Thursday, September 7, 2017

MỘT VÍ DỤ VỀ CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC CỦA VNCH: TRẠI MANG BÚCCHI KHU CHƯƠNG NGHĨA THẤT THỦ THÁNG 8 VÀ 10/1974.

- Chiến trường quyết định bởi quân nhu -- Châm ngôn quân sự của Pháp 

Lời nói đầu: do quân viện cho VN bắt đầu bị cắt giảm sau HĐ Paris 1975, quân đội VNCH đã chiến đấu trong tình trạng khan hiếm mọi thứ từ xăng dầu đến đạn dược đến độ năm 1974 cả tỉnh Kontum chỉ có một chiếc Chinook CH-47 phụ trách tiếp tế, phần lớn tiếp tế hay tản thương dựa vào đường bộ, lính viễn thám phải đi bộ vào mục tiêu...
Bài viết sau nói về hậu quả nghiêm trọng do quân viện bị cắt giảm mạnh và hai ví dụ điển hình của hậu quả này - đồn Mang Búc và chi khu Chương Nghĩa thất thủ năm 1974. 

". . . Vào giữa năm 1972, lực lượng CS ở miền Nam gồm có 176.000 quân CSBV chia thành 11 sư đoàn và 24 trung đoàn biệt lập, cộng thêm 200.000 quân thuộc các đơn vị tỉnh và địa phương của MTGPMN.
Quân lực VNCH lúc đó có 200.000 quân gồm 13 SĐ bộ binh được sắp xếp như sau: quân khu 1 có 3 SĐ bộ binh + SĐ dù + SĐ TQLC + 1 thiết đoàn + 6 tiểu đoàn BĐQ. QK 2 có 2 SĐ bb, 1 thiết đoàn và 18 TĐ BĐQ. QK 3 có 3 SĐ bb, 1 thiết đoàn, 9 TĐ BĐQ. QK 4 có 3 SĐ bb, 1 thiết đoàn và 12 TĐ BĐQ. 
Mổi thiết đoàn có 1 chi đoàn chiến xa hạng trung M-48 và 2 chi đoàn thiết kỵ ( gồm có 1 chi đội chiến xa hạng nhẹ M-41 và 2 chi đội thiết vận xa M-113); riêng QK 4 vì nhiều vùng sình lầy nên chỉ có M-113, không có chiến xa. 
Thêm vào đó là 283.000 quân của 323 TĐ địa phương quân và 184.000 nghĩa quân. KQ của VNCH có 30.000 người và 1.200 máy bay.
Lực lượng quân CSBV tiếp tục phát triển trong năm 1974. Vào tháng 3, họ đã có 185.000 quân chính qui tại miền nam, hỗ trợ bởi 500-700 chiến xa, 350 khẩu đại bác 122 và 130 ly, và 24 trung đoàn phòng không trang bị hỏa tiển SAM-2, SAM-3, và SAM-6. (Lúc đó đã có hỏa tiển tầm nhiệt vác vai SA-7* xử dụng tại miền Nam, gây rất nhiều thiệt hại cho máy bay bay chậm như trực thăng -- người dịch). 
Trong lúc đó, các đơn vị của VNCH ngày càng thiếu thốn vũ khí/đạn dược khi quốc hội Mỹ cắt giảm lớn lao nguồn quân viện cho VN. Không Quân chỉ còn xử dụng 921 máy bay trên 1277 chiếc, và sự thiếu hụt về xăng dầu/đạn dược đã buộc họ cắt giảm 40% phi vụ và 60% hỏa lực kể từ 1973.
Nếu trong khi năm 1972, QLVNCH đã được tiếp tế 66.500 tấn chiến cụ/tháng, thì kể từ tháng 7/1974, con số này là 18.267 tấn/tháng. Kho vũ khí của QLVNCH giảm đi ¼: không có trực thăng và chỉ có BỐN chiếc F-5 được thay thế cho những chiếc bị bắn rơi hay bị tai nạn lúc hành quân. QLVNCH chỉ còn xử dụng 1/5 đạn dược và 1/10 xăng dầu nếu so với lúc quân viện được tiếp tế đầy đủ. Người lính bộ binh chỉ được xử dụng 85 viên đạn/ngày và mỗi khẩu đại bác là bốn viên/ngày.
Kể từ tháng 9/1974, toàn bộ các trực thăng (trên cả nước) chỉ thực hiện được 2.000 giờ bay/tháng bao gồm tải thương. 1/5 máy bay phải nằm ụ và đại bác thì chỉ còn xử dụng BA quả mỗi ngày.
Trong khi đó, quân CSBV đã lên tới 200.000 người với 600 khẩu pháo và 1000 chiến xa. Quân lực VNCH, tính tới đầu năm 1975 trên giấy tờ là 450.000 người, kể luôn luôn thành phần tiếp vận. Bao gồm 11 SĐ BB, 1 SĐ Dù, 1 SĐ TQLC, 2 trung đoàn biệt lập, 21 thiết đoàn thiết giáp**, 43 TĐ BĐQ và 18 TĐ pháo binh. Mức độ đào ngũ là 24.000 người/tháng. Con số đầy kinh hoàng này cho thấy tinh thần chiến đấu sa sút của QLVNCH tính tới cuối năm 1974. Sự gần như bỏ rơi của đồng minh (Mỹ) và thương vong tiếp tục cao đã làm suy yếu rất nhiều (ate up away at the spirits) tinh thần các cấp trong QLVNCH..." (HẾT).
Dịch từ : The Vietnam War, 1959-1975, trang 206-7.
NHẬN XÉT: Câu nói "chiến trường quyết định bởi quân nhu" đã rất đúng khi áp dụng vào tình hình quân sự trước khi miền Nam sụp đổ. Vì quân viện Mỹ cho VNCH bị cắt giảm mạnh tới 80 % nên mỗi đại bác chỉ được bắn 3 quả mỗi ngày, lính bộ binh chỉ được bắn 85 viên mỗi ngày, v.v... Lúc đó tôi đang hành quân ở 1 TĐ bộ binh của SĐ 7 nên rất hiểu sự nghiêm trọng của vấn đề này. Có lần tiểu đoàn hành quân trực thăng vận mà chuyển quân từ sáng đến chiều mới xong - đánh chác được gì khi chuyển quân kiểu đó! 
San Jose ngày 14.12.10 lúc 1:33 sáng.

* Theo wiki, có khoảng từ 40-50 máy bay trực thăng và cánh quạt của VNCH và Mỹ bị SA-7 bắn rơi trong giai đoạn từ 1972-75. Theo 1 nguồn tin, hỏa tiển này đã dùng từ 1968.
** 
Tính đến năm 1975, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng Hòa gồm có 1 Bộ Tư lệnh tại Trung ương và 4 Bộ tư lệnh Lữ đoàn tại 4 Quân khu, trong đó gồm có: 3 Thiết đoàn chiến xa M-48, 14 Thiết đoàn thiết kỵ M-113 và 6 Thiết đoàn chiến xa M-41 được phối trí đều và thích ứng theo địa hình cho 4 vùng chiến thuật: Vùng 1, 2 và 4, mỗi vùng 5 Thiết đoàn, Vùng 3 có 6 Thiết đoàn. Ngoài ra phối trí cho các Tiểu khu, mỗi Tiểu khu có 1 chi đội thám thính xa Cadillac Gage Commando Vehicle V-100 (di chuyển bằng bánh hơi, rất cơ động và nhanh lẹ). Một Chi đoàn gồm đủ các loại: M-48, M-41, M-113 và V-100 để cho khoá sinh tập huấn tại Trường huấn luyện Thiết giáp. Số còn lại thuộc dụng Bộ Tư lệnh Thiết giáp Trung ương. Tổng số là 21 Thiết đoàn.

====
...
TRẠI MANG BÚC 
Nằm trên một ngọn đồi kế sông Dak Nghe, khoảng 4.000 bộ hay 1.219 m trên mặt biển, trại Mang Búc, có một sân bay, nguyên trước đây là một trại LLĐB của Mỹ, cách Kontum hơn 50 km về phía đông bắc và khoảng 30 km tây bắc của chi khu Chương Nghĩa, còn gọi là Plateau Gi, cũng từng là một trại LLĐB Mỹ, cũng có một sân bay.  
Một đường tiếp tế của cs, địa phương gọi là A-16, nối Kontum với tỉnh Quảng Ngải và Bình Định, đi ngang phía nam Mang Búc. Một đồn nhỏ đặt ở Mang Búc gồm hai đ.đ. ĐPQ và hai trung đội nghĩa quân (NQ), ko khả năng quấy rối mọi di chuyển trên đường này. Chi khu trưởng đóng tại Chương Nghĩa đc lịnh phải giữ một đ.đ. trong trại và tuần tiểu xa tới hai km. Hỏa lực của trại gồm hai khẩu 106 ly không giựt, xem hình, hai cối 81 ly, và vài súng đại liên.
              
Súng không giựt 106 ly

Nhận thức được đe dọa của Mang Búc cũng như dễ bị tấn công, tỉnh trưởng Kontum, trung tá Mai xuân Hậu, đã cho dân di tản khỏi đồn này từ tháng 6/74; nhưng vào lúc cs bắt đầu bao vây vào ngày 25/7, vẫn còn 800 người ở lại.
So sánh với các cuộc bao vây khác, ở Mang Búc nhẹ hơn: chỉ có 3.000 đạn pháo rơi vào trại giữa 25/7 - 4/8, trong khi chi khu trưởng báo cáo có 55 địch chết. Ngoài hỏa tiển 107 ly, còn có cối 82 ly. Ngày 18/8, sau một thời gian im tiếng súng, trại lần nữa bị pháo nặng. Ngày kế, hai TĐ của trung đoàn 66 sđ 10 csbv, hỗ trợ bởi pháo, đã tràn ngập trại. Không có pháo binh và ko có không yểm do trần mây thấp, những lính trú phòng rút về Chương Nghĩa, tiền đồn cuối cùng của tỉnh Kontum. Địch quân ko còn ở xa nữa.
...
Trong giai đoạn một của cuộc bao vây trại Mang Búc, ở đông bắc tỉnh lỵ Kontum, đang diển ra, phần còn lại của tỉnh Kontum tương đối yên. Ngày 2/8/1974, Chuẩn tướng Lê trung Tường, TL của sđ 23 VNCH và trách nhiệm an ninh của các tỉnh tây nguyên (Kontum, Pleiku, Darlac và Quảng Đức), đã chuyển BTL chánh của ông từ Kontum về một vị trí, có lẽ là Hàm Rồng, từng là trại Enari của sđ 4 bộ binh Mỹ, gần trung tâm hơn đặt tại Pleiku - cũng là nơi đặt BTL QĐ/QK-2. Tại Kontum, ông để lại BCH tiền phương và một đv bộ binh khá lớn (sizable) dưới quyền chỉ huy của TLP - ĐT Vũ thế Quang. Lực lượng (LL) dưới quyền ĐT Quang gồm trung đoàn 45 VNCH (do ĐT Phùng văn Quang chỉ huy), nhiệm vụ bảo vệ những đường tiến sát từ hướng ĐÔNG BẮC vào thị xã Kontum và hành quân (HQ) trong vùng rừng núi giữa liên tỉnh lộ 5-B (LTL-5B) đi từ Kontum đến Quảng Ngải và TIỀN ĐỒN 4. Ở khoảng 15 km đông bắc Kontum, tiền đồn 4 đã mất sau một cuộc tấn công của csbv vào mùa hè và chưa bao giờ tái chiếm bởi quân VNCH. Tiền đồn này đã từng là căn cứ để đánh phá một con đường của csbv, còn gọi là ĐƯỜNG 715, mà quân cs xây dựng chạy từ Võ Định, đông bắc Kontum, tới Bình Định. Phía bắc tiền đồn 4 là TIỀN ĐỒN 5, cũng với nhiệm vụ như trên, cũng đã mất trong mùa hè. (Chú ý: tiền đồn 5 này khác với CĂN CỨ 5, nằm phía tây QL-14 và phía nam Dakto, nơi xảy ra ác chiến giữa bộ binh và Dù VNCH với quân csbv trong năm 1972 --người dịch). 
ĐT Quang đã có trung đoàn 40, thuộc sđ 22 VNCH, bảo vệ những đường tiến sát tây bắc vào tp Kontum. Hai TĐ của tr.đoàn 44 làm trừ bị sau lưng trung đoàn 40 ở tây bắc của TP, trong khi TĐ thứ ba đang tái huấn luyện ở Ban Mê Thuột. Ba TĐ ĐPQ giữ những tiền đồn dọc theo các đường tiến sát bắc và tây bắc, trong khi TĐ ĐPQ thứ tư và hai TĐ BĐQ bảo vệ các phần (reach/part) phía nam của tỉnh và Đèo Chu Pao. 
Dù ĐT Quang nghĩ rằng ông có thể bảo vệ tp Kontum, các phối trí của QLVNCH ở cao nguyên đã thiếu TÍNH LƯU ĐỘNG - đã từng cho phép QĐ 2 triển khai nhanh chóng các LL bằng không quân - từ những toán nhỏ đến nguyên cả sđ - để đáp ứng các đe dọa của địch và một mức độ nào đó (somewhat) vô hiệu hóa các lợi điểm về chủ động và bất ngờ của địch. Những hạn chế về xăng dầu và bảo trì đã gần như loại bỏ tính lưu động của VNCH nhờ vào không quân. (NÓI THÊM : Trước khi ký kết HĐ Paris 1973, nhờ LƯU ĐỘNG TÍNH CAO (nhiều trực thăng hay C-130 và xăng nhớt đầy đủ), quân VNCH chuyển quân rất nhanh vì mỗi chiếc C-130 Hercules có thể chỡ 92 lính bộ binh hay 64 lính nhảy dù hay 74 băng-ca với 5 y tá và bay xa 3.800 km với tốc độ tối đa 590 km/g, tốc độ bình phi 541 km/g; nó cũng có thể chở 2 xe M-113 hay một đại bác tự hành hiệu CAESAR do Pháp sản xuất, nặng 17.7 tấn, bắn đạn 155 ly ĐI XA 42 KM, nếu dùng đạn có hỏa tiển trợ lực sẽ đi xa hơn 50 km. Trực thăng Chinook CH-47 có thể chỡ từ 33-55 binh sĩ hay 24 băng-ca và ba y tá hay 10.888 kí hàng hóa. Trực thăng HH-1B chỡ đc 14 lính hay 6 băng-ca -- người dịch). 
                 

Ảnh trên: C-130, ba ảnh dưới: đại bác CAESAR 155 ly






Các toán viễn thám, viết tắt theo tiếng Anh là LRRP, trước đây đc chỡ bằng trực thăng, nay phải đi bộ tới khu vực mục tiêu, do đó tầm hoạt động và số ngày hoạt động của họ trong rừng bị cắt giảm nghiêm trọng (drastically). Khả năng tiếp tế bằng không quân cho cả tỉnh Kontum bây giờ chỉ dựa vào một chiếc Chinook CH-47; do đó, hầu như mọi tiếp tế đều bằng xe tải, cố gắng đến các tiền đồn càng gần càng tốt, sau đó phải leo dốc đến tiền đồn. Việc tải thương thì làm ngược lại. Do đó, ngay cả thời tiết tốt, QLVNCH cũng ko thể tiếp viện hay cứu các tiền đồn xa xôi như MANG BÚC.
Khi tiền đồn này bị tràn ngập, mặt trận B-3 csbv đã mở các cuộc tấn công vào các tuyến phòng thủ của tỉnh Kontum khiến "trói chân" các LL trừ bị vốn đã ít ỏi của QK-2, ko thể tiếp viện cho Mang búc. Áp lực của địch đã giảm sau khi Mang Búc thất thủ, và quân chánh phủ (CP) tại Kontum đã tập trung vào Đường 715 của địch mà vào giữa tháng Chín 1974 đã kéo dài tới trong vòng 15 km của ranh giới của tỉnh Bình Định và Pleiku, bằng cách đi vòng quanh tuyến phòng thủ phía đông của Kontum. QĐ 2 đã gửi những toán viễn thám tấn công đường này bằng cách đặt mìn và phá hủy xe tải và cơ giới làm đường, và bằng không kích. BỐN ĐẠI BÁC 175-ly của Kontum, mà hỏa lực điều chỉnh bởi một chiếc L-19 DUY NHỨT của tỉnh, cũng đã bắn phá đường 715. Những cuộc tấn công liên tục (persistent) này đã gây tổn thất cao cho những toán làm đường và tạm thời ngăn ko cho csbv kéo dài đường này.
              
Đại bác tự hành 175 ly M-107

CHI KHU CHƯƠNG NGHĨA
Trong khi QĐ 2 đánh phá Đường 715, mặt trận B-3 csbv chuẩn bị tấn công chi khu Chương Nghĩa. Ý thức điều này, QĐ 2 đã chuyển TĐ 245 ĐPQ, đang HQ ở tây của Kontum, tăng cường cho CK Chương Nghĩa. Cuối tháng 9/74, tại CK Chương Nghĩa có 600 quân - gồm 280 quân của TĐ 254 ĐPQ, một đ.đ. ĐPQ, và 9 trung đội nghĩa quân. Tuyến phòng thủ gồm một vành đai các tiền đồn xa 6 km từ trại, một vành đai trung gian cách trại ba km, và vành đai trong cùng cách khoảng 1 km. Khoảng 2.000 dân thường sống trong chu vi trại. 
Quân csbv tấn công các tiền đồn NGÀY 30/9/1974. Hai đại bác 105 ly ko thể yểm trợ hữu hiệu các trung đội hay đ.đ. đóng rải rác và các tiền đồn lần lượt thất thủ. Dù cho TL của QĐ 2 đã ra lịnh hai khẫu tự hành 175-ly M107 (bắn đạn nặng 67 kg đi xa 34 km dù ko chính xác khi bắn quá xa) phải di chuyển theo LTL 5-B chạy từ Kontum để bảo vệ cho Chương Nghĩa nhưng đường quá xấu khiến di chuyển súng rất chậm. Khi quân csbv tiếp tục tấn công vào ngày 1 tháng 10, QĐ 2 đã gửi một đ.đ. ĐPQ bằng trực thăng tới Chương Nghĩa. 
Ngày 2/10, năm tiền đồn đã mất và trại bị pháo kích nặng. TĐ 251 ĐPQ chuẩn bị ở sân bay Kontum để chờ trực thăng chỡ vào Chương Nghĩa nhưng sân bay Kontum bị pháo nặng nên ko thể chuyển quân. Hai đại bác 175-ly thì ngoài tầm bắn.
Cuộc tấn công cuối cùng đã bắt đầu ngày 3/10 khi pháo csbv tập trung bắn vào BCH chi khu và BCH của tđ 254 ĐPQ. Sau hàng ngàn quả đạn là cuộc tấn công của một TĐ thuộc tr.đoàn 28 csbv vào chi khu và tđ 254 ĐPQ. Các vị trí phòng thủ nhanh chóng bị tràn ngập. Chi khu đã mất, và rất ít người sống sót. Dù không quân đã tấn công tr.đoàn 28 và pháo binh của chúng, tiền đồn lớn và cuối cùng của tỉnh Kontum đã mất. Không có hỗ trợ của pháo binh, nam VN ko thể giữ một đồn bót nhỏ và xa xôi chống lại một cuộc tấn công quyết định và có pháo binh hỗ trợ. 
Dịch từ trang 122-123 của quyển From Cease-fire to Capitulation (Từ ngưng bắn đến đầu hàng) của ĐT Le Gro thuộc Văn phòng Tùy viên Quốc phòng (DAO) ở VN.  
San Jose ngày 23 Oct 2020.
Cập nhật ngày 5 Aug 23.