Wednesday, August 16, 2017

Những khác nhau giửa chiến tranh VN và Mã Lai (Malaya , nay gọi là Malaysia)
Chiến tranh tại Mã Lai và VN đã được nhiều lần so sánh và đã được các sử gia đặt câu hỏi làm thế nào 1 lực lượng lính Anh chỉ có 35.000 ng lại thành công trong khi hơn 1/2 triệu lính Mỹ lại thất bại trên 1 khu vực nhỏ hơn . Hai cuộc chiến khác nhau ở các điểm sau .
1/ Trong khi MNLA (quân đội dân tộc giải phóng Mã lai) chỉ có hơn 8.000 du kích , quân CS Bắc Việt có hơn 250.000 ng , cộng thêm khoảng 100.000 dukích Việt cộng .
Sự hổ trợ của LX và CHND Trung Hoa đã cung cấp 1 lượng lớn vũ khí mới nhứt , yểm trợ hậu cần , người và huấn luyện cho Bắc VN . Bắc VN , cùng chung biên giới với đồng minh TQ , cho phép sự giúp đở và tái tiếp tế liên tục .
Lực lượng MNLA
bị cô lập và ko có sự giúp đở từ bên ngoài (external supporter) .
LL này đã cô lập về chính trị với
phần lớn ng dân . Như đã nói ở trên , đây là 1 phong trào chính trị hầu như chỉ có Hoa kiều tham gia ; sự hổ trợ từ ng Mã Lai theo Hồi giáo và các bộ lạc nhỏ hơn thì rải rác . Người ML ủng hộ ng Anh vì đc hứa sẽ độc lập trong 1 nhà nước ML ; 1 chiến thắng của MNLA sẽ bao hàm (imply) 1 nhà nước khống chế bởi Hoa kiều , và có thể là 1 nhà nước bù nhìn của Bắc kinh hay Moscow .
Nước Anh chưa bao giờ xem cuộc chiến chống Mã cộng là chiến tranh qui ước và nhanh chóng thực thi 1 kế hoạch hửu hiệu gồm : 1/ tình báo (lãnh đạo bởi nghành CS Đặc Biệt của ML để chống lại nhánh chánh trị của phong trào du kích này) và 2/ "dân vận và chiêu hồi" (hearts and minds) .
Nhiều ng ML đã chiến đấu cùng ng Anh để chống lại Nhật trong TC 2 , gồm
Chin Peng , lãnh đạo MNLA . Tương phản với Đông Dương khi các viên chức Pháp ko chiến đấu chống Nhật , điều này đã kích động người VN theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Pháp . Yếu tố về lòng tin này giửa dân địa phương và đế quốc Anh đã giúp Anh có thuận lợi hơn Pháp và sau này , Mỹ tại VN , đã ko có sự tin tưởng như vậy từ ng VN ?
Về mặt thuần túy QS , lính Anh nhìn nhận rằng trong 1 chiến tranh cường độ thấp (low-intensity war) , kỹ năng và chịu đựng của cá nhân ng lính thì quan trọng hơn là hỏa lực áp đảo (pháo binh , máy bay , v.v...) . Dù cho nhiều lính Anh là lính quân dịch (conscripted) , kỹ năng và thái độ (attitude) cần thiết lại đc dạy thêm ở trường CT rừng Núi , (nơi đây) cũng đã áp dụng những chiến thuật tối ưu dựa trên kinh nghiệm chiến trường.
Tại VN , ng và vũ khí đc chuyển qua nước thứ 3 như Lào và Cambodia
trong khi quân Mỹ ko đc phép vào 2 nước này . Điều này cho phép lính CSVN có chổ núp an toàn đối với mọi tấn công của Mỹ . Phe MNLA chỉ có biên giới Thái , nơi mà họ đa trú ẩn lúc gần kết cuộc chiến .
Dịch từ Wikipedia . Ảnh minh họa từ NAT GEO tháng 2 1953




 .
















Những giống nhau giửa cuộc chiến tại Mã Lai (Malaya) * và VN .
Ngoài việc ném bom rải thuốc khai quang , còn có 2 điểm tương tự .
1/ CT tái định cư
Nước Anh đã lập CT "tái định cư" đã cung cấp 1 khuôn mẫu cho CT Ấp Chiến Lược tại VN . Trong cuộc chiến Mã Lai lần đầu , 450 khu tái định cư được lập và khoảng 470.509 người - gồm 400 ngàn ng Hoa - đã ở trong đó . Một biện pháp chiến tranh của Anh là tạo sự trừng phạt tập thể *** đối với làng mà người dân được cho rằng (deem) giúp đở phe nổi dậy . Ở Tanjong Malim tháng 3/1952 , Trung Tướng Templer , TL quân Anh ở Malaya thời đó , áp đặt (impose) giới nghiêm 24 giờ **, cấm rời khỏi làng , đóng cửa trường , ngừng dịch vụ xe bus và giảm khẩu phần gạo cho 20 ngàn người . Biện pháp cuối đã khiến Trường Vệ Sinh và Bịnh Nhiệt Đới London viết thư tới VP Thuộc Địa nhận xét rằng "người dân Mã Lai suy dinh dưỡng kinh niên" dẫn đến cái chết . "Biện pháp này ko những chỉ làm gia tăng bịnh tật nhưng cả chết chóc , đặc biệt các bà mẹ và trẻ thơ" . Một số người bị phạt vì rời nhà để đi cầu bên ngoài . Một trừng phạt tập thể khác - tại Sengei Pelek vào tháng kế - gồm giới nghiêm , cắt khẩu 40/100 khẩu phần gạo và dựng hàng rào (chain-link) cao 22 yard/20,1 m bên ngoài hàng rào kẻm gai (barbed wire) cũ quanh làng này . Viên chức giải thích rằng làm như vậy đối với 4.000 dân làng vì ' sự tiếp tục tiếp tế lương thực' cho phe nổi dậy và ' vì họ ko cung cấp thông tin cho nhà cầm quyền' .
2/ Tìm và diệt .
Cũng như lính Mỹ tại VN , lính Anh cũng thường đốt những làng bị kết tội tiếp tế cho phe nổi dậy , bắt giử hàng ngàn ng tình nghi là cộng tác với nổi dậy , hầu ko còn chổ cho phe nổi dậy ẩn náo . Nếu khám phá ng dân nào giúp đở phe nổi dậy thì lính Anh sẽ giử và điều tra họ để biết nơi đóng quân của nổi dậy . Phe nổi dậy có nhiều thuận lợi hơn lính Anh ; họ sống gần ng dân , đôi khi có thân nhân hay bạn thân trong làng , và họ ko ngại dùng bạo động hay tra tấn hay giết các trưởng làng để làm gương cho kẻ khác , buộc ng dân phải giúp họ lương thực và thông tin . Vì vậy lính Anh có đe dọa kép : phe nổi dậy và mạng lưới thầm lặng trong làng , dù  ko hổ trợ (phe nổi dậy) . Trong khi phe nổi dậy ít khi đụng độ với lính Anh , họ lại dùng chiến thuật khủng bố để làm dân sợ và phải giúp đở vật chất cho họ . Lính Anh thường mô tả sự kinh hãi (terror) khi đi hành quân trong rừng ; ngoài việc để ý/canh chừng quân nổi dậy , họ phải di chuyển trên địa thế khó khăn và tránh thú dữ và và côn trùng (muỗi , vắt) nguy hiểm . Nhiều toán phải ở trong rừng nhiều ngày , ngay cả nhiều tuần , ko đụng địch và kế đó , trong khoảnh khắc ngắn ngủi lại lọt ổ phục kích . Lính Anh , ko thể phân biệt bạn thù , phải điều chỉnh với nguy cơ thường xuyên bị phe nổi dậy tấn công . Những tình huống này dẫn đến sự kiện ô nhục (infamous incident) tại Batang Kali khi 24 dân làng ko vỏ trang bị giết bởi lính Anh .
* Hiện nay gọi là Malaysia .
** Áp dụng bên ngoài làng , bên trong làng chỉ giới nghiêm ban đêm .
*** Điều này ko có tại VN . Lính Úc , do có kinh nghiệm chiến đấu ở Mã Lai (vì trong khối Liên hiệp Anh) , khi đóng quân ở Phước Tuy đã làm chủ tình hình 100/100 . Thời đó tỉnh này là yên nhứt trong các tỉnh ở VN . Họ đánh theo lối du kích , ví dụ : cả đại đội tiến quân vào 1 làng , sau đó rút lui nhưng "ém" lại 1 tiểu đội . Lính CS tưởng rút hết , lò mò trở về thì bị phục kích .
Theo báo Úc , có lần họ đã cột 1 xác lính CS vào sau xe M-113 để cảnh cáo dân làng "nếu ai theo VC sẽ có số phận như vậy" .

 .-- K2 Nguyễn Thừa Bình 

Đăng bởi Elvis Ất on Thursday, August 17, 2017 | 17.8.17

Lời tựa : Dù tác giả có cái nhìn quá chủ quan nhưng đã mô tả đúng mảng xấu trong bức tranh của cộng đồng VN nơi tp anh ta đang ở thuộc bang Missouri .
Tất cả là hậu quả của những năm tháng sống thiếu thốn , chụp giựt , ko tin tưỡng lẫn nhau do bị lường gạt bởi CS , bà con , bạn bè như "đổi tiền , đánh tư sản , đóng tiền mua bãi để vượt biên nhưng bị gạt , v.v..." . VK về nước khoe có nhà cửa , xe hơi , nghề nghiệp ổn định nhưng khi đưa vợ sang Mỹ thì ko như vậy khiến cô dâu hụt hẩng , ngậm đắng nuốt cay , v.v...
Tóm lại ng Việt CHỈ GIỎI LÀM KHỔ CHO NHAU MÀ THÔI ! .-- Tài . 

Những chuyện “Trời Ơi”

Ở trên đời có những chuyện tréo cẳng ngỗng một cách chướng tai, gai mắt. Người ta thích nịnh hơn nói thật, nói thẳng. Ai cũng tỏ ra ta đây hơn người, khoe những cái hay (không có), che những cái dỡ (dẫy đầy) mà làm những việc đáng phiền hà. Khi khen thì vỗ tay rần rần. Khi chê thì “ngậm máu phun người”. Làm sao mà tiến bộ!?

image

Nói một đường làm một nẻo. Nói chống Cộng thì y như rằng, làm lợi cho Việt cộng. Nói lương thiện, y như rằng làm chuyện bất đạo. Mới dưới tượng Chúa xưng tội, dưới tượng Phật sám hối bước ra, thì vẫn cứ mưu tính chuyện vô lương. Những kẻ huênh hoang nhất là những kẻ ti tiện nhất. Chúng tôi xin đơn cử vài mẫu chuyện mắt thấy tai nghe đầy dẫy thành phố nhỏ nhoi của chúng tôi, thành phố Kansas City của tiểu bang Missouri, thấy mà không nói thì không chịu được!

Có một tiệm, tôi chỉ nói có một tiệm buôn bán DVD, CD ở đây cứ sang lậu các dĩa DVD, CD của các trung tâm, của các nhà làm phim, của các ca sĩ…mà bán. Và bà con ta có những người thuộc loại keo kiết cứ kiếm các dĩa dvd, cd sang lậu đó mà mua. Mua mua, bán bán…các trung tâm sản xuất đóng cửa, các ca sĩ, nghệ sĩ giải nghệ. Một, hai năm nữa, khắp nơi trên thế giới, chỗ nào có người Việt thì có từng đống, từng đống nhạc

Lương tâm đâu!? Ðạo đức đâu!? Người Việt Quốc Gia đâu!? Những kẻ bần tiện, làm những chuyện bất nhẫn, bất nhân, bất nghĩa như vậy cứ vênh vênh cái bản mặt tự đắc, tự kiêu có bao giờ thấy tội trước Phật, trước Chúa…vễnh to lỗ tai nghe người ta chửi, rủa đến ba đời tổ tiên mình? 

Việt Nam mới qua, thấy cái gì cũng ham, cũng hám:

Thấy mấy xe mua hàng ( shopping cart ) ở các cửa tiệm mạ kền bóng lộn khoái quá, quen thói “chôm chỉa” ở Việt Nam, bèn lén lút đẩy về nhà dấu làm kỷ vật ăn cắp. Một chiếc rồi hai chiếc để chật nhà. Không giống ai. Nửa đêm thậm thà thậm thụt, vợ chồng xấu hổ quá, rủ nhau đem bỏ ngoài đường. Xóm làng nói nhau: “đồ thứ tham lam”.


Thấy sự mua đi trả lại dễ quá, bèn cứ mua máy chụp hình, máy quay phim, áo quần, giày dép… thật tốt thả giàn. Sinh nhật xong, đám cưới xong, đi chơi xa xong, đem trả lấy tiền lại, có sao đâu? Có chết thằng Tây trắng, thằng Tây đen nào đâu? Có là có người ta chửi cha, chửi mẹ mình; có là có Bề Trên bắt tội là “đồ gian giảo”, sau khi chết, theo Ðạo Thiên Chúa xuống địa ngục; theo Ðạo Phật vào cõi súc sanh ngạ quỷ.

Cứ mặc đồ xấu vào tiệm bán đồ cũ ( thrift store ), thản nhiên mặc đồ tốt vào, đi ra không thèm trả tiền cho ai, tênh hếch cái bản mặt cướp cạn! Vào các tiệm, tráo đổi hay quăng bỏ những mã vạch (barcode) đi rồi tự nhiên như người Hà Nội bỏ vào túi ra cửa hay ra cashier tính tiền rẻ. Bị bắt sẽ bị tội ăn cắp hàng (shoplifting). Lúc đó đứng kêu trời, trời cũng không giúp được cái thứ mánh mung, hôi của, cướp vặt.

Vào Chùa không để lạy Phật, nghe Pháp, đọc Kinh mà để “ăn giành ăn giựt” lấy, dấu thức ăn thiện nam tín nữ cúng, đem về cho vợ, cho chồng, cho con, cho cháu “nuốt cho bội thực”… mặc kệ ai làm lễ xong, ra không còn gì. Dẫu có hiền cách mấy, cũng phải la lên “đồ cô hồn đói”. Mấy đứa nhỏ vì cha mẹ chúng không biết dạy, không nói chi. Mấy người lớn còn tệ hại hơn, tư cách đâu mà dạy với không dạy. Sống chỉ một mình hay hai vợ chồng già, cũng ôm đồm “hốt” được chừng nào hay chừng nấy về ăn… cho chết. Câu truyện nầy co' thật đấy, đừng nói đâu chi cho xa, tại vùng Lancaster, Pennsylvania mình thấy rỏ đó, vào trong chùa kg thấy ai nghe kinh pháp, mà thấy toàn là ngồi ở dưới tầng dưới, ăn thấy sợ thiệt, đặc biệt là những tuổi teen, nó làm như là cha mẹ ở nhà kg co' nấu, rồi chết đói hay sao đo' hihihihi, ăn kg hà, kg co' chịu lên trên ngồi nghe sư giảng, sư giảng thì thây kệ cha sư, tui ăn thì tui ăn, ăn xong rồi hốt bưng đem về nhà, mai khỏi phải nấu, chi cho mệt thân....

Trong hãng xưởng giành làm over time để lấy tiền “one and one-half” mà gây lộn nhau, chửi lộn nhau. Ðàn ông thì vung tay chửi thề. Ðàn bà thì vỗ bành bạch. Người ta đứng cười mà thấy “mắc cỡ” hết sức người Việt Nam. Cũng vì lòng tham đồng tiền, bạn bè ta đi tìm cái nhục. 

Mướn hội trường của người ta làm tiệc cưới, thấy những cây Golf Club để ơ hờ một góc đẹp quá, mấy đứa nhỏ con cái nhà ai đã âm thầm rủ nhau “mượn” đem về nhà dấu làm kỷ niệm. “Một là đền 40,000 đô, hai là bị đưa ra tòa”. Tham lam, có cái giá của nó. Giá mất tiền đã đành. Giá mất danh giá gia đình, giòng họ mới nhục. Tội hai gia đình cô dâu và chú rể đau hết sức là đau bỏ ra 40,000 đô la để khỏi “bị đưa ra tòa”! 

Hay cũng bắt chước. Dở cũng bắt chước. Rủ nhau bắt chước... ra tiệm Nail cho nhiều, phá giá từ full set 70 đô, 100 đô làm không kịp, giờ 20 đô, 15 đô cũng không có khách mà làm. Chết là cái chắc! Dễ mà! Qua Mỹ từ năm 1975 cũng Nail. Mới đầu hôm sớm mai qua Mỹ cũng Nail. Học cao cũng Nail. “I-tờ-rí” cũng Nail. Già cũng Nail. Trẻ cũng Nail. Có bằng Nail cũng Nail. Không bằng Nail cũng Nail. Nail và Nail “xà nẹo” nhau dẹp tiệm!.

Qua Mỹ hưởng cuộc sống văn minh đủng đỉnh, bỏ sau lưng đời khốn nạn, bèn phát biểu một cách vô tư rằng thì là “nhờ Việt Cộng mà gia đình tôi được qua Mỹ”. Vợ và con gái người ta bị cởi trần truồng hãm hiếp trước mặt. Thân nhân người ta bị chết thảm phải quăng xuống biển. Có nhớ sự nghiệp còn cái quần xà loỏng đóng khố…và cô độc sống lủi thủi, ăn mày trên xứ lạ…có “nhờ Việt Cộng” không!? Lạ! Câu nói đó lại từ miệng anh Trung Úy Chiến Tranh Chính Trị của VNCH đi Diện HO. Lạ! Câu nói đó lại từ miệng chị lấy chồng Mỹ đi Diện Con Lai. Câu nói đó không từ miệng bất cứ bà con nào đi Diện Vượt Biển, Vượt Biên. Họ không nói “nhờ Quân, Dân, Cán, Chính của Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu đánh Việt Cộng cho họ còn sống đến ngày hôm nay qua Mỹ, con có đứa Bác sĩ, Luật sư…và mình đời hết khốn nạn như thời ở cái nước gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam! 

Ở Mỹ vài năm có chút tiền, mua được nhà, mua được xe, có người toét loét cái miệng than: “khổ như trâu” và trở mặt phản phúc: “Mỹ bốc lột hơn Việt Cộng” (tôi đã nghe 1 vài bạn bè HO của tôi nói câu này .-- Tài) . Khổ như trâu chắc không bằng người Sài Gòn đêm đêm làm chuột, lủi xuống ống cống nước kiếm ăn!? Khổ như trâu chắc không bằng mấy đứa nhỏ đói xác đói xơ tìm sống trên đống rác? Mỹ bốc lột hơn Việt Cộng mới có tiền dư mà “áo gấm về làng” ăn chơi đàng điếm. Mình lạy lục xin vào Mỹ. Mỹ đếch mời mình vào! Hãy để bà Julia Gillard, Thủ Tướng nước Úc “dạy” cho bài học “if you aren’t happy here then leave. We didn’t force you to come here. You asked to be here…” 

Mùa Ðông cũng như mùa Hè, mẹ và đứa con gái đi chợ, lúc nào cũng thùng thình áo quần hai, ba lớp, túi rộng thênh thang. Ðể làm gì? Ðể ăn cắp kẹo. Những Camera đang nhìn trừng trừng. Có ngày “xộ khám” làm sao mà ăn mà nói hỡi Trời!? Không phải nghèo một nhúm kẹo. Không phải đói một nhúm kẹo. Không phải thèm một nhúm kẹo. Vậy thì, tại làm sao? Tại vì “tham”, không còn liêm sỉ, thấy cái gì của ai cũng muốn ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp.

“Trưởng giả học làm sang”, xênh xang trong nhà vài con chó lớn, chó nhỏ cho nó oai. Mua chuồng cho chó. Hớt tóc cho chó. Sắm áo cho chó. Mua thức ăn cho chó. Mua xương gặm cho chó. Chích thuốc lu bù cho chó… Cả mấy đứa con, trai có, gái có mà để cha ở riêng một mình chết thúi mấy ngày không thằng nào, không con nào hay biết! Vậy mà hở ra, cứ ta là Trung Úy Hải Quân, ta là vợ Ðại Úy Quân Y… nghe mà thúi cả ruột gan cửu tộc!

Giành giựt nhau lượm lon. Ông A nói; “khu vực đó là của tôi”. Ông B nói: “tôi lượm lon ở đây lúc anh còn ở Việt Nam”. Ông A chửi ông B: “đồ chó”. Ông B chửi ông A: “đồ chó”. Thì ra, hai ông đều “đồ chó” hết trơn như nhà thơ Cao Bá Quát đã nói: “…Bỉ viết cẩu. Thử viết cẩu. Bỉ thử giai cẩu…”

Ở đâu đâu, hai ông bà của hai gia đình người Huế cũng oang oang cái lỗ miệng rủ nhau khua môi, múa mỏ làm người ta nhức cả đầu. Một ông bà rằng thì là “con tôi học Luật Sư, sắp ra Luật Sư” làm như một hiện tượng hi hữu. Một ông bà rằng thì là “con tôi một đứa đã là Bác Sĩ và một đứa nữa sắp ra Bác Sĩ”. Ðể làm gì? Ðể nổ cho người biết, “ta đây”? Lạ gì các anh chị ở Việt Nam, bỏ Huế vào Sài Gòn sống một đời sống lăn lộn ở chợ cầu Ông Lãnh quen thói “đá cá lăn dưa”?

“Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra. Con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó, Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi”. Ðó là “bài thơ con cóc”. Ở đây, ít nhất cũng có một anh học hành chẳng ra gì nhưng ưa khoe tài hay chữ và tài làm thơ dở hơn “thơ con cóc”, bắt người ta nghe muốn “mệt nghỉ”. Người ta bị nghe hoài, người ta nói thẳng: “ông không nghe tụi nó nói, thơ ông là “thơ con cặc” sao?” Người ta mới nghe một lần đã chửi: “đồ thúi như cứt”. Tôi không hiểu tại sao ổng hợm đến mức cứ: “tôi xin đọc bài thơ của tôi cho các anh nghe”.

Bước vào Chùa, Nhà Thờ, Cộng Ðồng…không đóng góp thì nói có. Ðóng rất ít thì la toáng lên nhiều lắm. Ủng hộ năm, ba đồng thì lúc nào cũng “sao không thấy tên tôi?”. Ðúng là miệng lưỡi kẻ ti tiện. Lén ăn cắp. Lén lấy đem về thì im thin thít. Ðúng là cung cách kẻ bần cùng. Giữ của như Ma Xó, chết rồi cũng trắng tay. Bần cùng, ty tiện, chết rồi cũng thiêu ra tro. Có điều, xú danh con cháu phải mang tiếng nhục đời đời.

“Chân mình còn lấm bê bê
mà cầm bó đuốc đi soi chân người”

Ở đây có nhiều người đàn ông bỏ hết thì giờ ra rình mò chuyện riêng tư của người rồi như đàn bà, ngồi lê đôi mách thêm bớt nói xấu người ta, rằng: “Ông nầy lấy vợ thằng kia”. “Con bé đó bỏ nhà theo trai”. “Thằng nhỏ nọ bỏ học, bụi đời, hút xách” mà không có thì giờ nghĩ đến con mình không đứa nào ra đứa nào. Tại sao vậy!? Tại vì cái thói muốn ai cũng “tệ”, cũng “xấu”, cũng “ hư”, cũng “nghèo”, “cũng “thua mình” để cười cho đã mà không nghe người ta chửi cho!

Một chị Việt Nam theo chồng người Mỹ về nước Mỹ từ 1972. Sống trong xã hội Mỹ, nhớ người Việt Nam. Khoảng những năm 1985 đến 1990, mừng gặp lại bà con người Việt. Chị, chồng chị và 2 đứa con lai của chị, xúm lại hết lòng giúp đỡ đồng hương của mình đang chân ướt chân ráo, bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Một vài năm sau, đồng hương của mình khúm núm hồi nào, bây giờ làm ăn được, gặp ân nhân, không có một lời hỏi han, còn nói: “đồ thứ Me Mỹ”. Phản phúc! Nghe đứt cả ruột gan!.

Một người, trước năm 1975 ở Việt Nam trốn lính.

Ðến Mỹ bỗng thành Ðại Úy Nhảy Dù. Giả tới giả lui, quen mình là Ðại Úy Nhảy Dù thứ thiệt. Lúc nào, ở đâu anh ta cũng nghêng ngang hách xì xằng, chê lính Sư Ðoàn, chê lính Tiểu Khu, chê lính Cảnh Sát… Người ta vừa giận, vừa tức cười …không cứ gì “thằng điên”. Ảnh qua đây từ những ngày đầu bình minh di tản, khá tiếng Anh, láu tiếng Việt, tốt tướng nên, dễ qua mắt bà con, quên mình sống nghề hái cà phê mướn ở Ban Mê Thuột.

Người mình nghĩ bằng cái bụng, không nghĩ bằng cái đầu nên, thường làm những chuyện trớt quớt, trời ơi! Cứ suy bụng ta, ra bụng người. Không động não theo lý trí để hành xử làm sao đúng làm sao sai cho người ta khỏi chửi mà, cứ một mực bụng làm dạ chịu tưởng là hay! Thấy người thất bại thì cười. Thấy người nghèo thì khinh. Thấy người giàu thì ghét. Thấy người hay thì chê. Thấy người không chơi với mình thì thù. Thấy người tốt với mình rồi phản. Thấy người trước mặt thì khen, sau lưng thì nói xấu…Bụng dạ không biết đâu mà lường!? Phải chi có chút đầu óc, đỡ biết mấy!!!

Thấy người nổi hơn mình thì tìm cách đè xuống. Mình không ra cái gì lại muốn nổi lên. Không thích người ta thì đánh phá… Cái dễ đánh phá, dễ đè người ta xuống là cái Nón Cối máu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam úp người ta là Việt Cộng. Có thể, hạng người nầy là thứ Việt Cộng, là thứ ăn bã Việt Cộng, là thứ bất tài háu danh, là thứ tư thù, là thứ ăn hại đái nát. Ðừng đỡ đòn thúi của bọn vô loại, vô loài nầy, vừa dơ tay lại hết thì giờ lo chánh nghĩa. Cứ nhớ: “chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành vẫn đi” của chính trị gia Pháp Joseph Calliaux “le chien aboie, la caravane passe”. Mong lắm thay!

image

Trong hãng xưởng cứ muốn làm hơn người ta rồi đi “mét” leader, supervisor cái bà đó, cái ông đó làm biếng. Ca trước muốn hơn ca sau; ca sau không chịu thua ca trước. Hơn hơn, thua thua làm “vượt chỉ tiêu” quá trời. Ðược gì? Hãng xưỡng bắt làm nhiều hơn. Các con Mỹ, các thằng Mỹ, các con Mễ, các thằng Mễ chửi liền liền “fuck you”, “fuck you”. Mình có dại lắm không!?

Hai ông, một Ðại Úy và một không rõ lý lịch, được nghe ổng nói là Giảng Sư Học Viện CSQG ( Giảng Sư lèo ) ngồi “bốc” nhau lên trời xanh. Ông Ðại Úy chê: “Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu không biết làm Tổng Thống, phải chi anh làm thì dân giàu, nước mạnh và mình đâu lưu vong”. “Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm cũng là thứ tệ, tôi tin anh làm Thủ Tướng không những hơn ông Khiêm mà hơn cả ông Nguyễn Cao Kỳ nữa”, ông Giảng Sư lèo nói lại. Bốc qua bốc lại, ông Ðại Úy đi tới đâu người ta cũng không muốn gặp; ông Giảng Sư tới đâu, người ta cũng đóng cửa không cho vào.

Làm trong Station Casino, Ameristar Casino người ta quyên United Way, đã không cho thì thôi lại “cho Mỹ uổng, để cho Việt Nam sướng hơn”. Mình đã quên mình được nhân dân Mỹ cưu mang trăm thứ mới có ngày hôm nay. Người Mỹ có Lễ Tạ Ơn hằng năm. Ta sống một chục năm, hai chục năm, ba chục năm…không phải mắt không có con ngươi hay là kẻ mất trí mà không thấy, không biết. Ông bà mình đâu có dạy những đứa con mình vô ơn vô nghĩa một cách “đểu” như vậy. 

Bà con mình khoái nghe láo hơn nghe thiệt. Cái nhà mua không “down” một xu teng thì nói 70,000 đồng “cho người ta nể, không thì người ta khinh. Nghèo cũng là một cái tội”. Cặp vợ chồng nầy “thành thật khai báo” với tôi như vậy. Mà thiệt, người ta đã trọng cặp vợ chồng nầy từ khi họ biết nói láo, huyênh hoang. Hèn chi một anh đi hái cà phê mướn ở Ban Mê Thuột đã nói ở trên muốn “con nhái to như con bò” bèn trút lớp áo “cu-li” thành Ðại Úy mà “Ðại Úy Nhảy Dù người ta mới ngán” .

Ôm một đống school supplies của Don Bosco phát cho mấy em bé con nhà nghèo về, khoe: “nhờ khéo chen, lấn, luồn, lách và còn chút nữa đánh lộn với người ta mới được về sớm thế nầy, chứ tới phiên mình thì còn gì nữa và nắng quá chịu gì nổi”. Chắc vợ chồng ông em bạn nầy đui, điếc và quen lối sống thiếu văn minh dưới cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhiều năm rồi nên hồ đồ một cách mọi rợ!? 
(...................)

Hai ông già cỡ 65 tuổi, một cựu Ðại Úy Không Quân còn vợ, một cựu Trung Sĩ Truyền Tin vợ chết. Ông Ðại Úy nói: “tôi có lấy vợ, vợ tôi phải trẻ, thật trẻ, trẻ chừng nào tốt chừng nấy”. Ông Trung Sĩ nói: “ngang ngang tuổi tôi cũng được miễn là ăn ở với nhau trọn đời”. Ông Trung Sĩ về Việt Nam rước qua Mỹ một bà già “ngang ngang tuổi tôi cũng được…”; ông Ðại Úy bỏ vợ về Việt Nam cặp kè một con đàn bà nhỏ tuổi hơn con gái út của mình. Thời gian quá ngắn qua đi, bà già “ngang ngang tuổi tôi cũng được” và “vợ tôi phải trẻ, thật trẻ, trẻ chừng nào tốt chừng nấy” rủ nhau chuồng tuốt luốt để hai ông trơ trọi “ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn”!

image

Ai cũng biết, bọn cầm quyền Việt Cộng toàn là thứ thảo khấu, chuyên ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp xương tủy đồng bào mình mà mình có ngu cách mấy cũng thấy, cũng biết chính cả mình cũng là nạn nhân nữa chịu không nổi, phải liều chết ra đi. Ai đời, bây giờ mình lại trở về “xênh xang” cho bọn đầu trộm đuôi cướp nầy sai bảo, làm vui cho chúng hả hê một cách đĩ thỏa!? Tại sao chúng ta lại có những thứ “xướng ca vô loại” được nuôi lớn, vỗ béo từ Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại cứ “chình ình” cái mặt mo mà “ùn ùn” về Việt Nam kiếm chút “phân” tụi nó toẹt ra? Trách chi người ta cứ lôi ông bà, cha mẹ của họ ra mả chửi: “đồ thứ 

“Thương nữ bất tri vong quốc hận.
Cách giang do xướng Hậu Ðình Hoa”

Không biết liêm với sỉ là gì” cũng đúng thôi.

Người Việt ở đây không bao lăm người mà san sát đã có 3 chùa Sư, 2 chùa Cô rồi. Nay sẽ có thêm một chùa đang xây và một chùa sắp khai trương. Bận nầy, các Sư trẻ măng, các Cô trẻ măng từ Việt Nam qua Mỹ lập chùa đông quá. Chùa, không thấy chùa nào treo cờ Việt Nam Cộng Hòa. Không biết tổ quốc của mấy Sư, mấy Cô đâu nhỉ, chắc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Người ta đã nghi, các ổng, các bả là “cán bộ” của cái gọi là Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Một ngày nào không xa, các thầy như Thích Chánh Lạc, Thích Viên Lý, Thích Huyền Việt, Thích Giác Ðẳng, Thích Thông Triết…già đi, viên tịch đi rồi thì “ô hô! ai tai!” các chùa mặc sức Cờ Ðỏ Sao Vàng mà “Hồ Chí Minh Muôn Năm”!?

Những chuyện nêu trên là những chuyện có thật và được kể thật. Nếu mà kể đủ thì không bao giờ đủ được, không bao giờ hết được, còn nữa và nhiều nữa. Chừng ấy cũng đủ nhức cả đầu, hoa cả mắt. Dĩ nhiên, chúng ta cũng có khối gì những con người làm nên tiếng tốt vẽ vang Người Việt. Nghĩ rằng, những chuyện kể trên sẽ có ít nhất những ai dính dáng vào nên thay đổi để chúng ta cùng nắm tay dẫn dắt con em mình đi trên con đường tươi sáng, hạnh phúc.

Những chuyện kể trên ta thấy hằng ngày, nghe hằng ngày nhưng cả nể hay sợ đụng chạm, không ai muốn đả động đó thôi. Mà “nín” như vậy, nghĩ cho cùng, đã là thiếu tinh thần xây dựng cũng như thiếu trách nhiệm tất nhiên. Bài viết nầy không nhắm trực tiếp vào ai cũng không hồ đồ chi tiết cho riêng ai. Dù là sự thực của từng cá nhân một nhưng có tính biểu kiến và chung chung. Nếu có những ai na ná với ai đó mà thấy chính mình ở trỏng cũng nên nghĩ lại mà sống sao cho lương thiện, trong sáng, liêm sỉ để một mai nằm xuống còn hy vọng được Chúa rước về Thiên Ðàng và Phật đón nơi Niết Bàn và ít nhất bây giờ đây đang hiện tiền, sống với nhau một cách chan hòa, thân thương đầy trân trọng…

K2 Nguyễn Thừa Bình

(Báo Mai)
"Trong mọi hành động của chúng ta, phần vô thức thì to lớn còn phần lý trí thì nhỏ bé. Cái vô thức tác động như một lực lượng hãy còn chưa được biết rõ" . -- Gustave Le Bon người Pháp , 1841-1931 , nghiên cứu rất nhiều về nhân loại học (anthropology) , tâm lý học , xã hội học , y khoa , phát minh và vật lý học ; nỗi tiếng với quyển "The Crowd : A Study of the Popular Mind" , được xem như 1 trong những tác phẩm kinh điển (seminal) của tâm lý học đám đông .