Thursday, June 7, 2018

Bác sĩ Phạm văn Đề của VNCH đã giúp đỡ VC bằng cách mua thuốc trụ sinh, v.v... và cùng Nguyễn Thị Kim Ngân, lúc đó 16 t, chuyển thuốc vào mật khu.

Nguyễn thị Kim Ngan và hai con gái của BS Phạm văn Đề
. . .

"3. Thực hiện di nguyện của mẹ: Tìm ân nhân bên kia chiến tuyến
Cho đến nay, ê-kíp thực hiện chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của nhà báo Thu Uyên vẫn không một ai có thể ngờ rằng câu chuyện gia đình Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng nhờ chương trình để tìm ân nhân theo di nguyện của mẹ bà về bác sĩ quân đội Sài Gòn tên Phạm Văn Đề đã thất lạc tin tức sau ngày giải phóng đến nay. Năm 2006, bà Nguyễn Thị Sang (thường gọi má Sáu Sanh) là mẹ ruột của bà Kim Ngân qua đời có để lại lời trăn trối : “Các con cố gắng đi tìm ông Đề xem ông ở đâu ? cuộc sống ra sao để trả ơn thay má”. Chuyện là vào thời chiến tranh, má Sáu Sanh là cơ sở cách mạng được bác sĩ Phạm Văn Đề, thuộc bệnh viện dã chiến Định Tường của quân đội Việt Nam Cộng hòa giúp đỡ, để mua các loại thuốc kháng sinh, sốt rét, bông băng y tế, thuốc đỏ sát trùng để má Sáu bí mật chuyển ra căn cứ cho cách mạng phục vụ thương binh. Nhất là từ sau chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 trên các chiến trường Nam bộ đánh nhau rất ác liệt. Mỗi tuần sau khi thu gom các loại thuốc men cần có, bác sĩ Đề lấy xe Vespa hoặc xe Honda chở Kim Ngân lúc ấy 16 tuổi và cô em Kim Hữu khoảng 13 tuổi, ôm túi thuốc được ngụy trang cẩn thận bằng hũ mắm đi qua các bót canh phòng, lục soát rất gắt gao của địch đặt tại Cầu Quay để xuống bến phà Mỹ Tho sang Bến Tre giao cho má Sáu Sanh. Từ đây, má Sáu nhờ cơ sở đường dây liên lạc đưa ra căn cứ khu phục vụ cách mạng chưa một lần bị địch phát hiện cho đến ngày giải phóng. Hồi năm 1970, má Sáu bị địch bắt do bọn chiêu hồi khai báo, chỉ điểm, chúng tra tấn, thẩm vấn đủ mọi cực hình nhưng không khai thác được gì nên thả má ra sau 6 tháng giam giữ. Lúc này cũng có tin bác sĩ Đề cũng bị địch chỉ điểm bắt bỏ tù một thời gian , (sau đó) nghỉ làm việc quân y đưa cả gia đình sang Bến Tre sống bằng nghề chạy xe ôm.
Nhiều năm sau ngày hòa bình thống nhất, gia đình má Sáu Sanh đã tìm dò, hỏi thăm khắp nơi về bác sĩ Đề nhưng vẫn bặt âm vô tín. Nhiều người cho rằng, có thể gia đình bác sĩ đã vượt biên ra nước ngoài. Nhưng linh cảm của má Sáu Sanh thì dường như họ vẫn còn sống đâu đây thôi. Vào tháng 10/2008, chị Nguyễn Thị Kim Hữu sinh sống tại phường 4, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang là người liên hệ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để đăng ký tìm ân nhân bác sĩ Phạm Văn Đề theo di huấn của mẹ. Mẫu thông tin ngày đó, được bà Kim Ngân cho biết nội dung: bác sĩ Đề là đại úy, quân y Sài Gòn. Người miền Bắc di cư vào Nam, nói tiếng Bắc, theo đạo Công giáo. Khoảng năm 1969-1970, bác sĩ Đề làm việc tại quân y Định Tường cũ, trung tâm Mỹ Tho ngày nay, gia đình ông sống trong khu trại gia binh. Bác sĩ Đề có người con trai tên Huấn và Lạng sinh khoảng 1953-1954 học Trường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho.
Bằng chừng ấy thông tin, nhiều anh chị em biên tập viên, phóng viên chương trình đã tìm về các tỉnh Long An, Tiền Giang và TP Cần Thơ để tìm bác sĩ Đề. Có lần phóng viên đã tìm gặp một bác sĩ tên Đề có đặc điểm giống như mô tả, cũng từng làm việc tại bệnh viện quân y dã chiến Định Tường 3 nhưng thất vọng vì ông là bác sĩ Lâm Thanh Đề. Trải qua 20 địa chỉ tìm kiếm khác nhau tại các tỉnh thành, vào tháng 11/2008 cuối cùng gia đình Bộ trưởng Kim Ngân đã tìm được gia đình của ân nhân theo lời di huấn của mẹ trước lúc lâm chung. Rời Bến Tre, gia đình bác sĩ Phạm Văn Đề đổi tiên thành Đệ chuyển đến xã Bình Minh (Hố Nai 4)- Thống Nhất- Đồng Nai nơi có đông đúc đồng bào giáo dân để sinh sống và duy trì nghề trị bệnh cho dân nghèo tại Hội Chữ thập đỏ của xã cho đến khi qua đời. Phát biểu trong ngày hội ngộ với ân nhân trong chương trình “như chưa hề có cuộc chia ly” lúc đó Bộ trưởng Kim Ngân rất xúc động cho biết: “Đất nước chịu nhiều đau thương qua chiến tranh, hầu như gia đình nào cũng có chia ly. Bất cứ cuộc chia ly nào cũng đều mất mát, không thể nào quên…”.
Nguyễn Trần Châu
http://nguyentandung.org/chuyen-ve-nu-kiet-xu-dua-nguyen-thi-kim-ngan.html

No comments:

Post a Comment