Bình Long ngày về tìm lại dấu xưa tích cũ ________________________________________________________________________________________________
Lý Cà Sa
(VoBiVic)
Ngày 26 tháng 10 năm 2010, ba người bạn vong niên chúng tôi thuê xe bao từ Saigon đi Bình Dương, rồi lên Bình Long để tìm lại dấu xưa tích cũ.
Mỗi người mang một tâm trạng riêng tư:
Niên trưởng của tôi, khoá 16 VBĐL, anh ra trường cuối năm 1962, về đơn vị tác chiến thuộc SĐ5BB (vùng 3, khu 32 chiến thuật Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Tây Ninh). Năm 1967 anh bị thương nặng tại Ấp Nhà Việc, Phú Hoà Đông, Bình Dương. Từ khi giải ngủ năm 1969 vì thương tật anh chưa lần nào về lại vùng 3, chiến trường xưa.
Anh bạn nhà giáo Tiến Sĩ về hưu, tốt nghiệp Đại Học Melbourne khoa Chính Trị Học, đang cần thêm tài liệu thật ngoài đời để viết tham luận chiến tranh, so với tham khảo sách vở lý thuyết trong thư viện.
Riêng tôi, muốn về nơi mà 38 năm trước đây (1972) đã đổ máu tử thủ tại thị xã An Lộc; cùng chịu chung số phận nghiệt ngã khổ nạn chiến tranh của quân dân miền Nam và những bộ đội sanh Bắc tử Nam từ miển Bắc vào.
Ngày về của tôi cũng để thắp nén hương trước ngôi mộ chôn tập thể hàng ngàn người chết (dân, quân, bộ đội CS Bắc Việt xăm nhập); cầu nguyện cho mọi vong linh siêu thoát: tưởng niệm anh linh chiến sĩ trận vong, dân thường vô tội chế tvì chiến nạn, oan hồn anh bộ đội sinh Bắc tử Nam.
Tôi cũng muốn tìm lại nơi xưa một thời đã sống, chiến đấu, phục vụ đất nước, một vài sự thật còn hoài nghi trong chiến tranh.
Cơ hội lần về này cũng nhằm mục đích chung với các bạn già để "tìm lại dấu xưa, biết thêm sự tích cũ ", cùng ôn lại chung bài học lịch sữ của thời chiến tranh Việt Nam (1960-1975); đánh giá lại nhiều sự thật mà cả hai bên Nam Bắc đều dành phần nói tốt tuyên truyền cho mình, cố ý che dấu nhiều sự thật chưa nói ra.
Chúng tôi cũng sẽ đến căn cứ Tà Thiết, Lộc Ninh, để xem tận mắt nơi mà VC lợi dụng Hiệp Định Paris năm 1973, làm mật khu đặt BCH Cục R an toàn chuẩn bị cho chiến dịch tổng tấn công về Saigon tháng 4 năm 1975.
Tôi hy vọng lần đi (và phần ký sự dân gian) này giúp cho các bạn tôi nhìn thấy tận mắt tại chỗ những điều mà chúng tôi cùng chia sẻ hiểu biết, có thêm kinh nghiệm sống với người CS trong nước, đánh giá tài liệu lịch sữ chiến tranh Quốc-Cộng, cho con cháu chúng tôi sau này độc hiểu thêm về lịch sữ chiến tranh Việt Nam.
Đưa bài lên trang báo, chúng tôi cũng mong độc giả thông cảm bài viết không trau chuốt hành văn, thêm tham khảo những trao đổi thư từ, tài liệu riêng, cùng những suy nghĩ chủ quan theo kinh nghiệm một thời đã sống qua.
xxxxxxxx
Xe ra khỏi Saigon, mặc dù mới 7 giờ sáng trời còn sớm, nhưng kẹt đường lúc mới qua khỏi cầu Bình Triệu. Chúng tôi rất lo lắng không biết đoạn đường còn dài đến Bình Long cả trăm cây số có bị "Việt Cộng chặn đường xét giấy" nữa không???
Trừ anh tài xế tuổi con cháu, chúng tôi vẫn mang tâm trạng người dân trước 1975, (bỏ ra nước ngoài từ lâu mới về, còn mang bệnh tưởng thời chiến tranh) là: đường QL 13, "Quốc Lộ Máu", không có đoạn đường nào an ninh khi qua khỏi cầu Bình Lợi lên Bình Dương tới Bình Long!!!
Mấy chục năm sau về lại Việt Nam, người già chúng tôi hình như vẫn còn mang bệnh tâm lý đi đường sợ Việt Cộng đào đường, đấp mô, chận đường, pháo kích...dọc QL13. Vẫn tưởng như ngày nào như khi.....qua Khăn Đen Suối Đờn cầu Bình Lợi, khỏi đường Đại Hàn đến cánh Đồng Chó Ngáp (mật khu Tân Hội), Lái Thiêu (rừng Cò Mi), Búng (mật khu An Sơn-Bà Lụa) tới TX.Thủ Dầu Một (Phú Cường);qua Bưng Cầu, Ngã Tư Sở Sao(thường bị đấp mô), Dốc Cầu Định, Xóm Chùa, Bù Chí, Thới Hoà, Đồi 24 (VC đào đường,gài lựu đạn,nổ mìn), Cua Mỹ Thạnh-Xóm Xoài (phục kích) cho tới Bến Cát, Lai Khê. Qua đoạn đường Bàu Bàng, Bàu Lòng trống trải (nhiều trận đánh nhau chí chết), tới quận Chơn Thành, đoạn cầu Tàu Ô Tân Khai (VC phục kích đoàn xe Mỹ)...
Mọi thứ đã đổi thay, nhà cửa như chạy ào hết ra đường, tiệm ăn, cửa hàng buôn bán, dịch vụ lấn nhau từng tất đất, không để khoảng trống nào cho cảnh vườn nhà, đồng ruộng. Không còn bị VC đào đường, nhưng QL13 nhiều hang lổ, chỗ vũng lầy nước lội. Không có VC chặn đường xét giấy, nhưng có công an VC đứng đường huýt còi, chặn xe phạt tiền.
Mình là Việt Kiều không yêu CNXH, lâu quá mới về thăm quê hương, ai cũng mang tâm trạng nhiều cái sợ theo quán tính: đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm!
Xe cộ đủ loại từ xe hơi, xe hàng, xe buýt, xe gắn máy chạy đầy đường ngang ngõ dọc. Người ta qua lại bắt ngộp...Nhưng nhìn kỹ nhà cửa cất không theo quy hoạch đồng bộ, cái mới cái cũ, nhà ngói nhiều tầng, nhà cây lụp sụp, mái tôle rỉ sét. Đường xá thường kẹt xe, không ai giải quyết tắt nghẽn giao thông, lòng lề đường lấn chiếm. Con người sinh hoạt trong môi trường nóng bức bụi, khói xe, xã hội tranh sống lấn áp, không nhường nhịn nhau, mặt mày đăm đăm, lời ăn tiếng nói cọc cằn thô lỗ...Làm chúng tôi cảm thấy không an toàn trên xa lộ chút nào!
Đường mới từ Saigon lên Bình Dương nhiều hảng xưởng lớn của Singapore, Đại Hàng, Trung Quốc; cửa hàng cửa hiệu nhiều chủng loại của người Việt buôn bán dịch vụ, du lịch, quán ăn đề bảng tiếng Việt chen tiếng Anh không còn nét củ như xưa. Nhà có nơi mới cất, có nơi giàn dáo lên tầng. Nhiều khu nhà củ tồi tàn, lô đất trống cỏ mộc sinh lầy, bải rác dơ chất đống. Công nhân đi làm hối hả dập dìu, kẻ nhàn du tụ tập nơi hàng quán, bán buôn tấp nập lòng lề đường trong nhà ngoài hẻm.
Ở ngay ngã tư Sở Sao, khu công viên Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến của ông Dũng Lò Vôi (tay nhà giàu mới nổi lên sau này), xây thành quách rào kín bít bùng, chiếm hết phong cảnh địa hình rộng đẹp trước kia. Ngày trước, một bên là rừng cao su chạy dài, bên kia QL13 là nhà cửa dân chúng cất sâu trong xóm Hoà Lợi đất gò lên giồng trồng đậu phọng, vườn điều.
Đường lên Bến Cát từ ngả tư Sở Sao, phía bên phải, có nhiều đất gò mối nổi lên (gò mối tụ, tốt cho phong thuỷ?) tạo thành thế đất bạch hổ. Con sông Thị Tính (nhánh rẻ sông Saigon) nằm bên trái thành thế thanh long, cho vùng đất gò chạy dài lên Bến Cát. Bây giờ đất gò cao bị ủi bằng, sông Thị Tính bị khu Đại Nam che khuất. Nghe báo chí trong nước loan tin nhiều tai nạn xãy ra trong khi đang xây cất khu ĐN: biển giả bị bể tràn nước làm chết một em học sinh, con cọp trắng sút chuồng vồ chết một công nhân (vì phá thế phong thuỷ?).
Đơn vị tôi từng đóng quân đồn Cầu Định (khoảng 2km) hồi năm 1968, lính trong đồn nhiều ngày theo dõi trận đánh lớn Mỹ dùng chiến xa bao vây VC, tấn công vào khu vực Ngã Tư Sở Sao-Hoà Lợi-Chánh Lưu. Vườn cao su mé trong khu ĐN bây giờ chắc còn mang nhiều âm khí cô hồn tử sĩ?
Bến Cát ngày nay là khu đô thị mới mở mang do Singapore xây dựng, thiết kế xây cất như khu đô thị nước ngoài. Chúng tôi chạy xe một vòng Mỹ Phước 1,2,3, tìm nhìn lại địa hình Bến Cát ngày xưa, không còn thấy dấu vết! (Tỉnh Bình Dương đã lên cấp thành phố, mở rộng địa bàn về hướng Bắc. Nhiều cơ sở hành chánh dời xa ra khỏi trung tâm chợ, hay ra miệt Phú Lợi đang phát triển nhanh, nhiều khu buôn bán, trường học, cơ sở công ty... (tuyến đường xe buýt từ Saigòn lên chạy vòng qua Phú Lợi đưa khách, sinh viên, công nhân đến các trường đại học, khu hảng xưởng...), thị xã Thủ Dầu Một đang mở rộng về hướng Bắc). Cảnh củ bây giờ đã đổi thay, chúng tôi cảm thấy xa lạ ngay trên đất nước mình.
Từ Bến Cát, xe tiếp tục chạy lên hướng Bắc: đường QL đang mở rộng ra, nhiều trạm thu lệ phí, tài xế phải dừng nhiều đoạn nộp tiền mua đường! Hàng quán hai bên chiếm sát lề đường, người chạy xe miền quê theo thói quen không tôn trọng luật lệ giao thông đâm ngang lái dọc, bộ hành qua đường không tránh xe tong. Thiệt dễ sợ nếu chưa quen mắt!
Bàu Bàng, Bàu Lòng đã thay tên mới là xã Lai Uyên. Nhiều lô cao su nhỏ mới trồng chen khoảng cách với những ngôi nhà lầu hai ba tầng đang xây dựng; nhà tranh lụp xụp dọc đường làm cho lề đường chật chội kém mỹ quang, mất vệ sinh vì rác rến bừa bải dơ bẩn.
Quận Chơn Thành cất lại nhà cái cao cái thấp, chợ bụi mù trời, chia đường vào Hưng Thạnh đi Tây Ninh, đường qua Đồng Xoài, Phước Long (Nay là tỉnh Bình Phước). Khu chợ buôn bán sầm uất, đông người qua lại.
xxxxxxxxxxxx
Đoạn qua cầu Tàu Ô rất khó nhận ra, chỉ còn là cái cống nhỏ, xóm nhà lá, nhà ngói cất dọc hai bên đường; ấp Tân Khai nay đã dời sang bên kia đường. Tôi nhận ra địa danh nhờ thấy có bảng ghi. Bây giờ hai bên giao lộ phân ranh Chơn Thành - An Lộc cỏ lác mọc lan sâu vào bên trong. Không còn rừng le (một loại tre nhỏ dây leo) chằng chịt làm chốt ẩn núp cho VC chặn bít đường từ An Lộc về Chơn Thành như hồi trận chiến năm 1972.
Saturday, 19 June 2010
Thư gởi anh T.:
Thưa anh, anh hỏi tôi về những người Pháp chủ đồn điền còn lại ở Việt Nam, có ảnh hưởng gì trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa tại An Lộc tháng 4 năm 1972 không?(đưa đến miền Nam thua trận năm 1975?) Vì anh biết tôi có tham dự cuộc chiến năm xưa (đang là một viên chức nhỏ hành chánh kiêm nhiệm quân sự tại địa phương, một nhân chứng sống còn lại), lòng còn mang nặng nhiều suy nghĩ về chiến tranh Việt Nam trong thập niên 70.
Năm kia, khi gặp lại Ch/Tướng Trần Văn Nhựt (cựu Đại Tá Tỉnh Trưởng Bình Long) sang Úc, tôi cũng đã hỏi ông là, sau năm 75 ông có còn gặp lại mấy người Tây đồn điền trước kia, cùng thọ nạn trong Mùa Hè Đỏ Lửa tại An Lộc không? Tướng Nhựt trả lời, là mấy ông đó còn tệ hơn mình, họ về nước cũng làm công tầm thường cho công ty, chớ đâu còn là ông chủ lớn, giám đốc đồn điền một thời vàng son oai quyền, dấu ấn của một thời Tây thực dân đô hộ dân mình!
Nhưng câu hỏi của anh quá lớn, tôi không kham nổi trả lời trên bình diện rộng, cũng không đủ kiến thức chính trị (anh đang cần dữ kiện cho một luận đề chính trị),hay múa rìu qua mắt thợ các bậc cao minh, vì cái nhìn của mình như người mù sờ voi.
Tôi chỉ xin được tâm sự anh nghe về những điều tai nghe mắt thấy, đã chứng nghiệm thực hành, kinh nghiệm qua bản thân, nói ra từ tâm ý hơn là đại ngôn biện luận.
Cái thấy được của một nhân chứng từ một sự kiện lịch sữ của địa phương
Tôi được bổ nhậm chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng An Lộc tháng 8 năm 1970; sau khi rời đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn, về Saigon thụ huấn khoá Quân Chánh một tháng, đi tập sự một năm ở Quận, sau đó về bộ Nội Vụ để bắt thăm đi đáo nhậm nhiệm sở mới.
Trong trường huấn luyện Võ Bị Đà Lạt, ngoài chương trình nặng phần quân sự, mọi SVSQ đều được học tập thêm về chính trị, lãnh đạo chỉ huy với phương châm là “người cán bộ quốc gia, khà năng “ đa hiệu”, lý tưởng “hy sinh phục vụ đất nước”. Khi tổ quốc cần đến, bổn phận nhiệm vụ gì mình cũng phải hoàn thành cho tốt, không phân biệt đi chiến đấu ngoài mặt trận, hay cáng đáng việc văn phòng hành chánh. Nên dù ở chức vụ nào, chúng tôi vẫn không từ nan khó khăn, giữ mình trong sạch, phục vụ hết mình; biết nhanh chóng chấp nhận, xử trí mọi tình huống, hoàn cảnh. Tôi cũng mang nặng lý tưởng và tâm lý đóng khung đó, trong ngày về bắt thăm đi làm Quận trưởng.
Năm ông sĩ quan Quân Đội lần lượt bắt thăm; tôi chọn được An Lộc vì trước kia ở Sư Đoàn 5 BB, hiểu rõ vùng III, Khu 32 Chiến Thuật. Tôi muốn nói thêm anh rõ là, vào những năm 60, 70, nhiều ông sĩ quan quân đội kiêm nhiệm chức vụ hành chánh làm Quận làm Tỉnh trưởng ở địa phương chết nhiều lắm vì chiến trường sôi động, lâu lên lon hơn ở đơn vị của mình; ít ai muốn biệt phái ra hành chánh vì không đủ sở trường. Khoá Quân Chánh tôi học, tôi biết có nhiều vị ở đơn vị chuyên môn đưa về học, cố tình làm bài không đủ điểm để có cớ trở về ổ củ đơn vị gốc của mình. Còn tôi ở đơn vị tác chiến về (dưỡng thương) nên quá khoẻ!
Chọn An Lộc thuộc tỉnh Bình Long tôi mới giựt mình vì đây là trung tâm của những đồn điền cao su, những ông chủ người Pháp còn ở lại khai thác nguồn lợi cao su lớn nhứt miền Nam lúc đó. Tôi không có thành kiến với người Pháp, từ nhỏ tôi học Pháp văn, mẹ tôi học trường áo tím Gia Long ; tôi cũng nhiểm nặng văn hoá Pháp, thi cử tiếng Pháp là sinh ngữ chánh, lên đại học còn phải học nhiều môn giảng bằng tiếng Pháp, mơ ước sang Pháp du học...Nhưng gia đình tôi đã từng là một trong những nạn nhân của thực dân Pháp, nếu không bỏ làng quê lên Saigon, đã bị sát hại vì lính viễn chinh giết chết không thương xót. Cha tôi kể lại hào khí thời phong trào Thanh Niên Tiền Phong chống Pháp của ông; ta thán về các sắc thuế dã man của thực dân: thuế điền, thuế thân, thuế rượu, thuế nha phiến của chánh quyền Pháp thuộc. Tôi cũng đã sống kinh hải qua cảnh Tây ruồng bố, đốt nhà, cướp của, hảm hiếp phụ nữ...Nhưng điều làm tôi suy nghĩ nhiều hơn là sẽ đối mặt với tây thực dân đồn điền cao su trên An Lộc (Hớn Quản củ), phải thế nào đây?
Vì có cảm tình riêng với tôi, cô nhân viên Bộ Nội Vụ mang ra quyển sổ lớn ghi chép các vị làm Tỉnh, làm Quận bị mất chức vì có ý kiến phê bình của Cố Vấn Mỹ; mất chức vì tham nhũng, không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ, xin từ chức..v...v...Chưa ra làm quan phụ mẫu chi dân mà được cảnh báo trước, tôi cám ơn cô nhân viên và hứa nhớ đề phòng cảnh giác! Nhưng với tuổi trẻ (29t.) tôi không sợ thách thức ngay từ đầu, mà còn dám hứa hẹn ngày tái ngộ trong vinh quang! (Tôi quên mất tên cô và lời hứa tái ngộ, vì bị quay cuồng trong chiến trận 72; xin từ chức biệt phái hành chánh 3 lần, để xin về lại đơn vị tác chiến làm người lính đánh giặc; đánh nhau một trận long trời trong rừng cao su Cua Heo, Long Khánh, đến ngày tan hàng 30-4-75, đi tù cải tạo, vượt biên...)
Anh thấy đó! Đem tâm tình dài dòng viết lại chuyện cũ, tôi như vẫn còn bị những lực bên ngoài chi phối; tâm trạng thời trẻ tuổi; hoàn cảnh không thuận lợi chút nào. Nhưng tôi sẽ cố ghi lại theo ký ức, một cách khách quan, về câu hỏi của anh đặt ra, trả lời theo hiện thực đương thời.
Trận chiến An Lộc nhìn từ lăng kính nhân bản
Bia mộ tập thể
Khi mặt trận An Lộc xãy ra, đúng thật là từ nửa khuya đêm 4 rạng sáng ngày 5-4-72. Quân CSBV đóng chốt nút chặn Cầu Tàu Ô, cách An Lộc hơn 10km về phiá nam. Đến sáng ngày 5-4-72 địch quân bắt đầu pháo kích ban ngày dữ dội vào thị xã; cùng lúc họ mở màn đánh chiếm quận lỵ Lộc Ninh, 20km về hướng Bắc. Ngày 7-4-72 VC lấy được Lộc Ninh, từ đó làm bàn đạp tấn công xuống An Lộc; quân tấn công và quân tử thủ quần nhau 3 tháng long trời lở đất, sống đánh nhau chết chôn chung mộ: quân, dân, bộ đội nằm chung trong nấm mồ tập thể.
Tôi không kể lại chi tiết thêm về trận đánh mở màn từ tháng 4, qua cao điểm dốc hết tàn lực kịch chiến trong tháng 5, QLVNCH tử thủ cho đến tháng 6. Không còn sức đánh nổi, quân miền Bắc mệt mỏi rút lui. Họ để lại bộ phận nhỏ bao vây pháo kích, cầm chân quân ta bung ra (VC tiếp tục chiếm giữ con đường QL13 từ Tàu Ô (Tân Khai) cho đến ngày 30-4-75). VC ngăn chặn dân chúng, không cho trốn chạy xuôi Nam về Chơn Thành, chúng lùa ngược lên phiá Bắc, về quận Lộc Ninh để có dân ra mắt Chánh Phủ Lâm Thời MTGPMN. Anh nên ghi nhận chi tiết này (từ năm 72 cho đến 75, và đừng hỏi tôi tại sao?) Saigon không đem quân tái chiếm lại Lộc Ninh, xin hỏi mấy người ký kết Hiệp Đinh Paris năm 1973.Vì VC đang chiếm giữ Lộc Ninh, họ muốn giữ mức chặn an toàn trục lộ QL13 đến Lộc Ninh, nơi mà BCH/Miền/ Cục R làm căn cứ an toàn: đóng quân huấn luyện, chứa tiếp liệu, vận chuyển theo đường mòn HCM, ra mắt Chánh Phủ MTMN,nơi hội họp các cán bộ CS cao cấp từ miền Bắc vào, phối hợp với VC trong Nam. Mật khu Tà Thiết (ít người nói đến, chặng cuối đường mòn HCM) là căn cứ chiến lược quan trọng phía tây nam Lộc Ninh, được thiết trí an toàn dùng làm BCH cho Chiến Dịch HCM tổng tấn công Saigon những ngày sau cùng tháng 4năm 1975.
Trước đó, bên ta không ước lượng đúng tình hình, thiếu tin tức tình báo, khinh địch. Cụ thể, vào dịp đầu năm 1972, thời gian trước Tết Nguyên Đán, chúng tôi tại địa phương có nhận được một tài liệu mật từ Saigon. Qua hệ thống tin tức Bình Định Phát Triển Nông Thôn (một quốc sách chống Cộng thời bấy giờ, bao gồm các chương trình: Bình Định Nông Thôn, An Ninh Phát Triển, Lượng Giá Xã Ấp (HES: hamlet evaluation system), Chiến Dịch Phượng Hoàng (phối hợp các đơn vị an ninh tình báo địa phương nhằm loại trừ, tiêu diệt các thành phần hạ tầng cơ sở VC tại địa bàn xã ấp). Saigon cảnh báo VC sẽ tấn công vào 3 nơi: Tây Ninh, Phước Long và Bình Long; ước tính ưu tiên #1Tây Ninh 1 (căn cứ cũ Cục R), Phước Long #2 (vùng tiếp giáp biên giới Kampuchia, đường mòn HCM đi ngang qua). Bình Long #3. Các nơi trên nhận lệnh phải đề phòng và lo phòng thủ.
Theo quán tính, tôi rà soát lại việc phòng thủ cho 12 xã (7 xã kinh+5 xã thượng) 64 ấp; hoán đổi đồn bót các trung đội Nghĩa Quân, tiếp tục những đêm ngủ ấp xa để theo dõi tình hình, trao đổi tin tình báo với cơ quan bạn, chuẩn bị mật các phương án tác chiến cho BCH/CK. Một buổi họp thảo luận với các vị xã ấp và an ninh địa phương (ĐPQ&NQ, CS, cán bộ BĐNT...) để học tập tài liệu, thông tin tuyên truyền tình hình, và tổ chức phòng thủ.
Nhưng thật sự lúc đó tại địa phương, chúng tôi không thấy có dấu hiệu gì khác lạ trong vùng, khả dĩ VC sẽ tấn công lớn sẽ xãy ra. Người Mỹ không có tin tức mới lạ trao đổi; Phòng 2 TKBL không thu nhận thêm tin tức gì từ đơn vị Thám Sát Tinh PRU (provincial rechearch unit); Tình báo 101 sang hỏi thăm tin tức với CK; Tỉnh Trưởng Trần Văn Nhựt đang hội thảo khoá học Bình Đinh Phát Triển tại Bà Rịa (ngày 7-4-72 mới được lệnh quay về Tỉnh, nghe tin Quận Lộc Ninh đã mất).Các đơn vị quân đội đồn trú quanh không có tin chạm địch; xã ấp không nghe báo cáo VC về làng.
Người Pháp cũng là nạn nhân cuộc chiến
Tôi chỉ có một nguồn tin tình báo duy nhứt khả tín là “theo dõi mấy ông tây đồn điền”: xã ấp phải thường xuyên báo cáo mọi sự hiện diện và vắng mặt của tây đồn điền để đánh giá tin tức tình báo!? Vì sao?
Tại An Lộc, trung tâm của những đồn điền cao su nổi tiếng khắp vùng Đông Nam Á, có 3 đồn điền lớn:
· Công ty Đồn Điền Đất Đỏ (Plantation des Terres Rouges gọi tắt là SPTR) là công ty lớn nhứt thời đó.
· Công ty cao su Đông Dương (Société indochinoise des plantations d’hévéas, gọi tắt là SIPH)
· Công ty Viễn Đông (Société des caoutchoucs d’Extrême-Orient, gọi tắt là CEXO)
Thường xuyên có vài chục người Pháp hiện diện, từ giám đ ốc, kỹ sư, chuyên viên cơ khí nhà máy, các quản đốc trực tiếp quản lý điều hành ở văn phòng, chuyên viên phòng nghiên cứu thí nghiệm, hay cơ sở nhà máy chế biến từ mủ nước ra mủ khô, đóng bánh nhập kho, vận chuy ển...
Mấy ông chủ lớn và nhân viên người Pháp của họ (nếu không tinh mắt để ý thì) chẳng có gì khác lạ. Họ vẫn đi lại, làm việc như công chức bình thường, thậm chí còn thân thiện hơn với mọi người vì thời kỳ thực dân đã qua (người dân mau quên thời đô hộ, ông chủ Tây, thầy su (surveiltant), cai sếp cai trị sắt máu, hét ra lửa, oai quyền một cõi thiên hạ). Nhưng VC biết nhận dạng họ, chúng tôi để mắt tới cũng biết.
Đồn điền đất đỏ, nắng bụi mù đỏ, mưa sình lầy bùn đỏ, nhưng những người Pháp lịch sự luôn ăn mặc toàn trắng dù trời mưa gió, lái xe sơn màu trắng chạy loanh quanh trong lô cao su xanh lá mùa hè, vàng lá mùa thu, phi cơ vận chuyển của họ cũng một màu trắng đáp nhẹ nhàng xuống phi trường Đồng Long, Quản Lợi, Xa Cát. Tháng 4 năm 1972 trước ngày cuộc chiến xãy ra, xã ấp báo cáo vẫn còn thấy bóng dáng Tây chạy xe trong các lô đồn điền như thường ngày. Chúng tôi nghĩ là VC không về làng; chắc mấy ông chủ Tây lúc đó cũng không biết là VC kéo quân về. Nếu mấy người trong ấp không thấy “bóng mấy ông Tây”, sẽ cho chúng tôi cơ sở đánh giá lại tin tức. (Nếu 5 ông Tây Đồn Điền Đất Đỏ có thông tin sớm, biết trước được, đã tìm cách vắng mặt, đâu để bị gạt kẹt lại cả tháng ở Quản Lợi. Họ đã băng rừng lội suối lội bộ theo đoàn người chạy giặc, tơi tả áo quần tìm về phía Quốc Gia. Báo hại, ông Tỉnh Trưởng đích thân an ủi họ, tìm cho một chỗ trú ẩn dưới hầm tránh đạn pháo, chờ trực thăng gởi về Saigon).
Chúng tôi học được cách lấy tin từ người Pháp là do dân trong vùng thì thầm nhau.Tây đóng thuế cho VC để đổi lại an toàn tính mạng, không bắn phá rừng cao su để tiếp tục khai thác. Đồ trắng làm dấu định dạng; VC về làng đánh phá ngoài đồn bót, không phục kích trong lô cao su (cây cao su trồng đến năm thứ 6 mới cho cạo mủ, trúng mảnh đạn sẽ làm hư cây). Nghe nói có lần kinh tài VC kẹt tiền sao đó, dẫn quân du kích về làng bắt cóc một ông Tây nhốt trong rừng 7 ngày đêm, đòi đúng một triệu đồng tiền chuộc mạng mới thả ra, báo hại chủ Tây lo chạy về Toà Đại Sứ nhờ can thiệp, gọi điện ra Hà Nội, nạn nhân mới được tha về. Cũng dân họ nói:”Vì quyền lợi lớn của tư bản và nước Pháp, tiền thuế viên lang Chánh Phủ Pháp đóng thuế cho VC tại Paris; còn mở hội nghị tại kinh đô ánh sáng cho ông Kissinger với ông Lê Đức Thọ chia nhau giải Nobel hoà bình!”
Để trả lời cho câu hỏi
Trong trận An Lộc, QLVNCH tử thủ, một mình đã tự lực chiến đấu không để thua quân Bắc Việt.
Người Mỹ đã có ý bỏ rơi VNCH bằng chiêu bài Việt Nam hoá chiến tranh, vừa rút quân lui binh, vừa làm vừa lòng người Trung Quốc sau ngày Nixon hội ý với Mao (tôi nghĩ anh có tài liệu này)
Trung Cộng không muốn Hà Nội thắng miền Nam, vì sợ ảnh hưởng của Nga xuống vùng Đông Nam Á (nhưng chưa đủ sức khống chế được Lê Duẩn, con bài của Liên Xô, muốn đánh mạnh tấn chiếm nhanh miền Nam).Người Tàu họ có mục đích sau này khi đủ thực lực.Họ đang thực hiện chính sách bá quyền trên biển Đông, chặn giòng chảy sông Mê Kông, hay âm mưu địa chính, khai thác quặng mỏ, để xâm nhập các nước phía Nam Trung Quốc
Người Pháp bày bàn xếp ghế Hội Nghị Paris năm 1973, cho các bên kéo dài thời gian bàn cải, hẵn có mục đích gây lại ảnh hưởng người Pháp với miền Nam (không bị hận thù Pháp như miền Bắc, không mặc cảm Điện Biên Phủ, còn có thế hệ trẻ chịu ảnh hưởng Tây, cảm tình, thân thiện nền văn hoá Pháp)?. Họ tưởng rằng với thiện chí của một ông Tây noble, gentleman, sẽ tạo ra được thế Tam Quốc mới (dù không đủ mạnh thay người Mỹ) ở Đông Dương như ý đồ tham vọng của Paul Doumer, của De Gaulle hồi những năm 30, 40? Người Pháp cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư, không vì thảm cảnh chi ến tranh của một thuộc địa cũ!
Ký kết Hiệp Định Paris năm 1973 là một thiệt thòi bức tử miền Nam. (Anh biết rõ chi tiết nhiều hơn tôi), từ đó đưa Miền Nam đến thất thủ!
Nhưng sau này, CP Pháp cũng giống như những ông chủ Tây đồn điền cao su, bị gạt vì quả lừa của VC. Vào những ngày cuối tháng 4-75, Tướng Vanuxem (sếp củ của những tướng lảnh gốc Quân Đội Pháp) từ Paris bay qua Saigon đôn đáo chạy đèn, nhưng Lê Đức Thọ đã trả ơn:”Tống cổ đế quốc thực dân ra khỏi Việt Nam!”.Tiếp đến, quân miền Bắc vào tiếp quản, quốc hữu hoá luôn hết các đồn điền cao su miền Đông Nam Việt!
Rõ ràng là người Pháp vẫn luôn có chủ đích, chờ cơ hội trở lại Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận. Tổng Thống F. Mitterand đã từng sang thăm Việt Nam, làm thân với chánh quyền Hà Nội, khuyến khích người Việt học thêm môn Pháp văn, nuôi dưỡng đài RFI, quảng bá văn minh Pháp...
Nhưng nước Pháp đã bị nhân quả do chính sự tác hại từ chánh sách thuộc địa của họ gây ra. Vì thực dân Pháp quá tham lam, tàn nhẩn đối xử với dân bản địa: không mời mà đến, tự xưng làm chủ nhân ông, chia nước làm 3 miền để trị. Họ sống quyền quí cao sang, hưởng thụ trên đầu người dân nô lệ, vơ vét tài nguyên về cho mẫu quốc.
Kỹ nghệ cao su tại miền Đông, khai thác vựa lúa miền Tây, kết hợp với sưu cao thuế nặng, tận dụng nhân công thuộc địa rẻ tiền,chiếm dụng bán đất công thổ là nguồn lợi vô song vô tận của thực dân Pháp thời đô hộ. Mặc dù có chút công ích để lại về sau trong khai phóng văn minh (chữ viết, trường học, báo chí,..), xây dựng (nhà cửa, cầu đường, cơ sở hành chánh, nhà thương, trường học..), văn hoá (văn hoá nghệ thuật, thi cử, tuyển chọn nhân tài..) xã hội văn minh theo đà tiến bộ của thế giới (tổ chức hành chánh chánh quyền...)
Nhưng nếu Chánh Phủ Pháp biết nhận định theo xu hướng lịch sữ thời đại như Anh, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trả lại chủ quyền sớm cho các nước thuộc địa. Cộng tác và phát triển kỹ nghệ, kiến tạo chung doanh nghiệp, trao đổi văn hoá, khuyến khích thiết lập nền văn minh dân chủ; lấy hoà bình thay chiến tranh, lấy giao hoà thay cho những phong trào giải phóng, lấy hợp tác phát triển thay cho bốc lột. Mô hình Liên Hiệp Pháp chỉ là giả tạo đồng minh, tuyên truyền hợp tác, không có giá trị hợp tác thật sự cho hoà bình, hữu nghị.
Thật tiếc một cơ hội đánh mất cho Pháp và Việt Nam, để đổi thù làm bạn. Cũng buồn cho vận nước xứ mình, có một ông HCM sang Pháp về, mang theo chủ nghĩa CS bức hại dân tộc. Buồn cho tôi ngồi viết lại trả lời câu hỏi của anh, thấm thía nỗi tha hương, nữa đời còn lại không thực hiện được lý tưởng của mình phục vụ đất nước đến trọn đời.
Bạn anh,
TCT
Kỹ niệm ngày Quân Lực VNCH 19-6-2010
Cuộc chiến An Lộc bắt đầu (từ hồi 12 giờ đêm 4 rạng sáng ngày 5-4-1972), anh em NQ, đóng đồn trong ấp Tân Khai nghe nổ mìn tự động; toán ĐPQ kích đêm cầu Tàu Ô bị đánh lui. VCbị chiếm cầu, đồn ĐPQ bị đánh phá suốt đêm.
Trong suốt mùa hè đỏ lửa năm 1972, hai bên tranh nhau từng tất đất để chiếm giữ cầu. Cũng chính tại QL13 chạy ngang qua ấp Tân Khai trên quãng đường một cây số, dân chúng Bình Long (Lộc Ninh+An Lộc) khốn khổ bồng bế chạy nạn bị VC bắt, lùa ngược lại lên Lộc Ninh để Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam ra mắt với quốc tế: chứng minh họ có đất (tạm chiếm Lộc Ninh) có dân (bị lùa từ An Lộc lên)..
Xe đã qua cầu Tàu Ô, ấp Tân Khai mà lòng tôi còn bùi ngùi với biết bao tình cảm xúc động, nhớ đến những anh em NQ nhờ mìn tự động phá vỡ nhiều lần đặc công VC âm mưu phá ấp Tân Khai khi mới lập ấp. Một lần TT Nguyễn Văn Thiệp đến thăm ấp bình định kiễu mẫu này, tôi vì hứng thú với vị đàn anh Võ Bị Đalat khoá 1, đã dám trình bày sự thật bằng niềm kiêu hãnh của một sĩ quan trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm đời, kinh nghiệm chánh trị:
"Kính thưa TT, nơi mà TT đang ngồi nghe chúng tôi thuyết trình đây, hai hôm trước VC mò về đánh đồn NQ. Nhưng hôm nay tôi xin lấy sinh mạng và sự nghiệp của mình, bảo đảm là Ấp Tân Khai này hoàn toàn an ninh, là một ấp bình định kiễu mẫu!"
Ôi, tuổi trẻ của tôi quá lý tưởng, ăn nói đại ngôn không biết sợ trời cao đất rộng!
Tôi yêu cầu tài xế chạy chậm, để quan sát, theo dõi cảnh quang bằng trí nhớ mỗi ngã đường. Nhưng thật là khó mà phân đâu vào đâu, chỗ nào là chỗ nào, một nơi mà trong đầu tôi thuộc lòng từng địa danh trong hai năm (1970-1972) lội bộ hành quân, lái xe thăm đồn bót, ngủ ấp thăm dân, quan sát địa hình...những con đường đất đỏ bóng mát dưới tàn cây cao su, những mái nhà ngói đỏ đồn điền, những xã king ấp thượng....
Ngã nào vào Xa Cát (xã Minh Đức), ngả rẻ nào vào xã Tân Phước (Xa Trạch, Bò Com), đoạn nào là Đông Phất Thượng (xã người Stiêng) chạy lên Quản Lợi, đường nào vào Xa Cam (xã Thanh Bình), đồn điền nào của Terre Rouge, đồn điền nào của CEXO...nơi đâu là Đồi Gió, đường vòng xuống Xóm Ga, bốn cổng quanh thị xã.?...Nhưng cảnh xưa không còn nữa, mọi sự đều đổi thay theo thời gian!
Theo yêu cầu, anh tài xế lái đưa ba anh em chúng tôi đến khu bia mộ tập thể. Quần thể ngôi mộ được xây cất lại, khác với hồi năm 1972, hố huyệt chôn x ác tập thể thì đúng vị trí. Nhưng trường THBL nay là đồn công an huyện(?).Cổng củ bệnh viện BL (nằm bên kia đường) xây gạch đóng bít tường, làm cổng mới chỗ khác. Bốn ngôi mộ chớ không phải là hai như năm 1972 (có thể chánh quyền VC mới làm thêm để táng chung nhiều hài cốt vô thừa nhận mà họ muốn xoá sạch hết dấu vết cũ mồ mả của dân chôn lấp nhiều nơi, của các đơn vị quân đội chôn tạm nơi đóng quân, xác bộ đội vùi vập đâu đó trong thị xã, bìa rừng?). Chúng tôi cho xe chạy quanh khu chợ và các nơi quanh đường phố. Những mộ xây cũ của nghĩa trang các đơn vị quân đội năm 72 hoàn toàn mất dấu: 52 ngôi mộ 81 BCND (sau dãy nhà lồng chợ củ), dãy mộ BĐQ (đối diện trước công viên Tao Phùng), mộ lính ND (quanh trại Biệt Kích B15) không còn dấu vết), khu mộ riêng của SĐ5BB, NQ,ĐPQ (toà hành chánh tỉnh, khu chợ, xóm Ga, cổng Phú Lố...). Mọi dấu tích đều bị cào bằng ủi sạch, nhà cửa công thự cất chồng lấp lên xoá lấp.
Thay vào đó là ngôi mộ tập thể 4 khuôn đất vuông, vòng rào sắt biệt lập với nhà cửa chung quanh, một bia mộ lớn với văn bia hoàn toàn sai sự thật, khắc ghi lời tuyên truyền đánh lạc hướng công luận lịch sữ, gây căm thù cho thế hệ sau.
Dù thế nào, vừa bực tức trước sự bị thật bóp méo, vừa e ngại có người theo dõi báo cáo (những người lạ mặt tập trung tại nơi nhạy cảm), ba anh em chúng tôi vẫn tiến vào khu mộ để chụp hình; đến trước chỗ đặt bàn thờ có lư hương, thắp nhang, khấn vái, cầu nguyện. Đó là vào lúc giữa trưa ngày 26-10-2010, học sinh đang ra về sau buổi học sáng, tò mò nhìn chúng tôi, những người xa lạ.
Tôi hồi nhớ lại những diễn tiến mùa hè đỏ lữa năm 1972, khúc phim hồi ức ấn tượng, mà qua bao nhiêu năm vẫn khó quên, nó còn đưa tôi sống lại như cơn mê ác mộng:
Đêm 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, VC tấn công và đóng chốt luôn tại cầu Tàu Ô. Sáng ngày được TKBL cung cấo cho một trực thăng bay CNC, tôi đích thân quan sát mục tiêu, đìều động ĐPQ, NQ trong vùng đến nhổ chốt, kéo pháo 105 và xe bọc thép V100 đến ngã 3 Xa Cát để tiếp cận yểm trợ. Một xe thiết giáp của ĐPQQ V100 bị bắn hư, Trung Tá Nguyễn Thống Thành TKP cho lệnh tôi rút quân.
Vừa xuống trực thăng, tôi nhận lệnh vào gặp Đại Tá Vỹ, TLP/SĐ5BB, đang chỉ huy BCH Tiền Phương của SĐ5BB tại Bình Long, lúc đó đã dời vào căn hầm chắc chắn của BCH/TK/BL (BCH/ TK/BL dọn sang chiếm chỗ của căn cứ B15/BK (BĐQ Biên Phòng), nằm đối diện với Quận&BCH/CK An Lộc).
Tôi biết Đại Tá Lê Nguyên Vỹ từ hồi ông còn là Trung Tá/TRĐT/TRĐ8BB đóng BCH ở Bến Cát năm 1969. Khi đó tôi đang là TĐP/ TĐ1/8BB dưới quyền chỉ huy của ông. Tôi có vào BCH/TP để thăm ĐT Vỹ mấy lần, vào năm 71, 72, lúc đó ông bị "thất sủng nằm chờ ở BCH tiền phương"(?)
ĐT Vỹ đích thân nói ngắn qua tình hình chung: VC đang đánh mạnh thế áp đảo cấp sư đoàn vào các đơn vị QLVNCH trên Lộc Ninh, tình hình rất nguy ngập! TRĐ52 của SĐ18BB biệt phái, đóng căn cứ pháo binh Hùng Tâm, tây nam Lộc Ninh, sát biên giới An Lộc, cũng đang bị đánh đữ dội, khó cầm cự lâu. Ông phân công cho tôi, cậu đem NQ, ĐPQ, NDTV đóng chốt trong thành phố, tôi lo cho tuyến phòng thủ SĐ5, TRĐ52 và BĐQ rút về đóng quân vòng đai. Ông còn nhắc nhở tôi dùng mọi phương tiện chặn bít 4 cổng vào thị xã: cổng Lộc Ninh (Bắc), cổng Phú Lố (Tây), cổng Quản Lợi (Đông), cổng Xa Cam (Nam), ngừa trước thiết giáp VC chạy vào. Tôi báo cáo lại cho TK, xin lệnh phối hợp với BCH/TKBL, trưng dụng xe be kéo hết gỗ súc trong các trại cưa ra, xì hơi xẹp bánh, tháo bỏ bình ắc quy, cho nằm vắt ngang chặn đường 4 cổng thị xã.
Vào thời điểm đó, ĐT Trần Văn Nhựt Tỉnh Trưởng & TKT/BL vẫn còn đang dự hội thảo BĐPT ở Vũng Tàu, ĐT Vỹ hoàn toàn chỉ huy, điều động quân phòng thủ tại mặt trận vào những ngày đầu. Theo ngu ý, Saigon không đánh giá cao tình hình khẩn cấp, QK3 coi nhẹ VC tấn công Lộc Ninh, nghi chúng đánh nghi binh (vào An Lộc) để tấn công vào Tây Ninh hay Phước Long? Nhưng tình hình thay đổi nhanh chóng, QLVNCH vào thế bị động:
-Ngày 7-4-1972 VC tấn công dữ dội vào quận lỵ Lộc Ninh, các đơn vị phòng thủ đều tan rả.
- ĐT Nhựt được lệnh về lại tỉnh để điều động chỉ huy. Trên Lộc Ninh ĐT Vĩnh TRĐT/TRĐ 9BB và TR/T Dương ThĐ1/ThG bị bắt sống, Th/T Thịnh QT Lộc Ninh thoát chết, chạy về được tới cầu Cần Lê, tôi ra đón ông tại ấp thượng Kalahon.
- TRĐ52BB không chịu nỗi áp lực tấn công, rời bỏ căn cứ pháo binh Hùng Tâm, từ cầu Cần Lê rút về An Lộc. VC chiếm căn cứ, dùng súng đạn đại bác 105, 155 ly còn bỏ lại pháo kích cường tập vào thị xã An Lộc. Đại bác 130 ly tầm xa (bắn30 cây số) từ Lộc Ninh pháo xuống. An Lộc nằm trong túi lữa!
-Đoàn xe thiết giáp của quân BV tràn xuống An Lộc, húc ủi văng các chướng ngại vật trên đường, vượt qua tuyến phòng thủ của BĐQ và SĐ5BB. Quân CSBV cũng khinh địch, không có bộ binh tùng thiết, chiến xa T54, PT76 làm mồi cho quân trú phòng, làm bia bắn cho lính, cho NDTV. Đến nổi ĐT Vỹ cũng xách M72 rượt đuổi bắn xe tăng, như một trò chơi thể thao!
-Ch/T Lê Văn Hưng rời căn cứ Lai Khê lên An Lộc, chỉ huy mặt trận để chống chọi với 4 SĐ quân BV (Công trường 5 và 7 đánh vào mặt Bắc và Tây, Công trường 9 phía Nam, chốt cầu Tàu Ô, chặn quân tiếp viện từ Chơn Thành lên, Công Trường Bình Long địa phương vào Quản Lợi hướng Đông).
-Bộ Nội Vụ cho lệnh rút nhân viên hành chánh về Bình Dương bằng phi cơ dân sự (Tôi cho rằng BNV đã làm mất tinh thần quân dân cùng nhau chiến đấu trong chiến tranh nhân dân (cán bộ hành chánh chánh quyền là NDTV cơ sở), không có nhân viên hành chánh ở lại phụ giúp quân đội làm công tác dân sự vụ, trong lúc đó không đủ phi cơ quân sự để tản thương!).
-VC bít đường tiếp viện từ Chơn Thành. Dân chúng từ Lộc Ninh tràn về, kéo theo dân chúng An Lộc gồng gánh, bồng bế nhau chạy giặc, lớp chết lớp bị thương. VC từ ấp Tân Khai tràn ra QL13 chặn lại, đuổi ngược dân vào rừng, đẩy ngược lên Lộc Ninh.
-LĐ1ND vào tiếp viện bị đánh tan tại Đồi Gió, Đông Phất; kéo quân vào vòng đai phòng thủ chung với quân trú phòng.
-LĐ 81BCND nhảy thẳng vào tiếp cứu BTL/SĐ5BB đang bị bao vây sát phòng tuyến; bung từng toán quân nhỏ đánh cài răng lược trong thành phố, ngoài đường, ngoài chợ ban ngày lẫn ban đêm, đẩy VC ra ngoài. Từng toán đánh chốt trong nhà cửa dân chúng, đánh du kích vào đội hình địch từ bên ngoài, phá chốt Đồi Đồng Long (VC chiếm làm điểm quan sát tiền tiêu, trinh sát, điều chỉnh cho pháo binh)
-Từ những ngày thượng tuần tháng 4 cho đến cuối tháng 6 năm 1972 Cộng quân tung nhiều đợt cao điểm, xung phong biển người để dứt điểm chiến trường, lấy thành tích cho sinh nhựt HCM. VC quyết đánh lấy Bình Long cho âm mưu ra mắt chánh phủ MTGPMN, (làm bù nhìn) để Hà Nội tăng áp lực với Mỹ ký kết Hiệp Định Paris đang diễn tiến tranh cải.
Người sống lo đánh nhau, người chết nhiều lần vì bị thương bị pháo! Trong ba tháng người ta chết như rạ! Vì không có chỗ nào an toàn, nơi nào ẩn núp kiên cố, nơi nào có lối thoát ra.
Trong túi lửa hoả ngục: trên đầu pháo chụp, dưới đất đạn bắn, VC bít đường, dân quân tử thủ; mất thông tin liên lạc với Saigon (may nhờ có máy viễn thông A 100 độc nhất trong BCH/TKBL, bắt dò tần số liên lạc về Ty Bưu Điện Q10 trong Chợ Lớn!); máy bay tiếp tế thả dù bị bắn rơi; trực thăng không đáp xuống được để tản thương! Nút thoát cầu Tàu Ô bị chốt cấp sư đoàn quân CVBV ngăn bít, QLVNCH từ Lai Khê lên gở chốt, hai bên quần thảo với nhau ngày đêm, thương vong nặng nề.
Tại thị xã vòng đai một cây số vuông, hai bên đánh nhau cận chiến ngày lẫn đêm, cài răng lược từng khu phố chợ; xe tăng CSBV tràn vào bắn phá không phân biệt; B52 thả bom dây vòng đai thị xã. Máy bay ta từ Saigon, Biên Hoà, Trà Nóc (miền Tây) lên vùng không đọ được với hoả tiễn SAM, đạn đại liên phòng không đan lưới bầu trời...
Xác chết quân, dân, bộ đội lên hàng trăm rồi hàng ngàn người, trong nhà thờ, sân đình chùa, hành lang nhà thương, hết còn chỗ chôn, chỗ lấp. Sau một trận đánh chí tử, một đợt pháo kích kinh nhồn, lại có thêm nhiều xác chết trong nhà, dưới hầm, tử thi bị trói cột trong xe tăng, xác người lăn lóc ngoài đường. Bệnh viện BL không còn chỗ chứa thương binh, quá tải thường dân bị thương; xác chết la liệt bỏ đống từng dãy hành lang, ngoài cổng...máu động rơi vãi mặt đất...
Hai trung đội NQ/CK/AL: BLG1 và BLG5, do một SQ và HSQ chỉ huy, sử dụng 2 xe GMC cơ hữu đi nhặt người bị thương, xác chết, mang về Bệnh Viện.
Thủa đất trước sân trường THBL còn trống, đối diện cổng Bệnh Viện, lính NQ kéo xác từ bên trong bệnh viện ra, bỏ xác từ trên xe mới nhặt về xuống, nằm chất đống. Một vấn đề hết sức nan giải cần giải quyết nhanh gọn dưới mưa đạn pháo kích từng chập từng hồi của VC. Nghe tiếng đạn depart hoảng hồn, tiếng đạn đi, rơi nổ ầm ầm, tiếng đạn bắn vãi từ hai phía, tiếng la khóc kêu gào của người bị thương...một cảnh địa ngục trên trần gian, càng làm cho những người đi nhặt xác ghê rợn!
Các đơn vị đang đánh nhau sống chết ở tuyến đầu, quân xa bị pháo hư nát, không có đơn vị công binh để có xe ủi, đào, xe xúc đất. Tỉnh không tìm ra một phương tiện cơ giới nào để nhanh chóng đào hố chôn. Anh em NQ đi lục lọi Ty Công Chánh, tìm mọi cách để đưa chiếc xe ủi xúc đất loại nhỏ (một phương tiện đào hố độc nhất) đến hiện trường giải quyết xác chết.
Hai lỗ đất lớn được đào bên hong sân trường THBL, xử trí kịp thời làm nơi an táng tập thể cho dân, quân, bộ đội tử nạn những ngày đầu cuộc chiến. Mỗi hố chôn tạm 500 xác người chết không toàn thây, chôn không hòm quách!
Những ngày về sau chiếc xe ủi đất của Ty Công Chánh bị pháo hư không thợ sửa; lính NQ đi tải xác bị pháo chết nhiều. Bác Sĩ Quí và cô y tá tên Bích (chỉ còn có hai vị này tình nguyện ở lại (Bác sĩ Trưởng Ty Y Tế di tản theo nhân viên hành chánh Tỉnh(?,) nhận lệnh di chuyển vào trạm xá mới thành lập dã chiến dưới hầm kho của BCH/TK/BL (B15). Bệnh viện BL bị pháo đỗ nát, không ai còn kéo thêm xác người về, từ đó người chết ở đâu xác chôn nơi đó,
Dân chúng chạy pháo quanh thành phố, sau cùng đổ dồn xuống Xóm Ga, ấp Phú Đức, trú ẩn nhà dân chung quanh ngôi chùa Cư Sĩ Tịnh Độ (ấp Phú Đức) Xóm Ga chưa bị một vết đạn của hai bên, đông người không có gạo ăn. BCH/CKAL chúng tôi dời ra đóng quân với dân trong xóm, lính NQ đi phát phiếu phát gạo, lương khô cho dân (nhờ được chia lại kho gạo và số thực phẩm của BCH/LĐ 81BCND do anh em BK thu nhặt được từ những chuyến tiếp tế thả dù), nên không xãy ra nạn đói cướp giật lương thực. Người dân An Lộc tri ân các anh chiến sĩ các đơn vị QLVNCH, quân dân cùng sống một nhà, chia sớt thực phẩm cho dân đói khổ, lúc hoạn nạn có nhau. Binh sĩ ta còn làm công tác dân vận tự nguyện, giúp dân chôn cất người thân tử nạn ở mỗi chỗ đóng quân.
Ngoài hai hố chôn tập thể, trong thị xã An Lộc còn có nhiều mồ mả chôn cất đất cạnh nhà, ngoài vườn, đất bỏ trống, đất quanh chùa... Cho đến từ cổng Xa Cam đến ấp Tân Khai, đất trống hai bên QL13, ven lô cao su, trảng trống sườn đồi đâu đâu cũng thấy mộ đất lấp; nhiều mồ mả chôn tạm lấp vùi, mặc cho nắng lửa mưa dầu đất trôi cát lở. Về sau này, nhiều năm đi tìm mộ người thân, thân nhân khó tìm lại được dấu vết mộ hoang. Ngoài vòng đai thị xã, xác bộ đội thường thì bị bom tan xác, khô héo trong vườn cao su, hay được chôn vùi lấp tạm dưới những đường khe rãnh trong lô cao su...
Tôi thuyết phục hai người bạn tin rằng sở dĩ có thêm hai hố tập thể (hiện tại 4 ngôi mộ) sau này là do chánh quyền CSVN gom góp hài cốt khắp nơi về chôn chung một chỗ? Khi VC qui hoạch lại thành phố, khu chợ, họ gom hài cốt chôn chung, theo cách giải quyết vô thần của CS"chết là hế!" Để trả lời cho thân nhân không bốc được mộ người thân, họ lập văn bia, thờ nhang khói chung một ngôi mộ tập thể?
VC chắc cũng không muốn xây dựng "nghĩa trang nhân dân" cho bộ đội nằm chung “mả nguỵ”, nằm cạnh “dân nguỵ”? Nhà Nước CSVN đã bối rối ghi lên mộ bia lời tuyên truyền lố bịch đầy hận thù, láo khoét, khó tin được:
3000 đồng bào An Lộc bị bị bom Mỹ sát hại ngày 3-10-1972!
Ngày 3 tháng 10 năm 1972 cũng là một ngày tưởng tượng.Vì thời gian đó hầu hết dân chúng đã thoát được về tạm trú tại tỵ nạn Phú Văn, Bình Dương.
Chuyện B52 nào bỏ bom vào thị xã gây ra cái chết hàng ngàn người thật khó tin, vì bom dây B52 con kiến cũng chết hết! Sao họ không nói bộ đội ta ngày đêm pháo kích bừa bải vào dân trong ba tháng ròng rả, lúc đó trong thị xã có khoảng 10 ngàn người, chạy pháo trong chu vi một cây số vuông. Cho đến nay Nhà Nước XHCN vẫn chưa chịu gở bảng xuống, viết lại cho đúng sự thật, còn nói dối với đồng bào trong nước và thế giới để gây thù oán hận, trong lúc ra sức tuyên truyền kêu gọi hoà giải với yêu thương?
Chúng tôi chạy xe đến ngã ba trường tiểu học, nhìn thấy tượng Kytô Vua bị pháo mất đầu và gãy tay còn để lại nguyên trạng, VC không cho phép tín đồ công giáo chỉnh sửa lại? Liệu người dân địa phương thấy chướng mắt, hay mỗi ngày nhìn thấy, nhớ lại vết thương củ còn đau?
Mục đích chuyến đi của chúng tôi cũng muốn đến tận mắt xem căn cứ Tà Thiết, một nơi cách An Lộc hơn 25 cây số, nằm trong địa phận quận Lộc Ninh. Chúng tôi muốn đến đó để tận mắt nhìn thấy nơi nhượng địa (!) vì Hiệp Định Paris tháng 1 năm 1973, Mỹ đã ép VNCH phải ký kết, tương nhượng lãnh thổ cho MTGPMN. VC đã dùng nơi vừa chiếm giữ lãnh thổ của miền Nam (1972) cách Saigon 130km, vừa làm hậu cần, vừa làm chỗ tập trung quân BV xăm nhập (từ năm 1973), vừa làm căn cứ cho BCH đầu não (1974-1975) của CSBV thôn tính miền Nam.
Lâu nay ở nước ngoài, tôi nghe và đọc nhiều về tranh luận tình hình chính trị, quân sự đưa đến sự thất trận ngày 30-4-75 của miền Nam; qui trách đổ lỗi cho TT Nguyễn Văn Thiệu, cho QLVNCH (nhất là về dư luận tiêu cực của truyền thông Mỹ). Ít ai nói đến chiến lược củaVC, đã lợi dụng sự đi đêm của Mỹ và CSBV qua Hiệp Định Paris 1973 (ngang nhiên chiếm đóng lãnh thổ của VNCH); từ sát nách Saigon họ chuyển quân từ miền Bắc vào, chuẩn bị cho chiến dịch HCM, chiếm lấy Saigon ngày 30-4-1975.
Hiệp Định Paris 1973 mới chính là đầu mối bức tử VNCH: Người Mỹ bỏ bạn đồng minh, bọn phản chiến Saigon phá hoại, thành phần thứ 3 ở Quốc Hội làm lợi cho CS. HĐ Paris 1973 đã lót đường cho quân BV xăm nhập, tập trung quân tích trử hậu cần, đặt BCH, mở chiến dịch HCM thôn tính miền Nam tháng 4 năm 1975.
Cụ thể hơn Tà Thiết là căn cứ an toàn cho địch quân mà VNCH vì thi hành theo HĐ Paris, để cho VC ngang nhiên chiếm đất nhà mình, mang người vào lấn chiếm, và đoạt luôn nhà mình.
Dự thảo khung của Hiệp Định là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hoà bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60ngày.
................................
Chương 2 HĐ ghi: Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973:với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa.
..................................
Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.
(Trích dẫn nguồn Wikipedia)
Từ An Lộc đến cầu Cần Lê khoảng 10km, xe qua khỏi Cần Lê chừng 2 km, từ QL 13 rẻ trái chạy theo đường Đồng Tâm chừng hơn 10km nữa. Xe chạy chậm lại, đường vắng người, hai bên nhiều rừng bụi, nhà dân thưa thớt. Chúng tôi e ngại không hiểu đường vào căn cứ địa của VC có an toàn không? Người này hỏi người kia tính sao đây? Lúc đó anh tài xế mới vọt miệng:
-Các bác đừng lo! Ba năm trước con đi bộ đội có đóng quân khu này. Nhưng con không biết các bác muốn đi đâu?
-!!!
-Sao bây giờ chú em mới nói?
-Các bác không nói trước, biểu con chạy xe thôi! Con đâu biết mấy bác vô đây làm gì? Phải mấy bác muốn vô coi căn cứ Tà Thiết không?
Chúng tôi trao đổi ánh mắt e ngại, nhìn nhau thầm dọ hỏi. Từ nước ngoài về, mang tiếng đi du lịch mình mà vào những vùng nhạy cảm như thế này phải tính trước.Nếu bị xét hỏi phải biết cách trả lời; còn phải cảnh giác công an chánh trị, công an du lịch, công an... chận đường hỏi giấy!
-Con biết các bác từ nước ngoài về! Ba con trước cũng đi cán bộ nông thôn. Các bác đừng lo!
Thấy chú em tài xế có vẻ thật thà, vã lại do người thân giới thiệu mướn xe nên tôi tin sẽ không có việc xấu xãy ra.
Một cái bảng to ghi lời chào mừng khách bên đường chỉ rõ lối vào căn cứ. Buổi trưa xe qua đường rừng bóng cây nhảy nắng. Nhưng xe phải chạy sâu vào vài cây số nữa mới đến chỗ.
Chòi gác là phòng bán vé, có cây ngang chặn đường, bảng qui định, nhưng không thấy người trực gác. Cảnh buồn vắng lặng đìu hiu. Một mình tôi xuống xe, tiến vào căn nhà gạch xây trên dốc cao, có ghi bảng đề văn phòng.Một người đàn ông từ nhà bên cạnh văn phòng bước ra; không phải đón chúng tôi, mà bước qua bên kia đường gọi người ra tiếp.
Một phụ nữ chừng 40 tuổi, ăn mặc lối Saigon, nói giọng Bắc, có vẻ như ngạc nhiên thấy khách lạ đến vào giờ nghỉ trưa, ngoài giờ làm việc. Chúng tôi hỏi mua vé vào tham quan “căn cứ ” theo bảng qui định ngoài cổng. Cô em nói không phải mua, xin mời quí khách vào văn phòng. Thấy vẻ thiện cảm của c ô tiếp viên, chúng tôi ra hiệu cho nhau bư ớc vào. Cô không hỏi chúng tôi là ai, nhưng hỏi có phải từ Saigon đến? Chắc cô nghĩ rằng chúng tôi là các đại gia từ thành phố chạy xe lạc đường ghé vào, nên cô vui vẻ chào hỏi và nhập bài bản ngay. Bài bản này thuộc lòng đến nổi cô nói không vấp một chữ. Bài thuộc lòng như sau:
Nguyên bản tài liệu của VC
Căn cứ Tà Thiết
Ngày 7/4/1972 Lộc Ninh được giải phóng, trụ sở của Bộ chỉ huy Miền đóng tại khu B chiến khu Dương Minh Châu - Tây Ninh được dời về khu vực Tà Thiết - Lộc Ninh. Đây chính là trung tâm đầu não được mệnh danh là “ Khu rừng Chính phủ”, là nơi ở và làm việc của cơ quan đầu não B2.
Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến của đất nước với sự ra đời của nhiều căn cứ, trong đó căn cứ của Bộ chỉ huy Miền đóng tại Tà Thiết - Lộc Ninh là căn cứ cuối cùng được thành lập ở chiến trường Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
So với các căn cứ đã xây dựng trong chiến tranh, thì căn cứ Tà Thiết được xây dựng cơ bản và có quy mô lớn hơn cả. Hệ thống hầm hào, trạm xưởng, trường lớp được xây dựng khá nhiều để đảm bảo cho việc sinh hoạt huấn luyện và chiến đấu. Căn cứ Tà Thiết là tổng kho dự trữ của hậu cần B2 và là điểm tập kết quân lớn nhất từ Bắc vào để chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng mùa xuân năm 1975.
Từ năm 1973 đến năm 1975 tại căn cứ Tà Thiết đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng:
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ III (3/1973)
- Hội nghị quân chính toàn Miền (9/1973)
- Hội nghị học tập quán triệt Nghị quyết 21 của TW Đảng cho cán bộ cao cấp của Miền và các tỉnh (10/1973)
- Ngày 3/4/1975 tại nơi đây đồng chí Phạm Hùng (Bí thư TW Cục) quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị về quyết tâm và phương án giải phóng Sài Gòn
- Ngày 8/4/1975 đồng chí Lê Đức Thọ thay mặt Bộ Chính trị phổ biến Nghị quyết thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia định (sau được lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh) gồm Chính uỷ Phạm Hùng, Tư lệnh Đại tướng Văn Tiến Dũng, các Phó tư lệnh Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn và Đinh Đức Thiện.
- Đúng 11giờ 30 ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, trên đất Tà Thiết toàn bộ Bộ chỉ huy chiến dịch thật sự xúc động lên đường hướng về Sài Gòn để tiếp quản thành phố mới được giải phóng.
Căn cứ Tà Thiết đã góp một phần quan trọng vào việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.(sic)
Hiện nay, Khu căn cứ đã được sửa chữa lại và khánh thành vào ngày 20/4/1995 gồm: nhà trưng bày, nhà làm việc của Thượng tướng Trần Văn Trà- Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, Lê Đức Anh Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng và Nguyễn Thị Định Phó Tư lệnh. Bên cạnh đó là hội trường dưới lòng đất, nhà bếp trở thành điểm tham quan chiến trường xưa của du khách trong và ngoài nước.
Tôi có thu thập thêm vài tài liệu liên quan đến HĐ Paris và căn cứ Tà Thiết:
(Hồi ký của Lê Đức Anh về sự lợi dụng Hiệp Định Paris 1973 và việc sử dụng căn cứ Tà Thiết)
......Trong Hiệp định có nhiều nội dung rất cơ bản, rất hay, nếu nói riêng ở góc độ tư duy quân sự thì hay nhất là ở chỗ Hiệp định quy định quân Mỹ rút, còn tại Nam Việt Nam, các lực lượng vũ trang còn lại của “hai bên Việt Nam” ở nguyên tại chỗ. Như vậy ta đã đánh bại âm mưu “phân tuyến” của đối phương, bộ đội ta không phải “tập kết” ra một nơi (như thời Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954), mà ngược lại, ta duy trì trên chiến trường thế xen kẽ “da báo” trên cả ba vùng chiến lược - rừng núi, đồng bằng và đô thị, một thực trạng rất có lợi cho ta, bất lợi cho quân địch.
...................
......Nếu ta xả hơi, co lại, thủ tiêu đấu tranh là chết. Thực trạng suốt bảy, tám tháng vừa qua đã thấy rất rõ điều này. Cuộc giành giật giữa ta và đối phương diễn ra rất ác liệt. Đối phương bình định kềm dân, ta trừng trị đối phương, phá bình định, giải phóng dân. Đối phương đóng đồn, ta nhổ. Đối phương lấn chiếm, tái chiếm, ta mở rộng, mở vùng. Nơi nào ta đánh mạnh, đối phương dao động, co lại; nơi nào ta hữu khuynh, chần chờ, đối phương lập tức lấn tới. Ngay cả những đơn vị sừng sỏ của chúng bị ta đánh mạnh về quân sự, bị bao vây về chính trị và binh vận thì cũng dao động, chùn lại thấy rõ.
.................
....Vào đến nam Vĩnh Linh, gặp anh Trần Độ đi từ Miền ra, tôi hỏi: "Anh ra thì ai thay"? Anh lặng im không nói gì. Rồi anh nói: "Sau khi có Hiệp định Paris, tình hình phức tạp quá. Khi anh Tố Hữu vào phổ biến thì tin ở Trung ương". Tôi bảo, tin ở Trung ương là đúng thôi, nhưng phải phản ánh đúng thực tế chiến trường với Trung ương, và phải kết hợp hai vấn đề đó lại. Anh bảo giờ anh ra Bắc, tôi cũng không hỏi vì sao ra. Anh em giao liên đưa tôi đi, vào đến sát đồn Phú Túc của đối phương rồi cứ theo sườn núi mà đi. Đi, tôi thấy đường Trường Sơn Đông đã mở thông thoáng, từng đoàn xe tải chở gạo, chở đạn vào chiến trường thì trong lòng phấn khởi lắm
...............................
.....Khi làm kế hoạch tác chiến, tôi có bàn với hai anh Năm Ngà và Hai Tưởng. Kế hoạch có 3 nội dung:
Thứ nhất: Là xây dựng lực lượng ở các đô thị và vùng ven đô. Vì sau Mậu Thân 1968, lực lượng ta (cả đặc công và biệt động) đã bật ra hết rồi, giờ phải triển khai xây dựng trở lại để ém quân ở đô thị, hoạt động trong lòng đô thị. Tôi nhớ đinh ninh lời anh Lê Duẩn “Để chậm thì khó làm được”.
Thứ hai: Mở vùng giải phóng ra hướng Long An, kể cả vùng nam của Long An: Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, Châu Thành, Tân Trụ, Chợ Gạo và Tiền Giang, tức là cả phía nam và phía bắc lộ 4. Kể từ Tây Ninh xuống Đức Hoà, Đức Huệ, nam bắc lộ 4 thì khó nhất là mở hướng này. Nếu nói đến đồng bằng sông Cửu Long thì đây là hướng trọng điểm của kế hoạch đồng bằng. Ta mở vùng và đứng vững được ở đây thì sẽ ngăn chặn rất hiệu quả sự liên thông của đối phương từ Sài Gòn xuống miền Tây. Ngược lại, với ta sẽ nối liên thông từ Miền tức Chiến khu Dương Minh Châu, nối miền Đông với đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ ba: Mở rộng đường hành lang Trường Sơn. Vì Trung ương đã mở được thông đường Đông Trường Sơn rồi, nay ta phải mở thông nốt, nối liền từ miền Đông Nam Bộ tới đó, trọng điểm là hai trục đường 14 và 20. Còn hướng sông Lòng Tàu thì Đoàn 10 đã làm dữ và khá lắm, vả lại lúc đó hướng này chưa nổi cộm lên nên không đặt vấn đề là hướng chính. ................................
....Để chuẩn bị cho mùa khô 1974-1975, ngay từ trong mùa mưa, Hậu cần của Miền đã chuyển đến cho các quân khu, kể cả Sài Gòn, trên 3000 tấn vũ khí dạn dược, đã cấp phát đủ cho các đơn vị các cơ số đạn và lương thực cần thiết cho chiến đấu và dự trữ thường xuyên. Đồng thời tích trữ tại các khu vực sẽ diễn ra chiến đấu mùa khô chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ gần 3 vạn tấn vật chất, trong đó có gần 8.000 tấn đạn dược và 1.500 tấn xăng dầu. Điều đáng nói ở đây là Hậu cần B2 đã cố gắng tạo ra lượng vật chất phương tiện tại chỗ tất cả những gì có thể tạo ra được, chỉ yêu cầu trên cung cấp những gì không thể tạo ra tại chỗ. Thực hiện đúng mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Miền, ngành Hậu cần đã bảo đảm lượng dự trữ thường xuyên từ bốn đến sáu tháng lương thực, thuốc và dụng cụ quân y; ba đến sáu tháng xăng dầu, và bắt buộc phải có một năm vũ khí đạn dược
.................................
....Chúng tôi sử dụng Trung đoàn 271 thuộc Sư đoàn 3 do anh Sáu Hưng chỉ huy, có anh Hoàng Cầm kiểm tra đôn đốc phía sau, tăng cường cho hướng tiến công chủ yếu này 2 khẩu pháo 85 ly và hai nghìn viên đạn để đánh vào Bù Đăng. Tôi nói với các anh, khi đánh được Bù Đăng rồi thì ta sẽ đánh Đồng Xoài liền. Tất nhiên tôi không quên điện ra Bắc cho anh Trà biết quyết định điều chỉnh kế hoạch, thay đổi việc chọn mục tiêu đánh trận mở màn cho mùa khô này.
Bộ chỉ huy phân công mỗi người bám sát và chỉ đạo một hướng: Bùi Cát Vũ ở hướng Đồng Xoài, Hoàng Cầm ở hướng Sư đoàn 3, Năm Ngà ở hướng Khu 6, tôi đang được thay anh Trà thì ở sở chỉ huy trung tâm cùng với anh Hai Tưởng, chỉ đạo toàn chiến trường B2 mà trọng điểm là miền Đông, trong đó trọng yếu là Tây Ninh-núi Bà Đen. Sở chỉ huy trung tâm lúc đó đặt ở Tà Thiết.
................................
Trong lúc hai anh bạn nghe độc “báo cáo”, tôi đi vòng vòng khu trưng bày để chụp hình làm tài liệu. Sau báo cáo, người thuyết minh (bây giờ kiêm thêm làm giao liên dẫn đường?) mời chúng tôi đi một vòng tham quan căn cứ. Cô còn thòng thêm một câu mời mọc: ”Ta đến xem nhà ông Trần Văn Trà và thắp hương cho ông ấy!?”. Tôi cảm thấy bị nhột, tìm cớ thối thoát mình phải về Saigon sớm trước khi trời tối! Thấy hai ông bạn lưỡng lự xiêu lòng nghe theo lời mời, tôi chặc lưỡi ta cứ đến xem nào, tính sau.
“Nhà ông Trà” ở khúc quanh đoạn đường đi bộ ngắn nhất, từ nhà ông này mới lội bộ tiếp đến thăm nhà Phạm Hùng, Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Định..
Tôi chụp hình mọi địa hình, cách bố trí nhà cửa mật khu: nhà nổi, hầm chìm, giao thông hào, hầm chữ A, bếp Hoàng Cầm (không phải lấy tên theo tướng VC Hoàng Cầm hay nhà thơ Hoàng Cầm, mà là tên của người phát minh ra nó, theo lời cô hướng dẫn viên).
Bước lên bậc thang gổ, tôi vào “nhà của ông Trà”; cột vách mọi thứ đếu bằng ván gổ, mái lợp lá trung quân. Ai đó đốt nhang sẵn trên bàn thờ, dựng giữa nhà, thờ hình Trần Văn Trà lộng kính mặc quân phục, có bảng ghi chi tiết tiểu sử của ông ta dựng một bên.
Để không tạo sự nghi ngờ hay phản ứng của cô cán bộ VC (nếu phát giác ra lính ngụy đang xăm nhập căn căn cứ ta, bọn Việt kiều phản động âm mưu điều tra để tuyên truyền ra nước ngoài?) chúng tôi đến chỗ bàn thờ làm như đang chiêm ngưỡng dung nhan ông Trà.
(VC ngày nay coi bộ chăm lo cúng bái giải oan, lo cho hương linh người chết, đốt nhiều nhang khói, làm bàn thờ, khác với bản chất vô thần Cộng Sản thời trước.Thời gian chúng tôi đi du lịch VN từ Nam ra Bắc, đâu đâu cũng thấy nghĩa trang liệt sĩ của họ chiếm khu đất rộng tốt nhất, xây miếu đình làm chỗ thờ cúng vong linh hơn cả nhà chùa. Cán bộ cao cấp chết đi cũng bắt chước HCM làm lăng mộ, nhà thờ tự. Dân nói: VC không tin Trời Phật Thánh Thần gì đâu, họ làm chỗ thờ tự để sau này lỡ bị trả thù, không ai dám đập phá chỗ miếu đình thờ tự (sợ trời phạt?); tuyên truyền dị đoan để tự phong thành hoàng, thánh nhân. Dân chúng bị đầu độc mê tín cúng bái, hay bị bắt ép thờ hình tượng HCM, Võ Văn Kiệt..; lập bàn thờ nhà dân, trong chùa, ngoài đình).
Nhưng lúc đó ba chúng tôi tò mò tìm hiểu; đang đọc kỹ bảng tiểu sử của ông Trà, để biết thêm về “chiến công tàn sát của ông này trong 2 trận đánh tại An Lộc năm 72 và tại Long Khánh năm 75; cho lệnh pháo kích, tấn công vào Saigon trước khi tiếp quản ngày 30-4-75; cùng nhóm bộ sậu MTGPMN, CSBV Hà Nội đã quyết định đưa người của chánh quyền và quân đội miền Nam vào trại tù cải tạo cho ở mãi không về!”
---------------
Tôi vái 3 hồn 9 vía ông Trà, nay đã ra người thiên cổ!
Hồn ông đã bay xa hay vong linh đang theo những kẻ ác dưới địa ngục, nhưng viá ông còn phảng phất đâu đây?
Sanh vi tướng tử vi thần, nay ông làm ông thần rừng Tà Thiết, có hình treo trong căn nhà tàn hương khói lạnh, xung quanh bốn bề vắng lặng âm u, ở chung với những người sắc tộc khờ me làm ruộng rẩy bên rừng. Bộ đội canh phòng cho ông đang phá rừng bán gổ; khu” rừng chánh phủ”, năm xưa kín mít nguỵ trang trốn lánh, nay cảnh hoang tàn trống vắng tiêu điều!
Ông ngồi đó từ lâu, chúng tôi mới đến đây biết ông lần đầu, nhưng trong lòng xốn xang nguyền rủa. Lâu năm thù ghét đã tan, nhưng vẫn nhớ chuyện ác ông làm thuở trước:
-Chỉ huy binh đoàn tấn công An Lộc tháng 4 năm 1972, Ông đã cho pháo dập bắn càn chết dân chết lính, nướng quân bộ đội chết không toàn thây, hồn không nhớ xác. Chúng tôi tiếc thương cho người sinh Bắc tử Nam, xác thân dập dùi, cùng chôn tập thể mồ chung. Nhưng các ông ỷ mình chiến thắng, dựng bia gây tiếng căm thù, chiến tranh qua rồi, sao không sửa lại lời ghi cho đúng? ”Nơi này xác dân, xác lính, xác bộ đội nằm chung” cho vong linh người quá cố được giải oan,yên giấc ngàn thu vĩnh biệt?
-Lập căn cứ Tà Thiết làm BCH, qua mặt Hiệp Định Paris, dồn quân huấn luyện, tích luỷ hậu cần, chuyển quân miền Bắc vào sâu, đánh phá miền Nam, ông không muốn tái hồi dân tộc hoà bình thống nhất! Sao ông không cản ngăn miền Bắc bớt hy sinh xương máu bộ đội Trường Sơn; may nhờ Hiệp Định Paris, cho họ ngừng nghỉ tương tàn cảnh nồi da xáo thịt, chém giết anh em cùng màu da vàng máu đỏ?
-Chỉ huy binh đoàn đánh vào Xuân Lộc, trận chiến kinh hoàng, ông đã nướng bao nhiêu xác người vào chiến trường lửa đỏ? Hay muốn nhuộm thêm cho đỏ máu màu cờ? Tiến vào Saigon ông có biết rằng ỷ mình chiến thắng, được cử làm quân quản, bao nhiêu khổ não dân lành, chia ly chồng vợ, bà con ly tán về kinh tế mới hồi hương, tập trung tù đày rời Nam ra Bắc không biết ngày về?
Nhưng cảm thương thay, hồi đầu nhân quả!
- Ông chưa được sủng ái bao lâu, xe chạy đường xa thay ngựa. Kẻ dưới trèo lên, cấp trên đạp xuống; bị đuổi về vườn vì những sách hồi ký chưa in, ông viết văn chương kể công hạn mã! Lê Duẩn không ưa, cho Lê Đức Anh thăng quân hàm vượt cấp,Văn Tiến Dũng tiếm vị công thần, ghi công đầu chiến dịch!
-Ông về vườn ngơi nghỉ chưa yên, lập ra Hội Cựu Chiến Binh, lệnh trên bắt dẹp! MTGPMN vật củ xài lâu, cùng theo tan rả!
Tôi nguyền rủa ông mà cũng thương ông, cùng một nghiệp binh đao lận đận. Thôi thì ông ở lại làm ông thần Tà Thiết, tôi về lại Úc Châu, nhớ có một lần đến viếng.
Ba mươi tám năm sau, thời gian đủ dài cho mọi cảnh đời, lòng người thay đổi. Những háo hức ngày về thăm lại Bình Long tôi đã góp những ấn tượng xưa gom đầy trí nhớ, nhiều cảm xúc trong lòng cho một chuyến về thăm tìm dấu xưa tích củ.
Tôi đã về và đến tận Bình Long. Tâm bệnh ẩn ức về dĩ vãng của tôi được chữa trị tại chỗ. Tôi xin cầu nguyện cho những vong linh đã chết (dù là kẻ thù của mình) đều được giải oan. Tôi cũng cầu nguyện người sống hoà hợp yêu thương tình tự dân tộc.
Nhưng tôi không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Trong quá khứ họ làm cho đất nước tôi điêu linh, lừa bẫy nhau huynh đệ tương tàn, anh em chúng tôi đánh giết nhau. Hiện tại người dân trong nước tôi nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai, vẫn bị kềm chế không có tự do dân chủ, còn bị tuyên truyền hận thù, sống trong phồn vinh giả tạo. Trong tương lai, đất nước tôi dưới ách độc tài của Đảng CSVN, có nguy cơ còn bị tròng thêm một cái ách đồng hoá của người phương Bắc.
Tôi được hai người bạn đi chung chia sẻ quãng đường xa, cùng chung cảm nghĩ và ước mong một ngày về lại quê hương Việt Nam tốt đẹp hơn. Ngày đó không còn e ngại đường đi, về lại chốn xưa lòng vui như đứa con về thăm mẹ hiền.
|
No comments:
Post a Comment