Saturday, October 28, 2017

Người Đức giành 1 nửa giải Nobel thế giới, bí quyết là để trẻ em… thua từ vạch xuất phát

Trẻ em trước 6 tuổi thích hợp với loại giáo dục mầm non ra sao? Loại giáo dục nào sẽ giết chết thứ quý giá bẩm sinh của trẻ em, loại giáo dục nào sẽ khiến những thứ quý giá đó được nở rộ và tạo hạnh phúc cho cả cuộc đời?
Thế kỷ 20, giải thưởng Nobel của nước Đức nhiều hơn bất cứ nước nào, giành hết một nửa giải thưởng Nobel của thế giới. Người Đức nổi tiếng là cẩn trọng, họ rất coi trọng trẻ em. Cũng chính vì như vậy, giáo dục mầm non của trẻ em Đức cũng trở thành tiêu điểm của thế giới. Rốt cuộc họ làm sao bồi dưỡng được nhiều nhân tài xuất sắc như vậy?
1. Giáo dục gia đình
Điều quan trọng là giáo dục của người mẹ đối với đứa con, phúc lợi xã hội của nước Đức rất tốt, vì vậy phần lớn các bà mẹ người Đức trong những năm đầu sau khi sinh con đều lựa chọn ở nhà trông con. Người Đức cho rằng, vai trò người mẹ có địa vị rất lớn đối với sự trưởng thành của con. Vì vậy những bà mẹ “làm toàn thời gian” thậm chí còn cảm thấy tự hào vì bản thân là một người mẹ. 
  • Khả năng tự lập bắt đầu từ ăn cơm
646_86537_3
Đến khi trẻ 3 tuổi, là có thể ngồi cùng người lớn trên bàn ăn để ăn cơm. (Ảnh: Shuuu)
Khi các bé bắt đầu có thể cầm thìa ăn cơm, có thể ngồi vững, chúng đã phải tự mình ăn cơm ở trên ghế ăn. Các bà mẹ cũng chuẩn bị sẵn tâm lý để thu dọn mâm cơm lúc “tàn cuộc”. Đến khi trẻ lên 3 tuổi, chúng có thể ngồi cùng người lớn trên bàn ăn để ăn cơm. Quan trọng nhất là họ không bón cơm và không ép con ăn cơm. Mẹ sẽ là người chuẩn bị món ăn dinh dưỡng, nhưng việc ăn và cách ăn là tùy thuộc ở trẻ.
  • Bồi dưỡng phẩm chất ý chí bền vững
Ở Đức có không ít gia đình quan niệm “không có thất bại, chỉ có tạm thời chưa thành công”, vì vậy các bé người Đức tuy tuổi còn rất nhỏ nhưng đã hiểu được đạo lý này. Tôi từng gặp một cậu bé người Đức 5 tuổi trong một lần nhà trường tổ chức thi chạy bộ. Cậu bé chạy một lúc thì bị trật chân, thầy giáo chạy đến nói mấy câu như “tuy thất bại rồi, nhưng biểu hiện của em rất dũng cảm”. Cậu bé người Đức lập tức đính chính thầy giáo: “Em không thất bại, chỉ là tạm thời chưa thành công”. Những người đứng bên cạnh nghe thấy đều cảm thấy cậu bé người Đức thật tài giỏi.
tg-24-gio-qua-anh-em-be-bat-tay-linh-le-duong-a8f7cb
Ở Đức có không ít gia đình có quan niệm “không có thất bại, chỉ có tạm thời chưa thành công”. (Ảnh: Internet)
  • Cổ vũ trẻ đối diện thách thức
Cha mẹ người Đức không giống cha mẹ các nước Á Đông, khi họ thấy con cái đối mặt với rủi ro, họ sẽ giúp con giải quyết. Ví dụ, bé 2 tuổi thử trèo lan can cao 2 mét, họ sẽ nói với con rằng nhiệm vụ này tuy khó khăn, nhưng ba mẹ tin rằng con sẽ có thể thành công. Họ cổ vũ con đối diện với thử thách vượt quá năng lực. Đôi khi, nhìn thấy em bé 1 tuổi tự mình bò lên sườn dốc, dù ngã nhiều lần, người mẹ chỉ đứng bên cạnh im lặng nhìn con. Có lẽ, tinh thần cổ vũ trẻ em đối diện với thử thách này đã đào tạo được nhiều người đoạt giải thưởng Nobel dũng cảm phá vỡ quy tắc bình thường như vậy.
startalk-1481708223-top1
“Nhiệm vụ này tuy có chút khó khăn, nhưng ba mẹ tin rằng con sẽ có thể thành công”. (Ảnh:Internet)
  • Đối mặt với các bé khó xử lý
Trẻ em người Đức cũng giống như mọi trẻ em khác, thích nhõng nhẽo đòi mua đồ ở trong siêu thị. Để đối phó với tính cách này của con trẻ, một bà mẹ người Đức đã nói với đứa con đòi mua một chiếc xe đua đồ chơi loại lắp ráp: “Nếu như con có khả năng mua cho mình một chiếc xe đua lắp ráp, con có thể mua. Nếu như không có, vậy con chỉ có thể từ bỏ thôi”. Đứa bé cảm thấy mình không có khả năng nên không làm ồn nữa mà liền ngoan ngoãn theo mẹ về nhà.
don trung quoc
“Nếu như con có khả năng mua cho mình một chiếc xe đua lắp ráp, con có thể mua. Nếu như không có, vậy con chỉ có thể từ bỏ thôi.” (Ảnh: Internet)
  • Gánh vác trách nhiệm từ nhỏ
Một bé gái người Đức 3 tuổi đẩy một búp bê vải ra khỏi nhà, che ô, lau mồ hôi, bón sữa cho búp bê vải như chăm sóc em bé. Khi một bé gái khác hỏi rằng có thể cho mượn búp bê vải chơi một lát không, cô bé 3 tuổi cương quyết từ chối: “Mình phải chăm sóc tốt cho Tôm (búp bê vải), mình là mẹ của nó, mình không thể để người khác làm hại nó…”. Mẹ của bé gái người Đức sau đó chia sẻ mua búp bê vải cho con là có mục đích, là hy vọng con từ nhỏ đã gánh vác trách nhiệm và biết chăm sóc người khác chứ không phải luôn được người khác chăm sóc.
  • Tôn trọng trẻ em, chủ trương “đến trước được trước” chứ không nhấn mạnh chia sẻ
Bà mẹ Đức chủ trương: Ai đến trước người đó chơi trước, những bạn nhỏ khác phải học cách chờ đợi. Các bé đều cảm thấy thích điều này. Tôn trọng nhân cách độc lập của trẻ, tôn trọng quyền lợi ưu tiên của trẻ là rất quan trọng. Một mặt là bồi dưỡng lòng tự tôn và tự tin tốt đẹp cho con, mặt khác truyền thông điệp cho con rằng: Con cố gắng con có được trước thì là của con, người khác không giành lấy được. Vì vậy, điều đó làm cho trẻ em Đức phấn đấu vì mục tiêu của mình. 
Tre-em-Nhat-di-hocava-7ad2c
Bà mẹ Đức chủ trương: ai đến trước người đó chơi trước, những bạn nhỏ khác phải học cách chờ đợi. (Ảnh: Internet)
2. Giáo dục trường mầm non
  • “Chơi” là nhiệm vụ quan trọng
Trường mầm non của Đức phần lớn là chế độ tuổi trộn lẫn, không có chia lớp rõ ràng. Các bé từ 2-3 tuổi bắt đầu vào trường mầm non, mỗi ngày sau khi đến trường mầm non, mỗi bé tự tìm người bạn mà mình thích, chọn một chủ đề yêu thích để chơi cùng nhau. Chúng có thể trèo cây, có thể quan sát con kiến, có thể chơi đồ hàng, đồ chơi. Nhiều lúc cô giáo sẽ đưa chúng đi tham quan tiệm bánh mì, nhà máy, bệnh viện, cục phòng cháy chữa cháy, cục cảnh sát, viện phúc lợi thậm chí là nhà tang lễ. Cô giáo cũng sẽ mời người của một số bộ phận đến trường mầm non để giảng về một số kiến thức cơ bản. Mục tiêu và phương án dạy học của mỗi trường mầm non đều do giáo viên trường mầm non tự chủ quyết định, chứ không phải là quyết định thống nhất của Bộ giáo dục.
tre_hoc_duoc_gi_qua_cac_tro_choi_2
  • Đào tạo kỹ năng sống cơ bản
Năng lực sống của trẻ em Đức rất mạnh, điều này có được từ phương hướng giáo dục của giáo viên. Trong thời gian 3 năm, trường mầm non sẽ bày một số máy tính cũ, máy móc cũ cho các bé tiếp xúc hoặc sửa chữa, cùng các bé thiết lập kế hoạch chơi và kế hoạch nghỉ ngơi của trường mầm non, dạy các bé biết làm sao phối quần áo đẹp hơn, tự mình thu dọn đồ dùng, còn để các bé gặp khó khăn tự mình tìm cảnh sát, tìm nhân viên chữa cháy… Đến khi các bé 6 tuổi tốt nghiệp trường mầm non, chúng đã là những đứa bé giỏi biết tự chăm sóc mình.
day-con-ky-nang-song
Kỹ năng sống cho trẻ em, đây cũng chính là chìa khoá cho sự trưởng thành của các bé.(Ảnh: internet)
  • Trường mầm non không được bố trí nhiệm vụ đọc viết và làm bài tập cho các bé
Trường mầm non của Đức quy định, không được bố trí nhiệm vụ đọc viết và làm bài tập cho các bé. Vì vậy khi bạn tới trường mầm non ở Đức sẽ không nghe thấy tiếng đọc sách sang sảng, cũng không nhìn thấy trẻ em Đức tan học về nhà phải nhờ mẹ cùng làm bài tập. Người Đức cho rằng, khai phát trí lực quá sớm sẽ tổn hại đến sự nhiệt tình học tập của trẻ, thà rằng trễ vài năm cũng không muốn trẻ cả đời chán ngán việc học. Vì vậy cho dù là lớp học năng khiếu, họ cũng đợi cho đến sau khi con 6 tuổi mới bắt đầu học. Nghĩa là họ sẵn sàng chấp nhận cho con em mình khởi động chậm hơn, xuất phát chậm hơn, bù lại có thể đi được một quãng đường xa hơn. 
day-tre-ky-nang-song-3
Người Đức chú trọng những năm tháng đầu tiên khi tới trường của trẻ nhỏ, một không khí vui tươi. (Ảnh: Internet)
  • Dạy trẻ thích ứng với môi trường mầm non
Trường mầm non của Đức có kinh nghiệm rất hay đối với học sinh mới: Họ sẽ yêu cầu các bà mẹ của học sinh mới ở cùng với con trong ba, bốn ngày đầu con nhập học. Các bà mẹ tụ tập lại trò chuyện, các bé ở một bên chơi đùa. Cho đến trước giờ tan học của ngày thứ 4, cô giáo sẽ nói với các bé, bắt đầu từ ngày mai, mẹ sẽ không thể luôn ở bên cạnh các bé để các bé chuẩn bị tâm lý. Đến ngày thứ 5, trong lúc đang chơi cùng con, mẹ sẽ bỏ đi 1 tiếng rồi quay lại, trong ngày thứ 6 mẹ bỏ đi 2 tiếng rồi mới quay lại… Một tuần sau các bé sẽ thích ứng cuộc sống trong trường không có mẹ bên cạnh, giảm bớt rất nhiều căng thẳng cho các bé. 
Châu Yến biên dịch
Xem thêm:

Văn hóa kinh doanh của người Đức: Bất kể hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới thất bại

Là một đất nước có nền kinh tế hùng mạnh và dựa nhiều vào thương mại, ngoại thương, Đức luôn được đánh giá là có văn hóa doanh nghiệp rất chuyên nghiệp và hiệu quả.
Những nhà nghiên cứu về thị trường mong muốn có được lợi nhuận thì phải phù hợp và hòa nhập được với văn hóa của người bản địa. Sự khác biệt lớn trong văn hóa kinh doanh mà các doanh nhân gặp phải thường là về phong cách kinh doanh, thái độ đối với sự phát triển mối quan hệ đối tác, nguyên tắc đúng hẹn, phong tục tặng quà…
Khi bạn có ý định kinh doanh ở Đức, hiểu về văn hóa kinh doanh của người Đức là một yếu tố cần thiết hàng đầu giúp bạn có thể hợp tác thành công với đối tác của mình.
Thương mại, ngoại thương, Đức luôn được đánh giá là có văn hóa doanh nghiệp rất chuyên nghiệp và hiệu quả. Ảnh youtube.com
Bất kể một hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong đàm phán kinh doanh
Doanh nhân Đức không xem tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ là tìm lợi ích kinh doanh mà tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới là thiên chức của nhà doanh nghiệp Đức.
Doanh nghiệp Đức không cạnh tranh nhau bằng giá rẻ mà chỉ cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Họ tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh với một mức độ cần phải có và sẵn sàng chuyển phần lớn lợi nhuận để đầu tư vào chất lượng sản phẩm, phục vụ hậu mãi, nhằm đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững.
Những trường dậy nghề ở Đức luôn có môn học về đạo đức kinh doanh. Một trong hai trường dạy nghề đầu tiên nổi tiếng ở Berlin đã lấy lời của Christian Beuth để làm khẩu hiệu:
Trường này chỉ dành cho những người rất có khả năng, siêng năng, có tư cách đàng hoàng và có đạo đức; những người khác sẽ bị đuổi học. Được gia nhập trường là một sự tuyên dương. Sự siêng năng kinh doanh không thể không đi kèm với đạo đức. Nhà trường không có hình phạt nào khác là buộc thôi học.
Chính vì coi trọng và ưu tiên các giá trị đạo đức trong kinh doanh, nên nếu làm ăn với người Đức, bạn đừng hy vọng những “chiêu trò” nhằm thu được lợi ích ngắn hạn, xâm hại đến lợi ích của người khác, chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ thu hút được sự chú ý của họ trong đàm phán kinh doanh.
Hối lộ và tham nhũng
Theo như trang đánh giá www.transparency.org, Đức đạt 79/100 điểm về việc chống tham nhũng và chỉ số tham nhũng là 13/176. Lĩnh vực xây dựng và đấu thầu được chính phủ Đức đặc biệt quan tâm nhằm cắt giảm nạn tham nhũng trong và ngoài nước. Các luật chống tham nhũng áp dụng nghiêm ngặt cho các hoạt động kinh tế trong nước. Đức đã phê chuẩn Công ước về chống hối lộ năm 1998 qua đó làm giảm việc hối lộ của các quan chức nước ngoài của công dân Đức và các công ty ở nước ngoài.
Hầu hết các chính phủ và chính quyền địa phương đều liên kết với nhau để luân phiên nhân sự ở các khu vực dễ bị tham nhũng. Cán bộ Chính phủ bị cấm nhận quà tặng liên quan đến công việc của họ. Chính phủ Đức đã truy tố hàng trăm vụ tham nhũng trong nhiều năm qua. Vì thế khi làm ăn, giao thương với người Đức, nếu có ý định “đi cửa sau” hoặc “bôi trơn” thì bạn sẽ có nhiều khả năng đánh mất niềm tin của họ vì đó không phải là hành vi được ủng hộ trong kinh doanh ở đất nước này.
Khi hợp tác kinh doanh ở Đức bạn không thể nghĩ đến “đi cửa sau” hoặc “bôi trơn” vì nó không có tác dụng. Ảnh amazon.com
Doanh nghiệp và chính phủ cùng hợp tác bảo vệ môi trường
Chính phủ Đức nhìn nhận vô cùng nghiêm túc về vấn đề môi trường, việc thúc đẩy liên minh hợp tác giữa các Đảng, giữa doanh nghiệp và chính phủ trong những năm qua đã tác động to lớn đến mục tiêu chính sách về năng lượng và môi trường. Từ việc loại bỏ dần năng lượng hạt nhân để thúc đẩy hiệu suất năng lượng và tái tạo năng lượng, Đức trở thành quốc gia tiên phong trong Liên minh Châu Âu về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tạo ra nguồn nhiên liệu sạch thay thế. Nước Đức cũng đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về khai thác và sử dụng năng lượng gió.
Năm 2000, chính phủ đã thành lập một cơ chế chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong 15 năm tới. Chính phủ cũng đang nỗ lực để đáp ứng cam kết của EU đối với việc bảo vệ thiên nhiên. Vì thế những hoạt động kinh doanh có yếu tố bảo vệ hoặc gây ít tác hại tới môi trường sẽ được cộng thêm điểm trong thứ tự ưu tiên của đối tác Đức.
Vạch rõ giới hạn và tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định
Xét về nhiều góc độ thì người Đức được đánh giá là bậc thầy trong việc lập kế hoạch. Người Đức suy nghĩ rất thấu đáo, mỗi một khía cạnh của một dự án đều có một phương án chi tiết, kĩ càng. Thận trọng trong việc lập kế hoạch giúp cho người Đức luôn có phương án tối ưu nhất trong cả kinh doanh và cuộc sống, họ luôn đặt mình vào trong một giới hạn an toàn.
Người Đức suy nghĩ rất thấu đáo, mỗi một khía cạnh của một dự án đều có một phương án chi tiết, kĩ càng. Ảnh mshoagiaotiep.com
Mọi việc trong cuộc sống và công việc của người Đức hầu hết đều được vạch rõ và điều chỉnh bởi những quy định, ví dụ: thông qua luật pháp, nguyên tắc và thủ tục. Đó là những điều hết sức rõ ràng trong quản lí kinh tế, chính trị và môi trường xã hội công bằng. Người Đức tin tưởng rằng việc vạch rõ ranh giới giữa người với người, giữa những địa điểm và những sự việc là một con đường vững chắc nhất để đưa con người tuân thủ theo những nguyên tắc và quy định trong cuộc sống. Trong văn hóa kinh doanh của người Đức thì điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc.
Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón mặc dù họ có thể đưa ra phương án giải quyết ngay lúc đó. Kinh doanh là một công việc được xem là rất nghiêm túc, và người Đức sẽ không đánh giá cao nếu bạn đưa ra nhiều phương án bổ sung, thay thế, điều đó thường bị xem là một kế hoạch không chuyên nghiệp.
Nguyên tắc đúng giờ
Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình, hay quan niệm người quan trọng thì phải xuất hiện sau cùng sẽ phản tác dụng đối với người Đức.
Người Đức cảm thấy thoải mái với việc tổ chức và phân chia rõ ràng từng phần công việc để kiểm soát nó một cách hiệu quả. Họ quản lí thời gian rất cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt, họ luôn lên lịch trình và viết nhật kí công tác để theo dõi và quản lí chi tiết từng giai đoạn công việc theo tiến độ thời gian. Tàu điện ngầm đến và rời ga đúng giờ từng phút, các dự án được lên lịch trình và xây dựng bằng biểu đồ quản lí chi tiết, cẩn thận. Việc bạn đến muộn dù chỉ là vài phút khi gặp gỡ với người Đức cũng thể hiện ra sự thiếu tôn trọng đối với đối phương, do vậy bạn đừng trễ hẹn khi có cuộc gặp với họ. Nếu vì một lí do nào đó mà bạn đến trễ, hãy gọi điện và giải thích cho họ về tình huống khiến bạn trễ hẹn. Để có một cuộc hẹn thể hiện sự tôn trọng với đối tác, bạn hãy đến sớm 5 đến 10 phút.
Để có một cuộc hẹn thể hiện sự tôn trọng với đối tác, bạn hãy đến sớm 5 đến 10 phút. Ảnh amazon.com
Văn hóa tặng quà
Người Đức thường không có thói quen tặng quà cho đối tác kinh doanh. Người ta thường chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh, bỏ bớt các thủ tục, nghi thức, nghi lễ như tặng quà cho đối tác khi đi công tác kinh doanh. Tuy nhiên, trong nhiều hoạt động xã hội thì việc tặng quà vẫn là một việc làm tương đối phổ biến. Sau đây là những gợi ý quan trọng khi chúng ta xem xét tới việc tặng quà:
Một khách hàng nghĩ tới việc tặng một món quà thì nên lựa chọn những món quà nhỏ những có chất lượng tốt, không quá đắt đỏ. Bạn có thể tặng quà ngay tại buổi họp kinh doanh, mà món quà đó là những dụng cụ văn phòng có thể dùng ngay trong công sở, ví dụ như những cây bút có chất lượng tốt mang hình ảnh hay thương hiệu của công ty bạn.
Khi được mời tới thăm nhà một đối tác kinh doanh người Đức, bạn có thể mang theo hoa, rượu vang, socola, hoặc những món quà nhỏ đặc trưng cho vùng quê hay quốc gia của bạn.
  • Hoa không được gói bằng số lẻ, không phải bọc gói, tránh mua 13 loại hoa hoặc 13 bông hoa hồng đỏ, tuy nhiên quy tắc này lại không áp dụng cho 1 bó hoa mà được gói và bó do người bán hoa.
  • Không tặng hoa hồng đỏ vì nó biểu tưởng cho sự lãng mạn
  • Không tặng hoa cẩm chướng vì nó tượng trưng cho tang tóc
  • Không tặng hoa Ly hoặc hoa cúc vì chúng được dùng trong đám tang
Người Đức thường mở quà ngay khi nhận được, đây cũng nét chung của những người Châu Âu khác trong văn hóa nhận quà.
Những món quà nhỏ và ý nghĩa có thể sử dụng được trong công việc là những món quà được ưu tiên khi chon lựa quà tặng gặp khách hàng. Ảnh pinterest.com
Lịch sự và đẹp mắt trong trang phục công sở
Diện mạo và khả năng thuyết trình là những điểm quan trọng của người Đức, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh thực tế. Ngay cả những bộ trang phục thường ngày của họ cũng sạch sẽ, gọn gàng và chỉnh chu. Sau đây là những cách ăn mặc phù hợp của người Đức khi tham gia vào công việc sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cách ăn mặc của họ
Trang phục được làm bằng những chất liệu tốt là rất quan trọng, ăn mặc tùy tiện và cẩu thả trong cả trang điểm đối với nữ giới đều không được đánh giá cao.
Doanh nhân nên mặc comple tối màu, âu phục, cà vạt và áo sơ mi trắng. Phụ nữ cũng là những chân váy tối mầu và áo trắng, hoặc bộ vest công sở. Ảnh brainyquote.com
Trang phục công sở ở Đức được thiết kế rất lịch sự, theo mẫu quy định. Doanh nhân nên mặc comple tối màu, âu phục, cà vạt và áo sơ mi trắng. Phụ nữ cũng là những chân váy tối mầu và áo trắng, hoặc bộ vest công sở, những trang phục này được áp dụng cho cả thời tiết hơi nóng một chút. Khi làm việc với người Đức, bạn không nên cởi áo choàng hay tháo cà vạt trước họ. Phụ nữ được quy định là không trang điểm đậm hoặc đeo những bộ trang sức lớn lộng lẫy. Tuy nhiên bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy một người mang tất trắng với giầy và trang phục tối màu.
Tịnh Tâm
Xem thêm:
Xem thêm:
Phúc thay cho ai ko vướng vào 4 cám dỗ hay 4 bức tường đổ (tứ đổ tường) như cờ bạc , tình dục , rượu chè và ma túy . 
- Người mạnh nhứt thế giới là kẻ chống đở được các cám dỗ .-- Lời Phật . 
Rất nhiều người , có kẻ trẻ hơn tôi (có cả phụ nữ) tại Mỹ vì vướng các thứ trên nên đã thân tàn ma dại (do dùng ma túy hay rượu chè) , ngủ trên xe , nợ nần ngập mặt , gạt gẩm bạn bè (để vay tiền đánh bạc , cho gái) , ko còn giử được uy tín , coi thường lời hứa , đánh mất danh dự , khiến bạn bè , bà con xa lánh , khinh rẻ , v.v...
Riêng tôi , ngay từ nhỏ , đã GHÊ TỞM cờ bạc * vì người mê nó ko còn giử tình anh em , bạn bè . Tôi cũng ko vướng rượu chè và ma túy nhưng trong 1 giai đoạn ngắn trong cuộc đời , tôi từng bị vướng vào gái gú nhưng sau đó (may mắn) thoát được . Tôi nghĩ , trong 1 KIẾP TRƯỚC nào đó , mình đã làm khổ người đàn bà đó nên kiếp này , y tìm mình để báo thù .
Có người , tuy ko vướng vào các thứ trên nhưng do xung đột trong gia đình (cha con hay vợ chồng xung khắc) nên cuộc sống của họ , dù là ở Mỹ , nhưng ko khác ĐỊA NGỤC (họ nói với tôi như vậy) . Tôi rất may mắn là anh em hòa thuận , bạn bè cũng thường thăm hỏi , giúp đở lẫn nhau .
* Hồi nhỏ khi đánh bài "cát-tê" trong dịp tết với bà con , tôi cảm nhận khi đánh bạc , mình chỉ muốn ăn (sát phạt) kẻ khác , dù kẻ đó là ng thân của mình , nên ng ta mới gọi đó là "sát phạt" . Tôi rất xa lạ với các môn khác , kể cả cờ tướng .
Tôi ko rõ bài "cát-tê" bây giờ gọi là gì ?

Vì sao Đài Loan được chọn là đất nước đáng sống nhất thế giới?


Nguồn : Tinh Hoa của Pháp Luân Công 
 Đăng lúc 11:44 AM 26/10/2017  11 0

CÙNG CHỦ ĐỀ

Vụ ám sát Kim Jong-nam

Trong một cuộc khảo sát của trang web du lịch lớn nhất thế giới InterNations Expat Insider năm 2016, Đài Loan đã được bình chọn là quốc gia tốt nhất để sinh sống. Hãy cùng xem những yếu tố đặc biệt nào đã tạo nên đất nước đáng sống này.

đáng sống, Đài Loan, quốc gia,
Đài Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài bắc, Đài Loan. (Ảnh: twtimes.org)
Một quốc gia hiện đại và an ninh
Nền kinh tế Đài Loan không chỉ trứ danh là 1 trong 4 con rồng châu Á mà còn cực kỳ “thông minh” và hiện đại với hệ thống thanh toán “không tiền mặt” ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần 1 chiếc thẻ tiện dụng đơn giản, mọi hoạt động nạp tiền, trả tiền đều tự động đến mức ngạc nhiên.
Với chiếc thẻ ấy, đi tàu điện ngầm, đi xe bus, mua hàng ở các cửa hàng, siêu thị, thuê xe đạp, đến các địa điểm du lịch,… bạn chỉ cần “quẹt thẻ” mà không cần đến thu ngân. Chính vì vậy mà Đài Loan ít lạm phát, đồng tiền ít mất giá, nơi đây không có cướp giật vì chẳng mấy ai cầm nhiều tiền mặt. Ngoài ra:
– Đài Loan có không khí trong lành, môi trường không ô nhiễm với hệ thống giao thông công cộng thông minh, hiện đại như xe điện ngầm, xe bus; hệ thống đường cao tốc được thiết kế rất khoa học dành cho taxi, ô tô và các trạm xe đạp thuê rất tiện dụng…;
– Đài Loan rất ít tai nạn giao thông, trộm cắp hay hành vi vứt rác không đúng thời gian và địa điểm quy định. Hệ thống camera công cộng 24/7 sẽ ghi lại mọi vi phạm và gửi biên bản phạt về đến tận nhà bạn. Dĩ nhiên, sẽ là sai lầm nếu bạn từ chối nộp phạt theo quy định;
– Và thật độc đáo: bệnh viện ở Đài Loan là một trong những nơi người ta thích đến nhất vì sự sạch sẽ, tiện nghi và dễ chịu,…
Người dân thân thiện và tốt bụng
đáng sống, Đài Loan, quốc gia,
Một lễ hội ở Đài Loan. (Ảnh: Internet)
Thật là thiếu sót lớn khi đã nhắc đến kinh tế, xã hội mà quên nhắc đến con người Đài Loan. Họ tạo thiện cảm với người đối diện ngay lần gặp đầu tiên bởi sự thân thiện và tốt bụng của mình.
Con người Đài Loan có những nét đẹp rất Á Đông và cả nét đẹp thanh lịch, hiện đại. Sự cần cù, nhiệt tình lao động và chân thành giúp đỡ vẫn luôn rạng ngời trên gương mặt của những người chúng ta chưa từng quen biết ấy. Ít có ở đâu những người dân bản địa tốt bụng như nơi đây, họ chỉ đường tận tình đến mức du khách phải cảm thấy “phiền”.
Không chỉ vậy, lời xin lỗi hay câu cảm ơn là những câu nói cửa miệng tại đất nước này. Bên cạnh đó, nét đẹp của sự kỷ luật, sự tôn trọng, của văn hóa xếp hàng và tính hệ thống của con người Đài Loan cũng cực kỳ ấn tượng.
Một nét đẹp nữa của Đài Loan là văn hóa đi bộ. Người Đài Loan đi bộ rất nhiều. Từ nhà đến trạm xe bus, xe điện ngầm khoảng trên dưới 1km là “đi bộ thẳng tiến”. Vì đi bộ nhiều nên vóc dáng họ thon gọn, hiếm thấy người thừa cân. Và cũng vì đi bộ nhiều nên họ chủ yếu mang giày, các loại giày tiện dụng, giày thể thao. Giày dép ở đây cũng rất bền và rẻ.
Nền giáo dục đáng mơ ước
đáng sống, Đài Loan, quốc gia,
Một góc phía Tây của Công viên Khoa học Tân Trúc, Đài Loan (Ảnh: nature.com)
Cơ sở vật chất hiện đại
Giáo dục được coi là cốt lõi của sự phát triển kinh tế, xã hội vì vậy, ngân sách đầu tư hàng năm cho giáo dục ở đất nước này là trên 20 tỷ USD Mỹ. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nền giáo dục của Đài Loan đang dần đạt đến “trang thái lý tưởng”: học phí thấp nhất – chất lượng cao nhất – cơ sở vật chất hiện đại nhất.
Chất lượng đào tạo ngang tầm Âu – Mỹ với tính ứng dụng thực tế cao
Đã có rất nhiều những đánh giá, xếp hạng toàn cầu khẳng định nền giáo dục Đài Loan ngang tầm với nền giáo dục các nước Âu – Mỹ không chỉ về chất lượng mà còn về tính ứng dụng. Để có được hiện tượng “Phép lạ Đài Loan”, đất nước này đã tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục và gắn kết phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ.
Tính kỷ luật và sự chặt chẽ của hệ thống quản lý giáo dục
Ở Đài Loan, tất cả đều đầu tư cho giáo dục hết sức nghiêm túc và chất lượng đầu ra của sinh viên, sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội là một trong những thước đo sự thành công của giáo dục. Vậy nên, nền giáo dục Đài Loan là nền giáo dục thực học, xã hội Đài Loan tin tưởng và tôn trọng năng lực thực học của mỗi người.
Điều đó đồng nghĩa với việc họ không chấp nhận bất kỳ sự gian dối nào trong học tập và sự yếu kém trong đào tạo. Sinh viên gian lận trong kỳ thi, giảng viên nhận những phản hồi không tích cực từ sinh viên trong kỳ đánh giá đều sẽ bị phạt rất nặng về hành chính. Quan trọng nhất là hồ sơ của sinh viên và giảng viên đó sẽ “bị xấu”, sinh viên không được nhận vào học ở bất kỳ trường nào tại Đài Loan nữa và giảng viên rất khó xin được công việc tiếp theo.
Thử một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ cảm thấy bao nhiêu ngôn từ cũng không đủ để diễn tả hết những cảm nhận tuyệt vời về một Đài Loan đáng sống!
TinhHoa tổng hợp