong rồi, lúc đó mới thông báo cho các nhà báo chúng ta thì thế mới là loạn. Lúc đó, ai biết việc đó là thật hay giả?”.

Chỉ một câu đơn giản rõ ràng: “Họ phục vụ chúng ta” đã đánh tan tất cả những cái cớ lợi dụng chức quyền làm điều mờ ám của những người thực thi quyền lực. Trấn áp tội phạm, bảo vệ xã hội là trách nhiệm của chính quyền. Làm thế nào bắt tội phạm trước con mắt theo dõi của mọi người, làm thế nào ngăn chặn mở rộng quyền lực, phòng chống lợi dụng chức quyền làm điều ám muội là vấn đề kỹ thuật mà các cơ quan quyền lực chính phủ phải tự giải quyết. Chính phủ phục vụ nhân dân là vấn đề nguyên tắc.

5. Sự quyết định của các tầng lớp dưới

Nước Mỹ là xã hội được xây dựng theo hướng từ trên xuống. “Có sự ủng hộ của nhân dân thành thị, anh có thể làm lãnh đạo thành phố. Có sự ủng hộ của cử tri bang, anh mới được làm thống đốc bang hoặc nghị sỹ. Có sự ủng hộ của cử tri toàn quốc, anh mới có thể làm Tổng thống”. Đây là khác biệt lớn nhất giữa xã hội Mỹ và xã hội Trung Quốc. Cơ chế này của Mỹ làm cho người dân sống thẳng thắn mạnh mẽ. Thái độ của quan chức vì dân phục vụ cũng không cần phải học tập, giáo dục, bởi vì bản thân cử tri đã là sợi dây sinh mạng của quan chức.

Điều đó có lúc làm người ta không thể tưởng tượng nổi. Thành phố Hillsborough, San Francisco không làm đèn đường, không mở cửa hàng, cửa hiệu. Việc này ngay cả thống đốc và Tổng thống cũng không thể can thiệp gì được. Cư dân ở thành phố này căn cứ vào đặc điểm địa lý đặc thù, nhu cầu cuộc sống của mình mà đã tự thông qua những điều ấy.

Ảnh minh họa. Dẫn theo dulichviet.com.vn

Năm 2006, Schwarzenegger, thống đốc bang California không đồng ý đặc xá miễn tội tử hình cho người da đen Williams bất chấp sự thỉnh nguyện của các đoàn thể quần chúng, thậm chí là can thiệp của Tổng thống. Cuối cùng bản án vẫn được thực thi. Do đó, ở Mỹ, các cấp chính quyền chỉ chịu trách nhiệm với cử tri theo khung của hiến pháp. Thống đốc không có quyền miễn nhiệm thị trưởng. Ngay cả Tổng thống cũng không có quyền miễn nhiệm thống đốc.

6. Tam quyền phân lập

Mỹ là quốc gia có ba cấp lập pháp: quốc gia, bang, thành phố (địa hạt), mỗi cấp ban hành luật pháp, quyền và trách nhiệm riêng của mình. Pháp luật quốc gia lấy nhân quyền làm nguyên tắc, quản lý các phương châm đối nội đối ngoại, các chính sách lớn. Luật pháp bang lấy nhân tính làm cơ sở, xử lý các tranh chấp dân sự, hình sự. Luật pháp thành phố (địa hạt) tôn trọng tình hình thực tế dân tình, giữ gìn bản sắc truyền thống.

Ba cấp lập pháp không phải quan hệ trên dưới trực thuộc, mà mỗi cấp phụ trách chức trách riêng của mình, cũng như cá dưới nước phân tầng rõ ràng, tầng trên, giữa, dưới, cũng có ba loại thức ăn khác nhau, không can thiệp lẫn nhau. Nếu bất chợt có tranh chấp xung đột, thì trái lại pháp luật cấp thấp hơn sẽ có tác dụng quyết định.

Đạo lý này cũng không khó giải thích, càng là luật pháp thấp hơn một cấp thì càng gần với người dân, hợp với tình người. Mà pháp luật cấp cao do tính trừu tượng của nó đã mất đi tính khả thi. Theo chiều dọc thì ba cấp lập pháp, mỗi cấp nắm giữ chức phận của mình. Theo chiều ngang thì pháp luật bang, pháp luật thành phố (địa hạt) cũng có khác nhau.

Đó là nguyên nhân vì sao nước Mỹ không có bộ giáo dục. Các luật hôn nhân, giao thông, thuế, dân sự, hình sự của các bang ít nhiều đều có sự khác nhau.

Hệ thống ấy nếu vận hành ở một quốc gia khác có lẽ sẽ gây loạn không chừng. Nhưng người Mỹ ở tầm lớn thì khẳng định nhân quyền, ở tầm trung thì thừa nhận nhân tính, ở tầm thấp hơn thì tôn trọng nguyên tắc địa phương, đã đáp ứng được mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, đã vận hành chế độ ba cấp lập pháp thành thục điêu luyện.

Một nhà văn Trung Quốc sau khi đến Mỹ đã cảm khái nói: “Suốt 20 năm nay, càng đi sâu vào xã hội Mỹ, tôi không ngừng phát hiện thấy một sự thực rằng: thiết kế chế độ xã hội ở đây hoàn toàn là để giải quyết các loại vấn đề có thể xảy ra của nhân dân. Cũng có thể nói rằng, trong xã hội này, bất kể anh có xảy ra chuyện gì, rất khó mà cảm thấy mình lâm vào bước đường cùng, luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”.

Có lẽ điều đó chính là lý do giải thích vì sao bất kể là nhân tài hay kẻ bất tài, người khôn hay kẻ dại cũng đều muốn di cư sang Mỹ. Đây chính là quốc gia mà bạn không bao giờ bị cảm thấy rơi vào bước đường cùng.

Hải Sơn biên dịch / ĐKN
Posted by Việt Anh

Người giàu ở Hà Nội tìm đường sang Mỹ

https://thanhnientudo.com/2015/05/22/nguoi-giau-o-ha-noi-tim-duong-sang-my/?wref=tp

Chưa bao giờ khoảng cách giàu nghèo tại Hà Nội trở nên rõ rệt như lúc này .Người giầu có tìm hiểu cách thức chuyển tiền qua Thụy Sĩ và có thẻ xanh vào Mỹ .Người giàu nhờ có chức vụ cao trong chính quyền. Họ giàu thì quá giàu nhưng khó có thể biết nguồn tiền họ kiếm được ở đâu ra.” – Người giàu ở Hà Nội tìm cách di-cư sang Mỹ …. NHƯNG.. – Điều kiện khó nhất cho họ là làm sao đễ minh chứng nguồn gốc tài sản. – Đó là phương cách “rửa tiền”

HÀ NỘI (NV) – Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ để bảo toàn khối tài sản.
 
Sự chênh lệch giàu nghèo thể hiện rõ trên đường phố Hà Nội như trong hình một người buôn gánh bán bưng đi ngang qua cửa hàng thời trang nổi tiếng thế giới Louis Vuitton. (Hình: Getty Images)
Hào nhoáng và bất an
Có mặt tại Hà Nội trong những ngày này, người ta không khó để bắt gặp những chiếc xe BMW, Bentley, Roll-Royce bóng lộn, trị giá cả vài trăm ngàn đô la xuất hiện ngạo nghễ trên những con phố chật hẹp. Nhưng trong tầm mắt của du khách cũng có cả những người buôn thúng, bán bưng chật vật với chuyện kiếm được dăm ba chục ngàn đồng mỗi ngày. Quang cảnh khiến người ta nhớ đến khái niệm “phồn vinh giả tạo” mà một nhà thơ đã dùng để miêu tả thời thế. 
Con đường dẫn vào khu Ciputra ở phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, khiến tôi có cảm giác như mình mới lạc vào một vương quốc của người giàu. Những chiếc xe hơi hạng sang như Roll Royce đậu trước mỗi nhà. Được biết mỗi khu là một tập thể nhà giàu có cùng điểm chung: cùng là “soái Nga” (từng làm ăn lớn ở Nga) hoặc dân Mộc Châu-Lạng Sơn, hoặc cùng ngành công an, thuế vụ…
An ninh của khu này được bảo đảm với những vòng bảo vệ nghiêm ngặt nên không có chuyện xe sang để ngoài đường bị bẻ kính chiếu hậu, ăn cắp vặt.
Người bạn dẫn đường là thổ địa tiết lộ, giá nhà biệt thự ở đây bét nhất từ 45 tỷ đồng, tức hơn $2 triệu/căn. Chuyện một cư dân Ciputra sở hữu cùng lúc ba, bốn căn biệt thự, chưa kể một, hai căn nhà ở phố cổ trị giá triệu Mỹ kim là việc hết sức bình thường.
Mà Hà Nội bây giờ không chỉ có mình Ciputra, người ta có thể kể thêm một loạt những The Manor, Indochina, Pacific Palace, Golden West Lake… như là minh chứng về đẳng cấp của giới thượng lưu tại thủ đô.
Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng ấy có khi là tâm thế bất an trước thời cuộc. Rất kín kẽ khi đề cập đến chuyện làm ăn, nhưng một nhà giàu mà tôi có dịp tiếp xúc bộc lộ mối quan ngại về rủi ro mà nguyên văn lời ông ta là “báo động đỏ.”
“Nói thật với chú, tôi có nhiều tiền mà chẳng biết làm gì cho hết, tiền nhà cho thuê tại các con phố trung tâm lại dùng để mua đất và tích lũy. Hai đứa con đi học ở Canada, vợ chồng tôi có đi du lịch Châu Âu mỗi năm vài ba chuyến cũng chẳng hết tiền,” vị này nói.
Tôi tin là ông ta nói thật, chứ không khoe mẽ như một số vị đại gia nửa mùa khoe khoang ảnh ăn tiệc cá anh vũ với giá 3 triệu đồng, tức $150/kg trên mạng xã hội để chứng tỏ đẳng cấp hơn người.
Vấn đề cấp bách của vị doanh nhân này cũng như nhiều đại gia kín kẽ khác tại Hà Nội là tìm hiểu cách thức chuyển tiền qua Thụy Sĩ và có thẻ xanh vào Mỹ, cũng như bảo toàn khối tài sản của họ.
Người đàn ông ở tuổi trung niên này bày tỏ rằng ông không tin vào hệ thống ngân hàng trong nước, những cuốn sổ tiết kiệm với dãy số hàng chục con số không có nguy cơ trở thành tờ giấy lộn kể cả bất động sản cũng thành bã trong tình hình này.
Công ty môi giới định cư ăn nên làm ra
Tuy đề nghị không nêu tên thật trên mặt báo nhưng một chuyên gia báo chí làm việc tại đại sứ quán một nước phương Tây ở Hà Nội thẳng thắn cho biết, “Chưa bao giờ khoảng cách giàu nghèo tại Hà Nội trở nên rõ rệt như lúc này. Điều này dễ dàng nhận thấy qua nhà đất, ăn uống và y tế. Người giàu ở nhà to đẹp, có bảo vệ, mỗi mét vuông tính bằng ngàn Mỹ kim. Họ ăn thực phẩm sạch hoặc dùng hàng nhập cảng. Họ đi chữa bệnh ở các bệnh viện quốc tế hoặc ra nước ngoài điều trị.”
“Những người giàu nhờ có chức vụ cao trong chính quyền hoặc tham gia buôn bán chính sách thường cho cho con cái đi học ở nước ngoài chứ không làm thẻ xanh đi Mỹ vì họ phải tỏ ra trung thành với chính quyền.”
Theo chuyên gia nêu trên, những người giàu do làm ăn buôn bán tại Hà Nội có thể chia làm hai nhóm: Một tin rằng các điều kiện ở Việt Nam vẫn tốt và Đảng Cộng Sản sẽ còn tồn tại lâu dài. Nhóm còn lại thì bi quan trước thực tại nên tìm cách lo cho cả gia đình ra nước ngoài thông qua các chương trình đầu tư định cư.
 Chơi golf là một trong những thú tiêu khiển mới của người giàu có ở Hà Nội. (Hình: Getty Images)
Bản thân vị chuyên gia này cũng tin rằng nhóm thứ hai mới là nhóm đa số. Bởi trong bối cảnh mỗi ngày mở báo ra đọc là thấy tin chém giết, thực phẩm bẩn, hối lộ, tham nhũng tràn lan, người ta thật khó để bình tĩnh và lạc quan về tương lai của con em mình, nhất là khi họ có điều kiện tài chính để chọn lựa cơ hội đổi đời.
Vị chuyên gia báo chí cũng cho rằng một khi không còn kỳ vọng về sự thay đổi tốt đẹp hơn tại Việt Nam, sẽ ngày càng có nhiều người muốn có cơ hội lấy thẻ xanh vào Mỹ hoặc Canada, nên những công ty môi giới định cư sẽ phát đạt.
Mỹ là miền đất hứa
Điều này được minh chứng trong thực tế. Gần đây, các buổi hội thảo giới thiệu chương trình đầu tư định cư EB-5 lấy thẻ xanh Mỹ được tổ chức dồn dập ngay tại thủ đô Hà Nội và thường không còn một chỗ trống.
Bình quân sau mỗi buổi hội thảo, công ty định cư làm thủ tục cho hàng chục khách hàng với phí dịch vụ khoảng hơn $40,000/trường hợp.
Tuy vậy, theo một doanh nhân làm lĩnh vực môi giới định cư cho biết thách thức lớn nhất đối với công ty ông và các luật sư đối tác là chứng minh nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Thực tế, trong số những người giàu nứt đố đổ vách tại Hà Nội hoặc được tôn vinh trong danh sách doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam hàng năm, sẽ thật khó tìm một nhân vật tay trắng làm nên hoặc làm giàu một cách minh bạch, đóng thuế đầy đủ. Những yếu tố này khiến họ không thể minh bạch nguồn gốc tài sản và nguồn tiền trong quá trình làm thủ tục đầu tư định cư.
Cái khó ló cái khôn, trước khi chính danh tham gia chương trình EB-5 để lấy thẻ xanh tại Mỹ, các đại gia Hà Nội đang được những công ty môi giới định cư mách nước cho chiêu thức đảm bảo tài sản bằng cách tham gia đầu tư sang nước ngoài, chẳng hạn Singapore, Hồng Kông…
Tại thời điểm này, thị trường môi giới định cư đang nở rộ, các công ty làm dịch vụ này phải cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng. Do vậy, thị phần khách Hà Nội được xem là béo bở tuy không dễ nuốt vì vấn đề “họ giàu thì quá giàu nhưng khó có thể biết nguồn tiền họ kiếm được ở đâu ra.”
Khi dân Hà Nội không “chịu” dân Hà Nội
Giám đốc một công ty môi giới dịch vụ định cư ở Mỹ có văn phòng tại Sài Gòn tiết lộ, khách hàng tại Hà Nội của ông thường không chịu nhân viên người Hà Nội làm tại chi nhánh ở thủ đô tư vấn với lý do, “Nhìn mặt và nghe giọng không đáng tin cậy!”
Họ đòi nhân viên từ Sài Gòn, nói giọng miền Nam gọi điện ra hoặc họ bay vào Sài Gòn tư vấn trực tiếp. Mặt khác, khi nhân viên tư vấn hỏi về nguồn tiền, câu trả lời quen thuộc của khách hàng tại Hà Nội là, “Tiền do ông bà để lại” hoặc “Hồi trước, tôi đi Nga về.”
Vẫn theo vị giám đốc này, “cách hành xử, thái độ trịch thượng của khách hàng Hà Nội cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến tầng lớp trưởng giả Trung Quốc hiện nay.”
Những ví dụ về Realpolitik * tại Mỹ .
Tạm dịch là Chính trị Thực dụng
"Chính sách Realpolitik đã được chính thức đưa vào Nhà Trắng của Nixon bởi Kissinger . Trong ngữ cảnh (context) này , nó có nghĩa giao dịch với những cường quốc khác trong phương cách thực tế hơn là chỉ dựa trên các căn bản của chủ thuyết chính trị hay đạo đức - chẳng hạn , chính sách ngoại giao của Nixon với CHND Trung Hoa , mặc dù sự chống đối chủ nghĩa CS (của Mỹ) và chủ nghĩa ngăn chặn/bao vây (contain...ment) trước đây . Một VD khác là ngoại giao con thoi của Kissinger sau chiến tranh Á rập-Do thái , khi ông thuyết phục DT rút lui từng phần khỏi bán đảo Sinai để phù hợp (deference) với thực tế chính trị tạo ra bởi khủng hoảng dầu hỏa .
Realpolitik khác với chính trị ý thức hệ ở điểm nó không quyết định (dictate) bởi những luật cố định , nhưng thay vào đó được định hướng bởi mục tiêu - giới hạn chỉ bởi những nhu cầu (exigency) thực tế . Vì Realpolitik được dùng cho những phương tiện thực tế nhứt nhằm bảo đảm QUYỀN LỢI QUỐC GIA (Mỹ) , nó có thể đòi hỏi sự THỎA HIỆP/NHƯỢNG BỘ trong các nguyên tắc về ý thức hệ hay đạo đức . Ví dụ , trong thời Chiến tranh Lạnh , Mỹ thường ủng hộ các chế độ độc tài - chuyên vi phạm nhân quyền , để trên lý thuyết bảo đảm sự ổn định khu vực - phù hợp với quyền lợi quốc gia . Những ng dèm pha (detractor) gọi thái độ này là vô luân (amoral) , trong khi ng ủng hộ thì cho rằng chính sách này được tiến hành đơn thuần trong giới hạn vạch ra bởi thực tế .
Mới đây nhứt , cựu ĐS Dennis Ross cổ vỏ cho cách tiếp cận về ngoại giao này trong quyển Statecraft : And How to Restore America's Standing in the World , 2007 (Nghề Ngoại giao : Và Làm Thế nào để Phục hồi Vị thế của Mỹ trên Thế giới) . . . . Các cá nhân hay nhóm (coi trọng ý thức hệ chính trị) có thể chống đối những thỏa hiệp/nhượng bộ - mà họ xem là từ bỏ những lý tưởng của họ , và như thế họ có thể hy sinh những thành quả chính trị trước mắt/ngắn hạn để tôn trọng những nguyên tắc - mà họ nghĩ rằng có thể tạo ra trong dài hạn . " (Hết) .
Nhận xét : cuộc "hôn nhân" Hoa-Mỹ có được năm 1972 nhờ "ông mai" Kissinger ; và TQ trở nên cường quốc kinh tế hàng đầu cũng từ đấy . TQ luôn coi trọng ý kiến của ông này khi thường xuyên mời ông đến TQ . Và chính sách ngoại giao của Mỹ (với TQ) hiện nay đã phần lớn định hình bởi ông .
Dịch từ nguồn :

Realpolitik - Wikipedia, the free encyclopedia
Realpolitik (from German: real "realistic", "practical", or "actual"; and Politik "politics", German pronunciation:[ʁeˈaːlpoliˌtɪk]) is politics or diplomacy based primarily on power and on practical and material factors and considerations, rather than explicit ideological notions or moral or ethica…
en.wikipedia.org