Chuyện về tôi dạy học .
Năm 1998 , theo yêu cầu của một số phụ huynh mới sang Mỹ , tôi đã dạy toán và Anh văn cho các em từ lớp 2 đến 9 , phần lớn là dạy toán vì các em ko bắt kịp chương trình toán tại Mỹ do trở ngại ngôn ngữ . Các em ở VN , có đứa gđ làm ruộng , đi học về là vất cạc-táp chạy ra đồng cuốc đất trồng rau .
Trong khi đó , dù học toán theo chương trình VN nhưng tôi có gia sư dạy kèm tiếng Pháp nên ở đệ tứ , đệ tam đã có thể đọc sách toán của Pháp . Dù từ 21 tuổi đã vào lính cầm súng , đi tù trong 6 năm , ra tù làm nghề xây dựng , và ko rớ tới toán học nhưng nhờ trí nhớ còn tốt nên ở tuổi 51 , vẫn dạy toán rất nhuần nhuyễn .
Ngoài hình học ko khác với những gì tôi đã học thời trung học , đại số khác rất nhiều vì có thêm xác xuất (probability) , biểu đồ và thống kê (graphs and statistics), lý thuyết số (number theory) v.v... Ở VN thời trước , các môn này chỉ học ở ban B (toán) của đệ Nhứt trong khi tôi lại học ban C (văn chương) . Tuy nhiên nhờ giỏi tiếng Pháp , tôi đã dễ dàng đọc các sách toán tại Mỹ vì danh từ khoa học tiếng Anh và Pháp gần như giống nhau vì cùng gốc Hy lạp và La tinh .
Để giúp các em làm bài tập , mỗi tháng tôi mua sách , đa số về toán , khoảng 200 đô (sic) . Học sinh khoảng 15 đứa , đứa nào gđ nghèo tôi ko lấy tiền nhưng các gđ giàu có trả cho tôi 50 đến 100 đô/tháng cho con của họ . Đây là giai đoạn HẠNH PHÚC NHẤT TRONG ĐỜI vì được làm việc mình ưa thích .
Sau khi ra tù năm 1981 , chữ viết rất xấu do bị phong thấp nhưng lúc dạy bọn trẻ này , tôi lại viết chữ rất đẹp (như có năng lực siêu hình giúp đở) . Bài tập của chúng được điểm cao nhất lớp . Tôi hay nói với chúng , thày của tụi bây đi xe Lexus còn tao đi xe bus !
Tôi còn nhớ , một người chú của 1 học trò , tốt nghiệp ĐH tại Nhật và Mỹ , góp ý hay "lên lớp" với tôi về việc dạy học . Tôi trả lời , tôi chưa bao giờ vổ ngực khoe khoang là thày giáo dạy toán , tôi chỉ dạy những gì tôi biết .
Viết nhân dịp BT bộ Học bị "ném đá" tới tấp vì gian lận về bằng cắp lại thêm nói ngọng - do được đào tạo bởi các cô giáo chỉ mới học lớp ba . (Theo thày Dương đình Giao trên blog Ông Giáo Làng) .
No comments:
Post a Comment