Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Thursday, September 14, 2017
Đất nước này quá khổ , vì quá nhiều CÔ HỒN CÁC ĐẢNG !
1/ Từ ngày có "bác" Hồ , Cả nước giống nhà mồ . Vì đâu cũng thấy mộ , Của binh lính cụ Hồ . Vì nghe lời bác gọi , Nên sinh bắc tử nam , 2/ Cùng bác có "chú" Tô * Có bộ răng rất hô , Vâng lời hai đàn anh , Là Trung cộng Liên xô , Năm một chín năm ba , Hai "bác" cùng phát động , Mở chiến dịch giảm tô ** , Cho thành phần địa chủ , Giáo dục cách tố khổ *** , Cho nông dân bần cố , Rồi công khai đấu tố **** , Khiến nhiều người xuống mồ , . . . 3/ Sau một chín bảy năm , Khi hòa bình phục hồi , Đâu đấu cũng có "quỷ" Đó là các "qủy" ban , Dân các tỉnh Nam bộ, Trong có dân thành Hồ , Chết ko có nấm mồ . Vì chết sông , chết biển , Chết bởi lính cụ Hồ . 4/ Giờ đây công an gọi , Kêu lên đồn làm việc , Giống như vào nhà mồ , Sẽ chết vì "Tự tử" , "Can phạm tự thắt cổ" , Như báo đảng đã đăng , Mình đầy vết bầm tím , Tay còn hằn vết còng , 5/ Đất nước này quá khổ , Cả nước sẽ xuống hố , Vì quá nhiều oan hồn , Trong đó có "bác" Hồ , Thật ai tai , ô hô ! ==== * Bí danh của TT Phạm văn Đồng . ** Tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho chủ ruộng sau mùa gặt, có thể bằng thóc . Căn cứ theo lịnh này , nếu chủ ruộng nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả số nợ đó - gọi là 'thoái tô' . Nếu ko trả hết nợ thì tài sản bị tịch thu , phân phát cho nông dân . *** Nông dân học cách nhận dạng tội ác của địa chủ và được khuyến khích nhớ ra địa chủ đã bóc lột họ như thế nào . **** Các buổi đấu tố thường vào ban đêm , từ vài trăm đến vài ngàn người tham dự . Các bần nông kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào ; các địa chủ sau đó bị tạm giam chờ ngay ra tòa . Gia đình và thân nhân của họ bị cô lập , BỎ ĐỐI và chịu nhiều phân biệt đối xử và nhục hình . Cô ruột tôi vì làm dâu nhà địa chủ , dù đang mang bầu vẫn bị nhốt ở chuồng bò . Bác tôi mỗi tối rình rập bên ngoài để nghe em gái cầu cứu thì leo tường để đở đẻ . Xử án địa chủ : Nếu bị kết án tử hình , sẽ bị giết trước công chúng ; nếu ko bị tử hình thì sẽ bị cô lập , một số chết vì bị bỏ đói . Nguồn : 'cải cách ruộng đất' trên wiki .
Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới lựa chọn đứng ngoài thế giới “văn minh”
Trong khi cả thế giới lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước đo thịnh vượng và phát triển, thì riêng tại đất nước này, chỉ số đó bị loại bỏ thay vào đó là GNH (Gross National Happiness- Tổng hạnh phúc quốc dân).
Những cánh rừng ngọn núi xanh bát ngát, tu viện tịch lặng uy nghiêm, niềm vui lấp lánh trong ánh mắt người dân, sự yên bình sung túc thể hiện trên từng lá cây ngọn cỏ… Tại nơi đất nước hạnh phúc nhất thế giới này, người dân đều thỏa mãn với cuộc sống của mình và hầu hết du khách đã đến một lần đều muốn quay trở lại.
Đứng ngoài thế giới văn minh
Trước năm 1974, nhiều người không biết đến sự tồn tại của một đất nước Bhutan nhỏ bé, lọt thỏm giữa trập trùng rừng núi của dãy Himalaya. Khi ấy, người nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Bhutan và người Bhutan không có điều kiện để đi ra nước ngoài.
Tòa nhà Chính phủ ở phía bắc thủ đô Thimphu. Với hơn 60% diện tích lãnh thổ còn rừng bao phủ, ngay cả các đô thị lớn của Bhutan cũng tràn ngập màu xanh.
Hơn 30 năm sau, Bhutan vẫn gần như đứng ngoài thế giới văn minh. Đây là quốc gia cuối cùng có sóng truyền hình (năm 1999). Cả nước chỉ có duy nhất một sân bay, với một đường băng, nơi máy bay chỉ có thể lên xuống vào ban ngày, trong điều kiện thời tiết tốt. Trên khắp thế giới, chỉ có 8 phi công có đủ khả năng và bản lĩnh để được phép hạ cánh ở Bhutan.
Họ không đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thay vào đó, họ duy trì cuộc sống thanh bình, chậm rãi của người dân, không “đô thị hóa”, không “hiện đại hóa”, chú ý vào chất lượng cuộc sống và các giá trị tinh thần…
Kể từ năm 1971, Bhutan đã loại bỏ chỉ số GDP (tổng sản phẩm nội địa) và thay thế bằng một chỉ số mới – GNH (tổng hạnh phúc quốc gia).
Chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc dân này được tính toán hàng năm. Theo đó, đời sống tinh thần – thể chất, văn hóa – xã hội của người dân, việc bảo vệ tài nguyên – môi trường của quốc gia… được đưa lên ưu tiên số một.
Thủ đô duy nhất không có đèn giao thông
Sân bay duy nhất của Bhutan, nằm cách thành phố Paro 6km, đón tiếp khách phương xa bằng những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả, tỏa ra một mùi hương no ấm của lúa chín. Phía sau những thửa ruộng ấy, Paro mở ra đột ngột như một câu chuyện cổ tích.
Những tu viện Phật giáo Tây Tạng trầm mặc trong khói hương, thấp thoáng bóng cà sa đỏ thắm của các vị tu hành. Những khung cửa chạm trổ cầu kỳ, treo đầy những chùm ớt chín, lấp ló nụ cười nửa thân thiện, nửa tò mò của các cô bé, cậu bé má đỏ hồng. Những con phố nhỏ, sạch bong và yên tĩnh, được viền bằng những ngôi nhà xinh xắn sơn màu trắng hoặc vàng nhạt. Cảnh vật nhuốm màu thời gian huyễn hoặc như hiện ra từ một quá khứ xa xôi.
Kiến trúc Bhutan gây ấn tượng mạnh và hoàn toàn khác biệt với tất cả những quốc gia còn lại trên thế giới. Tất cả nhà cửa ở đây, dù mới xây, đều mang dáng vẻ cổ xưa. Không có bóng dáng của cao ốc hiện đại theo lối kiến trúc hình hộp phương Tây. Nhà nước Bhutan có quy định rất rõ ràng về chiều cao cũng như phong cách của các tòa nhà để đảm bảo mọi đô thị đều là một thể thống nhất, hài hòa, phản ánh rõ nét sắc thái văn hóa truyền thống của đất nước.
Ở Paro hay kể cả Thimphu, thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất của Bhutan, hầu như không có cảnh tắc đường. Xe cộ ít nên không khí rất trong lành. Thimphu có lẽ là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn tín hiệu giao thông. Trước kia, ở đây cũng đã từng có một cái, nhưng người dân không thích vì cho rằng nó kệch cỡm và không hài hòa với cảnh quan chung. Vì thế, chính quyền thành phố đã cho dỡ bỏ và thay vào bằng một cảnh sát.
4 “nguyên liệu” làm nên Hạnh phúc
Vị vua thứ tư, Jigme Singye Wangchuck là người đề ra tiêu chuẩn Tổng mức Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH) để đánh giá mức độ phát triển của đất nước, thay cho các chỉ số kinh tế như GNP hay GDP. Bhutan là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới áp dụng GNH.
Nhà vua cho rằng, 4 điểm mấu chốt để làm nên Hạnh phúc Quốc gia là: phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa và lãnh đạo tốt. Tất cả các luận điểm này đều được vua Jigme Singye Wangchuck thực thi một cách hiệu quả.
Hạn chế du lịch, bảo tồn di sản văn hóa
Bhutan mở cửa để phát triển kinh tế du lịch, nhưng đồng thời áp dụng chính sách chặt chẽ để hạn chế số lượng du khách hàng năm trong khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng địa phương và không ảnh hưởng đến môi trường cũng như các di sản văn hóa.
Cách quản lý số lượng du khách cũng rất độc đáo. Bhutan không hạn chế cấp visa, nhưng quy định mọi du khách đều phải mua tour trọn gói của các công ty do nhà nước cấp phép hoạt động, với mức phí tối thiểu cho một ngày lưu trú là 200 USD. Mức giá khá cao này giúp ngành du lịch Bhutan, dù chỉ phục vụ một lượng khách nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và bảo tồn.
Đốn một cây xanh phải trồng bù 3 cây
Theo sắc lệnh của nhà vua, cứ đốn 1 cây xanh vì bất cứ mục đích gì thì đều phải trồng bù 3 cây mới. Nhờ thế mà cho đến nay, hơn 60% diện tích Bhutan vẫn còn rừng bao phủ và 1/4 lãnh thổ là các công viên quốc gia. Túi nylon bị cấm sử dụng. Thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và chất bảo quản là những thứ xa lạ với nông dân. Những chính sách tích cực này giúp Bhutan có môi trường nguyên sơ và hệ sinh thái đa dạng vào bậc nhất thế giới.
Không truyền hình bạo lực, không MTV, không tội phạm
Rất ít quốc gia có thể bảo vệ bản sắc văn hóa như Bhutan. Đường phố tràn ngập sắc màu rực rỡ của gho (áo khoác dài đến đầu gối, thắt lưng ở ngang eo, dành cho nam giới) và kira (váy quấn của phụ nữ). Đa số người dân Bhutan mặc những trang phục truyền thống này hàng ngày, theo quy định của nhà vua.
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống lớn nhất: chân thật và hướng thiện
Giá trị văn hóa Bhutan không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài của người dân mà còn ghi dấu đậm nét trong tính cách họ, chân thật và hướng thiện theo đúng tinh thần Phật giáo (đạo Phật là quốc giáo ở Bhutan với hơn 70% dân số là Phật tử).
Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những Phật tử trung thành, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
Đất nước duy nhất trên thế giới không có nạn trộm cướp, giết người và ma túy
Khi cho phép triển khai truyền hình và internet, nhà vua đã nghĩ đến việc ngăn chặn tác động xấu mà những sản phẩm của văn minh phương Tây này gây ra cho người dân. Các kênh truyền hình có tính chất khiêu dâm, bạo lực (kể cả kênh thể thao Ten Sports vì kênh này dành một thời lượng lớn cho môn đấu vật), Fashion TV và kênh âm nhạc MTV đều bị cấm ở Bhutan. Chẳng ngạc nhiên khi ở thế kỷ 21, vương quốc này vẫn hầu như không có nạn trộm cướp, giết người và ma túy.
Những biển hiệu trên đường phố khiến bạn mỉm cười hạnh phúc
Khi đến Bhutan, người ta sẽ không thấy nhiều biển hiệu quảng cáo mà thay vào đó là những câu khẩu hiện hẳn sẽ khiến nhiều du khách mỉm cười, chẳng hạn “Cuộc sống là một cuộc hành trình! Hãy lên đường!”, “Hãy để thiên nhiên dẫn đường chỉ lối!” hoặc “Rất xin lỗi nếu có bất cứ sự bất tiện nào!”…
Chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc dân GNH của Bhutan được hiện thực hóa trong từng chi tiết nhỏ của đời sống, họ hy vọng những du khách đặt chân đến Bhutan cũng có thể được hưởng sự hạnh phúc, dễ chịu trong cuộc sống của những người dân nơi vương quốc xa xôi, bí ẩn này.
97% dân số hạnh phúc
Trong một cuộc khảo sát năm 2005, 45% người dân Bhutan cho rằng họ rất hạnh phúc, 52% cảm thấy hạnh phúc và chỉ có 3% chưa hài lòng về cuộc sống của mình. Bhutan là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về mức độ thỏa mãn của người dân và là nước duy nhất trong nhóm này có mức thu nhập tính theo đầu người chỉ hơn 1.800 USD.
Không hạnh phúc sao được khi trẻ em đi học không phải đóng bất cứ khoản tiền nào mà còn được trợ cấp sách vở, lương thực. Người dân và kể cả du khách đều được chăm sóc sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Dù còn hơn 30% dân số thuộc diện nghèo, nhưng ở Bhutan, không ai lo bị đói, lo ốm đau không có tiền thuốc men hay lo con cái mình thất học.
Từ bỏ quyền lực vì lợi ích quốc gia
Điều duy nhất khiến dân chúng cảm thấy không hạnh phúc có lẽ chính là quyết định chuyển thể chế nhà nước từ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến do chính vua Jigme Singye Wangchuck đề ra.
Ông cho rằng, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay nhà vua chỉ mang lại lợi ích cho đất nước khi đó là một vị vua sáng suốt, tận tụy. Nếu trong tương lai, người lên ngôi không có đủ năng lực hay đạo đức thì đất nước sẽ thiệt hại nặng nề.
Chính vì thế, Bhutan phải dân chủ hóa, chuyển quyền lựa chọn người điều hành đất nước vào tay nhân dân, thông qua việc bầu cử nghị viện. Đây là điểm mấu chốt để thực hành lãnh đạo tốt, một trong 4 nhân tố cấu thành nên Hạnh phúc Quốc gia. Cuộc bầu cử nghị viện đầu tiên ở Bhutan được tổ chức đầu năm 2008.
Quyết định dân chủ hóa đất nước khi đó không làm cho người dân Bhutan hạnh phúc, vì họ đã rất hài lòng với sự lãnh đạo của nhà vua. Họ không biết sự thay đổi liệu có mang lại điều gì tốt đẹp hơn những cái họ đang có, hay chỉ dẫn đến xung đột và tranh chấp giữa các đảng phái chính trị.
Rất nhiều người đã đến trước Hoàng cung, cầu xin nhà vua tiếp tục nắm giữ quyền lực tuyệt đối. Để thuyết phục người dân về lợi ích của dân chủ hóa, vua Jigme Singye Wangchuck đã cho con trai mình (vua Bhutan thứ 5) đi khắp đất nước, gặp gỡ mọi tầng lớp nhân dân. Vị vua 28 tuổi, tốt nghiệp đại học Oxford, đăng quang tháng 11/2008, là vị vua đầu tiên của chế độ quân chủ lập hiến tại Bhutan.
Giáo dục theo chuẩn “nhà trường xanh”
Ở các trường học ở Bhutan, học sinh được định hướng giáo dục theo chuẩn “nhà trường xanh”. Bên cạnh việc học các môn cơ bản, các em được học cách làm nghề nông, cách sống thân thiện với môi trường, chính các em sẽ tham gia phân loại và tái chế rác của nhà trường mình.
Ngoài ra, mỗi ngày đến lớp đều có một khoảng thời gian để cô trò cùng ngồi thiền. Chuông báo hết tiết là những đoạn nhạc du dương giúp người nghe thư giãn. Giáo dục Bhutan không đặt nặng việc các em phải là những học sinh giỏi, họ muốn các em sẽ là những công dân tốt.
Đứng vững vàng khi cả thế giới lao đao
Trong ba thập kỷ qua, Bhutan đã đề ra một quan điểm đi đầu thế giới rằng sự hạnh phúc, khỏe mạnh của người dân quan trọng hơn việc chỉ tập trung mọi nỗ lực vào phát triển kinh tế. Sự lựa chọn này qua thời gian đã chứng minh được là sự lựa chọn đúng đắn.
Trong khi cả thế giới lao đao trước những cơn khủng hoảng kinh tế, trước tình trạng thiên nhiên bị hủy hoại, khí hậu nóng lên… thì riêng một mình quốc gia bé nhỏ Bhutan lại ngày càng nổi lên như một quốc gia thịnh vượng, đã định hướng được cách phát triển bền vững, lâu dài và hiệu quả. Thiên nhiên được bảo tồn tuyệt đối, kinh tế, giáo dục, sức khỏe phát triển bền vững.
Những thành tựu đáng kinh ngạc của Bhutan là minh chứng cho điều đó. Trong vòng 20 năm, tuổi thọ trung bình của người dân Bhutan được tăng gấp đôi, 100% trẻ em được tới trường, mức độ trong lành của môi trường ở mức lý tưởng, thiên nhiên được bảo vệ tối đa, 60% diện tích quốc gia được che phủ bởi rừng… Bhutan cấm việc xuất khẩu gỗ, mỗi tháng đều có một ngày toàn dân đi bộ…
Bộ trưởng Giáo dục Bhutan – ông Thakur Singh Powdyel từng phát biểu: “Phá rừng phá biển để làm giàu thì quá dễ, ở Bhutan, chúng tôi tin rằng đó không phải là cách để thịnh vượng dài lâu. Chỉ có cách bảo vệ thiên nhiên – môi trường, chăm sóc cho chất lượng cuộc sống người dân thì một quốc gia mới thực sự được coi là phát triển”.
Chỉ số GNH của Bhutan đang ngày càng thu hút sự quan tâm và khen ngợi của dư luận quốc tế, ngày càng có nhiều học giả từ khắp nơi trên thế giới tìm hiểu, phân tích về chiến lược phát triển của vương quốc bé nhỏ nằm trong dãy Himalaya – đất nước Bhutan.
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân, chứ không phải dựa trên chỉ số GDP – tổng sản phẩm quốc nội. Những gì Bhutan làm khiến cả thế giới phải suy ngẫm và nhắc đến quốc gia Châu Á bé nhỏ này.
Kim Vân tổng hợp
Theo tinhhoa.net
Trong khủng hoảng lại càng hạnh phúc hơn, có 1 quốc gia đi ngược lại hoàn toàn phản ứng chung của thế giới
Trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu, có một quốc gia hoàn toàn đi ngược lại với phản ứng chung của thế giới khi chỉ số hạnh phúc của cả nước chỉ giảm rất nhẹ và 25% người dân được phỏng vấn còn cho rằng họ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Được mệnh danh là quốc đảo Băng – Lửa với những cảnh đẹp siêu thực như thuộc về hành tinh khác, Iceland còn được bình chọn là nơi đáng sống trên thế giới mặc dù có khí hậu khắc nghiệt. Tìm hiểu về Iceland, bạn sẽ hiểu thêm về những nét văn hóa đã được hình thành qua nhiều thế kỉ, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng cũng như sức mạnh của sự kiên cường.
Nhà báo Eric Weiner trong khi đang nghiên cứu một cuốn sách về hạnh phúc toàn cầu, đã rất tò mò và quyết tâm thực hiện chuyến đi tới Iceland để tìm hiểu nguyên nhân vì sao đất nước xa xôi, lạnh lẽo bậc nhất trên thế giới này lại là quốc gia đang đứng trong tốp đầu trên bảng xếp hạng hạnh phúc của thế giới.
Một xã hội gắn kết và quan tâm lẫn nhau
“Vì theo đuổi câu trả lời, tôi ngồi lại với bất cứ ai sẵn sàng nói chuyện, ăn tối với harkl (đồ ăn từ cá mập đã bị hỏng), và tất nhiên là ngâm mình trong Đầm Xanh (Blue Lagoon – năm 1970, nhà máy địa nhiệt đã làm tan chảy dung nham xuống một dòng sông và khiến nước sông đổi thành màu xanh đặc biệt, sau đó người ta đã biến vùng nước nóng luôn có nhiệt độ gần 40 độ C này trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng – người viết).
Ngay sau khi tôi rời đi, các ngân hàng lớn nhất của Iceland đã rơi vào tình trạng phá sản và nền kinh tế của đất nước đang chao đảo trên bờ vực sụp đổ do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên gấp tám lần. Niềm tin vào các thể chế và các ngân hàng quốc hội đã giảm mạnh.
Tôi cho rằng sự hạnh phúc của đất nước cũng sẽ không còn nữa.
Và tôi đã sai” – Eric cho biết.
Theo chuyên gia Dora Gudmundsdottir, tác giả của một nghiên cứu đầy đủ được công bố trên tạp chí Social Literature Researchjournal, “Cuộc khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng rất hạn chế đến hạnh phúc của người dân”. Không những chỉ số hạnh phúc chung của cả nước chỉ giảm rất nhẹ trong thời gian khủng hoảng, mà 25% người Iceland được phỏng vấn còn cho rằng họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Eric đã gửi thư điện thử cho Karl Blöndal, biên tập viên của một tờ báo mà anh đã gặp ở Reykjavik. Ông chia sẻ rằng: “Rất nhiều cá nhân đã bị ảnh hưởng nặng nề, người nghỉ hưu mất tiền tiết kiệm. Nhưng có một điều về cuộc sống trong cộng đồng nhỏ này là mọi người bạn biết đều có liên hệ với nhau”, “Những người mất việc làm không bị cô lập, nguy cơ xa lánh không giống như ở các xã hội lớn hơn.”
Iceland, ngay cả với thủ đô Reykjavik đẳng cấp quốc tế, thì cũng giống như một thị trấn nhỏ trên nhiều phương diện. Theo cách nói của người Iceland, người ta không cần phải lo lắng về việc bị rơi vào hố đen, vì không có chiếc hố nào rơi vào bạn được, sẽ luôn có ai đó để đỡ bạn. Một người nhập cư Mỹ đến Iceland nói rằng, nếu chiếc xe của bạn bị mắc kẹt trong tuyết, sẽ luôn có một ai đó, chắc chắn sẽ luôn luôn có một ai đó dừng lại và giúp bạn. Trên thực tế, mức độ tin tưởng trong cộng đồng ở đây cao đến nỗi không có gì ngạc nhiên khi thấy những đứa trẻ sáu tuổi đi bộ đến trường một mình trong tiết trời tối tăm của mùa đông.
Ý tưởng về một xã hội công bằng, cởi mở dường như là chìa khóa cho sự lạc quan ở nơi đây
Trong một tuyên bố lạc quan điển hình của Iceland, phóng viên Blöndal thậm chí còn nhìn thấy cơ hội tốt trong cuộc khủng hoảng tài chính:
Bây giờ chúng ta có thể lau sạch những gì u tối. Ai biết được, đây có thể là cơ hội để tạo dựng một xã hội tốt hơn, cởi mở hơn khi quyền lực bị khuếch tán hơn cùng với việc các lợi ích nhóm và nền kinh tế lỗi thời đã được xóa bỏ.
Theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc về chỉ số hạnh phúc trên thế giới, cảm giác hạnh phúc được phân bố đều khắp ở Iceland. Hầu hết người Iceland ít nhiều đều hài lòng như nhau, trong khi ở các nước khác – đặc biệt là ở Trung Đông và Mỹ Latinh – mức độ hạnh phúc chênh lệch rất lớn giữa các tầng lớp trong xã hội. Điều này rất quan trọng bởi vì “những nghiên cứu mới cho thấy con người rõ ràng sống hạnh phúc hơn ở các môi trường xã hội có ít sự bất bình đẳng, chệnh lệch về hạnh phúc hơn”.
Nói cách khác, chúng ta không thể đạt được hạnh phúc thật sự nếu những người hàng xóm của chúng ta khốn khổ.
Người Iceland dường như nhận thức được một cách trực giác về sự cần thiết này.
Người Iceland cũng đã phát triển khả năng phục hồi mạnh mẽ được mài dũa trong nhiều thế kỷ mất mát và cô lập
Hãy tưởng tượng, ở nơi đây bóng đen mùa đông thật sự khắc nghiệt, núi lửa có thể phun trào bất kỳ lúc nào và địa hình hiểm trở như thuộc về thế giới khác nên NASA đã gửi các phi hành gia Apollo tới đây vào năm 1965 để luyện tập cho các chuyến đi bộ trên mặt trăng của họ.
Nhưng ở đó, bạn sẽ thấy sự lạc quan trong công việc hàng ngày. Bạn nhìn thấy nó qua cách mọi người bơi ngoài trời quanh năm, hoặc cách họ vươn lên mạnh mẽ sau khi phạm sai lầm mà không chịu bất kỳ sự kỳ thị nào của cộng đồng. Khả năng phục hồi mạnh mẽ và vươn mình đứng dậy bất chấp khó khăn của người Iceland cũng có thể được tìm thấy trong nền văn chương phong phú của đất nước này, khi họ hồi tưởng lại quá khứ huy hoàng với chiến công xa xưa – đó là những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng Viking khi đối mặt với nghịch cảnh.
Ngày nay, Iceland xuất bản nhiều sách tính theo đầu người nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Một số nhà tâm lý học tin rằng văn chương khá giúp ích trong thời kỳ khó khăn. Những câu chuyện chính là một phương tiện, một cách để con người bày tỏ nỗi đau, và một khi nỗi đau được bày tỏ thì nỗi đau đó đã được nguôi ngoai phần nào. Văn học cũng là một cách thức truyền những nguồn sáng tạo của một nền văn hóa.
Và người Iceland chắc chắn nhận ra giá trị của việc đọc sách, khi câu nói phổ biến của họ là: “Thà đi chân đất còn hơn là không có sách.”
Một lối suy nghĩ thật đơn giản và hạnh phúc.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chìa khóa của sự hạnh phúc ở đất nước Băng – Lửa này chính là khả năng đối diện và vượt qua khó khăn, quan tâm và chăm sóc cho người khác như với chính bản thân mình, đề cao sự cởi mở và công bằng trong xã hội.
Có phải mọi người Đan Mạch đều cảm thấy họ là người hạnh phúc nhất thế giới? Khi ABC News thực hiện cuộc khảo sát ngẫu nhiên với những người Đan Mạch để phân mức độ hạnh phúc của họ theo cấp độ từ 1 đến 10. Kết quả là mức độ hạnh phúc thấp nhất mà họ thu được là ở mức 8, một số ở mức 9 và mức 10.
Khi được hỏi họ có tin rằng mình là người hạnh phúc nhất thế giới không thì không ít trong số họ trả lời không tin. Nhưng khi được hỏi họ có phàn nàn gì về cuộc sống không thì họ đều trả lời rằng không. Và đâu là bí quyết của họ? Mời các bạn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Không có sự phân biệt về địa vị trong xã hội
Người Đan Mạch không quá tham vọng. Trong xã hội Đan Mạch, mọi người đều như nhau. “Bạn không hề tốt hơn những người khác” là một câu nói nổi tiếng của người Đan Mạch. Không ai chỉ trích bạn vì lựa chọn sự nghiệp hoặc thiếu tham vọng bởi ở đây, người dân không chọn công việc dựa trên tiêu chí thu nhập hay địa vị xã hội. “Ai cũng có thế mạnh của mình, miễn là công việc được làm tốt”, “một lao công cũng có thể làm hàng xóm với một người thuộc tầng lớp trung lưu và luôn có thể ngẩng cao đầu”, Buettner, một lao công chia sẻ.
Một lao công khác, Jan Dion, đạt được mức hạnh phúc 8/10 của ABC News cho biết, anh không ngại thu nhặt rác để phục vụ cuộc sống, bởi anh chỉ làm việc 5 tiếng mỗi ngày vào buổi sáng. Thời gian còn lại anh ở nhà với gia đình hoặc dạy cô con gái nhỏ chơi bóng. Dion nói không ai lên án sự lựa chọn nghề nghiệp của anh, và anh thực sự yêu thích công việc của mình bởi anh có rất nhiều bạn.
Ít kì vọng khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với người Đan Mạch. Như người ta vẫn nói, ít hy vọng thì ít thất vọng. Người Đan Mạch thực sự thích thú với những điều đơn giản và một cuộc sống đơn giản.
Josef Bourbon, một thợ mộc tập sự, cũng rất hạnh phúc với lựa chọn nghề nghiệp của mình. “Tôi nghĩ công việc là để tạo nên một cái gì đó, hãy xem bạn đã làm được gì trong một ngày – bạn có thể biết được mình làm tốt như thế nào”, anh nói. Vào mỗi cuối tuần, anh thích đi câu cá và chơi với thiên thần nhỏ mới sinh của mình. Mọi người sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng, Bourbon thuộc dòng dõi hoàng tộc, vốn được kết hợp bởi hai dòng máu Tây Ban Nha và Pháp. Bourbon đã lựa chọn để trở thành một thợ mộc tập sự và anh hiếm khi tâm sự về thân phận hoàng tộc của mình với mọi người.
Tin tưởng lẫn nhau, không thích đi mua sắm
Người Đan Mạch rất tin tưởng nhau, và tin tưởng cả chính phủ do mình bầu ra. Ở Đan Mạch, bạn có thể thấy được sự tin tưởng này ở khắp mọi nơi. Rau củ được bày bán không cần giám sát, những bà mẹ để những đứa con mình trên xe đẩy không người trông giữ bên ngoài các quán cà phê, và hầu hết xe đạp không cần phải khóa. Và có lẽ, xe đạp là biểu tượng hạnh phúc nhất của người Đan Mạch. Nhiều người Đan Mạch hoàn toàn có đủ tiền để mua bất cứ loại xe hơi nào, nhưng họ vẫn chọn xe đạp, bởi nó đơn giản, tiết kiệm, thân thiện với môi trường và đặc biệt lại giúp họ giữ được dáng vóc.
Khác với người dân trên khắp thế giới, người Đan Mạch còn coi việc mua sắm là lãng phí thời gian, họ thích tham gia nhiều hoạt động khác hấp dẫn hơn, mặc dù việc quảng cáo sản phẩm cũng nhan nhản trên khắp các kênh truyền hình. Có lẽ đây là yếu tố khiến họ ít gặp phải áp lực về mặt kinh tế, từ đó luôn cảm thấy thanh thản và hạnh phúc, mặc dù họ thuộc nhóm các nước có thu nhập cao nhất thế giới.
Đan Mạch: Không chấm điểm cho học sinh dưới lớp 8
Một điều vô cùng đặc biệt trong giáo dục Đan Mạch là trong những năm đầu tiên trong trường tiểu học, công việc của học sinh được đánh giá trong các cuộc hội ý miệng giữa giáo viên và cha mẹ. Không có sự phân loại, kiểm tra hoặc kỳ thi thực tế nào cho đến khi chúng vào lớp 8. Đây có lẽ là khác biệt lớn và cơ bản nhất giúp học sinh Đan Mạch không gặp phải những áp lực thi cử, thành tích từ khi chúng còn quá nhỏ tuổi. Sự tôn trọng phát triển tự nhiên này của Đan Mạch cũng giúp cha mẹ bớt lo lắng về chạy trường, chạy điểm cho con em mình như nhiều nền giáo dục mà chúng ta thường gặp.
Chính sách phúc lợi hào phóng
Đan Mạch được coi là một trong những quốc gia bình đẳng nhất trên thế giới, nơi mà cả nam giới và phụ nữ đều có trách nhiệm như nhau. Thuế ở đây rất cao, giúp quyên góp vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước. Mọi người đều được khám chữa bệnh miễn phí. Trường học cũng miễn phí. Sinh viên được trợ cấp hàng tháng trong suốt năm. Trợ cấp thất nghiệp và các chương trình hỗ trợ thấp nghiệp đều rất hào phóng.
Chi tiêu của chính phủ về trẻ em và người cao tuổi cao hơn so với bất kỳ nước nào trên thế giới. Hệ thống phúc lợi xã hội ở Đan Mạch phát triển mạnh đã tăng cảm giác an toàn và làm cho người dân cảm thấy thoải mái, luôn tin rằng nếu họ thất nghiệp hoặc bị ốm, xã hội sẽ hỗ trợ và giúp đỡ họ hồi phục.