Vài nét về NH Nông nghiệp của VNCH để nhớ về một Thiên Đàng đã mất đối với nông dân miền Nam , đăng ngày 29/1/16 .
- Nông dân dưới chế độ VNCH , dù có chiến tranh , vẫn có đời sống sung túc . Trong khi , dù là hòa bình nhưng ND bây giờ lại khổ hơn (theo báo Đảng) dù VN đứng hàng đầu hay thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo . Vì VNCH BIẾT LO CHO DÂN với các chính sách khuyến nông thích đáng , trong khi hiện nay Tổng công ty lương thực lại là thứ "cai đầu dài" , sống trên mồ hôi và nước mắt của ND . Họ là người hưởng lợi nhất , chứ ko phải là ND (theo GS Võ tòng Xuân) .
Tuy chiến tranh ác liệt , nhưng VNCH đã lập được hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên toàn quốc . (Dưới đây tôi nói về điều mắt thấy tai nghe ở vùng 4 vì từng hành quân ở nhiều tỉnh của vùng này) .
Ở các tỉnh vùng 4 chiến thuật , vựa lúa của cả nước , gần như quận nào cũng có chi nhánh của NH này . Ở vùng này , tuy có chiến tranh , đôi khi cũng ác liệt , vì hai bên đều cố gắng chiếm giử do nhiều lúa gạo và đông dân ; nhưng ko ác liệt bằng vùng 1 và 2 chiến thuật .
Nhiều lần đi hành quân ở tỉnh Vỉnh Bình và Vĩnh Long , tôi thấy tuy ở nông thôn mà cuộc sống của dân khá sung túc . Nhà gạch lợp ngói , xài giếng đóng vì vùng này nước sông bị nhiễm mặn . Trong nhà có máy may , TV , radio , xe gắn máy hay máy cày loại nhỏ . Ở các chợ xã , hàng hóa vãi vóc không thiếu thứ gì , ko thua gì Sài gòn .
Ở vùng Đồng Tháp Mười , do ruộng cò bay thẳng cánh nên dân đã dùng máy cày loại lớn . Cũng do có mùa lúa nổi , khi nước lên cao , dân vùng này phải để máy cày trên bè để máy khỏi bị ngập nước gây hư hỏng . Vùng ĐTM rất lạ là ko bị ảnh hưởng bởi thủy triều mỗi ngày bởi sông Cửu Long , nước bị chua nên thời ông Diệm và Thiệu đã đào nhiều kinh để xả chua .
Người nông dân sau khi bán lúa thì gửi tiền ở NH nông nghiệp quận . Họ có nhu cầu mua sắm hay sửa chữa nhà cửa thì ra NH rút tiền . Không giử tiền trong nhà có nhiều lợi : khỏi sợ trộm cướp , đồng tiền họ gửi sẽ lưu thông chứ ko chết cứng trong nhà , v.v... Trong khi đó , các bạn có tin vào NH bây giờ ko sau sự kiện Quỳnh Như (BGĐ ko nhận trách nhiệm của cấp dưới của mình dù mọi giao dịch đều diễn ra tại các chi nghánh của họ) . Một số bạn bè của tôi ở SG đã rút tiền trong NH để mua vàng hay đô la .
Tôi còn nhớ , một số quận của tỉnh Vĩnh Bình và Vĩnh Long năm 1973-74 thường xuyên bị đào đường hay đấp mô nên lưu thông thường xuyên bị gián đoạn mà NH đã hoạt động như vậy thì đáng cho ta nể phục !
Thời TT Thiệu đã có chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG : CP mua ruộng của các ĐẠI ĐIỀN CHỦ (có ng có tới hàng ngàn mẫu ruộng) và bán trả góp cho tá điền . Do vậy , năm 1975 , khi ng CS "giải phóng" miền Nam , trong Nam gần như KHÔNG có tá điền mà chỉ có các TIỂU NÔNG . Ông Thiệu rất tâm đắc với CT này khi tuyên bố : "Hôm nay là NGÀY VUI NHẤT CỦA ĐỜI TÔI " trong buổi lễ phát giấy - xác nhận sở hửu ruộng - cho các tân tiểu nông , mà trước đó họ là tá điền .
Trong khi đó , bây giờ , đất đai vẫn thuộc sở hửu của "toàn dân" . Mới dẫn đến việc các quan mua đất của nông dân với giá nông nghiệp rẻ mạt và bán lại cho nhà đầu tư với giá GẤP TRĂM LẦN !
No comments:
Post a Comment