Với chữ NẾU , người ta có thể bỏ thành phố Paris trong 1 cái chai .-- Châm ngôn Pháp .
NẾU năm 1954 , Cộng Sản Việt Nam ĐỪNG ÉM QUÂN ở miền Nam , nghĩa là tập kết hết ra Bắc theo đúng tinh thần Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương cũng như ĐỪNG GỬI hàng triệu thanh niên "sanh Bắc tử Nam" thì miền Nam VN có lẽ KHÔNG THUA bất cứ nước nào ở Á Châu khi có sẵn những điều kiện như sau :
1/ Nhân tài do Pháp đào tạo có mặt tại miền Nam trước 1954 cộng với nhân tài (do Pháp đào tạo ở Hà Nội) di cư vào Nam sau ngày 20.7.1954 (ngày ký kết HĐ) . Sau đó là nhân tài từ các nước tư bản như Mỹ , Canada , Bỉ , v.v...
2/ Nông nghiệp với những đồng ruộng mênh mông , cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp 10 - nơi mà ng ta đã dùng máy để cày ruộng . Nhờ hệ thống các ngân hàng nông nghiệp , ng dân bán lúa , gửi tiền ở chi nhánh ở quận : khi cần quan hôn tang tế họ rút tiền ra để tiêu xài ; và các ngân hàng của VNCH hoạt động tốt đẹp tới khi ông Dương ăn Minh ra lịnh đầu hàng .
3/ Ở Nông Sơn , Quảng Nam có mỏ than ; mỏ vàng ở Bồng Miêu , Quảng Ngải ; v.v...
4/ Kỹ nghệ nhẹ đã có sẵn như Hảng Sà Bông Cô Ba , hảng nước ngọt và bia BGI và SEGI , v.v... (của Pháp để lại sau 1954) . Sau này còn ráp xe La Dalat , v.v... Xin đọc khu kỹ nghệ Biên Hòa ở đoạn 5 .
Nói chung VNCH đã bắt đầu khởi sắc kể từ ngày Pháp trao trả độc lập cho VN và thế giới tự do - đứng đầu là Mỹ đã giúp đở cho dân VN rất nhiều .
5/ Xa Lộ Sài Gòn - Biên Hòa do Mỹ giúp VN xây dựng , xong năm 1961 . Sau đó tới năm 1975 , các QL đều mở rộng bằng kỹ thuật Mỹ + nhân công VN .
"Xa lộ Biên Hòa ra đời đã đẩy Sài Gòn phát triển mạnh về hướng đông như hiện nay. Các vùng, khu công nghiệp mọc lên dọc theo tuyến đường ở Thủ Đức, Biên Hòa với nhiều ngành nghề như hóa học, mỹ phẩm, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng... Nhiều nhà máy, xí nghiệp còn đến ngày nay như Ximăng Hà Tiên, nhà máy giấy Cogido - An Hảo, nhà máy dệt Vinatexco, nhà máy đường Biên Hòa…
Làng đại học Thủ Đức cũng được quy hoạch đưa ra khỏi trung tâm thành phố khi tuyến xa lộ hoàn thành. Làng đại học sẽ là nơi cung ứng nguồn lao động chất lượng cho các khu công nghiệp, kỹ nghệ kế cận.
Các khu dân cư dọc tuyến đường cũng được khuyến khích hình thành. Người dân được phân lô, bán nền với giá ưu đãi. Việc xuất hiện các khu dân cư nhằm cung ứng nguồn lao động cho các nhà máy nơi đây.
Sau năm 1975, xa lộ dần làm đúng chức năng mà những nhà quy hoạch trước đó đã dự tính khi nhiều hãng xưởng mở ở khu công nghiệp Biên Hòa. Hàng ngày, nhiều công nhân tại Sài Gòn đi làm ở khu công nghiệp Biên Hòa bằng xe buýt của công ty.
Ngoài xa lộ Biên Hòa, đến đầu những năm 1970, xa lộ Vòng Đai được xây dựng ở xung quanh Sài Gòn. Gọi là xa lộ vòng đai vì nó không nối liền hai thành phố mà chỉ chạy xung quanh Sài Gòn. Xa lộ Vòng Đai cũng được người dân gọi là xa lộ Đại Hàn vì lực lượng công binh của Nam Hàn xây dựng". Nguồn : https://vnexpress.net/…/con-duong-bien-sai-gon-xua-thanh-do…
Trong khi đó , đầu TN 1990 , tôi đi đường bộ từ Hà Nội - Hải Phòng , có nhiều cầu chỉ qua được một chiều , ko khác gì thời Pháp thuộc , dù đã gần 40 năm ( 1990-1954=36) . Nghĩa là các nước CS chỉ giúp miền bắc đánh nhau , chứ họ không nâng cao mức sống người dân như bọn tư bản "dảy chết" giúp VNCH .
Ảnh 1 : miền Bắc đã xuống cấp và nghèo khổ kể từ ngày có ba ông này !
Ảnh 2-3 : TT Diệm khánh thành xa lộ Sài gòn - Biên hòa năm 1961 , cầu bắc qua sông Sài Gòn .
TP HCM hiện có hàng trăm tuyến đường hiện đại, rộng rãi cho hàng triệu người đi lại. Để kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm khác, thành phố có nhiều tuyến ở cửa ngõ như đại lộ Đông Tây, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương, quốc lột 13, 22...
Nhưng 60 năm trước, Sài Gòn chỉ phát triển nội đô, những con đường ngắn phục vụ đi lại. Các khu sản xuất tập trung ở Tân Bình, Chợ Lớn... không đáp ứng được nhu cầu phát triển "nóng" lên từng ngày của đô thị. Mọi chuyện thay đổi khi người Mỹ cho thi công xa lộ Biên Hòa (tức xa lộ Hà Nội ngày nay).
Xa lộ Biên Hòa xưa và xa lộ Hà Nội nay. Ảnh: Life
|
Dài 31 km và rộng 21 m, xa lộ bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà (Đồng Nai). Con đường khởi công từ năm 1959 đến ngày 28/04/1961 thì hoàn thành với tên gọi Xa lộ Biên Hòa.
Toàn bộ chi phí do Mỹ viện trợ, việc thi công do nhà thầu RMK-BRJ phụ trách. Đơn vị này đặt đại bản doanh tại một ngã tư trên xa lộ, người dân sau này quen gọi thành ngã tư RMK (quận 9).
Sự ra đời của nó gây nhiều bàn tán thời đó. Bởi xưa nay người dân chưa thấy con đường rộng, phẳng phiu như xa lộ Biên Hòa.
Sở dĩ xe chạy trên xa lộ êm, không xóc như các tuyến đường khác vì được thi công bằng kỹ thuật mới nhất của Mỹ - đổ nhựa bằng máy có chiều ngang rộng và đổ cùng một lúc nên bằng phẳng.
Trên xa lộ được gắn đèn cao áp thủy ngân, đêm đèn tự bật sáng, ngày tự tắt. Người dân lúc đó rất thích thú vì chạy xe đèn đường sáng trưng chứ không tù mù như ngọn đèn vàng trong thành phố gắn thời Pháp.
Điều đặc biệt trên tuyến xa lộ này là cây cầu Sài Gòn dài 986 m. Cầu làm với kỹ thuật mới nên khác với các cầu bằng sắt, lót ván, thời đó mà mỗi khi xe đi qua phải đi chậm vì hẹp và kêu lọc cọc. Cầu mới cũng đổ bêtông như mặt xa lộ, xe chạy qua không phải giảm tốc độ.
Thi công cầu Sài Gòn năm 1960, một trong những hạng mục của Xa lộ Biên Hòa. Ảnh: Flickr
|
Việc thực hiện con đường dài, đẹp và hiện đại nhất miền Nam lúc đó nhưng chạy qua khu heo hút, toàn đồng lúa rồi dừng ở Biên Hòa khiến nhiều người thắc mắc. Có ý kiến cho rằng người Mỹ làm con đường rộng rãi, phẳng phiu như thế để cho phi cơ đáp xuống, phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất bị phá hủy.
Nhưng người đã từng du học ở Pháp, Mỹ thì giải thích rằng đây là con đường nối liền khu dân cư tại Sài Gòn với khu công nghiệp tại Biên Hòa. Họ kể ở phương Tây, khu công nghiệp và dân cư được quy hoạch cách xa nhau rồi kết nối bằng xa lộ. Dần dần, người dân xây nhà cửa hai bên xa lộ khiến hai khu vực biến thành một thành phố chung.
Theo kế hoạch của chính quyền Sài Gòn cũ, họ thành lập khu công nghiệp tại vùng Biên Hòa. Sài Gòn chỉ có nhiệm vụ trung tâm thương mại, khu dân cư tiêu thụ hàng hóa sản xuất từ khu công nghiệp. Những người sống tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Biên Hòa sẽ có con đường xa lộ đi lại cho nhanh.
Ngày nay, kế hoạch đó đã thành hiện thực khi nhiều người sống tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Đồng Nai thông qua xa lộ Hà Nội. Nhà cửa hai bên ngày càng xây san sát, hiện đại.
Xa lộ Biên Hòa ra đời đã đẩy Sài Gòn phát triển mạnh về hướng đông như hiện nay. Các vùng, khu công nghiệp mọc lên dọc theo tuyến đường ở Thủ Đức, Biên Hòa với nhiều ngành nghề như hóa học, mỹ phẩm, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng... Nhiều nhà máy, xí nghiệp còn đến ngày nay như Ximăng Hà Tiên, nhà máy giấy Cogido - An Hảo, nhà máy dệt Vinatexco, nhà máy đường Biên Hòa…
Làng đại học Thủ Đức cũng được quy hoạch đưa ra khỏi trung tâm thành phố khi tuyến xa lộ hoàn thành. Làng đại học sẽ là nơi cung ứng nguồn lao động chất lượng cho các khu công nghiệp, kỹ nghệ kế cận.
Các khu dân cư dọc tuyến đường cũng được khuyến khích hình thành. Người dân được phân lô, bán nền với giá ưu đãi. Việc xuất hiện các khu dân cư nhằm cung ứng nguồn lao động cho các nhà máy nơi đây.
Dàn xe hơi đậu kín trên Xa lộ Biên Hòa trong ngày khánh thành. Ảnh: Life
|
Năm 1984, con đường nối Sài Gòn - Biên Hòa được đổi tên thành Xa lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô. Sau năm 1975, xa lộ dần làm đúng chức năng mà những nhà quy hoạch trước đó đã dự tính khi nhiều hãng xưởng mở ở khu công nghiệp Biên Hòa. Hàng ngày, nhiều công nhân tại Sài Gòn đi làm ở khu công nghiệp Biên Hòa bằng xe buýt của công ty.
Ngoài xa lộ Biên Hòa, đến đầu những năm 1970, xa lộ Vòng Đai được xây dựng ở xung quanh Sài Gòn. Gọi là xa lộ vòng đai vì nó không nối liền hai thành phố mà chỉ chạy xung quanh Sài Gòn. Xa lộ Vòng Đai cũng được người dân gọi là xa lộ Đại Hàn vì lực lượng công binh của Nam Hàn xây dựng.
Sự xuất hiện của xa lộ Biên Hòa góp phần thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch hướng phát triển của TP HCM về hướng đông. Hiện, tuyến xa lộ này tiếp tục được mở rộng, nâng cấp ở nhiều đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày một lớn hơn của tuyến cửa ngõ thành phố.
Riêng đoạn Xa lộ từ trường Đại học Quốc gia TP HCM (quận Thủ Đức) đến ngã ba Tân Vạn (tỉnh Đồng Nai) dài 2,2 km được thi công mở rộng cho 16 làn xe lưu thông. Dự kiến hoàn thành năm 2017. Song song với xa lộ, tuyến Metro đầu tiên của thành phố cũng đang dần thành hình giúp đời sống kinh tế, xã hội ở TP HCM thêm khởi sắc.
Sơn Hòa