Wednesday, March 21, 2018

Chương 5
BINH CHỦNG TIỀN VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGÂN


Nguồn : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=11941.120

Để tất cả các binh chủng và các mặt trận kể trên có thể triển khai và hoạt động được, cần có một thứ mà ở bất cứ đâu và lúc nào cũng không thể thiếu: Tiền.

Tiền để lo ăn, lo mặc cho bộ đội, cho chiến sĩ, cho các cơ quan, đoàn thể.

Tiền để lo mua sắm hàng hóa, phục vụ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần cho bộ máy kháng chiến - từ cục pin cho các điện đài tới những viên thuốc của các bệnh xá, giấy cho việc ấn loát, từ chiếc xe honda của anh giao liên tới những chiếc máy in báo, in giấy tờ và cả những giấy "căn cước" cho những chiến sĩ hoạt động nội thành...

Tiền để xây dựng các cơ sở bí mật khắp thành thị và nông thôn miền Nam...

Tiền còn để mua những con đường an toàn và bí mật, để vận chuyển vũ khí đến các chiến trường. Nhiều khi, tiền còn dùng để thuê cả những mảnh đất an toàn cho anh em cán bộ làm nhà tạm lánh bên nước bạn để tránh những trận càn quét, những trận mưa bom.

Như vậy, luôn luôn phải có một "binh chủng" rất quan trọng: Binh chủng tiền. Đó là một mặt trận vô cùng quan trọng và ác liệt không kém gì mặt trận quân sự. Đó cũng là nơi thể hiện xuất sắc ý chí Việt Nam, sự thông minh và sáng tạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. trong "binh chủng tiền" ấy, đã có nhiều chiến sĩ hoạt động thầm lặng cả ở ngoài Bắc và trong Nam, cả trong và ngoài nước, hoàn toàn như "một đơn vị đặc nhiệm". Mục này dành riêng để nói về binh chủng đó.

Trước khi đi sâu vào trình bày về nội dung .công việc này, tác giả xin nhân đây bày tỏ sự tri ân đối với những người đã tận tình giúp tác giả hiểu vấn đề và cung cấp những tư liệu rất quý hiếm về lĩnh vực khá hiểm hóc này. Đó là các ông Phạm Văn Xô, Trần Dương, Lữ Minh Châu, Nguyễn Nhật Hồng và đặc biệt là ông Nguyễn Văn Phi, tức Mười Phi.

Ông Mười Phi là nhân vật trung tâm của hệ thống này suốt trong thời kỳ chiến tranh. Cho đến cuối đời, ông vẫn có nguyện vọng tha thiết là làm sao dựng lại một cách đầy đủ và chính xác sự nghiệp của những người đồng đội ông trong Binh chủng Tiền. Tác giả có may mắn được ông tin yêu và gửi gắm nguyện ước đó.

Biết rằng trọng bệnh không cho mình còn nhiều thời gian, ông đã dành gần hết tâm lực để giải thích cho tác giả tất cả những tình tiết của những công việc ông làm, ông biết. Ngay cả khi đã khó khăn trong cử động trên giường bệnh, ông vẫn nằm viết hàng trăm lá thư cho tác giả để giải thích, căn dặn, hy vọng giúp tác giả dựng lại bức tranh trung thực mà ông mong muốn.

Chương này là một phần nội dung trong cuốn sách, nhưng cũng là nghĩa tình mà tác giả kính mong được gửi tới ông nơi cõi ngàn thu. 
 Logged

SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205


« Trả lời #128 vào lúc: 10 Tháng Một, 2010, 10:50:22 AM »

1. Thời kỳ trước khi ra đời "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt"

Ngay từ năm 1955, sau khi bàn giao những khu vực kháng chiến cho đối phương và tổ chức tập kết phần lớn lực lượng ra Bắc, những cơ sở còn lại ở miền Nam vẫn có hàng loạt nhu cầu về tài chính. Một phần những nhu cầu đó được giải quyết tại chỗ bằng nhiều cách khác nhau:

Biên niên sử Tài chính Đảng:

"Sau Hiệp định Genève năm 1954, nguồn tài chính gồm số tiền Đông Dương đổi cho dân còn dư, số vàng, tiền để lại trước khi đi tập kết, được Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp tục gửi vào. Trung ương Cục miền Nam đã cấp một phần cho Đảng bộ Đặc biệt Tây Nam, một phần cho các tỉnh (mỗi tỉnh khoảng 1 triệu đồng) để hoạt động, một phần giao cho các đồng chí hoạt động bí mật vào các đô thị làm kinh tế, kết hợp hoạt động cách mạng. Cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam, phần đông tự lao động nuôi mình để hoạt động cách mạng, sống hợp pháp, ăn ở trong dân, được dân nuôi nấng, đùm bọc, che chở. ..

Khi Xứ ủy Nam Bộ từ căn cứ ở Bạc Liêu, Rạch Giá về hoạt động bí  mật trong Sài Gòn, Ban Tài chính Xứ ủy mang theo một số vàng, bán lấy tiền chi dùng vào việc mua nhà cửa, sắm xe hơi, mở xưởng cưa Dân Sanh ở khu vực ngoại ô Sài Gòn để làm bình phong cho cơ quan Thường vụ Xứ ủy làm việc.

Ban Tài chính Xứ ủy lập ra một số cơ sở kinh doanh hợp pháp như: cơ sở vận tải đường sông và đường bộ: một đoàn xe tải 40 chiếc chở hàng, kết hợp chở tiền cho Khu VI, hai tàu buôn làm đại lý chở hàng cho hãng bia BGI, kết họp chở tiền cho Khu V, hai tàu vận chuyển hàng tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng - Huế, đóng ghe xuồng bán cho dân; lập nhà máy xay xát lúa, mở tiệm vàng ở chợ Phú Nhuận..."  (Biên niên sử hoạt động Tài chính của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000. tr 204-205)

Hồi ức của Mười Phi:
"Ban Tài chính Xứ ủy Nam Bộ chỉ định một số đảng viên xây dựng cơ sở công khai làm tài chính cho đảng.

Anh Tư Lầu (Phạm Hữu Lầu, Phó ban Xứ ủy kiêm Trưởng ban Tài chính Xứ uỷ) giao nhiệm vụ riêng cho từng người. Tôi được giữ lại không đi tập kết. Anh Tư Lầu phổ biến cho tôi kinh nghiệm thay đổi tên. Mỗi khi bị lộ phải đổi địa bàn đứng chân...

Bình phong đầu tiên của tôi là một cửa hàng mua bán tạp phẩm tại đường Huỳnh Quang Tiên (nay là Hồ Hảo Hớn, Q1) để che giấu điểm liên lạc nội bộ. Bình phong thứ hai của tôi là hùn vốn với trại cưa máy Dân Sanh mà chủ nhân là Lâm Đông Sơn, chủ vựa than tại chợ Mỹ Tho bên bờ sông, đồng thời là chủ nhân một xe lô (location) chạy đường Sài Gòn - Mỹ Tho.

Tôi báo anh Tư Lầu để xin chỉ thị. Anh Tư Lầu chỉ thị cho tôi:

- Bàn giao trại cưa máy Dân Sanh lại cho Nguyễn Thanh Quang quê Sa Đéc, cùng quê với anh Tư Lầu. Từ đó Quang trở thành Dân Sanh.

Tôi tự lực chuyển vùng lên Phnom Penh, không quan hệ với người kháng chiến cũ, không được dựa vào cơ sở Campuchia, nằm trong ngành ngoại thương, nối liên lạc với Hà Nội.

Sau đó, Dân Sanh đã biến trại cưa Dân Sanh thành trạm liên lạc của Ban Tài chinh Xứ uỷ. Anh trở thành cốt cán của anh Tư Lầu." (Mười Phi. Bản Góp ý cho Lịch sử Kinh tế miền Nam. Di cảo gửi Đ.P.) 
 Logged

SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205


« Trả lời #129 vào lúc: 10 Tháng Một, 2010, 10:50:55 AM »

Ngoài phần tự lo như trên, theo yêu cầu của Xứ ủy Nam Bộ, của Khu ủy V và Trị Thiên, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã bắt đầu phải lo chuyện tiền bạc cho miền Nam. Tiền bạc đó đương nhiên phải là tiền Sài Gòn. Sở Quản lý Ngoại hối, và sau đó là Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Trung ương được giao đảm nhiệm việc này.

Trong mấy năm đầu, Trung ương chưa có nguồn viện trợ quốc tế bằng ngoại tệ, mà chỉ có những nguồn viện trợ trực tiếp bằng hàng hóa, vật tư của các nước xã hội chủ nghĩa, cho nên biện pháp đầu tiên là dùng ngân sách Nhà nước để mua tiền Sài Gòn tại thị trường nước ngoài, chủ yếu là tại Hong Kong. Ngoài ra, ở chi nhánh Vĩnh Linh cũng đã thực hiện dịch vụ hối đoái giữa tiền miền Bắc và tiền Sài Gòn. Số tiền lo cho miền Nam lúc đó nếu so với các giai đoạn về sau thì không phải là lớn, nhưng so với khả năng của miền Bắc đương thời thì thấy đây cũng là một cố gắng vượt bậc.

Một báo cáo năm 1956 của Sở Quản lý Ngoại hối;

"Trong năm ta đã đổi tiền miền Nam:

- Mua 32.734.439 đồng (tiền Sài gòn - kể cả số 20.000.000 mua ở Hong Kong, tỷ giá tính ra là 1 đồng MN = 46,02 đồng MB).

- Bán 29.665.723 đồng, phần lớn để phục vụ nhu cầu của Ban Quan hệ Bắc - Nam, nhưng do ta đổi vào được rất ít nên gần suốt năm không thỏa mãn được nhu cầu này, trừ lúc cuối năm mua ở Hong Kong. Số mua bán nói trên gồm cả hoạt động của Vĩnh Linh là.

+ Mua 236.302 đồng

+ Bán 229.273 đồng

Số tồn quỹ đến ngày 31/12/1956 là 3.058.840 đồng ở Trung ương và 7.029 đồng ở Vĩnh Linh.” (Sở Quản lý Ngoại hối. Báo cáo quyết toán năm 1956, ngày 23/01/1957. Lưu trữ Ngân hàng nhà nước)

Qua bản báo cáo quyết toán kể trên, có thể thấy được rằng vào thời kỳ này, hằng năm số tiền lo toan cho miền Nam không lớn lắm, khoảng hơn 30 triệu đồng tiền Sài Gòn, chỉ tương đương nửa triệu đô la Mỹ. Tình hình miền Nam lúc đó chưa đặt ra những nhu cầu lớn về tài chính. Phong trào cách mạng lúc này còn đang trong thời kỳ âm ỉ, thậm chí có những vùng và có những bộ phận tê liệt.

Trong hoàn cảnh đó, ngoài nguồn kinh phí của Trung ương cấp còn một giải pháp quan trọng nữa là dựa vào dân. Hầu hết cán bộ nằm vùng đều ở trong tình thế "điều” hoặc "lắng". Những cán bộ này sống với nhân dân. Trong khá nhiều trường hợp, những nhân sĩ, những trí thức, những nhà tư sản có lòng yêu nước đã cưu mang cán bộ và tổ chức cách mạng. 

No comments:

Post a Comment