Sunday, May 27, 2018

Ku Búa : Lật lại thời Pháp thuộc – Kỳ 2: “Cao su đi dễ khó về” hay sự dối trá của những kẻ lười lao động?



Khi tìm hiểu về “tội ác của thực dân Pháp”, chắc hẳn các bạn đều đã nghe qua câu:

“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”

* Cũng như hầu hết các bạn, tôi từng tin vào những thứ kiểu như: “Bọn Pháp tàn ác bóc lột phu cao su, khi họ bệnh thì không chịu chữa chạy mà để họ chết rồi dùng xác bón cho cây cao su.”

Nếu điều đó là sự thật, thì tôi thắc mắc rằng người Pháp cất công xây dựng cả một bệnh viện trong đồn điền để làm gì nhỉ? Phải chăng là để phục vụ riêng cho người Pháp và cai đồn điền sao? Thôi thì hãy xem báo chí nhà nước viết gì nhé:

“Bệnh viện Lộc Tấn (tên gọi cũ của Bệnh viện Lộc Ninh) được người Pháp xây dựng năm 1936, là nơi khám chữa bệnh cho chủ đồn điền, phu cao su và một phần nhân dân do các đồn điền quản lý.” (Nguồn: VNExpress)

Bệnh viện Lộc Tấn ngày nay đã bị bỏ hoang
Vẫn không tin ư?
Bên trong phòng cứu thương của bệnh viện đồn điền Michelin, nơi một công nhân đang được băng bó vết thương ở chân. Theo thống kê vào năm 1926, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 100 – 120 bệnh nhân, thường do các chấn thương ở chân trong quá trình làm việc. (Nguồn: Báo Kiến Thức)
Bên trong một phòng thí nghiệm ở bệnh viện của đồn điền Michelin. (Nguồn: Báo Kiến Thức)
Nếu chỉ phục vụ riêng cho giới chủ, thì họ đâu cần phải xây riêng một bệnh viện như vậy? Họ có thể yêu cầu bác sĩ riêng phục vụ tại nhà cơ mà?
Và trong thời phong kiến, trước khi bị “đô hộ”, liệu người dân có được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế phương Tây hiện đại như vậy không?
* Nhiều người cho rằng điều kiện làm việc trong đồn điền hết sức khắc nghiệt. Tôi khẳng định là đúng, đấy là nếu bạn so sánh với công việc văn phòng thời nay. Trên thực tế, những người công nhân cao su được cấp nhà ở, có thể đưa gia đình tới ở cùng; trong khuôn viên đồn điền có nhà thờ, chùa chiền phục vụ nhu cầu tâm linh, con cái của họ được đi học. Phải nói là quá tuyệt vời so với điều kiện sinh hoạt của những người nông dân thời phong kiến.
“Làng Công Tra tương tự như mô hình đô thị hiện đại khép kín bao gồm: Nhà ở của phu cao su; nhà kho; cửa hàng tạp hóa. Nhà phu là nơi phu cao su đến để nhận và trả công cụ lao động. Nhà này cũng là nơi trước khi đi làm, phu cao su phải tập trung để điểm danh. Riêng làng Công Tra Lộc Thiện, chủ đồn điền còn xây thêm nhà thờ, chùa, nhà giữ trẻ và ít phòng học cho học sinh tiểu học lớp 4, lớp 5 tương đương với lớp 1, lớp 2 thời nay. (Nguồn: Báo ĐSPL)
Một ngôi nhà của phu cao su thời Pháp còn tồn tại nguyên trạng đến ngày nay.
* Quay lại với hai câu thơ tôi trích ở đầu bài viết. Tôi sẽ phân tích:

– Có một số công nhân tử vong do tai nạn lao động trong đồn điền. Nhưng đây là điều tất yếu, dù bạn làm bất cứ ngành nghề lao động tay chân nào, vào bất cứ thời kỳ nào kể cả ngày nay, thì bạn cũng sẽ phải đối mặt nguy cơ đó.

Nhưng đó chỉ là phần rất nhỏ. Phần lớn những người công nhân cao su không trở về quê nhà vì:

+ Những người công nhân này chủ yếu xuất thân từ Bắc Kỳ, ở đó họ phải chịu mức sưu cao do triều đình áp đặt (chứ không phải chính quyền người Pháp), cũng như sống dưới bầu không khí ngột ngạt của lễ giáo phong kiến. Vậy nên khi hết hợp đồng lao động và dành dụm được một khoản tiền, họ sẽ ở lại Nam Kỳ lập nghiệp – nơi có cuộc sống dễ chịu hơn nhiều dưới sự quản lý của người Pháp.

+ Cũng có thể, họ tiếp tục gia hạn hợp đồng và làm việc do mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt (đối với họ). Và trong lúc hợp đồng vẫn còn hạn thì “cách mạng” nổ ra.

Dù trường hợp nào đi chăng nữa thì sự “mất tích” của họ cũng hoàn toàn dễ hiểu khi mà hệ thống thông tin liên lạc đương thời còn nhiều hạn chế, rất khó để họ thường xuyên liên hệ với người thân.

– Nhiều người nói: “Thực dân Pháp cưỡng ép dân nghèo đi làm ở đồn điền”. Tôi thì không nghĩ họ có thể ép buộc được từng này người cùng một lúc (và đây tất nhiên không phải là chuyến tàu duy nhất):

Những di dân từ Bắc Bộ cập bến Nam Kỳ để tìm việc. (Nguồn: Báo Kiến Thức)
Như đã nói ở trên, những công nhân cao su này chủ động ký hợp đồng lao động với những điều khoản rõ ràng – điều chưa từng có tiền lệ trong thời phong kiến. Chính trong tác phẩm ‘Lão Hạc’ – một câu chuyện hư cấu có tính phóng đại giống như nhiều câu truyện khác của nhà văn “cách mạng” này, chúng ta thấy rằng người thanh niên đã chủ động tìm đến trạm mộ phu và ký ‘công-tơ-ra’ (contrat – hợp đồng). Không hề có sự ép buộc nào ở đây!

– Và khi chủ động đi bán sức lao động để lấy tiền, thì họ đã chấp nhận rằng mình sẽ không thể nào dẻo dai, khoẻ mạnh như ban đầu được nữa. Thời kỳ nào cũng vậy. Ngày nay, những người dân nghèo vẫn phải tha phương, thậm chí phải bỏ đất nước để bán giọt mồ hôi của mình nhằm mưu sinh đấy thôi?

Ít nhất thì phu đồn điền cao su không phải làm việc dưới môi trường độc hại như công nhân ngày nay trong xí nghiệp điện tử, nơi họ phải tiếp xúc với phóng xạ hàng ngày và đã có nhiều trường hợp mắc bệnh nan y như ung thư, vô sinh,…

* Về vấn đề “làm quá giờ”: Nhiều người nói phu cao su phải làm việc hàng chục tiếng đồng hồ (thay vì 8 tiếng như quy định ngày nay). Thế nhưng, họ nên biết rằng, thời đó, những người công nhân da trắng ở châu Âu hay ở Mỹ cũng phải làm việc trong khoảng thời gian dài tương tự. Mãi về sau, quy định làm việc 8 tiếng mới được áp dụng. Các phúc lợi hấp dẫn cho công nhân phương Tây cũng chỉ mới xuất hiện vài chục năm gần đây.

Còn ngày nay, cả công nhân lẫn lao động trí thức ở Việt Nam đang thường xuyên phải làm việc quá giờ với mức lương rẻ mạt.

* Trước khi buộc tội những kẻ lười lao động, tôi sẽ cho các bạn xem 2 hình ảnh này:

Bữa ăn của trẻ mồ côi trong một trại trẻ của đồn điền Michelin (Nguồn: Báo Kiến Thức)
Trẻ em chụp ảnh kỷ niệm tại trại trẻ mồ côi của đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước), một đồn điền khác của Công ty Michelin bên cạnh Dầu Tiếng. (Nguồn: Báo Kiến Thức)
Có thể là những đứa trẻ này lớn lên sẽ trở thành phu cao su, và “bị bóc lột” (như những gì vẫn được tuyên truyền). Nhưng nếu họ không nuôi nấng chúng cho đến khi chúng đủ tuổi để “bóc lột” thì liệu chúng có sống nổi tới ngày đó không? Đúng là không có bữa ăn nào miễn phí, thế nhưng, khi mà một hàng dài thanh niên thời đó vẫn chờ đợi để đăng ký đi làm phu cao su, người Pháp cần gì phải bỏ một khoản tiền lớn ra để nuôi nấng tử tế những đứa trẻ mồ côi trong cả chục năm trời chỉ vì mục đích lấy nguồn lao động?

* Những kẻ lười lao động:

Nhiều tài liệu lịch sử có ghi nhận những cuộc nổi dậy của công nhân đồn điền cao su. Song, chúng chỉ ở quy mô nhỏ và được xử lý nhanh chóng. Tôi thắc mắc, rằng với điều kiện lao động gần đạt đến mặt bằng chung phương Tây thời bấy giờ, cũng như là vượt trội so với thời phong kiến, thì những người không có học thức như họ còn muốn gì nữa? Tại sao họ không chịu khó như những người công nhân khác, để dần dần tích cóp tiền và về sau này có thể lập nghiệp?

Hãy đi vào một trường hợp cụ thể:

“Làm cu ly được 2 tháng, tôi thấy mình phải cố gắng học lấy một nghề, bởi có nghề ổn định mới kiếm được tiền sinh sống và tiếp tục hoạt động cách mạng. Tìm hiểu xung quanh, tôi xác định được hai nghề là đánh máy chữ và chế biến thực phẩm. Vì tôi thấy ở gần đó, có hai vợ chồng người Tây tên Bêgăng, là lính đã giải ngũ, quản lý 10 ngôi biệt thự.
…Ngoài công việc quản lý, Bêgăng còn làm các món ba tê, xúc xích, dăm bông để bán. Lúc đầu tôi xin vào làm thêm ngoài giờ là đứng xay thịt, Bêgăng đồng ý và trả tôi thêm 3 đồng một tháng. Thấy tôi làm nhanh, ông bắt đầu hướng dẫn tôi làm ba tê, xúc xích. Vợ Bêgăng làm kế toán, kiêm luôn đánh máy chữ. Tôi cũng đi thuê một cái máy chữ về tập đánh. Khi đã thông thạo, tôi bảo vợ Bêgăng cho tôi đánh các văn bản và bà ta đồng ý.
…Một người Tây là chủ công ty cao su nhiệt đới ở khu biệt thự bên cạnh, rất thích ăn ba tê, xúc xích, dăm bông do tôi làm nên thường sai đầu bếp hoặc vợ sang mua.
Về sau người Tây này hỏi tôi:
– Mày làm như vậy lương được bao nhiêu?
– Cả lương cu ly quét dọn và làm thực phẩm được trả 18 đồng một tháng – Tôi trả lời.
Nghe vậy, người Tây này bảo: Đi làm cho tao, tao sẽ trả hơn. Tôi đồng ý ngay. Nhưng ông ta không thuê tôi làm trực tiếp mà lại giới thiệu tôi với một người Tây khác ở đồn điền cao su Lộc Ninh. Người này có xe ô tô đưa tôi về Sài Gòn, sau đó đưa tôi về đồn điền cao su Lộc Ninh làm xúc xích và dăm bông, họ trả cho tôi mỗi tháng 30 đồng.
…Phu cao su ở đây được quy định lao động một ngày 8 giờ. Chủ Tây đi kiểm tra cả về số lượng và chất lượng rất chặt chẽ. Việc phòng bệnh, chữa bệnh cũng được thực hiện để công nhân có sức khỏe làm việc.
De Lalane trả lương cho tôi một tháng là 30 đồng. Thấy pa-tê, xúc xích tôi làm ăn ngon nên ông ta yêu cầu làm thêm để bán cho các đồn điền kế cận và mang về Sài Gòn. De Lalane trả thêm cho tôi 15 đồng mỗi tháng để đi phân phát lương thực. Như vậy, mỗi tháng tôi có thu nhập đều đặn 45 đồng.
Có tiền dư dật, công việc lại không bị quản chặt như phu cạo mủ cao su nên tôi có điều kiện đến các làng tiếp xúc với phu cao su vận động, xây dựng phong trào của phu cao su và tôi cũng bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm và bắt liên lạc với tổ chức cách mạng.” (Nguồn: Vietnamnet)
Đây là hồi ký của một nhân vật nổi tiếng trong “cách mạng”, đã từng giữ đến chức Chủ tịch nước (theo ba tôi kể lại, Lê Đức Anh , từng làm giám thị ở đồn điền Đất Đỏ-- Tài). Chắc chắn không phải tài liệu của ‘bọn phản động’ rồi! Nghĩa là ta có thể xác nhận được 3 điểm sau:
– Công nhân cao su làm việc đúng 8 giờ. Ủa, vậy những lời tuyên truyền về việc làm việc cả chục tiếng một ngày mà thậm chí tôi đã giải thích ở trên là sao nhỉ?
– Công nhân được phòng bệnh và khám chữa bệnh. Vậy xác người đâu để bón cho cao su nhỉ?
– Chủ người Pháp quan tâm đến từng công nhân, tạo điều kiện để họ phát huy sở trường của mình. Họ sẵn sàng bỏ ngang hợp đồng để người công nhân có thể đi làm công việc khác với mức lương cao hơn nhiều lần.
Được đối xử tốt như vậy, tại sao người công nhân này lại kích động những người công nhân khác để lật đổ người chủ của mình? Tại sao hắn – một kẻ không có học thức, lại không chịu khó lao động chân tay để về sau có đứng lên làm chủ một cách đàng hoàng thay vì phá hoại, kích động bạo lực? Chắc hẳn là vì hắn muốn được làm chủ ngay lập tức để được ngồi mát ăn bát vàng mà không cần phải động chân động tay làm việc. Đó chính là biểu hiện của những kẻ lười biếng, vô học!
Chính các “nhà cách mạng” này sau đó đã tuyên truyền những điều dối trá vào đầu óc người Việt, bôi nhọ những ông chủ đã cưu mang, dạy bảo họ. Phải nói thẳng, chúng là những kẻ “ăn cháo đá bát” trâng tráo, xấc xược.
Tóm lại, việc người Pháp xây dựng các đồn điền cao su, không những đã tạo việc làm cho nhiều người Việt trong hoàn cảnh khó khăn thời bấy giờ, mà còn đem đến cho họ những quyền lợi mà họ chẳng bao giờ có được trong thời phong kiến. Không thể phủ nhận rằng vẫn có nhiều điểm bất cập, thế nhưng, giống như ở chính các nước phương Tây, họ cần thêm thời gian để khắc phục. Tiếc rằng, những kẻ lười lao động đã cướp đi cơ hội của họ, đẩy những người lao động ngày nay vào cảnh khốn đốn gấp vạn lần.
(Hãy đón đọc các kỳ tiếp theo!)

1 comment: