Friday, August 25, 2017

NỖI BẤT HẠNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ LẤY CHỒNG VIỆT KIỀU…

(Part I)
NỖI OAN KHIÊN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ LẤY CHỒNG VIỆT KIỀU
Từ một cô gái có nhan sắc, tốt nghiệp cử nhân Anh Văn tại đại học Đà Lạt, có công việc làm vững chắc tại VN, bỗng trở thành người tâm thần, vô gia cư lang thang tại Nam California.
“Chú nhà báo ơi! Chú có cách gì giúp cứu con gái tôi không chú. Tôi khổ lắm! Bây giờ không biết con gái tôi sống chết ra sao, tôi trông ngóng con tôi từng giờ, từng ngày chú ơi!” Đó là lời bà Nguyễn thị Thành gọi điện thoại từ Đơn Dương, Lâm Đồng, Việt Nam cho chúng tôi mới đây.
Bà có người con gái tên là Nguyễn Thị Minh Thùy, năm nay 41 tuổi. Câu chuyện của người con gái này rất bi thương và đầy nước mắt, nước mắt của bà mẹ bất hạnh và người thân trong gia đình, và có thể sẽ có nước mắt của nhiều đồng hương qua câu chuyện thương tâm của một cô gái Việt bạc phước.
Cách nay vài tuần, vào lúc 3 giờ 30 chiều, một cú điện thoại gọi cho chúng tôi, “Tôi là ông T., độc giả Viễn Đông đây, ông biết tôi mà. Tôi biết một trường hợp rất thương tâm của một đứa con gái Việt Nam đang là homeless, tội nghiệp vô cùng! Câu chuyện của cô ta dài dòng và ly kỳ lắm, tôi mong ông đi với tôi trực tiếp gặp cô ấy để xem truyền thông Việt Nam tại hải ngoại có giúp gì được cho cô này không, tôi sẽ chở đi.”
Nguyễn Thị Minh Thùy trước khi lấy chồng (Ảnh gia đình cung cấp)
Tôi đồng ý đi với ông. Lên xe, ông lấy điện thoại ra gọi cho cô gái, “ Cháu đang ở đâu?”
Bên kia đầu dây cô gái trả lời, “Cháu đang ở Disneyland.”
“Disneyland mà cháu đứng chỗ nào có biết không?”
Cô gái nói, “Cháu đứng ở trước cái chợ to lắm ở đường Chapman và đường Harbor.”
Ông T. nói, “Cháu đứng yên đó đừng đi đâu hết, ông lên gặp cháu đấy.”
Ông quay qua nói với tôi, “Anh thấy đấy, nó điên rồi, ở gần đây thôi mà nó nói đang ở Disneyland. Anh cố gắng phỏng vấn nó và viết bài phóng sự. Hy vọng chính quyền hay cộng đồng biết được sẽ giúp phương tiện cho mẹ nó sang bên này mới có thể giải quyết cho nó được.”
Trên đường đi, ông T. nói sơ qua cho chúng tôi biết, giữa ông và người con gái tên Thùy này hoàn toàn không có họ hàng bà con gì, nhưng ông quen biết gia đình bố mẹ cô Thùy vì cùng ở Lâm Đồng với nhau, và nay người mẹ đang trông cậy vào ông giúp liên lạc cho gia đình biết tin về con gái của họ. Ông T. cũng cho chúng tôi biết, cô Thùy này khi còn ở Việt Nam là cô gái có nhan sắc nhưng lát nữa đây khi gặp, anh sẽ thấy một người con gái tiều tụy, đen đủi và gầy ốm rất tội nghiệp!
Xe vừa chạy tới trước một ngôi chợ Mỹ lớn như cô Thùy nói, chúng tôi thấy một cô gái đen đủi, gầy guộc nhưng không có vẻ bệnh hoạn, tay xách cái túi ny lon đen đang đứng dáo dác nhìn quanh. Ông T. tấp xe vô và nói, “Lên xe đi”.
Cô gái hỏi, “Ông chở cháu đi đâu?”
Ông T. trả lời, “Cứ đi rồi sẽ biết.”
Qua cử chỉ và thái độ lúc nói chuyện, chúng tôi thấy hai người này đã quen biết nhau từ trước.
Đến Garden Grove Park, chúng tôi vô căn nhà trống trong công viên ngó ra đường, trước trường Bolsa Grande High School vài chục mét. Ông T. mang theo ổ bánh và mấy lon nước cho cô Thùy.
Ông T. giới thiệu tôi với cô gái, và bảo cô, “Đây là ông Phong, bạn tôi, một nhà báo, muốn tìm phỏng vấn cô để có cách nào kêu gọi đồng hương giúp cô trong hoàn cảnh này, vậy ông ấy có hỏi gì, cô hãy trả lời.”
Cô Thùy mắt lơ đãng nhìn ra khoảng không gian yên tĩnh, không trả lời. Chúng tôi hỏi cô, “Hiện cô đang ở đâu, sống với ai?”
Ngẫm nghĩ một lát, cô nói, “Cháu đang ở trên Los, chả ở với ai cả, à mà quên, ở với nhiều người lắm. Chính phủ Mỹ đang phải lo cho cháu đấy, vì ở Mỹ cháu đang làm chủ nhiều cơ sở thương mại lớn lắm, hồi đó ông Kennedy, Tổng Thống Mỹ cho cháu sang đây đấy chứ.”
Rồi cô kể một hồi toàn những chuyện hoang tưởng của một người bị bệnh tâm thần. Ông T. mấy lần nhắc, “Thôi ngưng đi, trả lời câu hỏi của ông này đi.” Nhưng cô Thùy cứ thao thao bất tuyệt kể lúc cô coi hàng trăm máy computer, lúc cô về nhà với con gái tên là Jennifer La mà chồng cô không cho gặp con; lúc cô lại kể khi bị chồng kêu cảnh sát bắt vào tù, và không trả lời vào đúng câu hỏi nào của chúng tôi.
Đợi cô uống nước xong, ông T. nói, “Má cháu mới gửi cho cháu ít tiền đây, bây giờ ông đưa cho cháu 35 đồng, còn ông giữ hộ, Khi nào hết, gọi ông đưa tiếp.”
Cô Thùy năn nỉ, “Sao ông không đưa hết cho con?”
Ông T. nói, “Má cháu dặn không được đưa hết, ông đưa hết, má cháu gọi phone qua la ông. Ông không đưa hết đâu.”
Nguyễn Thị Minh Thùy tại Garden Grove Park (Thanh Phong/Viễn Đông)
Cô gái lại năn nỉ, “Vậy ông đưa cho con thêm mấy chục nữa đi!”
Nhưng ông T. khoác tay ra dấu dứt khoát không đưa. Cô gái không năn nỉ nữa và tiếp tục nói chuyện huyên thuyên không đầu, không đuôi.
Chúng tôi hỏi tiếp, “Cô có chồng, có con làm sao lại bỏ chồng, bỏ con đi lang thang, ngủ bờ ngủ bụi thế này, rồi ăn uống ra sao?”
Cô Minh Thùy trả lời, “Tại sao lại đặt tên con của con là Jennifer La, đáng lẽ phải đặt là Jenifer Minh chứ nhỉ. À , là như thế này, tại con cứ ngồi máy computer làm việc suốt, vì nhiều việc lắm mà thằng chồng con nó không hiểu computer là cái gì, nó cứ chửi con rồi nó đuổi con đi. Có bữa con đe nó thế là nó gọi cảnh sát Mỹ đến bắt con. Rồi con về thăm con bé Jennifer nó cũng không cho. Nó bảo, mày lại gần, tao gọi cảnh sát bắt mày nữa, thế là con đi, bây giờ ông hỏi con ở với ai hả? Ơ, con ở với chồng con chứ ai! Ông hỏi lạ chửa?”
Ông T. hỏi, “Bây giờ cháu có muốn mẹ cháu qua lo cho cháu không?”
Cô Thùy không trả lời.
Ông T. hỏi đến lần thứ ba và gằn giọng, “Có muốn hay không để ông còn lo?”
Cô Thùy ngó lơ một lúc rồi nói, “Mà con đang muốn về với chồng con mà!”
Xong cô lại nói vu vơ sang chuyện khác.
Cuối cùng, không biết được gì thêm, trước khi trả cô Thùy về chỗ cũ, ông T. hỏi một lần nữa, “Cháu có muốn đưa mẹ cháu qua lo cho cháu có cơm ăn, có chỗ ở không hay có muốn về Việt Nam không?”
Cô Thùy trả lời, “Cho cháu vài tuần nữa đã, làm gì mà gấp thế, chính phủ Mỹ người ta có nhiệm vụ lo cho cháu, vì tài sản của cháu ở Mỹ nhiều lắm, không phải ít đâu.”

(Part II)
NỖI OAN KHIÊN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ LẤY CHỒNG VIỆT KIỀU
Từ một cô gái có nhan sắc, tốt nghiệp cử nhân Anh Văn tại đại học Đà Lạt, có công việc làm vững chắc tại VN, bỗng trở thành người tâm thần, vô gia cư lang thang tại Nam California.
Qua điện thoại, thân mẫu của Nguyễn Thị Minh Thùy là bà Nguyễn Thị Thành kể cho chúng tôi: “Tôi và nhà tôi là ông Nguyễn Văn Lại sinh cháu Thùy vào ngày 18 tháng 6, 1975 tại Lâm Đồng, Đà Lạt. Đến tuổi đi học cháu vào học ở trường tiểu học Lạc Viên gần nhà, năm 12 tuổi cháu học tại trường Phổ Thông Trung Học Lạc Xuân, Lâm Đồng cho đến năm 17 tuổi, Sau đó vào đại học Đà Lạt học đến năm 22 tuổi cháu tốt nghiệp Cử Nhân Anh Văn rồi ra đi làm cho công ty Đông Á tại quận 1, Saigon.
“Làm được hơn một năm, cháu chuyển qua làm cho công ty giao nhận quốc tế Schenker cũng tại Quận Nhất Saigon rồi lại qua làm ở công ty Hà Nam, Quận 1. Đến năm 28 tuổi cháu Minh Thùy làm cho công ty Orient Star Transport Co, LTD tại số 364 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, Saigon.
Nguyễn Thị Minh Thùy kết hôn với La Công Phương. (Ảnh gia đình cung cấp)
Tại đây cháu quen biết và kết hôn với anh La Công Phương, cũng sinh năm 1975, Việt kiều Mỹ làm cùng ngành với cháu và hai người kết hôn ngày 12 tháng 12, 2005, thánh lễ hôn phối được cử hành trong nhà thờ có sự chứng kiến của gia đình, thân nhân và bà con giáo dân giáo xứ Lạc Xuân.
“Năm sau, tức là năm 2006, cháu Minh Thùy theo chồng về Mỹ. Hai năm sau, cháu sinh bé gái đầu lòng và đặt tên là Jenifer La. Sau khi sanh con, cháu vẫn liên lạc, nói chuyện hỏi thăm bố mẹ và gia đình cho đến năm 2009 thì tự nhiên chúng tôi mất liên lạc với cháu , kể cả số điện thoại của con rể cũng không liên lạc được.
Nguyễn Thị Minh Thùy khi tốt nghiệp Cử Nhân Anh Văn tại Đại Học Đà Lạt (ảnh gia đình cung cấp)
“Chúng tôi rất lo, không biết cháu làm sao, vì gia đình không có thân nhân ruột thịt ở Mỹ, ngày đêm tôi chỉ biết cầu nguyện, xin Chúa cho cháu được bình an và cho tôi sớm biết tin con, cháu của mình.
“Tôi gọi điện thoại hỏi thăm người quen khắp nơi (lúc đó chưa biết số điện thoại của ông T.) để xem có ai biết tin tức gì của con gái tôi không nhưng hoàn toàn bặt vô âm tín. Chúng tôi chỉ biết khóc và cầu nguyện, khóc ngày, khóc đêm, thương nhớ con vô cùng và không biết số phận nó bây giờ ra sao! “Tôi cứ gọi điện thoại cho chồng nó, gọi hoài, mãi một thời gian khá lâu tôi mới bắt liên lạc được với chồng nó. Tôi hỏi con rể: Vợ con đâu? Nó trả lời Nó chết rồi! Tôi ngất xỉu. Khi tỉnh lại tôi gọi tiếp, tôi bảo con rể: Nếu nó chết tại sao không cho bố mẹ biết? Nó làm sao chết? Nó không trả lời, cúp máy. Tôi gọi tiếp, bà mẹ chồng nó lên tiếng: Con Thùy nó đi mất cả tuần nay rồi và cúp máy. Người nói chết, người nói nó bỏ nhà đi cả tuần nay càng làm cho tôi hoảng loạn, lo buồn mà không biết làm sao, vì gia đình ở Việt Nam xa xôi cách trở với bên Mỹ, người thân lại không có.
Nguyễn Thị Minh Thùy kết hôn với La Công Phương. (Ảnh gia đình cung cấp)
“Tôi gọi điện thoại liên tục cho con rể, tôi nói với nó: Chỉ có anh mới biết con Thùy nó ở đâu, làm ơn nói cho tôi biết! Mãi sau nó mới nói Mẹ không làm gì được đâu. Tôi hỏi tại sao? Nó nói: Con Thùy nó bị bệnh, nó ra ngoài không ở trong nhà này nữa. Tôi bảo nó: Nó là vợ anh, tôi tin tưởng giao nó cho anh thì anh phải biết giúp đỡ nó, giúp đỡ nhau chứ, sao lại để mặc nó như vậy? Nó chỉ nói hai chữ không biết và cúp điện thoại.
“Bốn tháng sau gia đình tôi nhận được lá thư của con gái cho biết cháu đang ở trong trại giam. Lá thư ngắn gọn, cháu không nói rõ lý do tại sao phải vào tù khiến gia đình tôi bàng hoàng, tôi khóc hết nước mắt! Không hiểu con tôi tội tình gì, nó vốn là đứa con gái ngoan hiền, đạo đức lắm; tại sao lại phải vào tù? Tôi không biết hỏi han ai, nhờ cậy ai, chỉ còn biết sớm tối cầu xin Chúa cho cháu sớm thoát cảnh tù tội.”
(bài phóng sự của Thanh Phong/VD daily News)
CHRIS PHAN… thực hiện
Nguồn : https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/05/28/noi-bat-hanh-cua-nguoi-phu-nu-lay-chong-viet-kieu/

Could prop planes turn tide of 16-year Afghan war?


KABUL -- Secretary of State Rex Tillerson says the United States wants to force the Taliban to the negotiating table in Afghanistan. At a Tuesday press briefing, he contradicted President Trump's assertion that the administration's new strategy in America's longest-running war is about total victory.
Afghan President Ashraf Ghani thanked President Trump and the American people for their continued support here this week. At the top of the list, he mentioned the development of the Afghan Air Force.
CBS News correspondent Charlie D'Agata recently got the rare opportunity to watch U.S. fighter pilots training new Afghan pilots on how to wage war over Afghanistan's not-so-friendly skies.

ctm-23aug17-dagata-afghan-airforce.jpg
A U.S.-built A-19 Super Tucano aircraft, now a part of the Afghan Air Force fleet, is seen on the tarmac at a base where U.S. Air Force pilots are training their Afghan counterparts to battle the Taliban.
 CBS

The fleet they're being trained on doesn't necessarily resemble what most Americans would consider modern aircraft, but then, the Afghan military's long fight against the Taliban could hardly be described as a modern war.
Brigadier General Phillip Stewart tells CBS News the help in the air could just help the Afghan's break the stalemate with the Islamic extremist insurgents.
"This is a country that screams out for air power," Stewart said. "It doesn't have a whole lot of roads. It's mountainous."
That terrain suits the new Afghan fighter division, which consists of a 12 American-built A-29 Super Tucano planes and about two-dozen MD-530 attack helicopters, capable delivering a full payload, and equipped with heavy machine guns and guided missiles.
U.S. combat pilot Lt. Colonel Johnnie Green is in charge of handling Afghanistan's "Top Guns," and he tells CBS News the aircraft are fully equipped with communications equipment to enable Afghan Air Force pilots to get targeting information directly from their own personnel on the ground, "all in their own language. That is all on them."
So is the maintenance. The A-29s, single-propeller planes, use the same kind of engines found in planes like civilian Cessnas, so they're easy to fix.
It says something about the level of security in the country that the Afghan pilots who spoke to D'Agata didn't want to be identified, but one said it was the Taliban who have new reasons to be fearful.
At first, the pilot said insurgents mocked what appeared to them to be long-outdated aircraft. But then they found themselves on the receiving end of one in combat.
"After that, they said, 'we should hide.'" Now, if a group of militants hear the growl of an A-29 engine approaching, they try to get to cover.

The planes are also capable of dropping laser-guided 500-pound bombs, which makes them both cheap and deadly.

AFGHANISTAN-UNREST-AIR FORCE
An Afghan Air Force A-29 Super Tucano aircraft flies during an airstrike training mission on the outskirts of Logar province, in a Oct. 18, 2016 file photo.
 GETTY

"An aircraft like this is not going to hold its own against an air force like the Russians or China," Lt. Colonel Green told CBS News. It's not designed to, but in this war, it "suits the Afghan Air Force just fine."
Asked by D'Aagta whether that makes it an unfair fight with the Taliban, Green replied: "We hope so. In our favour… that's the desire."
And it's a mission on fast-forward; Afghan pilots come out of U.S. training and head straight into combat.
With the Taliban still gaining ground, the only advantage Afghan troops have is above it.
As recently as Tuesday, U.S. Air Force officials said they were not only examining ways to expand the training of the Afghan Air Force, but also looking at ramping up American air power and intensifying U.S. airstrikes in light of Washington's new military strategy in Afghanistan.
MRI , bài 2 .
Can thiệp kịp thời bởi bs đã trị 1 u ác tính phình lên (bulge) giửa thận và cột sống của bé gái Asleigh Slaughter 7 tháng tuổi .
Có hình màu xanh dương đậm và xanh lá , khối u đang ăn vào tủy sống và ép tủy sống ."Nó thường xuyên đau , " mẹ nó nói . "Nó ko thể ngồi và ngủ với lưng phải cong (arched) " .
Sợ chấn thương do mổ cột sống trên 1 bn quá nhỏ , bs ở UCLA đã dùng hóa liệu để u nhỏ đi trước khi cố gắng mổ . Asleigh đã chịu thuốc nên ko cần mổ . Hiện cháu 2 t , chụp tại nhà ở Bakerfield , Cali .


MRI , bài 3 .
1/ Cháu Tower 6 t , đội vòng nâng đở *, còn sống hôm nay là nhờ MRI . Khi bs tại Reno , Nevada chẩn đoán u ở gốc não (brain-stem) , "họ nói với chúng tôi rất ít hy vọng , " mẹ nó nói . "Nhưng nhờ MRI xóa những xương quanh tủy sống và cho thấy u rõ ràng , " bs Rekate , ng mổ cho cháu . " Trước khi có MRI , hầu như ko ai dám làm điều này ."
2/ Ko có cảnh báo , 1 buổi trưa CN , Joe Silvers ở Tulsa , Oklahoma bị co giật (convulsion) . Một ảnh CT chụp não cho thấy giống như 1 stroke . Sau khi chụp LẠI bằng MRI đã cho thấy 1 u , có màu vàng , bao quanh bởi những lổ trống trong não thất (ventricle) đầy nước . Bs Fell lấy u và Joe ko còn gặp k.khăn .
Dịch từ NAT GEO JAN 1987 .
* Vì chổ mổ ở gốc não nên cháu phải đội vòng cho tới khi lành .



Làm bộ trưởng ở xứ người

Bộ trưởng xứ người có khi từ chức để nhận trách nhiệm một sự cố nghiêm trọng, hay những bê bối tham nhũng, tình ái; nhưng cũng có khi phải ra đi chỉ vì những lý do thật đơn giản...
Bộ trưởng xứ người nhỡ miệng là mất ghế. Khi dân bất bình hay các nghị sĩ kiến nghị hoặc bỏ phiếu bất tín nhiệm, bộ trưởng gần như chắc chắn phải ra đi.
Bộ trưởng, từ chức
Bộ trưởng Y tế Chile Maria Soledad Barria phải từ chức. Ảnh: Elamaule.
Ở xứ Anh đào, Bộ trưởng Tư pháp Minoru Yanagida sau hai tháng đảm nhận chức vị, đã làm quốc hội Nhật Bản, đặc biệt là phe đối lập nổi giận vì câu nói hớ của mình.
Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri ở Hiroshima ông nói: "Trở thành bộ trưởng Tư pháp rất dễ dàng vì tôi chỉ phải nhớ hai cụm từ, mà tôi có thể sử dụng bất cứ khi nào để trả lời câu hỏi của quốc hội”. Theo đó, trước các câu hỏi đặt ra, ông chỉ cần trả lời: “Tôi không bình luận vào vấn đề cụ thể” và “Chúng tôi đang giải quyết vấn đề trên cơ sở luật pháp và bằng chứng”.
Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Nariaki Nakayama cũng đã phải đệ đơn từ chức lên Thủ tướng do có những phát biểu gây tranh cãi. Ông bị chỉ trích mạnh mẽ sau khi gọi liên đoàn nhà giáo lớn nhất nước là “căn bệnh ung thư” trong hệ thống giáo dục Nhật Bản.
Bộ trưởng Y tế Hakuo Yanagisawa dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến công chúng nổi giận khi ông mô tả phụ nữ là “những cỗ máy sinh con”. Một tháng sau, liên minh các nghị sĩ đối lập do đảng Dân chủ dẫn đầu đã đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm chống lại ông Yanagisawa, nhưng vị bộ trưởng này đã cố gắng giữ lại ghế của mình.
Chỉ vì những lý do rất đơn giản, thậm chí "lãng xẹt" nhưng trước sức ép của công luận, có bộ trưởng phải ngậm ngùi dứt áo. Vì bạn mà Bộ trưởng Quốc phòng Liam Fox của nước Anh phải từ chức. Trong đơn đệ trình lên thủ tướng David Cameron, ông cho biết đã "sai lầm khi không phân định rõ vấn đề cá nhân với các hoạt động công việc trong chính phủ".
Năm 2006, ở Thụy Điển, Bộ trưởng Văn hóa Cecilia Stego đã phải đệ đơn từ chức chỉ bởi không trả tiền thuế xem truyền hình và không công bố mức lương đã trả cho các bảo mẫu.
Bộ trưởng An toàn giao thông bang Nam Australia - ông Tom Koutsantonis đã mất chức do phạm luật giao thông quá nhiều, hơn 30 lần kể từ năm 1994, phần lớn đều là do lỗi chạy quá tốc độ.
Tận xa xôi ở vương quốc Ảrập Xêút, nơi dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe người dân cực kỳ hiện đại thì sơ suất dẫn tới truyền máu nhiễm HIV cho một đứa trẻ đã khiến vị lãnh đạo đầu ngành và nhiều quan chức khác bị sa thải. Nạn nhân là cô bé Reham alkami sinh sống ở vùng Jazan. Một làn sóng phản ứng mạnh mẽ tại Vương quốc Hồi giáo đã diễn ra.
Gia đình Reham tuyên bố sẽ kiện bộ Y tế “bắt đầu từ quan chức cấp cao nhất đến tất cả các nhân viên có liên quan”.
Tờ tin tức Saudi Gazette của vương quốc này dẫn báo cáo điều tra từ ủy ban Nhân quyền chính phủ Ảrập Xêút rằng, trình độ năng lực yếu kém của đội ngũ y, bác sĩ cũng như việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc hiến máu, xét nghiệm máu của bệnh viện đa khoa Jazan là nguyên do dẫn đến một sai phạm nghiệm trọng như vậy.
Bộ trưởng Y tế Abdullah al-Rabiah sau đó đã phải từ chức, đồng thời 7 quan chức y tế cấp cao tại Jazan cũng bị mất chức hồi tháng 2 năm nay.
Tại Chile, tháng 10/2008, Bộ trưởng Y tế - bà Maria Soledad Barria - đã từ chức sau vụ một bệnh viện hẻo lánh ở địa phương chẩn đoán HIV sai cho nhiều bệnh nhân.
Trả lời phóng viên, bà Barria nói quyết định từ nhiệm là "không muốn gây ra chướng ngại vật trước những nỗ lực nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chính phủ" và rằng “sự việc xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của người dân Chile với ngành y”...
Làm bộ trưởng không dễ dàng khi chức vụ đi liền trách nhiệm; cả từ những phát ngôn và hành động bị công luận, dân chúng "săm soi" kỹ càng.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/lam-bo-truong-o-xu-nguoi-137207.html
Thái An