Thursday, December 21, 2017

Công lý trong đời sống và cách 
hành xử của Nhà Nước chỉ có 
được khi trước đó đã nằm 
trong con tim và tâm hồn của 
các công dân .-- Platon , triết 
gia  , 424 - 248 trước CN .
Các quan tham VN , đâu phải 
từ đất nẻ chun ra , nhưng do 
ko được cha mẹ giáo dục về 
lòng nhân áí , ko theo lời 
răn dạy của tôn giáo , và đặc 
biệt là do luật lệ xã hội không 
nghiêm minh nên họ đã tha hồ 
lạm quyền và tham nhũng . 

Ước được là người Campuchia?


In bài viết
Người Campuchia, cả trong và ngoài nước đều được miễn vé. Chỉ cần passport hoặc chứng minh thư ghi là sinh tại Campuchia - Ảnh: Nguồn internet
   Ai lại dở hơi ước làm người Campuchia, cái xứ dưới mắt không ít người là xứ nghèo khổ lạc hậu (?). Hỏi ra, nhiều thứ họ cũng hơn minh. Từ chuyện làm du lịch, xuất khẩu gạo cho đến việc bảo tồn, an ninh xã hội. Không thấy cảnh chích cá bằng điện, trộm chó và gia súc. Hoàng cung của vua bán vé cho khách vào tham quan thoải mái. Xe ô tô để ngoài đường cả đêm không sợ bị gỡ logo, bẻ kính…
Nghe cứ như chuyện tiếu lâm thời @. Nhiều người ước được làm dân mấy nước Bắc Âu, nơi mà phúc lợi xã hội trên cả tuyệt vời. Hoặc ước làm công dân các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc. Chẳng thế mà bao nhiêu người Việt thắt lưng buộc bụng, cho con đi du học mấy nước đó và tìm cách nhập tịch. Không thì cũng mơ được làm công dân đảo quốc Singapore, dù diện tích chỉ bằng 1/460 của Việt Nam nhưng có hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới. Ai lại dở hơi ước làm người Campuchia, cái xứ dưới mắt không ít người là xứ nghèo khổ lạc hậu (?). Hỏi ra, nhiều thứ họ cũng hơn minh. Từ chuyện làm du lịch, xuất khẩu gạo cho đến việc bảo tồn, an ninh xã hội. Không thấy cảnh chích cá bằng điện, trộm chó và gia súc. Hoàng cung của vua bán vé cho khách vào tham quan thoải mái. Xe ô tô để ngoài đường cả đêm không sợ bị gỡ logo, bẻ kính… Nhưng chừng đó, chưa đủ để mơ ước làm người Campuchia.
Đi du lịch Campuchia về, mấy bạn nữ thích làm người Khmer để không phải băn khoăn về những nghịch cảnh mẹ chồng - nàng dâu. Người Khmer theo chế độ mẫu hệ. Thuở xa xưa, trong cuộc tranh tài nam - nữ, thi đào ao (di tích ao Bà Om ở Trà Vinh), thi đắp núi (di tích núi Chàng - núi Nàng ở Kampong Cham) thì phe nữ chiến thắng. Con gái được chủ động cưới chồng, con trai ở rể, ngược với Việt Nam. Họ giải thích “Con trai là trụ cột trong nhà, thường đi làm ăn xa nên con gái ở với mẹ ruột thoải mái hơn. Khi ốm đau, sinh nở; mẹ cũng chăm mình tốt hơn”.
Vé tham quan quần thể Angkor, di sản văn hóa thế giới hiện nay là 37 usd mỗi ngày. Đắt nhưng đáng đồng tiền bát gạo vì quần thể rộng hơn 400 km2 với hàng trăm đền thờ. Đi 3 ngày là 62 usd và 7 ngày là 70 usd. Điều đáng nói là người Khmer, cả trong và ngoài nước đều được miễn vé. Chỉ cần passport hoặc chứng minh thư ghi là sinh tại Campuchia thì được miễn vé, dù mang quốc tịch khác. Người Campuchia tự hào rằng “Đây là những di sản tổ tiên người Khmer để lại, con cháu có quyền thừa hưởng”, đương nhiên không phải mua vé. Việc nhỏ nhưng nhiều nước không làm được. Trên đường quốc lộ 6, qua Kampong Thom, từ cầu cổ Kampong Kdey về thị xã Siem Reap, chừng 60 km mà có hàng chục đoạn đường quốc lộ phải “uốn cong mềm mại”. Không phải vì nhà các quan chức hay đại gia mà để tránh các cầu đá ong nhỏ, chỉ dài vài chục mét đổ lại. Không ai bảo vệ, cũng không có bảng cấm mà cả ngàn năm, không mất một viên gạch. Đơn giản chỉ vì “cái gì không phải của mình, thì mình không lấy”.
Cánh tài xế càng muốn làm người Campuchia. Đường sá hẹp nhưng tốt hơn. Không có nhiều ổ gà và lượn sóng. Lên cầu không bị giật tưng như nhảy disco. Nhất là không sợ CSGT rình núp như thập diện mai phục và không phải bóp còi inh ỏi làm lái xe căng thẳng, còn người đi đường thì stress. Đặc biệt, không bị ám ảnh bởi những trạm thu phí bủa vây như bạch tuộc. Campuchia có lẽ là quốc gia duy nhất không có trạm thu phí. Thật ra, trước đây, Campuchia cũng có 2 trạm thu phí ở quốc lộ 4 và quốc lộ 6. Từ 2015, Thủ tướng Hun Sen đã cho dỡ luôn. Có người biện minh là đường Campuchia đa phần được làm bằng nguồn tài trợ. Không hẳn vậy, cái chính là quan điểm xuyên suốt “Khoan sức cho dân và doanh nghiệp”.
Trạm thu phí, quốc gia nào cũng có, trừ vài nước đặc biệt như Campuchia. Nhưng trạm dày đặc và bất hợp lý thì Việt Nam vô địch. Không chỉ cánh tài xế kêu trời mà người dân cũng ca thán. Mặc các nhà khoa học hiến kế, người dân phản ánh, các cựu quan chức của ngành giao thông góp ý; quan chức Bộ Giao thông Vận tải và các chủ đầu tư vẫn kiên quyết cố thủ, thậm chí tử thủ. Tới mức mà đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chủ trì họp khẩn để tháo ngòi nổ. Đáng mừng, chiều ngày 4.12.2017, Thủ tướng đã lắng nghe và ra lệnh tạm dừng thu phí trạm Cai Lậy (Tiền Giang) để tìm giải pháp. Chỉ một trạm thu phí phi lý mà tốn biết bao nhiêu công sức, từ Trung ương, địa phương cho đến người dân. Hết bao nhiêu giấy mực của báo chí và dư luận xã hội. Mất bao nhiêu tiền bạc, không thể tính. Cái mất lớn nhất là niềm tin của người dân vào nhà nước. Tất cả chỉ để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và cái sai của người phê duyệt dự án.
Chẳng có nước nào mà các trạm thu phí lại bị phản đối mạnh mẽ và quyết liệt như Việt Nam. Chẳng quốc gia nào phải huy động cả lực lượng vũ trang để bảo vệ trạm thu phí. Cứ như sắp bị khủng bố hoặc xâm lược. Đến mức ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền 100 đồng để đối phó, thật ra là tiếp sức cho chủ đầu tư. Buồn cười là trước đó, tiền 200 đồng, không ai xài. Cho mấy người ăn xin cũng bị trả lại. Nhờ các trạm thu phí, tiền 200 đồng hồi sinh mạnh mẽ. Ngoài mong đợi, các trạm thu phí còn giúp tờ 100 đồng, biệt tăm hơn chục năm bỗng sống lại ngoạn mục, bất ngờ xuất hiện, đẹp và mới toanh.
Thật lòng mà nói, trong cuộc chiến trạm thu phí BOT, nghe giống chữ “đồn bót” địch ngày xưa. Mấy kẻ rỗi công còn suy diễn BOT là viết tắt của nhiều cụm từ mỉa mai mà ý nghĩa. Cánh tài xế khốn khổ, người dân mệt mỏi và stress, nhà nước nhức đầu, nhà đầu tư cũng mất ăn mất ngủ. Hình như chẳng ai được lợi. Nếu duy trì các trạm BOT bất hợp lý, Nhà nước và nhà đầu tư có thế có thêm nguồn thu nhưng lợi bất cập hại. Chẳng có tiền bạc nào có thể bù đắp nổi các hệ lụy xã hội từ những bất ổn của các trạm thu phí BOT kiểu Cai Lậy. Hà cớ gì còn chần chừ níu kéo, mà không mạnh dạn gỡ bỏ. Càng để lâu càng bất lợi. Sự thể là vậy, phải truy cứu trách nhiệm những tác giả đã đề xuất và phê duyệt “ngòi nổ” này, nếu không muốn lây lan. Nhân dịp này cũng nên tính sổ với nhiều trạm thu phí BOT bạch tuộc khác.
Nghe thiên hạ bức xúc và bàn tán, tôi cũng muốn “tẩu hỏa nhập ma”. Không có điều kiện, nên không dám mơ làm công dân các nước Âu, Mỹ hay Nhật Bản, Singapore. Mình nhà nghèo, chỉ ước làm dân Campuchia để khỏi mua vé tham quan du lịch, khỏi sợ các trạm thu phí bủa vây, gây tắc đường khốn khổ.
Trần Kù
CHẾ ĐỘ VNCH ĐÃ "SỢ" BÁO CHÍ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC NHƯ THẾ !
1/ Khi 1 tổ chức muốn cải thiện hiệu năng của họ , phản hồi sẽ thúc đẩy mọi ng hoàn thiện hơn nữa . . . Mỗi ng phải học cách chấp nhận MỌI loại phản hồi , phân tách nó trong cách thức xây dựng nhứt có thể được , và dùng nó để có những quyết định tốt hơn trong tương lai (Joseph Folkman) .
. . . (Khi bạn có ý kiến với ai đó) sẽ ko tạo nên phản hồi trừ khi họ hành động theo gợi ý này và khiến bạn xem lại quan điểm của bạn .
Vài ví dụ về phản hồi : kiểm toán (audit) , đánh giá hiệu năng , họp cổ đông , khảo sát tiếp thị (marketing survey) , giám sát (inspection) (theo wiki) .
2/ Do bắt chước Mỹ , trước 1975 , cấp bộ ở Sài gòn và các đơn vị cấp sư đoàn trở lên , đều có ban thông tin báo chí . (Tôi đã làm việc này tại 1 đơn vị bảo vệ SG và tỉnh Gia định) . Nhiệm vụ là đọc các báo chí trong/ngoài nước , nghe các đài BBC , VOA , v.v... xem họ có nói xấu/tốt về CP , về QĐVNCH , về đơn vị của mình để trình lên xếp .
VD : báo đăng 1 ổ điếm hay động hút tại phường X , quận Y . Chúng tôi sẽ trình lên tư lịnh , ông sẽ ra lịnh cảnh sát trưởng của quận Y phải lập tức dẹp ngay . Nếu vài ngày sau , báo này lại đăng ổ điếm/động hút còn hoạt động thì người CS tại phường đó sẽ mất chức . Tại sao tư lịnh phải như vây ? Vì tin này sẽ lọt vào mắt của TT Khiêm và TT Thiệu (nhờ ban báo chí của TT và tổng thống) và ông sẽ bị khiển trách .
Lúc bấy giờ , ở VN có vài ngàn PV nước ngoài . Chỉ cần 1 người lính gác cầu ngủ gục hay 1 người lính đánh tù binh CS thì hình ảnh này sẽ tung lên khắp thế giới . (PV được quyền tháp tùng các đv để làm phóng sự) .
Người Mỹ muốn VN áp dụng 1 chế độ dân chủ dể làm tủ kính chào hàng (show-case) với thế giới . Do vậy , có bầu cử QH , có đối lập , có báo chí tự do , v.v. . . Luật pháp được thượng tôn . Dù VN đang có chiến tranh khốc liệt .
Trong GD , không có nạn làm bằng giả tràn lan bây giờ : tôi học đệ nhị ba năm mới có Tú Tài I , dù gđ rất giàu có .
Ba tôi muốn lấy lại căn nhà cho thuê để bán (vì ng thuê thường trả trể , làm hư nhà) nhưng họ ko dọn , hai bên đều nhờ LS đại diện quyền lợi . Tại sao ba tôi ko nhờ XH đen để trục xuất : vì luật pháp nghiêm cấm .
Tôi cũng ko thấy tin CS đánh chết ng tại bót , vì luật pháp nghiêm cấm . Kể cả đối với tù binh hay tù chính trị CS . Việc này đã được viết bởi các SV tranh đấu thân Cộng và đăng trên blog của huỳnh ngọc chênh
THÀNH TỰU LỚN NHỨT CỦA CSVN là biến rất nhiều người VN trở nên nghi kỵ , mất tin tưởng lẫn nhau , dẫn đến thù ghét hay thù hận .
Tác hại của hai bom nguyên tử thả xuống Nhựt cũng không bằng TÁC HẠI VỪA KỂ * - mà CS đã gây ra cho dân Việt , còn kéo dài đến bây giờ qua 2 ví dụ mà tôi vừa đăng :
1/ Tú bà , có bảo kê của tham tán tại TĐS VN tại Nga , tra tấn các cô gái . 
http://www.rfa.org/…/real-portrait-of-a-pimp-in-russia-ttru…
2/ Hai vc già 70 t , vì ăn trộm , nên bị đánh dã man .http://yeah1.com/…/cap-vo-chong-gia-70-tuoi-an-cap-va-su-ta…
Đây là hậu quả của cuộc xâm lăng miền Nam bởi CSBV .
Dân miền Nam trước 1975 không đối xử với nhau , TỆ HƠN THÚ DỮ , như dưới chế độ CS bây giờ .
Tất cả là do : thượng bất chánh , hạ tất loạn .
Sau 41 năm sau khi CSBV xâm lăng VN , đất nước này đã chiếm thứ hạng nào trên thế giới , trừ việc nằm trong Top 10 nước nhứt thế giới về tham nhũng và lạm quyền , còn thua cả đàn em trước đây là Lào và KPC .
* Nước Nhật chỉ sau 19 năm chiếm đóng của đội quân chiến thắng đã tố chức Olympic Tokyo 1964 và đường xe điện cao tốc NHANH NHỨT và ĐẦU TIÊN trên thế giới .
Bài thơ" Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đề"của Tản Đà . 

80 năm trước, năm 1927, nhà thơ Tản Đà cho đăng trên An Nam tạp chí số 8/1927 bài thơ" Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đề". Có lẽ đây là bài thơ đầu tiên trong văn chương chữ quốc ngữ trực diện chống tham nhũng ở nước ta. Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đề .
Thật có hay là mắc tiếng oan ,
Kém năm trăm nữa đủ ba ngàn! 
Hơi đồng đã sạch mồm quan lớn ,
Mặt sắt còn bia miệng thế gian ,
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn ,
Cho nên quân nó dễ làm quan ,
Đào mà đào được nên đào mãi,
 Mềm cứng bây giờ đất Vĩnh An. 
Đất Vĩnh An mà Tản Đà nói ở đây là tỉnh Vĩnh Yên. Cái chữ “đào” mà cụ cứ day đi day lại ở câu 7 là vừa để tả cái động tác đục khoét lì lợm, vừa để khéo vạch mặt chỉ tên một gã quan chức họ Đào khét tiếng tham nhũng đương thời: Đó là Tuần phủ Vĩnh Yên. Đầu đuôi thế này: Nhân một vụ kiện tranh chấp gia tài, Tuần phủ Vĩnh Yên lúc đó đã ăn của đút hai ngàn rưởi đồng. Bạn có tưởng tượng nổi hai ngàn rưởi đồng vào thời đó lớn nhỏ cỡ nào không? Hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn “Giấc mộng con” của Tản Đà: “Một trăm đồng bạc của ông khách đưa cho tôi hôm ấy, ngày hôm sau đem trả nợ tiền hành phí đi vay cùng là chi tiêu về hai chỗ nhà thuê ở làng Sa La, tỉnh Hà Đông, tất cả hết đi 50 đồng, còn 50 đồng để tổ chức báo quán ” (Nhân tiện ghi chú thêm, ông khách đó chỉ là một người bạn mới quen, do quý trọng tài đức của Tản Đà mà đã hào phóng giúp thi sĩ một cách vô tư). Qua sự Tản Đà chi tiêu một trăm đồng cho một việc lớn là trả nợ và ra báo (chính là tờ An Nam tạp chí) như vậy cũng đủ cho thấy hai ngàn rưởi đồng là số tiền to đến cỡ nào! Từ vụ ăn của đút ghê gớm như thế, Tản Đà đã gợi ý cho Ngô Tiếp viết tiểu thuyết “Tờ chúc thư” nói về vụ ấy đem xuất bản, rồi lại có thơ như trên. Có lẽ đây là bài thơ đầu tiên trong văn chương chữ quốc ngữ trực diện chống tham nhũng ở nước ta. Mà chống rất quyết liệt, rất sâu sắc. Quyết liệt vì miêu tả hành vi, diện mạo kẻ tham nhũng rất sinh động lại vạch mặt chỉ tên hắn đến nơi đến chốn, người đọc biết ngay hắn là thằng nào, là thằng Đào ấy đấy, mà cũng là cả cái bè lũ chuyên nghề đào khoét của dân. Sâu sắc vì chỉ với hai câu thơ giản dị đầy thương đầy giận, Tản Đà đã chỉ ra một vấn nạn vô cùng nặng nề và dai dẳng của dân tộc: Ấy là mối quan hệ giữa dân trí với nạn quan tham lại nhũng: Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/Cho nên quân nó dễ làm quan. Cuốn tiểu thuyết của Ngô Tiếp bây giờ chẳng mấy ai còn nhớ, nhưng những vần thơ của Tản Đà sau gần 80 năm đọc lại vẫn thấy nóng bỏng tính thời sự. Bùi Minh Quốc
------------
Xem thêm: Nhà thơ Tản Đà chống tham nhũng - Tin van hoa, http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-tho-Tan-Da-chong-tham-nhung/70101052/181/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn