Monday, June 19, 2017


Tinh hoa của VNCH cũng giống như gỗ quý bị bứng khỏi gốc và phơi khô .
Ngày xửa ngày xưa , ở vùng đất phương Nam có một vườn cây ăn trái trù phú . Trước ngôi nhà lợp ngói , nền cao của chủ vườn có rất nhiều cây cảnh . Gia đình chủ vườn sống rất thanh bình và hòa đồng với những láng giềng trong vùng .
Một hôm , một bọn cướp từ phương Bắc kéo đến khu vườn : chúng giết chủ vườn và những ai chống cự , còn lại bị chúng giam trong kho .
Chúng nhổ các cây cảnh , cây ăn trái hay gỗ quí , chất thành đống , phơi mưa nắng nên chỉ sau thời gian ngắn , đống cây khô này đã làm mồi cho mối mọt hay làm củi . 
Và từ đó về sau , khu vườn đẹp đẻ chỉ toàn là cây hoang cỏ dại mọc đầy và những cây mới ngoại lai , ko hợp phong thổ địa phương .
Viết sau khi đọc bài về đời sống của KTS Phạm quang Nhạc sau ngày Sài Gòn đổi chủ - viết bởi một KTS học trò của ông . Tôi từng gặp ông một lần vào đầu thập niên 1990 tại nhà đường Trương Định , Sài Gòn , lần đó ông đã quên tiếng Pháp rất nhiều dù rằng đã học và hành nghề KTS mười năm ở Pháp.

VỢ CHỒNG KTS NGÔ VIẾT THỤ

KTS PHẠM QUANG NHẠC , NHÀ Ở ĐƯỜNG TRƯƠNG ĐỊNH , GẦN SÂN TAO ĐÀN .


Hệ thống quản lý đô thị Sài Gòn 150 năm trước

14/05/2017 - 13:59 PM
Cách nay 150 năm, trên đất Sài Gòn đã có một hệ thống quản lý đô thị hiện đại, tiệm cận được với mô hình quản lý đô thị ở các nước tư bản vào thời đó. Mô hình “chính quyền đô thị” mà lãnh đạo của TP.HCM đang tìm kiếm có thể tìm thấy nhiều điểm tương đồng với mô hình từng tồn tại trước đó.
Cùng với việc quy hoạch Sài Gòn trở thành một TP hiện đại theo kiểu châu Âu từ năm 1860 là việc xây dựng một kiểu quản lý đô thị hoàn toàn mới chưa từng có ở Việt Nam. Xét rộng ra thì mô hình này cũng chưa từng ở đâu có ở Đông Nam Á.
Thành phố hiện đại phải có hệ thống quản lý tương ứng
Vào thời đó, nhà cầm quyền đã sáng tỏ một điều một TP hiện đại mà không có hệ thống quản lý tương xứng thì trước sau cũng lụi tàn. Lúc ban đầu quản lý đô thị theo kiểu Pháp được đưa vào ngay các khu phố Tây ở khu vực trung tâm, nơi được coi là bản sao một TP địa phương của Pháp tại Việt Nam. Các quy tắc quản lý nhân khẩu bằng thẻ căn cước, đánh số nhà, đặt tên đường, chia lô phố được xác lập, các quy chuẩn kiến trúc, tiêu chuẩn xây dựng được tiêu chuẩn hóa thống nhất toàn Nam bộ, các nguyên tắc chung của quy hoạch, kiến trúc và cơ sở hạ tầng đô thị được đề ra.
Người Pháp chú trọng quản lý đô thị theo luật thành văn (thường là sắc lệnh, nghị định, công báo) thay cho quản lý dân cư bằng kinh nghiệm và cảm xúc của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó. Theo thời gian, cách quản lý đô thị phương Tây bắt đầu ảnh hưởng lan tỏa tới người dân bản địa. Họ phải đăng ký kinh doanh, đóng thuế môn bài, thuế kinh doanh ngành hàng. Các khu ở phải trong trạng thái mở, các cổng làng đóng kín bưng bị bãi bỏ, các cộng đồng dù là Pháp, Hoa, Ấn, Việt đều phải thực thi pháp luật.
Tổ chức quản lý đô thị đầu tiên được hình thành theo nghị định ký ngày 4.4.1867. Một ủy ban thị xã (có tài liệu ghi là TP) được thiết lập, gồm một ủy viên trưởng và 12 ủy viên, do thống đốc chỉ định sau khi lựa chọn trong danh sách những thân hào từ 25 tuổi trở lên, không phân biệt quốc tịch nhưng phải trú ngụ tại Sài Gòn ít nhất là sáu tháng. Nhiệm kỳ của ủy ban này là hai năm. Ủy ban này có chức năng giống như hội đồng thị xã ở bên Pháp.
Tổ chức này chỉ tồn tại trong hai năm, đến ngày 8-7-1869 thống đốc Nam Kỳ ra nghị định thay đổi danh xưng, đổi ủy ban thị xã thành hội đồng thị xã (có tài liệu ghi là hội đồng TP), đứng đầu là thị trưởng. Hội đồng này gồm có một thị trưởng và 13 thành viên, trong đó có bảy người được bầu cử và sáu người được thống đốc chỉ định. Nhiệm kỳ cũng là hai năm.
Trong trường hợp nhiệm kỳ chưa kết thúc mà có chỗ khuyết trong số hội viên bầu cử thì hội đồng bổ sung bằng cách bỏ phiếu kín. Ông Trương Vĩnh Ký là một thành viên hội đồng được thống đốc chỉ định trong dịp này. Như vậy, lần đầu tiên TP Sài Gòn đã có một hội đồng được lập ra để phụ trách việc quản trị đô thị.
Tòa Đô chánh Sài Gòn, nay là UBND TP.HCM. Ban đầu quản lý đô thị theo kiểu Pháp được đưa vào khu vực trung tâm, nơi được coi là bản sao một TP địa phương của Pháp tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
Hội đồng thành phố được bầu phổ thông đầu phiếu
Nghị định ngày 17.12.1872 cho phép nâng số thành viên hội đồng lên thành 15 người, những ai đã cư trú ở Sài Gòn quá hai năm và có tài sản trị giá trên 3.000 quan đều có quyền đi bầu cử, bất luận là người Pháp, người nước ngoài không phải Pháp và người bản xứ.
Sau nhiều lần sửa đổi, tổ chức chính quyền TP Sài Gòn được chỉnh đốn bởi sắc lệnh ngày 8.1.1877 do đích thân tổng thống Pháp ký. Những điểm quan trọng của sắc lệnh này bao gồm:
- Cho Sài Sòn được hưởng quy chế thị xã như các TP lớn bên Pháp quốc, có tư cách pháp nhân và tài chính riêng.
- Một thay đổi khác nữa là sự hiện diện của ngoại kiều trong thành phần hội đồng TP. Thành phần đó gồm có: Thị trưởng và hai phó thị trưởng do thống đốc bổ nhiệm trong số các hội viên được bầu cử lên; tám hội viên Pháp hoặc nhập Pháp tịch; hai hội viên Việt Nam; một hội viên ngoại quốc khác không phải người Pháp; một hội viên là người Hoa. Nhiệm kỳ của hội đồng tăng lên một năm là ba năm. Hội viên Pháp bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Các hội viên khác do thống đốc chỉ định bằng nghị định. Hai hội viên Việt Nam tham gia trong hội đồng bấy giờ là ông Trương Vĩnh Ký và Paulus Của. Bằng sắc lệnh ngày 11.7.1908, Hội đồng TP Sài Gòn gồm toàn những hội viên được bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu và trực tiếp. Có 16 hội viên Pháp hoặc nhập Pháp tịch (12 hội viên chính thức, bốn hội viên dự khuyết) và tám hội viên Việt Nam (sáu chính thức và hai dự khuyết). Thị trưởng và hai phó thị trưởng đều do hội đồng TP bầu lên theo lối bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số. Có thể nói đây là bước đầu trong chế độ địa phương phân quyền và chế độ này đã tồn tại hơn 50 năm.
Năm 1947 bầu ra người đứng đầu là đô trưởng
Đến năm 1931, bằng sắc lệnh ban hành ngày 27.4, Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng phụ cận được sáp nhập thành một đơn vị hành chính, lấy tên chung là TP Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng sắc lệnh này lại không nói tới việc hợp nhất hai hội đồng của TP Sài Gòn và TP Chợ Lớn làm một mà vẫn tồn tại riêng rẽ. Đến ngày 14.12.1931, một nghị định khác ra đờivới nội dung phân công chức năng cho bốn hội đồng.
Trong đó, hai hội đồng ở cấp TP (một ở Sài Gòn và một ở Chợ Lớn) và hai hội đồng địa phương cho các khu vực còn lại. Hai hội đồng TP Sài Gòn và Chợ Lớn được giao phó phần lớn những quyền hạn hành chính như an ninh trật tự, xây dựng, công lộ, vệ sinh, lò sát sinh… Còn hai hội đồng khác được giao phó những quyền hạn về hộ tịch, y tế, xã hội, giáo dục, lễ hội…, mỗi hội đồng có một ngân sách riêng. Cả hai hội đồng này có quyền lực rất cao, nhất là quyền lập ra các quy định (quyền lập quy).
Vào ngày 19.12.1941, một sắc lệnh khác ra đời, bãi bỏ sắc lệnh ngày 27.4.1931, giải tán hai hội đồng TP Sài Gòn và Chợ Lớn để sáp nhập vào thành một hội đồng duy nhất gọi là Hội đồng TP Sài Gòn-Chợ Lớn. Sắc lệnh 19.12.1941 đã chấm dứt chế độ địa phương phân quyền và quay lại chế độ tập trung. Tình trạng trên được duy trì cho đến tháng 8-1945, ngày Nhật đầu hàng.
Ngày 26.9.1947, một nghị định mới nữa được ban hành có nhiều điểm được sửa đổi. Theo nghị định này, người chỉ huy TP Sài Gòn-Chợ Lớn được gọi là đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn, vị chỉ huy Sở Hành chính gọi là tổng thư ký đô thành và hai vị đại diện ở Sài Gòn và Chợ Lớn thì gọi là phó đô trưởng Sài Gòn, phó đô trưởng Chợ Lớn.
Vào năm 1952, bằng sắc lệnh ký ngày 27.12.1952, Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn được chia làm bảy quận, đặt dưới quyền đô trưởng. Mỗi quận có một hội đồng gồm năm hội viên, bầu theo lối phổ thông đầu phiếu và trực tiếp với nhiệm kỳ là ba năm. Đối với cơ quan hành chính đô thành, các hội viên hội đồng cấp quận là đại diện cho dân phố. Ngược lại, đối với dân trong quận, các hội viên là đại diện cho chính quyền đô thành. Hội viên hội đồng quận thi hành nhiệm vụ của mình đối với toàn thể cư dân trong quận, người Việt Nam cũng như ngoại kiều.

TP.HCM đang chuyển dần quản lý đô thị từ mô hình bao cấp và tập trung hóa cao sang mô hình “chính quyền đô thị hiện đại và dân sự”, tiệm cận gần với các mô hình quản lý đô thị hiện đại đang thịnh hành trên thế giới với các đặc tính như dân chủ hóa, phân quyền cao, tự quản lãnh thổ, cộng đồng tham gia rộng rãi... Cho dù không phải là nhiều nhưng có một số điểm chúng ta có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ mô hình này, góp phần cho việc xây dựng hệ thống quản lý đô thị hiện đại của Hà Nội và TP.HCM.
PGS-TS Nguyễn Minh Hoà 
Theo Plo.vn
Vài nét về NH Nông nghiệp của VNCH để nhớ về một Thiên Đàng đã mất đối với nông dân miền Nam .
- Nông dân dưới chế độ cũ, dù có chiến tranh , vẫn có đời sống sung túc . Trong khi , dù là hòa bình nhưng ND bây giờ lại khổ hơn (theo báo Đảng) dù đứng hàng đầu hay thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo . Vì VNCH BIẾT LO CHO DÂN với các chính sách khuyến nông thích đáng , trong khi hiện nay Tổng công ty lương thực lại là thứ "cai đầu dài" , sống trên mồ hôi và nước mắt của ND . Họ là người hưởng lợi nhất , chứ ko phải là ND (theo các chuyên gia như GS Võ tòng Xuân) .
Tuy chiến tranh ác liệt , nhưng VNCH đã lập được HT Ngân hàng Nông nghiệp trên toàn quốc . 
Ở các tỉnh vùng 4 chiến thuật , vựa lúa của cả nước , gần như quận nào cũng có chi nhánh của NH này . Ở vùng này , tuy có chiến tranh , đôi khi cũng ác liệt , vì hai bên đều cố gắng chiếm giử do nhiều lúa gạo và đông dân ; nhưng ko ác liệt bằng vùng 1 và 2 chiến thuật . 
Nhiều lần đi hành quân ở tỉnh Vỉnh Bình hay Vĩnh Long , tôi thấy tuy ở nông thôn mà cuộc sống của dân khá sung túc . Nhà gạch lợp ngói , xài giếng vì vùng này nước sông bị nhiễm mặn . Trong nhà có máy may , TV , radio , xe gắn máy hay máy cày loại nhỏ . Ở các chợ xã , hàng hóa vãi vóc không thiếu thứ gì , ko thua gì Sài gòn . Ở vùng Đồng Tháp Mười , do ruộng cò bay thẳng cánh nên ND đã dùng máy cày loại lớn . Cũng do có mùa lúa nổi , khi nước lên cao , ND vùng này phải để máy cày trên bè để máy khỏi bị ngập nước gây hư hỏng . Vùng ĐTM rất lạ là ko bị ảnh hưởng bởi thủy triều mỗi ngày bởi sông Cửu Long , nước bị chua nên thời ông Diệm và Thiệu đã đào nhiều kinh để xả chua . 
Người nông dân sau khi bán lúa thì gửi tiền ở NH nông nghiệp quận . Họ có nhu cầu mua sắm hay sửa chữa nhà cửa thì ra NH rút tiền . Không giử tiền trong nhà có nhiều lợi : khỏi sợ trộm cướp , đồng tiền họ gữi sẽ có lời cho họ và lưu thông trong hệ thống NH , chứ ko chết cứng trong nhà , v.v... Trong khi đó , các bạn có tin vào NH bây giờ ko sau sự kiện Quỳnh Như (BGĐ ko nhận trách nhiệm của cấp dưới của mình dù mọi giao dịch đều diễn ra tại các chi nghánh của họ) . Một số bạn bè của tôi ở SG đã rút tiền trong NH để mua vàng hay đô la . 
Tôi còn nhớ , một số quận của tỉnh Vĩnh Bình và Vĩnh Long năm 1973-74 thường xuyên bị đào đường hay đấp mô nên lưu thông thường xuyên bị gián đoạn mà NH đã hoạt động như vậy thì đáng cho ta nể phục ! 
Thời TT Thiệu đã có chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG : CP mua ruộng của các ĐẠI ĐIỀN CHỦ (có ng có tới hàng ngàn mẫu ruộng) và bán trả góp cho tá điền . Do vậy , năm 1975 , khi ng CS "giải phóng" miền Nam , trong Nam gần như KHÔNG có tá điền mà chỉ có các TIỂU NÔNG . Ông Thiệu rất tâm đắc với CT này khi tuyên bố : "Hôm nay là NGÀY VUI NHẤT CỦA ĐỜI TÔI " trong buổi lễ phát giấy - xác nhận sở hửu ruộng - cho các tân tiểu nông , mà trước đó họ là tá điền . 
Trong khi đó , bây giờ , đất đai vẫn thuộc sở hửu của "toàn dân" . Mới dẫn đến việc các quan mua đất của nông dân với giá nông nghiệp rẻ mạt và bán lại cho nhà đầu tư với giá GẤP TRĂM LẦN !

SÚNG TẠI MỸ : CON SỐ THỐNG KÊ ĐÀNG SAU BẠO LỰC .
Trong năm 2015 khoảng 13.286 người chết tại Mỹ vì súng và 26.819 bị thương (ko tính tự tử) theo Gun Violence Archive (Văn khố Bạo lực vì Súng) .
Trong năm 2012 , có 60% án mạng tại Mỹ gây ra bởi súng , so với 31% tại Canada , 18.2% tại Úc , và chỉ 10% tại Anh . 
Từ năm 1968 đến 2011 có 1.4 TRIỆU NGƯỜI CHẾT vì súng tại Mỹ so với 1.2 TRIỆU quân nhân Mỹ chết từ Chiến tranh dành Độc lập tới chiến tranh Iraq . 
Không có con số chính thức nhưng được nghĩ vào khoảng 300 TRIỆU SÚNG được giử bởi 1/3 dân số Mỹ , nghĩa là gần đủ súng cho mỗi đàn ông , đàn bà và trẻ em ở nước này . 
Mỹ tiêu hơn MỘT NGÀN TỈ ĐÔ MỖI NĂM để bảo vệ nước Mỹ chống khủng bố , chỉ giết 1 tỉ lệ rất nhỏ quân khủng bố so với số người chết vì súng tại Mỹ .
Theo con số của Bộ Tư pháp và Hội đồng Đối ngoại (Council of Foreign Affairs) , 11.385 người chết mỗi năm tại Mỹ do súng từ 2001 đến 2011 .
Cùng thời gian , chỉ có 517 người chết mỗi năm do khủng bố gây ra . Nếu bỏ năm 2001 , khi 9/11 xảy ra , con số hàng năm chết vì khủng bố là 31 người . 
Chỉ trong năm 2015 có 64 vụ nổ súng tại trường , bao gồm nổ súng nhưng ko ai bị thương . Cũng năm này có 372 nổ súng tập thể (mass shooting) giết 475 người và làm bị thương 1.870 người . Nổ súng tập thể được định nghĩa như nổ súng giết hay làm bị thương 4 hay trên 4 người , bao gồm hung thủ .
Dịch từ bài : Guns in the US : The statistics behind the violence cuả đài BBC
http://www.bbc.com/news/world-us-canada-34996604?SThisFB