Tiểu đoàn 44 Biệt Động Quân và bà Hồ Thị Quế
Vương Hồng Anh
* Lược sử chiến trường của tiểu đoàn 44 Biệt động quân:
Là một trong những tiểu đoàn Biệt động quân được các tướng lãnh Hoa Kỳ và Đồng Minh đánh giá là đơn vị ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tiểu đoàn 44 Biệt động quân đã lập nhiều chiến tích qua những trận đánh được được ghi vào quân sử và được đưa vào chương trình huấn luyện chiến thuật tại các trường của Lục quân Hoa Kỳ. Sau đây là phần lược sử chiến trường của tiểu đoàn Biệt động quân xuất sắc này:
Thành lập vào năm 1964 và trở thành đơn vị tăng phái cho Sư đoàn 21 Bộ binh từ tháng 6/1964 đến tháng 2/1965; từ tháng 3 đến tháng 11/1965, lực lượng trừ bị phản ứng cấp thời của Quân đoàn 4; từ tháng 12/1965, trở lại vùng Hậu Giang làm lực lượng trừ bị yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến Sư đoằn 21 Bộ binh.
Năm 1967, là một trong 5 tiểu đoàn cơ hữu của liên đoàn 4 Biệt động quân vừa thành lập. Tháng 3/1967, tiểu đoàn được tăng phái cho trung đoàn 33 Bộ binh hành quân tại Ba Xuyên; tháng 5/1967, là đơn vị xung kích trong cuộc hành quân cũng tại Ba Xuyên do bộ Sư đoàn 21 Bộ binh chỉ huy. Tháng 10/1967, tăng phái cho Sư đoàn 7 Bộ binh. Từ tháng 11/1967 đến tháng 1/1968, đặt thuộc quyền điều động của Sư đoàn 21 Bộ binh hành quân gần Cần Thơ (tỉnh Phong Dinh) và tại Ba Xuyên.
Tháng 3/1968, tham gia cuộc hành quân của liên đoàn 4 Biệt động quân tại Phong Dinh. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, tăng phái cho lực lượng bộ chiến Sư đoàn 21 Bộ binh hành quân tại một số khu vực thuộc tỉnh Ba Xuyên và phía Đông Cần Thơ. Từ tháng 11/1968 đến tháng 12/1969: đơn vị xung kích của liên đoàn 4 Biệt động quân tham gia các cuộc hành quân lớn tại các tỉnh Định Tường, Châu Đốc, Phong Dinh, Vĩnh Bình. Trong hai năm 1970, 1971 là một trong những nỗ lực chính trong các cuộc hành quân của liên đoàn 4 Biệt động quân tại miền Tây, khu vực biên giới Việt-Căm Bốt và chiến trường ngoại biên.
Trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/1970, cùng với tiểu đoàn 42 BĐQ tham gia cuộc hành quân tại Núi Bái Voi (Châu Đốc). Từ 1972 đến 1973, tham gia các cuộc hành quân trong khuôn khổ của liên đoàn 4 BĐQ tại Miền Tây, góp phần vào chiến thắng chung của liên đoàn này tại Núi Dài. Gần cuối năm 1973 và năm 1974, cùng với các tiểu đoàn 42, 44 thuộc liên đoàn 4 BĐQ tăng phái cho Quân đoàn 2 hoạt động tại Phú Yên và Bình Định.
Là một trong những tiểu đoàn Biệt động quân được các tướng lãnh Hoa Kỳ và Đồng Minh đánh giá là đơn vị ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tiểu đoàn 44 Biệt động quân đã lập nhiều chiến tích qua những trận đánh được được ghi vào quân sử và được đưa vào chương trình huấn luyện chiến thuật tại các trường của Lục quân Hoa Kỳ. Sau đây là phần lược sử chiến trường của tiểu đoàn Biệt động quân xuất sắc này:
Thành lập vào năm 1964 và trở thành đơn vị tăng phái cho Sư đoàn 21 Bộ binh từ tháng 6/1964 đến tháng 2/1965; từ tháng 3 đến tháng 11/1965, lực lượng trừ bị phản ứng cấp thời của Quân đoàn 4; từ tháng 12/1965, trở lại vùng Hậu Giang làm lực lượng trừ bị yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến Sư đoằn 21 Bộ binh.
Năm 1967, là một trong 5 tiểu đoàn cơ hữu của liên đoàn 4 Biệt động quân vừa thành lập. Tháng 3/1967, tiểu đoàn được tăng phái cho trung đoàn 33 Bộ binh hành quân tại Ba Xuyên; tháng 5/1967, là đơn vị xung kích trong cuộc hành quân cũng tại Ba Xuyên do bộ Sư đoàn 21 Bộ binh chỉ huy. Tháng 10/1967, tăng phái cho Sư đoàn 7 Bộ binh. Từ tháng 11/1967 đến tháng 1/1968, đặt thuộc quyền điều động của Sư đoàn 21 Bộ binh hành quân gần Cần Thơ (tỉnh Phong Dinh) và tại Ba Xuyên.
Tháng 3/1968, tham gia cuộc hành quân của liên đoàn 4 Biệt động quân tại Phong Dinh. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, tăng phái cho lực lượng bộ chiến Sư đoàn 21 Bộ binh hành quân tại một số khu vực thuộc tỉnh Ba Xuyên và phía Đông Cần Thơ. Từ tháng 11/1968 đến tháng 12/1969: đơn vị xung kích của liên đoàn 4 Biệt động quân tham gia các cuộc hành quân lớn tại các tỉnh Định Tường, Châu Đốc, Phong Dinh, Vĩnh Bình. Trong hai năm 1970, 1971 là một trong những nỗ lực chính trong các cuộc hành quân của liên đoàn 4 Biệt động quân tại miền Tây, khu vực biên giới Việt-Căm Bốt và chiến trường ngoại biên.
Trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/1970, cùng với tiểu đoàn 42 BĐQ tham gia cuộc hành quân tại Núi Bái Voi (Châu Đốc). Từ 1972 đến 1973, tham gia các cuộc hành quân trong khuôn khổ của liên đoàn 4 BĐQ tại Miền Tây, góp phần vào chiến thắng chung của liên đoàn này tại Núi Dài. Gần cuối năm 1973 và năm 1974, cùng với các tiểu đoàn 42, 44 thuộc liên đoàn 4 BĐQ tăng phái cho Quân đoàn 2 hoạt động tại Phú Yên và Bình Định.
* Trận Chương Thiện, tháng 4/1965: Tiểu đoàn được Tổng thống Hoa Kỳ ân thưởng Huy chương Danh Dự.
Chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, tiểu đoàn 44 Biệt động quân đã lập được chiến tích lẫy lừng trong một cuộc giao tranh với 2 tiểu đoàn Cộng quân tại Chương Thiện vào tháng 4/1965. Diễn tiến trận đánh được ghi nhận như sau:
Ngày 4 tháng 4/1965, cuộc hành quân Dân Chí 129/SĐ do bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh tổ chức được khai diễn ở Tây Bắc quận Kiến Long, tỉnh Chương Thiện. Ngay trong ngày này, giao tranh đã diễn ra quyết liệt, Cộng quân đã tăng cường lực lượng để ngăn chận cuộc tiến quân của lực lượng bộ chiến VNCN. Trước diễn biến của tình hình chiến trường, ngày 6 tháng 4/1965, bộ tư lệnh Quân đoàn đã điều động tiểu đoàn 44 Biệt động quân làm lực lượng xung kích tiếp ứng, tấn công thẳng vào mục tiêu.
10 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 4/1965, toàn tiểu đoàn được trực thăng vận nhảy xuống trận địa đang bị khống chế bởi hai tiểu đoàn Cộng quân. Trước đó, thành phần tiền phương gồm 1 tiểu đoàn Bộ binh và 1 chi đoàn Thiết quân vận đã bị địch chận đánh với hỏa lực mạnh. Từ hệ thống công sự và hầm hố kiên cố, Cộng quân đã bắn trả quyết liệt vào đội hình của cánh quân Bộ binh và Thiết giáp. Riêng tiểu đoàn 44 BĐQ, khi vừa nhảy xuống khu vực bãi đáp, đơn vịu này đã bị Cộng quân bắn xối xả, một số quân sĩ bị thương hoặc tử trận, ba trực thăng đổ quân bị hư hại. Dù ở trong tình hình nguy kịch, nhưng với tinh thần quyết chiến, toàn tiểu đoàn đã đồng loạt xung phong, vượt qua tuyến bố phòng của đơn vị Bộ binh và Thiết giáp bạn, tấn công thẳng vào các cụm điểm kháng cự của đối phương. Trận cận chiến ác liệt đã diễn ra giữa các chiến binh của tiểu đoàn 44 BĐQ và Cộng quân. Với lối đánh tốc chiến và can trường, cuối cùng tiểu đoàn đã đánh bật Cộng quân ra khỏi các địa đạo phòng ngự, làm chủ trận địa, buộc 2 tiểu đoàn CSBV phải tháo chạy tán loạn.
Ngày 7 tháng 4/1965, cuộc hành quân kết thúc với kết quả: 278 CSBV tử thương tại trận địa, 12 bị bắt, 11 súng cộng đồng và 43 vũ khí cá nhân bị tịch thu, 202 căn trại của Cộng quân bị phá hủy. Về lực lượng VNCH: 22 tử thương, 65 bị thương.
Ngày 10 tháng 4/1965, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được Tổng tham mưu trưởng Quân Lực VNCH tuyên dương công trạng trước Quân đội lần thứ 4, toàn thể quân nhân của tiểu đoàn được mang Giây biểu chương màu Quân Công Bội Tinh. 16 ngày sau, 26 tháng 4/1965, Tổng thống Johnson đã ký quyết định ban thưởng huy chương Danh dự của Tổng thống Hoa Kỳ cho toàn quân sĩ tiểu đoàn 44 Biệt động quân. Theo lời của ông Mike Martin, cựu cố vấn tiểu đoàn, thì tiểu đoàn 44 Biệt động quân là đơn vị đầu tiên của Quân lực VNCH được ân thưởng huy chương này.
Chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, tiểu đoàn 44 Biệt động quân đã lập được chiến tích lẫy lừng trong một cuộc giao tranh với 2 tiểu đoàn Cộng quân tại Chương Thiện vào tháng 4/1965. Diễn tiến trận đánh được ghi nhận như sau:
Ngày 4 tháng 4/1965, cuộc hành quân Dân Chí 129/SĐ do bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh tổ chức được khai diễn ở Tây Bắc quận Kiến Long, tỉnh Chương Thiện. Ngay trong ngày này, giao tranh đã diễn ra quyết liệt, Cộng quân đã tăng cường lực lượng để ngăn chận cuộc tiến quân của lực lượng bộ chiến VNCN. Trước diễn biến của tình hình chiến trường, ngày 6 tháng 4/1965, bộ tư lệnh Quân đoàn đã điều động tiểu đoàn 44 Biệt động quân làm lực lượng xung kích tiếp ứng, tấn công thẳng vào mục tiêu.
10 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 4/1965, toàn tiểu đoàn được trực thăng vận nhảy xuống trận địa đang bị khống chế bởi hai tiểu đoàn Cộng quân. Trước đó, thành phần tiền phương gồm 1 tiểu đoàn Bộ binh và 1 chi đoàn Thiết quân vận đã bị địch chận đánh với hỏa lực mạnh. Từ hệ thống công sự và hầm hố kiên cố, Cộng quân đã bắn trả quyết liệt vào đội hình của cánh quân Bộ binh và Thiết giáp. Riêng tiểu đoàn 44 BĐQ, khi vừa nhảy xuống khu vực bãi đáp, đơn vịu này đã bị Cộng quân bắn xối xả, một số quân sĩ bị thương hoặc tử trận, ba trực thăng đổ quân bị hư hại. Dù ở trong tình hình nguy kịch, nhưng với tinh thần quyết chiến, toàn tiểu đoàn đã đồng loạt xung phong, vượt qua tuyến bố phòng của đơn vị Bộ binh và Thiết giáp bạn, tấn công thẳng vào các cụm điểm kháng cự của đối phương. Trận cận chiến ác liệt đã diễn ra giữa các chiến binh của tiểu đoàn 44 BĐQ và Cộng quân. Với lối đánh tốc chiến và can trường, cuối cùng tiểu đoàn đã đánh bật Cộng quân ra khỏi các địa đạo phòng ngự, làm chủ trận địa, buộc 2 tiểu đoàn CSBV phải tháo chạy tán loạn.
Ngày 7 tháng 4/1965, cuộc hành quân kết thúc với kết quả: 278 CSBV tử thương tại trận địa, 12 bị bắt, 11 súng cộng đồng và 43 vũ khí cá nhân bị tịch thu, 202 căn trại của Cộng quân bị phá hủy. Về lực lượng VNCH: 22 tử thương, 65 bị thương.
Ngày 10 tháng 4/1965, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được Tổng tham mưu trưởng Quân Lực VNCH tuyên dương công trạng trước Quân đội lần thứ 4, toàn thể quân nhân của tiểu đoàn được mang Giây biểu chương màu Quân Công Bội Tinh. 16 ngày sau, 26 tháng 4/1965, Tổng thống Johnson đã ký quyết định ban thưởng huy chương Danh dự của Tổng thống Hoa Kỳ cho toàn quân sĩ tiểu đoàn 44 Biệt động quân. Theo lời của ông Mike Martin, cựu cố vấn tiểu đoàn, thì tiểu đoàn 44 Biệt động quân là đơn vị đầu tiên của Quân lực VNCH được ân thưởng huy chương này.
* Nữ hổ tướng Hồ Thị Quế, thiếu tá Nguyễn Văn Dần và tiểu đoàn 44 Biệt động quân:
Trong thời gian từ 1964 đến 1966, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được chỉ huy bởi những sĩ quan tài ba như thiếu tá Nguyễn Văn Dần, thiếu tá Nguyễn Văn Huy… Riêng với thiếu tá Nguyễn Văn Dần, ông là một trong những tiểu đoàn ưu tú của binh chủng Biệt động quân, đã được ân thưởng hầu hết huy chương của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian giữ chức tiểu đoàn 44 Biệt động quân, ông đã chỉ huy tiểu đoàn lập nhiều chiến công trong các cuộc hành quân tại chiến trường miền Tây. Khi đụng trận, ông vẫn đội mũ Nâu, đeo khẩu rouleau 38, cầm can chỉ huy, điều động quân sĩ tấn công. Cùng chia xẻ vinh quang, buồn vui với ông trong các cuộc hành quân là bà Hồ Thị Quê, vợ của ông.
Bà Quế đã theo chồng ra trận và lập nhiều chiến công. Bà đã được thiếu tướng Đặng Văn Quang (tháng 11/1965 thăng trung tướng), tư lệnh Quân đoàn 4/Vùng 4 chiến thuật lúc bấy giờ, đặc cách thăng cấp thượng sĩ. Thành tích của bà đã được ông Mike Martin, 1 trong những cố vấn của tiểu đoàn 44 Biệt động quân ghi lại trong cuốn Black Tiger. Sau đây là một trích đoạn đã được phổ biến trên KBC số 22.
Trong thời gian từ 1964 đến 1966, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được chỉ huy bởi những sĩ quan tài ba như thiếu tá Nguyễn Văn Dần, thiếu tá Nguyễn Văn Huy… Riêng với thiếu tá Nguyễn Văn Dần, ông là một trong những tiểu đoàn ưu tú của binh chủng Biệt động quân, đã được ân thưởng hầu hết huy chương của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian giữ chức tiểu đoàn 44 Biệt động quân, ông đã chỉ huy tiểu đoàn lập nhiều chiến công trong các cuộc hành quân tại chiến trường miền Tây. Khi đụng trận, ông vẫn đội mũ Nâu, đeo khẩu rouleau 38, cầm can chỉ huy, điều động quân sĩ tấn công. Cùng chia xẻ vinh quang, buồn vui với ông trong các cuộc hành quân là bà Hồ Thị Quê, vợ của ông.
Bà Quế đã theo chồng ra trận và lập nhiều chiến công. Bà đã được thiếu tướng Đặng Văn Quang (tháng 11/1965 thăng trung tướng), tư lệnh Quân đoàn 4/Vùng 4 chiến thuật lúc bấy giờ, đặc cách thăng cấp thượng sĩ. Thành tích của bà đã được ông Mike Martin, 1 trong những cố vấn của tiểu đoàn 44 Biệt động quân ghi lại trong cuốn Black Tiger. Sau đây là một trích đoạn đã được phổ biến trên KBC số 22.
Danh tiếng của nữ hổ tướng thực sự xảy ra trên chiến trường cùng với những người lính Biệt động quân trong những năm 1960. Bà thường xuất hiện nơi tuyến đầu, khi trận địa đang tới hồi quyết liệt, di chuyển dưới làn đạn để đến cứu người thương binh. Đôi khi, bà đi theo đại đội đi đầu, cùng với các chiến sĩ mũ Nâu, tấn công qua cánh đồng ruộng trống trải, không có một cây lớn ngăn đạn. Trong tiểu đoàn, ai cũng thán phục, công nhận lòng dũng cảm, chân thành của bà. Khi ra trận, bà thường đội nón sắt, sơn màu rằn ri, cọp đen của tiểu đoàn 44 Biệt động quân, đeo khẩu colt 45 bá trắng. Việt Cộng đồn đãi, đặt tên cho bà là “Nữ Tử thần”, vì đối với địch nữ hổ tướng cũng nguy hiểm như các binh sĩ Biệt động quân.
Bà được ân thưởng nhiều huy chương, chứng minh lòng quả cảm nơi chiến trường, bà cũng đã chia xẻ nhiều nỗi đau thương của chiến tranh. Vài tháng trước khi mất, bà ôm mối đau lòng, chứng kiến sự tổn thất của đơn vị với số quân đông gấp đôi tấn công. Trong trận đó, ngoài số Biệt động quân còn có 1 cố vấn Hoa Kỳ bị tử trận, 1 cố vấn khác bị thương. Sau trận đó, cũng như các Biệt động quân, bà đã cạo đầu nguyện sẽ rửa hận cho các chiến hữu đã ra đi.
Được các binh sĩ Biệt động quân gọi bằng tiếng “chị Hai” thân mật, họ vẫn không quên cá tính nóng bỏng cũng như tình thương của bà đối với đàn em nhỏ trong đơn vị. Đối với những đứa em ba gai, bà lớn tiếng la rầy, đôi khi cho bạt tai, nhưng bao giờ cũng có trách nhiệm, tình thương đối với các anh em binh sĩ trong tiểu đoàn. Ngoài chiến trường, bà giúp đỡ toán quân y, chăm sóc băng bó cho các thương binh. Về hậu cứ, lo chạy chuyện giấy tờ, an ủi vợ con, thân nhân của những quân nhân tử trận hoặc bị thương nằm quân y viện. Bà “chị Hai” không ngần ngại móc tiền túi ra ứng trước, giúp đỡ cho người những người vợ trẻ qua lúc tang thương…
No comments:
Post a Comment