Monday, July 30, 2018

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2606005279413282&set=a.197514143595753.57573.100000115071295&type=3
Trừ các đảng viên CS cốt cán , cả dân tộc này đều bị VC lường gạt từ năm 1945 tới giờ . (Viết sau khi đọc tâm sự của SV tranh đấu thân Cộng Mai Thái Lĩnh của ĐH Đà Lạt trước 75) .

Sunday, July 29, 2018

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2602437599770050&set=a.862986513715176.1073741828.100000115071295&type=3

Friday, July 27, 2018

Trận Đồng Xoài , bài 2 .






Trận Đồng Xoài tháng 6 1965 .

Bản đồ trại LLĐB Đồng Xoài . 











TRẠI LLĐB DAK SEANG 15/4/1970 : Những phi công trực thăng Mỹ dũng cảm

Donald Summers, edited by Robert L. Noe


Trong tháng Ba năm 1970, ông Hoàng Sihanouk đang công du bên Pháp, người em họ của ông, Thủ Tướng Sitik Matak đảo chánh lên cầm quyền cai trị Cambodia. Sau khi ổn định, Matak ra lệnh cho quân đội Bắc Việt và Việt Cộng phải ra khỏi đất Miên trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Điều này làm giới lãnh đạo miền Bắc khó xử, họ có hai lựa chọn: Cuốn gói ra khỏi Cambodia, điều này khó thực hiện (trong vòng 48 giờ), và cũng không thể chấp nhận được. Lựa chọn thứ hai là “nuốt sống” ông bạn láng giềng Cambodia và họ đã chọn giải pháp thứ hai. Đến giữa tháng Tư, quân đội Bắc Việt đã lấy được hai tỉnh lớn của Miên và đe dọa thủ đô Nam Vang. Để người Hoa Kỳ không được rảnh tay chen vào, quân đội Bắc Việt mở những trận tấn công lớn trên vùng cao nguyên, quân đoàn 2 VNCH, bao vây, tấn công các trại Lực Lượng Đặc Biệt: Dak Seang, Dak Pek, Ben Het và Dak To nằm về phiá bắc tỉnh Kontum. Để tìm hiểu đối phương, đơn vị Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (Study and Observation group, SOG) đẩy mạnh các hoạt động của đơn vị này, cho nhiều toán Biệt Kích (phiá Việt Nam gọi là Lôi Hổ, trực thuộc Nha Kỹ Thuật, TTM) xâm nhập vào các căn cứ điạ của quân đội Bắc Việt trong vùng tam biên Việt-Miên-Lào. Tháng Tư 1970 trở nên một tháng rất bận rộn cho phi đoàn 170 trực thăng tấn công Hoa Kỳ. Qua tuần lễ thứ hai trong tháng Tư, tin tức tình báo cho biết quân đội Bắc Việt đưa thêm quân vào xung quanh trại LLĐB Dak Seang, cách Dak To khoảng 20 dặm về hướng bắc. Trại LLĐB này nằm trong thung lũng giữa hai rặng núi cao. Các hoạt động của địch trong vùng càng ngày càng gia tăng. Nguồn tin tình báo cho biết, đến ngày 14 tháng Tư, quân đội Bắc Việt đã đưa quân lên tới cấp sư đoàn bao vây căn cứ Dak Seang. Trận tấn công chắc chắn sẽ xẩy ra.
http://www.stripes.com/polopoly_fs/1.387445.1452118511!/image/image.jpg_gen/derivatives/landscape_900/image.jpg
Một cao điểm chiến thuật trong khu vực là một căn cứ phòng thủ đêm, có tên là bãi đáp Cam (LZ Orange). Bãi đáp này là điểm duy nhất trống trải, giữa một vùng rừng núi, cây cối rậm rạp. Nó cũng là điểm cao nhất trong khu vực, từ bãi đáp Cam có thể nhìn thấy trại LLĐB Dak Seang rất rõ, một cao điểm rất tốt để theo dõi trận đánh sắp xẩy ra. Quân đội VNCH đã quyết tâm chiếm cao điểm chiến lược này bằng mọi giá.
Theo lệnh hành quân, phi đoàn trực thăng 170 sẽ được phi đội trực thăng võ trang Buccaneer yểm trợ để đưa tiểu đoàn 3 trung đoàn 42 Bộ Binh VNCH vào vùng hành quân. Tiểu đoàn 3/42 sẽ có hai nhiệm vụ, thứ nhất phải chiếm cao điểm, bãi đáp Cam. Thứ hai, trường hợp trại LLĐB Dak Seang bị vây hãm, tiểu đoàn sẽ phải “xuống núi”, tấn công xuyên qua lớp địch quân bao vây trại để vào tăng cường cho quân trú phòng Dân Sự Chiến Đấu trong căn cứ.
Bốn giờ rưỡi sáng ngày 15 tháng Tư, trực thăng Hoa Kỳ đậu thành hàng dài trong phi trường Kontum. Các phi công, phi hành đoàn, chuyên viên cơ khí, vũ khí bận rộn chuẩn bị cho cuộc đổ quân. Khi ánh mặt trời lên cao cũng là giờ cất cánh đem theo các “hành khách” Việt Nam thuộc tiểu đoàn 3/42 bộ binh. Đoàn trực thăng đổ quân cùng với các trực thăng võ trang bau theo, trực chỉ bãi đáp Cam trong khu vực trại LLĐB Dak Seang.
Khi gần đến bãi đáp, các phi công nhận ra rất rõ, đó là đỉnh đồi trọc với mầu đất đỏ nổi bật lên giữa mầu xanh của núi rừng, trong khi phi hành đoàn cùng với các trực thăng võ trang xem xét lại vũ khí, ổ hỏa tiễn.
Sĩ quan phi hành Alan Hoffman, phi tuần trưởng bay chiếc trực thăng dẫn đầu vào bãi đáp, không gặp một trở ngại nào. Hạ Sĩ A. Bivens, Trung Sĩ Rosindo Montana ngồi ngay cửa máy bay, nhẩy xuống trước theo sau là sáu binh sĩ Việt Nam, tiểu đoàn 3/42. Montana mang máy truyền tin chạy ra một triền núi, nấp vào một hố bom, Bivens chạy theo sau anh ta. Hai quân nhân Hoa Kỳ này thuộc toán trinh sát, tiểu đoàn 52 Không Chiến (Aviation batallion), họ “đi nhờ” chuyến đổ quân Việt Nam, và có nhiệm vụ riêng. Lúc đó là 6 giờ 15 phút sáng.
Khi hai quân nhân Hoa Kỳ đã vào vị trí, chiếc trực thăng thứ hai chở tám binh sĩ Việt Nam bay đến bãi đáp. Chiếc này do một phi công kinh nghiệm điều khiển Albert J. Barthelme Jr., phi công phụ là Roger A. Miller, anh ta mới đến Việt Nam được hai tuần và đây cũng là phi vụ thứ hai của anh ta. Người xạ thủ đại liên là Vincent S. Davies, đã gần hết thời gian phục vụ tại Việt Nam, và người trưởng toán là Donald C. Summers, một cựu Biệt Động Quân (Hoa Kỳ), đã phục vụ hai tours và đang xin thêm lần thứ ba. Cũng như chiếc đầu vào bãi đáp, chiếc thứ hai cũng không thấy trở ngại. Hạ Sĩ Bivens đưa cánh tay lên ra hiệu cho chiếc trực thăng đáp xuống, trong khi Trung Sĩ Montana liên lạc bằng máy truyền tin. Trên chiếc trực thăng, Miller cho chiếc máy bay bay vào chỉ còn cách bãi đáp 50 bộ (feet). Đúng lúc đó lính Bắc Việt khai hỏa.
Loạt đạn đầu tiên trúng Trung Sĩ Montana làm anh ta khụyu xuống, lên tiếng báo động lần cuối cùng rằng, địch quân khai hỏa từ hai bên, trái phải bãi đáp. Vừa nói xong, Montana trứng thêm một loạt đạn nữa gục xuống chết.
Bivens vội vàng nhẩy xuống hố bom, đưa súng ra ngoài miệng hố bắn xuống. Chỉ trong vòng một phút đồng hồ, anh ta hết đạn. Sáu binh sĩ Việt Nam chạy đến nấp sau một hố bom khác, vẫn chưa thấy họ bắn trả lại quân Bắc Việt.
Trên chiếc trực thăng, Summers trúng hai viên đạn, vẫn cố gắng nắm chặt khẩu đại liên M-60 gắn trên trực thăng, bắn trả đũa. Chiếc trực thăng cũng trúng đạn, lắc lư nghiêng qua bên trái, bên phải rồi rơi xuống ngọn đồi. Summers bị mấy xác chết binh sĩ Việt Nam đè lên, Vincent Davies bỏ chạy ra kỏi chiếc trực thăng trước.
Image result for HELICOPTER DROP US ARMY SPECIAL IN VIETNAM, DAK SEANG CAMP
Trên chiếc trực thăng thứ nhất, phi công Hoffman nghe báo cáo chuyện xẩy ra nơi bãi đáp Cam, anh ta bay vòng trở lại đáp xuống bên cạnh chiếc trực thăng trúng đạn. Hoffman trông thấy phi công trưởng Al Barthelme đang bị trở ngại tháo dây an toàn cột anh ta vào ghế phi công. Phi công phụ Roger Miller đang chui ra khỏi máy bay báo cáo tất cả quân nhân Hoa Kỳ đều sống sót. Đủ loại súng nổ trên bãi đáp ngăn cản những trực thăng khác đáp xuống bãi và Hoffman phải cất cánh bay lên.
Thật may mắn, cả hai viên phi công đều không bị thương khi chiếc trực thăng rơi xuống đất. Al Barthelmer chui ra khỏi máy bay chạy trước, Miller chui ra sau. Trong khi đó Bivens vẫn nấp dưới hố bom tránh đạn và anh chàng đã bắn hết số đạn đem theo.
Khi trông thấy chiếc máy bay bị rơi, Bivens nhẩy ra khỏi hố bom, chạy lại cứu. Đúng lúc đó phi công trưởng Barthelmer trúng đạn vào lưng, Miller phải lôi anh ta kéo xuống, nấp đằng sau chiếc trực thăng. Người xạ thủ đại liên Davies cũng chạy lại, mấy quân nhân Hoa Kỳ nằm thủ bên cạnh hố bom có mấy quân nhân Việt Nam nằm thủ bên trong. Bivens chui vào bên trong trực thăng, đúng lúc Summers đang đẩy xác chết “hành khách” Việt Nam qua một bên để ngoi lên. Bivens đưa tay lôi anh ta lên, dìu ra khỏi chiếc trực thăng. Sau khi nhận định tình hình, năm quân nhân Hoa Kỳ: Bathelme (bị thương), Summers (bị thương), Miller (bị thương nhẹ, vẫn còn chiến đấu được), chỉ có Bivens và Davies không bị thương. Ngọn đồi này (bãi đáp Cam) đã bị quân Bắc Việt lên chiếm đóng trước, bố trí trong các công sự chiến đấu.
Khẩu đại liên M-60 trên trực thăng vẫn còn xử dụng được. Súng đạn các binh sĩ Việt Nam tử thương văng vương vãi trên mặt đất. Bivens đưa cho Summers hai quả lựu đạn, leo trở lại chiếc trực thăng, dùng khẩu đại liên M-60 bắn trả lại địch quân. Lúc đó, sáu quân nhân Việt Nam chạy theo triền đồi, vào trong rừng, bỏ lại năm quân nhân Hoa Kỳ cùng với một xác chết của Trung Sĩ (Montana). Sau đó Bivens chạy tới chỗ Montana nằm chết định lấy máy truyền tin để liên lạc, nhưng máy truyền tin cũng ăn đạn không xử dụng được. Bivens quay trở lại thủ khẩu đại liên trên trực thăng.
Trong khi năm quân nhân Hoa Kỳ kẹt dưới đất, các trực thăng võ trang Cobras bay vòng trên đầu bắn xuống hỏa tiễn cùng với khẩu minigun sáu nòng. Được các trực thăng võ trang yểm trợ, hai trực thăng khác bay vào bãi đáp để đổ quân tiểu đoàn 3/42. Chiếc đầu tiên vào do phi công Don Johnson lái, trúng đạn. Đạn bay xuyên qua kính trước phi cơ, trúng vào áo giáp, viên khác trúng quả lựu đạn khói mà phi công thường đem theo để dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Trong phi cơ, khói vàng tỏa ra lan tràn đầy phi cơ. Chiếc trực thăng trúng đạn vào nhiều chỗ, đảo qua hướng khác, muốn rơi xuống thung lũng. Trung Úy phi công phụ Larry Leonard cầm cần điều khiển phi cơ lấy lại được thăng bằng rồi bay về đáp khẩn cấp ở Dak To.
Chiếc thứ hai cũng không may mắn gì hơn, trúng đạn, vội đổi hướng bay về Dak To. Trên bầu trời, Đại Úy Gary Knight, phi tuần trưởng trực thăng võ trang Buccaneer nhìn hai chiếc trực thăng đổ quân bay lết về Dak To. Nhận thấy bãi đáp Cam quá nóng (hot, nguy hiểm), ông ta quyết định hủy bỏ chuyến đổ quân. Đoàn trực thăng Hoa Kỳ bay trở về Kontum thả “hành khách” 3/42 xuống phi trường, lấy thêm xăng rồi bay về Pleiku. Trong khi đó, mấy trực thăng khác đang trên đường đến bãi đáp Cam để cứu phi hành đoàn chiếc trực thăng bị rớt.
Lúc đó khoảng 9 giờ sáng, hai trực thăng (chở toán biệt kích), cùng các trực thăng võ trang Cobra khác trong phi đoàn 361st Báo Hồng (Pink Panther) trên đường bay về Dak To, sau khi thả toán biệt kích thuộc Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG). Đoàn trực thăng “biệt kích” được một trực thăng khác cho biết về chiếc trực thăng bị bắn rơi cùng với số phận phi hành đoàn kẹt nơi bãi đáp Cam.
Sau khi đoàn trực thăng “biệt kích” đáp xuống Dak To (đơn vị SOG thiết lập căn cứ hành quân tiền phương FOB ở đây), hai phi công James Lake và William MacDonald chạy vào đơn vị SOG, yêu cầu cho họ đi cứu phi hành đoàn lâm nạn. MacDonald là bạn học với viên phi công lâm nạn Barthelme từ hồi học trung học. Cả hai cùng gia nhập quân đội và cùng học lái trực thăng. MacDonald giải thích thêm cho cấp chỉ huy, rằng không phải chỉ vì tình bạn, anh ta cùng với Barthelme là phi công trực thăng “làm việc” cho đơn vị SOG. Cấp chỉ huy SOG nơi căn cứ hành quân chấp thuận và ra lệnh cho hai trực thăng cấp cứu cùng với hai Cobra hộ tống đi cứu phi công Barthelme cùng với phi hành đoàn nơi bãi đáp Cam. Trước hết, Lake và MacDonald phải bay về Kontum để đón toán Brightlight (toán biệt kích này chuyên môn đi cứu tù binh, cấp cứu phi công bị bắn rơi, kể cả nơi miền Bắc). Toán biệt kích Brightlight sẽ chuẩn bị xong lúc 10 giờ sáng và đợi trong căn cứ SOG (B15, Kontum).
Trong phi trường Pleiku, Đại Úy Knight phi tuần trưởng đoàn trực thăng võ trang được lệnh ở lại trong phi trường. Không lực Hoa Kỳ đã thông báo, phòng Tìm Kiếm và Cấp Cứu (SAR) đang lo chuyện cấp cứu phi hành đoàn nơi bãi đáp Cam.
Trong lúc đó trên không phận bãi đáp Cam, viên phi công trưởng đoàn trực thăng đổ quân Hoffman vẫn bay vòng trên đầu cho những quân nhân Hoa Kỳ ở dưới yên tâm. Anh ta trông thấy một chiếc C-123 bay thấp, cửa sau đã mở ra rồi một nhân viên phi hành đạp xuống một kiện hàng lớn bên trong đựng máy truyền tin, vũ khí đạn dược, dụng cụ cấp cứu, thuốc men cho những người ở dưới. Không may, kiện hàng rơi ra ngoài, xuống thung lũng.
Một trực thăng cấp cứu khác được hai chiếc Cobra hộ tống định “vào” bãi đáp nhưng bị phòng không của địch bắn lên tới tấp, cả ba trực thăng phải quay trở ra. Thêm ba trực thăng loại nhỏ OH6 LOH vào vùng. Họ không liên lạc hàng ngang nên Hoffman không biết họ là ai. Một chiếc “thử thời vận”, bay từ dưới thung lũng vòng lên. Chiếc này cũng ăn đạn, vội bay trở xuống thung lũng.
Một trực thăng đơn độc, cất cánh từ Dak To chở theo một Trung Sĩ LLĐB (không biết danh tánh). Chiếc này bay vào để thả xuống viên Trung Sĩ LLĐB can đảm. Anh ta đem theo máy truyền tin để liên lạc với các đơn vị cấp cứu. Kết qủa, chiếc trực thăng trúng đạn nhiều nơi, viên Trung Sĩ LLĐB bị thương nặng, và hai phi hành đoàn trực thăng bị thương. Chiếc trực thăng phải bay trở về Dak To.
https://i2.wp.com/www.slate.com/content/dam/slate/articles/news_and_politics/great_moments_in_military_history/2013/11/131125_FMIMH_SpecialForcesVietnam.jpg.CROP.cq5dam_web_1280_1280_jpeg.jpg
Trong khi đó, tình hình dưới đất trong bãi đáp cũng không sáng sủa hơn. Summers thủ khẩu M-16 với bốn băng đạn, còn Bivens thủ khảu đại liên M-60 trên trực thăng. Mỗi khi có trực thăng bay ngang qua, tất cả đều đưa tay lên vẫy kể cả Al Barthelme, nằm ngửa trên mặt đất, đã bị thương nặng nơi ngực. Đến gần trưa, Al barthelme đã hết vẫy tay, máu ra nhiều, kiệt sức, nằm chờ chết.
Quân Bắc Việt trên bãi đáp vẫn bắn về hướng Bivens và Summers, cố tình ngăn chặn những chuyến cấp cứu. Đến trưa, Summers đã xử dụng hết hai quả lựu đạn và bắn hết đạn khẩu M-16.
Trong căn cứ hành quân của đơn vị SOG (B15, Kontum), Trung Sĩ Nhất Dennis Neal, trưởng toán biệt kích Montana, Trung Sĩ Nhất Michael V. Kuropas, trưởng toán biệt kích Vermont, tình nguyện tuyển chọn mấy binh sĩ người Thượng để đi cấp cứu (Các toán biệt kích SOG ngòai Đà Nẵng “CCN” và trên Kontum “CCC” có tên những tiểu bang ở Hoa Kỳ như Idaho, Alaska… Các toán SOG ở Ban Mê Thuột “CCS” có tên là những dụng cụ như Hammer, Sickle…). Trong phần thuyết trình, các trưởng toán biệt kích được cho biết, tình hình nơi bãi đáp Cam rất “xấu”, nguy hiểm. Có thể đó là nơi đặt bộ chỉ huy cấp sư đoàn của quân đội Bắc Việt, với hầm hố, công sự chiến đấu. Cả hai đều chấp nhận, cùng với mấy binh sĩ Thượng lên trực thăng do phi công MacDonald lái, bay về hướng trại LLĐB Dak Seang.
Chiếc trực thăng chở toán biệt kích Brightlight đến không phận Dak Seang đúng lúc hai phản lực cơ Phantom từ Pleiku lên thả bom trên những ngọn đồi lân cận bãi đáp Cam. Trước đó đã có bốn khu trục cơ A-1 Skyraider thả bom Napalm. Ngoài ra có hai trực thăng khổng lồ Jolly Green thuộc phi đoàn cấp cứu 37 từ Đà Nẵng vào, đang trên đường tới bãi đáp Cam. Chiếc trực thăng bao vùng thông báo cho hai chiếc Jolly Green biết, bãi đáp rất “nóng”, không thể “vào” một cách bình thường. Tuy vậy hai chiếc trực thăng Jolly Green vẫn dàn đội hình hàng dọc bay vào mục tiêu.
Jolly 27 là chiếc dẫn dầu do Đại Úy Travis Scott lái, phi công phụ là Thiếu Tá Travis Wofford, chuyên viên cơ phi là Jerold Hartzel, và chuyên viên thả dây cấp cứu L. E. Davis. Khi còn cách bãi đáp một phần tư dặm, Jolly 27 báo cáo bị bắn từ hướng mười một giờ, và hướng hai giờ. Vừa báo cáo xong, chiếc trực thăng bị trúng đạn hư hại hệ thống nước, rơi xuống một sườn đồi bốc cháy. Chiếc Jolly 29 bỏ mục tiêu bãi đáp Cam, xuống cứu phi hành đoàn chiếc Jolly 27. Họ lấy được xác Đại Úy Travis Scott, bị chết vì trúng đạn phòng không. Đem về được tất cả mọi người, cả ba người sống sót Wofford, Hartzel và Davis đều bị phỏng nặng. Sau đó Jerold Hartzel chết trong bệnh viện dã chiến 71 Hoa Kỳ. Chiếc trực thăng Jolly 29 quay trở về Pleiku, hết xử dụng được vì trúng đạn quá nhiều.
Hai chiếc trực thăng của MacDonald, Lake cùng với toán biệt kích Brightlight bay thật cao trên không phận bãi đáp, chứng kiến cuộc giải cứu của đơn vị SAR (Jolly Green) thất bại. Thêm một trực thăng khác với phi hành đoàn mặc áo giáp và lót áo giáp dưới nêm ghế chống đạn bay vào bãi đáp, cũng bị bắn cháy động cơ, phải bay trở ra đáp khẩn xuống một khoảng đất trống về hướng đông nam và được một trực thăng khác đến cứu thoát phi hành đoàn.
Qua sự liên lạc giữa các trực thăng, chưa ai nghĩ ra cách vượt qua màng lưới phòng không của địch để vào bãi đáp cứu phi hành đoàn lâm nạn. Vấn đề thời tiếp làm cho tình hình trở nên xấu hơn, mây đen kéo đến sẽ làm công việc cấp cứu phải đình lại. Lúc đó William (Bill) MacDonald thông báo mình sẽ bay vào.
MacDonald lái chiếc trực thăng, ngồi bên cạnh anh ta là Tom Bennie. Sau khi thông báo cho toán biệt kích Neal, Kuropas mình sẽ bay vào, MacDonald cho trực thăng hạ thấp xuống, rơi thẳng đứng xuống thung lũng phiá dưới. Jim Lake, cùng với phi công phụ John Kenny bay theo. MacDonald điều khiển chiếc trực thăng bay dưới thung lũng rồi bất ngờ lấy lại cao độ bay đến bãi đáp. Ngay tức khắc, chiếc trực thăng trúng đạn phòng không và đủ loại đạn súng tay AK-47, B-40, tuy nhiên MacDonald vẫn lao vào bãi đáp và đáp xuống.
Đằng sau lưng MacDonald, trong lòng chiếc trực thăng, toán biệt kích Brightlight, Neal, Kuropas, cùng binh sĩ Thượng đều nằm chết, đạn bắn xuyên qua thân chiếc trực thăng. Ngay tức khắc Summers, Miller và Davies chạy lại chiếc trực thăng, đằng sau lưng họ, một toán quân Bắc Việt cũng chui ra khỏi khu trú ẩn vừa bắn, vừa đuổi theo. Bivens bắn thêm một loạt đạn M-60 để cản địch quân lại rồi cũng chạy ra chiếc trực thăng thứ hai vừa đáp xuống.
Trong lúc chạy ra trực thăng, Summers lãnh thêm hai viên đạn, một vào lưng, một vào chân trái. Davies cũng trúng nhiều viên đạn, nằm ngất đi trên sàn trực thăng, đạn trúng vào hàm, bàn tay và lưng. Miller may mắn không trúng đạn, anh ta đỡ Davies lên trực thăng rồi chạy lại nắm tay lôi Al Barthelme về phiá trực thăng. Summers lấy một khẩu M-16 từ một binh sĩ Thượng đã chết phụ với người xạ thủ đại liên bắn cản không cho địch quân xông ra chiếc trực thăng.
Image result for UH-1 HELICOPTER IN VIETNAM
MacDonald và Bennie vẫn bình tĩnh ngồi chờ cho mọi người lên trực thăng. Đạn AK-47 vẫn nổ dòn xuyên qua trực thăng làm Bennie trúng một loạt đạn vào cả hai chân. Trước khi hạ cánh, MacDonald nhìn đồng hồ vẫn còn 1100 cân Anh nhiên liệu (pounds), lúc đó đồng hồ báo chỉ còn lại 400, chiếc trực thăng đã trúng nhiều đạn, thủng bình xăng. MacDonald vẫn ráng chờ cho đến phút cuối, cho Lake biết anh ta phải rời bãi đáp, gần hết nhiên liệu để bay về và không còn điều khiển được cánh quạt đuôi (trúng đạn). Không còn cách nào hơn, viên phi công can đảm ngóc đầu chiếc trực thăng lên, cố gắng điều khiển chiếc trực thăng “bị thương” lết về trại LLĐB Dak Seang.
Khi MacDonald cất cánh, Bivens vẫn còn tác xạ khẩu đại liên M-60 để cầm chân địch quân, Roger Miller vẫn chưa ra kịp trực thăng, kẹt lại dưới đất. Trong lòng chiếc trực thăng, Davies nằm bất tỉnh, Summer ngồi cạnh trưởng toán biệt kích Brightlight, chợt nhận ra người bạn Neal, Summers cố gắng làm cho Neal sống lại nhưng đã trễ. Lake lái trực thăng bay theo MacDonald về hướng trại LLĐB Dak Seang, họ không biết căn cứ đã bị địch bao vây. Hai chiếc trực thăng vừa đáp xuống, đạn ở đâu bắn xối xả vào hai chiếc trực thăng. Neal trông thấy, người xạ thủ khẩu đại liên M-60 trúng đạn rơi ra ngoài. Đạn bay tới tấp đập vào kính trước chiếc trực thăng, lính chính quy Bắc Việt dàn hàng ngang đang tiến tới, chỉ còn cách hai chiếc trực thăng khoảng 100 thước.
Summers một cựu Biệt Động Quân Hoa Kỳ, lúc đó đã ăn mấy viên đạn vào người, nhẩy ra khỏi chiếc trực thăng, chạy ra nấp phiá sau. John Kemper, một quân nhân LLĐB đang phục vụ lần tour thứ ba la lớn gọi Summers chạy lại chiếc trực thăng thứ hai (do phi công Lake lái). Sau đó Kemper chạy lại chiếc trực thăng của McDonald vác Davies lên vai chạy về chiếc trực thăng của phi công Lake.
Trên chiếc trực thăng MacDonald cùng với phi công phụ chui ra khỏi phi cơ rồi lăn xuống mộ hố chiến đấu của trại LLĐB. Nhận thức rằng, trực thăng mình đầy người bị thương, Lake vội vàng cất cánh rời Dak Seang bay thẳng về bệnh viện dã chiến 71 ở Pleiku. Ra khỏi hỏa ngục Dak Seang, Lake quay lại nhìn những người bị thương, anh ta ngạc nhiên không thấy Al Barthelme, Summers buồn bã trả lời, Barthelme đã chết, Bivens và Miller vẫn còn kẹt trên bãi đáp Cam.
Đến bệnh viện 71, sau khi các binh sĩ bị thương đã được y tá chăm sóc, viên phi công Lake nhất quyết không bỏ bạn bè, bay trở lại bãi đáp Cam. Anh ta nhất định đi cứu Bivens, Miller và đem xác Barthelme về. Khi chiếc trực thăng đến Dak Seang, trời bắt đầu xập tối trong vùng đồi núi, Lake buộc lòng phải bay về Kontum.
Miller bị bắt sống, đưa ra ngoài bắc, cuối cùng được trả tự do trong dịp trao đổi tù binh (Home Coming) trong tháng Ba năm 1973. Anh ta kể lại rằng, đêm đó cả hai người, anh ta và Bivens vẫn còn sống trên bãi đáp Cam. Đến sáng hôm sau ngày 16 tháng Tư, hai người tìm cách trốn về phiá có quân đội đồng minh chẳng may bị một toán tuần tiểu Bắc Việt bắt. Miller nói thêm, Bivens đã bị thương vào ngực. Khi bị bắt, cả hai đều được y tá trong quân đội Bắc Việt băng bó. Khoảng bốn hôm sau, sĩ quan Bắc Việt cho biết Bivens đã chết vì vết thương quá nặng.
Ngày 29 tháng Tư năm 1970, một toán tìm kiếm quân nhân mất tích Hoa Kỳ vào đến bãi đáp Cam, đem về được xác Barthelme và Montana. Herndon Bivens đã mất tích hơn 20 năm vẫn chưa tìm ra xác. Tên của anh ta cũng không có trong danh sách tù binh của Henry Kissinger.
Dallas, Texas. March 10th, 2010
vđh

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=930513380295822&set=pcb.930513736962453&type=3

Thursday, July 26, 2018

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2011987805481702&set=pcb.2011989422148207&type=3
Quên mật mã trên Windows Vista .
Method 2: Reset Windows Vista Password in Safe Mode
In Windows Vista there is a hidden account called Administrator which does not show up on the login screen but it is always available for use if required. If you didn't change this Administrator's password, the password is empty by default. You can boot up in Safe Mode (by pressing F8 when your computer starts) and log on with the built-in Administrator account. After getting into Windows, you can reset any Vista account password easily!
(Phương pháp 2 : Cài đặt lại bằng Safe Mode . Trong Windows Vista có 1 tài khoản bí mật đc gọi là Administrator - ko hiện ra khi bạn đăng nhập nhưng luôn luôn có sẵn khi bạn cần . Nếu bạn ko thay đổi mật mã của Administrator , mật mã này để trống theo mặc định . Bạn có thể khởi động ở Safe Mode , bằng cách nhấn phím F8 khi máy khởi động và đăng nhập với TK Administrator . Sau khi vào được Windows , bạn có thể cài lại bất cứ mật mã của TK nào trên Vista dễ dàng!)

Wednesday, July 25, 2018

BÌNH THUẬN NHỮNG THÁNG NGÀY KHÓ QUÊN
Huỳnh Văn Quý
Cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 249/ĐP/TK Bình Thuận
Cuộc chiến tuy đã kết thúc 36 năm, nhưng tâm tư của người lính trận đôi khi chợt nhớ về chiến trường xưa mà lòng vẫn thấy nghẹn ngào, uất hận và xót xa. Hối hận vì đồng minh đã phản bội, bỏ rơi, bán đứng, để ta thua một trận chiến bởi một kẻ thù không hơn về tài trí và khả năng chiến đấu. Chúng ta thua cuộc vì kẻ thù gian manh, lật lọng, xảo quyệt, dối trá và cũng từ đó xót xa cho thân phận của người chiến bại, phải chịu nhiều tủi nhục tù đày khổ ải trong các trại tù lao cải, cam chịu làm kẻ ly hương, viễn xứ khắp nơi trên thế giới, bỏ lại quê hương, họ hàng thân thuộc, mồ mả tổ tiên, cùng bỏ lại bao nhiêu chiến hữu của mình đang khốn khổ, quằn quại dưới gông cùm Cộng sản còn ở lại quê nhà.
Ðại hội Ân Tình lần thứ 5 của Bình Thuận, sẽ được tổ chức tại nhà hàng Paracel Seafood Nam California USA, vào chiều Chủ Nhật 26/6/2011 với chủ đề “Tình Chiến Hữu“ và “Tình Quê Hương“ có nhã ý nhắc nhở nhau dù ở phương trời nào, hoàn cảnh nào chúng ta vẫn phải luôn nhớ tình đồng đội như ngày nào còn đang tại ngũ.
Ðại hội cũng tạo một cơ hội để đồng hương hội ngộ tâm tình, cùng nhau thắp một nén hương tưởng niệm đồng bào và chiến hữu đã hy sinh trong cuộc chiến chính nghĩa và cùng nhau quyên góp chút quà tình nghĩa để gởi về sưởi ấm cho các anh em thương phế binh, các chị quả phụ tại quê nhà.
Cũng trong tinh thần đó, hôm nay tôi muốn ghi lại đôi dòng về những kỷ niệm trong chặng đường mà các chiến hữu năm nào đã cùng tôi sống và chiến đấu tại Bình Thuận, chịu dãi nắng dầm mưa, tham dự bao nhiêu cuộc hành quân diệt địch, trải dài khắp bảy Quận từ Nam Bình Thuận ra Bắc Bình Thuận, qua các mật khu Kim Bình, Tà Cú, Ba Hòn (Quận Hàm Thuận) về Tam Giác Sắt, Ðăng Gia, Núi Bành, Núi Kính (Thiện Giáo) qua mật Khu Lê Hồng Phong, Bàu Me, Bàu Tàn, Bàu Trắng, Hòn Rơm (Hải Long) vào tận căn cứ Nam Sơn, Mây Tàu, Sông Mao, ra Vĩnh Hảo, Núi Nhọn, núi Ðá Chẹt Cà Ná (Tuy Phong). Cho đến các cuộc Hành Quân Bình Ðịnh an ninh bảo vệ lãnh thổ Xã Ấp, giữ đồn bót và trục lộ giao thông trên QL1. Những ngày nắng cháy đầy cát bụi trên Nông Trường Sao Ðỏ tại Bình Tú. Những giờ phút vào sinh ra tử trong Tết Mậu Thân ở đồn Trinh Tường hoặc trong Thị xã Phan Thiết cho đến trận tái chiếm lại Xã Phú Long vào những ngày cuối của cuộc chiến đã để lại một thành tích anh dũng quyết thắng cho người chiến sĩ ÐPQ Bình Thuận dám ngẩng cao đầu mà không hổ thẹn với các đơn vị bạn Người lính ÐPQ Bình Thuận dám tự hào xứng đáng là đứa con yêu của QLVNCH. Làm sao nói hết và làm sao quên được những ngày nhiều kỷ niệm hào hùng đầy tình chiến hữu ấy, đó là điểm son của người quân nhân Bình Thuận.
Tôi cũng muốn ghi lại đôi nét để vinh danh những chiến hữu đã sinh ra và trưởng thành tại Bình Thuận cũng như những người con ưu tú từ mọi miền đất nước về chiến đấu chung vai sát cánh cùng con dân Bình Thuận và đã hy sinh vì Tổ quốc, nằm xuống yên nghỉ trên mảnh đất này hoặc đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ chính nghĩa Quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ Miền Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng.
Sau ngày 30-4-75, Dân, Quân, Cán, Chính, Bình Thuận vô cùng ngỡ ngàng và bàng hoàng lẫn uất hận khi biết được tên đầu Tỉnh Bình Thuận Trung tá Ðinh Văn Ðệ là Cộng sản nằm vùng. Suốt trong thời gian tại chức từ năm 1965 -1967, Ðệ đã ngầm ra lệnh cho đàn em Cộng sản của y sát hại không biết bao nhiêu đồng bào vô tội và Quân, Cán, Chính, Bình Thuận để lập công dâng lên Bác và Ðảng qua nhiều hình thức khác nhau.
Tôi nghĩ đây là một sơ hở yếu kém của Cục an ninh tình báo VNCH (Cảnh sát lẫn Quân đội) nên mới để lọt lưới một tên Việt Cộng chính hiệu đội lớp Quốc gia để giữ các chức vụ quan trọng như Thị trưởng Ðà Lạt kiêm Tỉnh trưởng Tuyên Ðức và Tỉnh trưởng Bình Thuận thay cho Ðại tá Ðàm Văn Quý năm 1965. Sau khi đã lập được nhiều chiến công cho Hà Nội tại Bình Thuận. Ðệ muốn được bước lên một nấc thang cao hơn là ra ứng cử làm Dân biểu hạ viện. Năm 1967 Ðệ đắc cử làm Dân Biểu hạ viện rồi làm Phó Chủ tịch hạ viện. Với chức vụ cuối cùng là Chủ tịch ủy ban Quốc phòng thuộc hạ viện. Ðệ được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tin dùng. Giả sử như Ðệ còn tại chức ở Bình Thuận cho hết năm 1967 qua Tết Mậu Thân năm 1968 thì liệu Bình Thuận có bị mất vào tay Cộng sản không ? Dân Quân Bình Thuận có bị sát hại tập thể như tại Thừa Thiên Huế không ? Có lẽ đây là ơn đức Tổ tiên Bình Thuận hộ trì con cháu nên đã tống khứ một tên Cộng sản khát máu ra khỏi Tỉnh Bình Thuận chăng.
Ngược dòng thời gian nhìn lại Bình Thuận vào những năm lúc Ðệ làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Bình Thuận ta mới thấy tình hình an ninh Bình Thuận quả thật tồi tệ so với các đời Tỉnh trưởng trong nền Ðệ nhất và Ðệ nhị Cộng hòa. Lúc bấy giờ đường QL1 trong phạm vi trách nhiệm của Tỉnh bị VC đấp mô chận đường thu thuế, bắt dân công, bắt Quân, dân, Cán, Chính nhiều nơi như cây số 25 thuộc Quận Hàm Thuận, Long Phú, Bàu Ốc, Bàu Sen ở Quận Thiện Giáo, Cầu Quẹo Quận Hòa Ða, Dốc Cúng và Ðá Chẹt gần Cà Ná thuộc Tuy Phong. Ðường Tỉnh lộ 8 từ Phan Thiết tới Thiện Giáo thì đầy mìn, hầu như ngày nào cũng có mìn nổ xe Lam, xe Ðò, Trâu Bò, làm tử thương nhiều đồng bào vô tội. Xã Ấp thì ngày Quốc gia đêm thì VC, người dân một cổ hai tròng thật khổ sở lầm than. Lực lượng quân sự trong Tỉnh thường hay bị phục kích chận đánh bất thần trong các lần mở đường để tiếp tế cho các Quận Bắc Bình Thuận. Các đơn vị lưu động và đồn bót Quận Huyện cũng bị đich tập kích tấn công gây cho ta nhiều tổn thất đáng kể về nhân mạng và vũ khí đạn dược. Cao điểm nhất là năm 1966, điển hình là đoàn Convoy của Ðại đội hành chánh Trung tâm Tiếp vận Bình Thuận bị phục kích tại Bàu Sen, Bàu Ốc (Lãnh thổ Thiện Giáo) trong chuyến tiếp tế cho các Quận Bắc Bình Thuận. Ta tổn thất nặng nề về nhân mạng, đạn dược và vũ khí và lương thực bị địch cướp sạch . Ðại úy Xe Quận trưởng Hàm Thuận ban đêm nằm ấp bị ám sát tại Ðai Tài (gần vòng đai Thị Xã Phan Thiết). Ngày 15-10-1966 Quận Thiện Giáo bị địch tấn công chiếm gần hai phần ba Quận đường làm Ðại úy quận trưởng bị thương nặng, may nhờ tải thương kịp thời lên pháo đài làm từ thời Pháp rất kiên cố nên còn sống. Riêng Thiếu úy Thành Ban 2 Chi khu, Chuẩn úy Ngọ ban 3 Chi khu bị tử thương cùng với Chuẩn úy Cầu Ðại đội phó Ðại đội 888 / ÐPQ của Th/úy Thổ Thêm. Trung úy Duy người Phan Rang đang làm Ðại đội trưởng ÐÐ 445/ÐPQ tại Tuy Phong thuyên chuyển về Nam Bình Thuận chưa được một tháng cũng bị phục kích chết làm ÐÐ này bị thiệt hại nặng ở vùng Bình An Quận Thiện Giáo. Tình hình bất an như vậy nên bắt người lính chiến Bình Thuận phải gánh lên vai một sức nặng và chịu nhiều mất mát và hy sinh một cách tức tưởi, oan uổng thiệt thòi cho bản thân và gia đình họ. Trận đánh làm tôi ám ảnh và nhớ mãi là trận đánh tại vùng Ðại Tài, Ðại Thiện, chỉ cách cổng Ðại Tài Thị xã Phan Thiết khoảng một cây số, làm Ðại đội 953/ÐPQ hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn cùng với đoàn Cán bộ Xây dựng Nông thôn. Trong trận đánh này Ðại úy Khanh người Huế là Chi khu phó Tuy Phong thuyên chuyển làm Yếu khu trưởng Yếu khu Phú Ðại mới thành lập tại đồn Bàu Da bị tử thương cùng với Th/úy Huỳnh Ðức quê ở Mũi Né là Ðại đội trưởng ÐÐ 2/953/ÐPQ vừa tăng cường hành quân ở Quận Tuy Phong cùng điều về Nam một lần với Tr/úy Duy và Ðại úy Khanh. Riêng Th/uy Á người Sài Gòn làm Ðại đội phó bị thương nặng nhờ giả chết nên thoát nạn . Một tuần lễ sau đó trong một chuyến đi công tác từ Quận Tuy Phong về Phan Thiết tôi mới có dịp lên Quân y viện Ðoàn Mạnh Hoạch thăm Th/úy Á thì được Á tường thuật về trận đánh làm tôi rất xao xuyến xót xa và tràn đầy uất hận. Ðiều đáng nói ở đây trong trận đánh này là khi Ðại đội 2/953/ÐPQ và Ðoàn Cán bộ XDNT bị địch bao vây tấn công, Ðại đội xin yểm trợ và tiếp viện không được, mặc dù lúc đó các đơn vị bạn ở chung quanh sẵn sàng tiếp ứng như Chi đoàn Thiết vận xa M113 đóng tại đồn Trinh Tường với Ðại đội tùng thiết xin tham chiến cùng với Ðại đội 2/127/ÐPQ của Chi khu Hàm Thuận nóng lòng đã vượt qua sông Cà Ty đến Ga Phú Hội sẵn sàng tiếp viện cho đơn vị bạn, nhưng phòng 3 Tiểu khu cứ bảo chờ lệnh để đến khi Cộng quân lục soát bắn bồi từng người một đang bị thương tại mặt trận mà chúng không kể gì đến quy luật về chiến tranh. Sau khi địch tịch thu vũ khí và bắt các quân nhân, CBXDNT còn sống sót rút lui thì Tiểu khu mới cho đơn vị bạn vào để lượm xác thu dọn chiến trường, cứu được số ít binh sĩ giả chết còn sót lại, hoặc trốn trong nhà dân.
Ðiều này làm tôi và Á nghi ngờ Phòng 3 Tiểu khu hoặc Tham mưu trưởng có nội tuyến, nhưng thật không ngờ sau này mới biết Ðinh Văn Ðệ là thủ phạm. Ðại úy Khanh bị địch bắn bồi và đâm nhiều nhát ở nách, Th/úy Ðức bị bắn bồi bể mất cằm chỉ còn mũi và mắt. Ðức chết để lại bà mẹ già và người em trai đang phục vụ trong binh chủng TQLC cùng cô em gái út Huỳnh Thị Minh Tâm với một vợ đang mang thai gần ngày sinh và một đứa con gái nhỏ 3 tuổi .
Em gái Ðức sau này kết hôn cùng Ðại úy Võ Văn Năm quê ở Vĩnh Long, từng là Trưởng ban 2 Chi khu Tuy Phong, Hải Long, Thiện Giáo, sau đó chuyển về Tiểu khu Bình Tuy và bị mất tích tại Quận Hoài Ðức tháng 3/75 để lại một vợ cùng 4 con nhỏ. Chị Tâm chưa nhận được đồng lương mất tích của chồng thì đến ngày mất nước 30-4-75.
Một gia đình như gia đình cố Tr/úy Huỳnh Ðức đã chịu bao nhiêu sự mất mát tan thương, mẹ mất con, em mất anh, vợ mất chồng, con mất cha, một gia đình đã có hai người quả phụ. Tội lỗi đó ai gây ra ? Ðây chỉ là một gia đình tiêu biểu cho hằng trăm ngàn gia đình Việt Nam khác phải gánh chịu có thể còn nhiều tang thương hơn nữa. Cuối cùng người mẹ, người vợ, người đàn bà Việt Nam, người Quả phụ Việt Nam phải đè nén đau thương, ra sức cố gắng làm việc thay chồng để nuôi dạy con cái nên người. Ôi thật đáng tôn vinh và kính phục người phụ nữ Việt Nam.
Mặc dù Bình Thuận đã trải qua những giờ phút thập tử nhất sanh, nhưng Quân, Cán, Chánh Bình Thuận vẫn tin tưởng vào đường lối Chính nghĩa quốc gia, nên luôn giữ vững lập trường, giữ vững tay súng chiến đấu. Mặc dù Ðệ đã để lại nhiều cơ sở nội thành ở các phòng ban trong Tiểu khu, nhưng trong Tết Mậu Thân 1968, địch vẫn thất bại nặng nề. Mặc dù Thị xã Phan Thiết có đổ nát, thiệt hại về vật chất và gây tử vong cho nhiều đồng bào vô tội, nhưng Quân, Cán, Chính Bình Thuận quyết lòng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng lại Thị xã, ổn định đời sống nhân dân từng bước.
Rồi Bình Thuận lại thay da đổi thịt nhanh chóng khi đón nhận cấp chỉ huy đầu Tỉnh mới có nhiều năng lực, biết yêu dân, đối xử với thuộc cấp trong tình huynh đệ chi binh. Do đó Quân, Cán, Chính Bình Thuận càng tin tưởng cùng đoàn kết một lòng xây dựng và chiến đấu càng hữu hiệu, từ thế thủ sang tấn công, đã đánh đuổi địch rút sâu vào các mật khu của chúng. Bình Thuận thật an cư lạc nghiệp trong những năm Ðại tá Ngô Tấn Nghĩa làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Bình Thuận và Ông Phạm Ngọc Cửu làm Phó Tỉnh trưởng.
Nếu vinh danh các chiến hữu sinh quán tại Bình Thuận hoặc các chiến hữu khắp mọi miền đất nước, vì nhiệm vụ của người trai trong thời loạn đã đóng góp xương máu của mình để bảo vệ an ninh và xây dựng được một bình Thuận được ổn định mà không nhắc đến những người con gốc Bình Thuận cũng vì bổn phận mà đi chiến đấu khắp 4 vùng chiến thuật trong mọi quân binh chủng của QLVNCH đã lập được nhiều thành tích hiển hách góp phần tô điểm thêm chiến công cho quân sử VNCH thì quả là một thiếu sót.
Người mà trong phạm vi bài viết này hôm nay tôi muốn nhắc đến để tiêu biểu cho hằng vạn chiến hữu Bình Thuận khác cũng đã đóng góp cho sự nghiệp chung mà ít ai biết đến họ, chiến hữu mà tôi muốn nói đó là cựu Ðại úy Trác Ngọc Anh.
Trác Ngọc Anh sinh và trưởng thành tại Xã Phú Long, Thiện Giáo, Cựu học sinh Phan Bội Châu Phan Thiết năm 1961 – 1967. Tốt nghiệp khóa 4/69 tại trường Bộ Binh Thủ Ðức vào tháng 1/70. Tháng 4/70 Ngọc Anh về phục vụ tại Biệt đội Quân báo thuộc Quân Ðoàn II. Vì nhu cầu chiến trường một ngày một giao động dưới áp lực cộng quân gia tăng cường độ đánh phá dữ dội kể từ năm 1971 trở về sau này, thì nhiệm vụ của Biệt đội Quân báo lại càng nặng nề hơn. Hằng ngày với hai phi cơ thám sát trực tiếp dành cho phòng 2 Quân Ðoàn mà Ngọc Anh và các chiến hữu đồng nghiệp có nhiệm vụ thì các toán Viễn thám Trinh sát của Sư Ðoàn 22, 23 BB theo nhu cầu trực tiếp của phòng 2 Quân đoàn II. Một nhiệm vụ khác nữa là thám sát theo dõi kiểm soát đường mòn Hồ Chí Minh chạy dài từ Nam Bình nguyên Boloven (Nam Lào) Attapeu dọc về phía nam (ngoài biên giới) xuống phía Tây Buprang (Quảng Ðức) giáp phía Bắc Tỉnh Phước Long thuộc Quân Ðoàn III nên đã phát giác nhiều cuộc chuyển quân đưa người và vũ khí đạn dược xâm nhập từ Bắc vào Nam của Cộng sản, cũng như ghi nhận được nhiều vị trí đóng quân, bãi đậu xe, các kho dự trữ, các bồn chứa xăng và ống dẫn dầu chạy dài dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh của Cộng sản xâm lược. Nhờ vậy mà Quân Ðoàn II đã gây cho đối phương nhiều thiệt hại nặng nề. Chiến công đó thuộc Biệt đội Quân báo mà Ngọc Anh đã phục vụ mang về cho phòng 2 Quân đoàn II nhiều loại huy chương cao quý và các cá nhân được thăng thưởng xứng đáng, điển hình là Thiếu tá Trịnh Tiếu, Năm 1970 về làm Trưởng phòng 2/ Quân đoàn II đến năm 1975 được vinh thăng Ðại tá.
“Ðại tá Ngô Tấn Nghĩa làm Trưởng phòng 2 / Quân đoàn II đến cuối năm 1969 về làm Tỉnh trưởng Bình Thuận, Thiếu tá Hòa tạm thời Xử lý thường vụ . Năm 1970 Thiếu tá Trịnh Tiếu về làm Trưởng phòng 2 Quân đoàn II cho đến năm 1975“. Ðặc biệt vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 14 -1-75 Trác Ngọc Anh đang thi hành nhiệm vụ hằng ngày thì phát hiện một đoàn xe của Cộng sản Bắc Việt tại Nam Attopeu Lào (Tây Bắc Kontum) khoảng 300 xe đang di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh. Phòng 2 Quân đoàn II sau khi nhận được tin tức do Ngọc Anh báo về, lập tức cuộc oanh kích vào mục tiêu do Quân đoàn II phối hợp và điều động có tất cả 101 Phi tuần gồm A 37 và F5 do Không quân từ Phi trường Nha Trang, Biên Hòa, Phù Cát, Phan Rang, Ðà Nẵng thực hiện suốt 5 giờ đồng hồ. Khoảng 4 giờ chiều cùng ngày thì đoàn xe nói trên bị tiêu hủy khoảng 200 xe được ghi nhận . Sau khi phối kiểm tin tức được biết đó là Sư đoàn 968 của Cộng sản Bắc Việt từ Nam Lào di chuyển về dự định tham gia mặt trận Tây nguyên cùng với các Sư đoàn 320, 316, 330, F10 cùng nhiều đơn vị yểm trợ khác như Pháo bịnh, Xe tăng và Ðặc công mà sau này ta ghi nhận sau trận đánh Ban Mê Thuột, nhưng chúng đã bất khiển dụng sau ngày 14-1-1975. Cũng trong ngày đó Ngọc Anh được vinh thăng Ðại úy thực thụ đặc cách tại mặt trận.
Sau khi Ban Mê Thuột mất ngày 14-3-1975, Trác Ngọc anh tình nguyện nhảy vào Ban Mê Thuột cùng với Ðại tá Trịnh Tiếu và Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23BB do Ðại tá Quang chỉ huy từ Pleiku xuống Phước An để tái chiếm lại Ban Mê Thuột. Ngày 16-3-75 Ngọc Anh bị thương tại Khánh Dương, cuối cùng Ngọc Anh cũng vào tù chịu chung số phận như hầu hết Quân Cán Chính VNCH sau ngày 30-4-75.
Tôi gặp Ngọc Anh cùng tập trung ngày đầu tiên tại trường Marie Curie Sài Gòn. Chúng tôi bị chuyển qua các trại Hóc Môn Long Giao, Suối Máu Biên Hòa, Trại năm Hoàng Liên Sơn Yên Bái, Trại Ba, Trại Hai Ðói, trại Hai No sau cùng chúng tôi bị chuyển về trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa. Tại đây tham gia cùng các tù nhân khác chống đối lao động nên đã bị kỷ luật suốt 2 năm 3 tháng đến tháng 3-1982 trại chuyển 100 tù nhân về Z30A Xuân Lộc Ðồng Nai trong đó có Ngọc Anh, riêng tôi còn ở lại Thanh Cẩm. Cuối năm 1984 Ngọc Anh được phóng thích. Trong thời gian trong tù Ngọc Anh luôn giữ vững tinh thần Quốc gia bất khuất rất xứng đáng là một chiến sĩ của QLVNCH, người con yêu của quê hương Bình Thuận. Sau khi được thả về Sài Gòn, Ngọc Anh nhứt quyết không sống dưới chế độ độc tài Cộng sản nên đã tìm đường vượt biên, tổng số 11 lần mới thoát được trong đó có hai lần bị bắt lại rồi trốn vượt trại. Cuối cùng Ngọc Anh đã đến được bến bờ tự do vào năm 1986 tại thành phố Boston Tiểu bang Masschusetts từ đó đến nay.
Nhắc đến Bình Thuận không phải để chúng ta luyến tiếc một quá khứ với nhiều quyền lực, cũng không phải muốn phục hồi địa vị giành quyền lãnh đạo như nhà cầm quyền Cộng sản và bọn tay sai xuyên tạc chụp mũ thường gán ghép, mà đúng hơn là để nói lên nỗi lòng của những người con ly hương ở Hải ngoại, luôn nhớ về quê mẹ, nơi mà mình sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy làm người biết nhớ ơn tiền nhân đã dày công dựng nước và giữ nước mà Bình Thuận là một bộ phận của dãy non sông đáng tự hào này.
Nhắc lại quá khứ đã qua với những sự kiện lịch sử đầy hào hùng lẫn chia sót cũng là để nhắc nhở thế hệ hậu duệ biết rõ sự thật lịch sử khác với sự xuyên tạc bóp méo của kẻ thù Cộng sản để từ đó can đảm dấn thân, dám nhận lãnh trách nhiệm tiếp tục con đường chiến đấu mà anh chị còn dang dở trong sự nghiệp quang phục quê hương, đem lại tự do Dân chủ Nhân quyền cho toàn dân . Xây dựng một Việt Nam hùng cường thịnh vượng để sánh vai ngang hàng với các nước tiên tiến trên Thế giới . Ðó chính là ước mơ, là nguyện vọng, là hoài bão của mọi người con yêu của nước Việt.
Boston ngày 2-1 2011
Huỳnh Văn Quý

Monday, July 23, 2018

Dù cố gắng rất nhiều nhưng Không Quân Mỹ đã ko thể biến miền Bắc Việt Nam thành thời đại đồ đá nhưng CSVN đã thành công khi biến VN thành thời đại đồ đểu !

Thursday, July 19, 2018

  • SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐẠI ÚY QUÁCH DƯỢC THANH. -  Trương Minh Hòa -
   Một người tên là HOÀNH NGUYỄN, có viết bài về đại úy Quách Dược Thanh, sĩ quan tốt nghiệp trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị, có đăng tên tờ Việt Báo, Điện Báo Ánh Dương, Nhật Báo Người Việt....có khả năng gây những ngộ nhận do nhiều sự kiện không đúng, một phần đúng và một phần không đúng, không thể gọi là sự thật, nên tôi xin có vài ý kiến đóng góp trong bài viết nầy, với tư cách là người thân cận với đại úy Quách Dược Thanh là người sống cùng liên đội tù, cũng là một đàn em thuộc khóa Nguyễn Trải. Tôi có viết một bài" để trả lời câu hỏi: ai giết cha tôi?", đăng trên một số trang mạng, nay cảm thấy chưa đầy đủ, nên xin viết thêm bài nầy, nhằm bổ túc những thắc mắc và những điều chưa nói hết. Vì bài của Hoành Nguyễn đã phổ biến khá rộng rải qua nhiều tờ báo, trang mạng...nên người đọc, người ngoài cuộc khó phân biệt đâu là sự thật. 

Trước hết, tôi thấy cái tên Hoành Nguyễn hoàn toàn xa lạ ( nếu là bút hiệu thì tôi không thắc mắc). Xin hỏi tác giả Hoành Nguyễn ở tù trại Chi Lăng, Vườn Đào... ở liên đội nào?. Vì trại Chi Lăng được gọi là Liên Trại 3, trại tù thuộc quyền quản lý của quân khu 9 Việt Cộng, sau dời về Vườn Đào vì tình hình an ninh biên giới; tôi nhớ hàng đêm nghe tiếng súng nổ xa xa ở vùng Thất Sơn mà lòng mong cho trận chiến đến đây để thoát cảnh" các chậu chim lồng" và từ đó anh em thành lập ra một Tổ Chức không tên, theo hệ thống" nhất đầu chế", vì tình hình ăn tên rình rập, tổ chức nầy không ghi bằng giấy mực, không có tên, tất cả chỉ nhớ trong đầu, là biện pháp an toàn trong trại tù. Trung tá Nguyễn Đức Xích là người âm thầm tổ chức, tôi được anh giao nhiệm vụ: săn tin tức qua các cuộc thăm nuôi, ghi nhận những thằng tù làm ăn tên ( anh Xích gọi là CHÓ SĂN) để chờ khi Miên đánh tới là mình cũng đứng dậy, tôi có trí nhớ khá dai nên được giao công tác nầy, lợi dụng sự hiểu biết chút khoa chửa bịnh bằng bấm huyệt( Shiatu), cạo gió, châm cứu...nên tôi có điều kiện thi hành công tác bí mật, qua mắt bọn chó săn. Tổ chức chỉ biết anh Xích, và anh tổ chức nhiều người khác trong vòng bí mật. Anh cho biết:" anh chỉ biết tôi, và tôi biết tất cả, có thể anh gặp những người cùng tổ chức, nhưng khi hữu sự mới tập trung và nhận ra nhau" để bảo toàn bí mật, khi tổ chức bị bể, ngoài trừ anh Xích khai là chết cả đám, nhưng anh không khai bất cứ ai, dù bị Hai Thâu và đám cán bộ đánh đập dã man, đem nhốt vào Cornex và sát hại. Tôi được anh Nguyễn Đức Xích, Quách Dược Thanh huấn luyện, học tập ngay trong tù để chờ cơ hội hành động, anh Xích khuyên tôi nên đọc sách Việt Cộng càng nhiều và anh nói một câu:" muốn chống Cộng, anh phải biết chủ nghĩa Marx Lenin giỏi hơn một chính ủy Việt Cộng". Nhờ hai anh huấn luyện nên tôi có được một số kiến thức để tìm ra cái Dỏm của chủ nghĩa Cộng Sản, bổ túc thêm những gì đã được học ở trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị Đà Lạt trước đây. Tổ chức tạm ngừng hoạt động từ khi dời về Vườn Đào, nhưng anh em vẫn liên lạc và công tác huấn luyện vẫn còn, hai anh có cái nhìn rất xa, nếu mai nầy anh em được thả về, nếu còn sống, thì vẫn tiếp tục con đường chống Cộng. Tổ chức tan hàng sau ngày hai anh bị giết, nay vấn đề bí mật nầy cần nên" bật mí" để nói về những hoạt động chống Cộng trong tù, dưới sự khủng bố tinh thần của giặc Cộng, thời gian gần 30 năm, tôi không dấu làm gì ( tôi có nói với anh Nguyễn Đức Đơn về tổ chức nầy, và anh coi tôi là đứa em thân mến, dù chưa gặp nhau. Tôi hối hận là chưa gặp được anh Đơn thì anh qua đời đột ngột, anh chưa đọc quyển sách của tôi, thật là đáng tiếc).

Liên trại 3 có 3 liên đội:


-Liên đội 3: do thượng úy Trần Sanh, tức là Chín Sanh ( lùn mã tử) quê ở Vĩnh Bình là liên đội trưởng. Phụ tá có trung úy Trần Khen, tức là Tư khen ( người đến bắt anh Xích sau mùa nước lụt) và một cán bộ nữa là Trần Nguyện, tức là Tám Nguyện. Liên đội nầy tạp nhạp, gồm một số ông tá giải ngũ, tại chức, cấp úy ( thành phần nguy hiểm còn lại ở miền Nam), nổi bật là đại tá Phạm Chí Kim, tỉnh trưởng Kiến Hòa là sĩ quan cao cấp nhất, với vài sĩ quan tỉnh Kiến Hòa như: trung tá Thu ( quận trưởng), thiếu ta Nô ( quận trưởng), cha con thiếu tá Quận ( con là đại úy Mẩn) đều đầu bạc trắng như nhau do uống Hà Thủ Ô mà không biết tinh chế. Ngoài ra còn có: bác sĩ thiếu tá Lưu Hữu Lộc ( em ruột của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước), trung tá y sĩ tiểu đoàn 9 quân y Trần Văn Đổ ( không phải là Lê Văn Đổ như Hoành Nguyễn viết), thiếu tá y sĩ Trương Văn Liêu, thiếu tá y sĩ Tôn Thất Lai ( nghe đâu ông nầy có quan hệ gia đình với bác sĩ Tôn Thất Tùng, bộ trưởng y tế của V.C?), trung tá Nguyễn Thời Rê ( giải ngũ, nguyên tỉnh trưởng Châu Đốc)...

-Liên đội 4: đa số là cấp úy, rất khắt nghiệt, do tên thượng úy SÁU ÂN ( gốc quê quán với Hồ Chí Minh), tôi không rành lắm, vì không dám qua đây sợ bị ăn ten.

-Liên Đội 5: cũng đa số cấp úy, do thượng úy Tư Sử, người có máu văn nghệ, nên tù không bị gò bó. ( tôi không rành, chỉ biết thế thôi)

   Bộ chỉ uy liên trại 3 gồm:Chánh ủy Trần Thâu, tự Hai Thâu ( chúng tôi gọi là Hai Răng Vàng) với câu:" Hai Thâu giảng bài như chăn trâu nói chuyện". Thượng úy Trần Minh, tức là Ba Minh, phụ tá chính ủy, là người có bằng Diplôme thời Tây, theo Việt Minh, tập kết ra Bắc, học trường Nguyễn Ái Quốc, quân hàm học vị" phó tiến sĩ chính trị", có gia đình ở Cần Thơ, theo Thiên Chúa (đạo dòng), có người em làm linh mục. Chính vì cái gốc đó mà hắn không lên cao, nên oán hận gia đình. Tôi biết được là nhờ niên trưởng Quách Dược Thanh cung cấp, vì Ba Minh thường xuống đánh cờ, theo dõi tư tưởng, lợi dụng lúc đánh cờ, anh Thanh khai thác nên chúng tôi mới có những tin tức tình báo quan trọng" biết người, biết ta". Thủ trưởng trại là thiếu tá Nguyễn Thanh Xuân, tự là Ba Xuân, ông nầy vô quyền, sau năm 1978, được điều động qua Miên, vì ông nói được tiếng Kampuchea.

   Nhớ lúc ở Chi Lăng, có ngôi nhà Đá, nghe đâu, thì trước đây là phòng truyền tin của Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng, sau 30-4-1975, được dùng làm nơi nhốt người phạm kỷ luật, đa số là trốn trại bất thành, tôi không nghe ai tên Hoành Nguyễn nằm trong nhà Đá, chỉ biết thiếu úy ĐÀO BÁ KẾ, ở Liên Đội 5, trốn trại bị bắt và nhốt ở đây, Đào Bá Kế, thiếu úy Dù, là người yêu nước, sau khi đến trại tỵ nạn Thái Lan, không đi định cư, sai lầm gia nhập Mặt Trận Hoàng cơ Minh, lấy tên là Trần Quang Độ, về nước trong đợt cuới cùng Đông Tiến 3, bắn hết đạn, bị bắt từ 1989 nhốt ở Hỏa Lò? Ở Chi Lăng có vụ trốn trại ly kỳ của trung úy Đặng Hiếu Sinh ( cùng khóa với tôi) anh ở Liên Đội 5, hiện định cư ở Hoa Kỳ, là chủ bút tờ nguyệt san Ca Dao ở Hougton texas. Vụ trốn trại của nhóm trung úy Huỳnh Thanh Soul ở liên đội 4 bị bể, anh và một số người bị bắt, đánh đập tàn nhẩn. theo tin tức thì anh Soul trốn trại, lên Thất Sơn, nhập với lực lượng kháng chiến Hòa Hảo do Lê Văn Mộng chỉ huy? Tôi có người bạn là anh Mới trong nhóm, anh bị đánh dập gan và chết sau đó. ( anh Mới là người Hòa Hảo, thân với trung úy Trí Ống Vố).

    Tôi với anh Quách Dược Thanh, Nguyễn Đức Xích và một số anh em trong nhóm ở liên đội 3 sinh hoạt lén lúc, học hỏi và có những quan hệ bí mật. Nên biết nhiều vấn đề, tác giả Hoành Nguyễn nói Sáu Oanh, tôi không nghe ( chỉ có thượng úy Sáu Ân thôi). Việt Cộng muốn giết những người tù được coi là nguy hiểm để diệt trừ hậu hoạn, nên lúc liên trại 3 gần giải tán, thì giết anh Nguyễn Đức Xích, đương nhiên là Quách Dược Thanh thừa biết tới phiên mình, nên dùng 10 viên thuốc dốt rét Chloroquine tự tử, anh em chung quanh hay được, đưa vào bịnh xá cứu cấp ( tôi không nghe chuyện tên Chín Sanh giựt cây kim vô nước biển để giết anh Thanh, không biết nguồn tin nầy ở đâu? Chứ tôi rất quen biết, giao tình với bác sĩ Trương Văn Thành ( sĩ quan quân y sư đoàn 7, là người cùng nhóm Hòa Hảo-Công Giáo, nghe đâu anh qua đời tại Việt Nam?), tôi không nghe anh Thành nói gì, dù chúng tôi tâm sự, trao đổi những tin tức hàng ngày sau mỗi lần có người thăm nuôi. Mặt khác trong trại đâu có thuốc, chỉ có số ít Aspirin, ngay cả bác sĩ Thanh khi cảm vũng nhờ tôi cạo gió, nên lấy đâu ra nước biển để truyền cho anh Thanh?. Vụ anh Quách Dược Thanh tự tử, tôi và các bạn trong nhóm không ngạc nhiên, anh trăn trối trước là: lúc nào cũng giữ 10 viên thuốc để phòng khi hữu sự, sau khi anh uống thuốc, chúng tôi mới hiểu được thâm ý của anh. 

Trước khi tự tử, anh Thanh viết một bức thơ, nhắn gởi thượng úy Ba Minh lo dùm vợ con, anh Thanh nói nhiều lần với tôi là kế" DI HỌA ĐÔNG NGÔ" , tức là sau khi anh chết, tụi Việt Cộng bị xào xáo, chia rẻ....Còn vụ Đại úy Quách Dược Thanh tố cáo Chính Sanh về tham nhũng BỘT NGỌT, hoàn toàn sai và không thể tin được: khi dời về Vườn Đào, Quách Dược Thanh bị giao cho công tác làm đài phát thanh, đặt tại bịnh xá ( gần cái ao lớn), Anh biết không thể từ chối, do chính Ba Minh chỉ định, từ chối là" chống lại nhà trại và cách mạng", nên có tâm sự với tôi; một điều dễ nhận ra là: anh Thanh không có viết bất cứ bài nào để đọc, đa số các bài viết đều do một số tù cải tạo tiến bộ như: trung úy Nguyễn Văn Rê ( Rê Hô, quân cảnh), trung úy Phạm Hồng Ân ( hải quân, quê ở Cà Mau, tôi biết nhưng không liên lạc vì anh nầy tiến bộ, nghe nói anh qua Mỹ?), Trịnh Ngọc Luyện ( sau lên Xuyên Mộc, làm đội trưởng 32, khu C)....do đó anh Thanh nào biết gì vụ bột ngọt mà báo cáo với Ba Minh. Mặt khác, bột ngọt giá cao, khang hiếm, làm gì tù có" chế độ" cao như vậy? Một điểm phi lý nữa là Quách Dược Thanh không nằm trong toán NHÀ BẾP, thì biết gì về vụ bột ngọt mà báo cáo với Ba Minh?

   Ở trại Vườn Đào có vụ đi vào nhà kỷ luật Cornex: ( một đặt ở bên hông bịnh xá, kế là Canteen, cái thứ hai đặt ở ngay cổng ra vào, tôi biết cái nầy nhốt anh Thanh, không biết sau khi đi về Xuyên Mộc, anh bị đưa đi cornex nào?) Số là sau khi Nguyễn Đức Xích bị bắt, đánh đập, nhốt ở Cornex sát bịnh xá, vào tết năm 1978, các anh em thăm nuôi, có gởi mới thức ăn, thuốc men để tiếp tế cho anh Xích, qua sự giúp đở và tổ chức của đại úy bác sĩ Trương Văn Thành. Vụ đó đổ bể, nhiều anh em bị đưa vào cornex nhốt 10 ngày, trong đó có bác sĩ Thành, thiếu tá Nguyễn Văn Thà ( quận trưởng, mới chết ở Úc tháng 11 năm 2007), thiếu tá Thăng ( hớt tóc), tôi có người bạn thân là trung úy Lữ Phùng Quang ( ban 2 chi khu Châu Đốc) bị dính vào vụ đó. Trong trại Vườn Đào, tôi không nghe ai là Hoành Nguyễn nằm cornex, nếu ở liên đội khác thì tôi không rành?)

  Vụ bánh mì, là cái lý do để Lê Ngọc Từng trốn...thưa Hoành Nguyễn, ở trại Chi Lăng tù ăn gạo đỏ mụt, lên đến Vườn Đào, ban đầu ăn cơm thời gian ngắn sau, các cơ quan từ thiện (đa số của Hoa Kỳ) chi viện, Trại lấy gạo nuôi bộ đội xâm lược Kampuchea và dùng bột mì nuôi tù; tôi còn nhớ là nhà bếp nhồi bột mì thành cục, hấp và phát 2 cục bằng nắm tay mỗi ngày, chứ trại không có" chế độ" lò bánh mì ở nơi khác làm và mang về cho tù ăn ( Việt Cộng đâu có nhân đạo như thế?), sau đó ăn toàn bo bo vì hết bột mì.

 Ba Minh ở lại trại tù tới ngày cuối cùng, chính tôi là người thấy hắn trước 2 ngày khi bị đưa đi Xuyên Mộc. Khi tôi đi 2 ngày thì Quách Dược Thanh bị bóp cổ chết, dù không nhìn thấy, nhưng sau nầy được người bạn cùng khóa là Lê Quang L.. ở liên đội 5 kể lại. Hồ sơ khai bịnh để lấy 6 cây vàng hoàn toàn không có cơ sở: dù trong trại có trung tá bác sĩ Trần Văn Đổ ( chúng tôi gọi đùa là Thạc sĩ Y Khoa), nhưng mọi quyết định y khoa đều do bác sĩ của Trại là BA CHIÊU, một tên giao liên thời đánh Tây, dùng sai vặt, là thuộc hạ của thiếu tá Huỳnh Văn Tư ( tự là Tư Philip), là đại đội trưởng trong tiểu đoàn 307, ông bị thương đui một con mắt, sau về với quốc gia, là trong quân khu 4 về Bình Định Phát Triển. Thiếu tá Tư cũng nằm trong nhóm Nguyễn Đức Xích-Quách Dược Thanh, nên tôi biết rành, thỉnh thoảng tên bác sĩ Ba Chiêu lén đến gặp ông thầy cũ, nhét vào bánh thuốc, nửa kí đường tán...giấy chứng nhận của trung tá y sĩ" Ngụy" Trần Văn Đổ không có giá trị và dĩ nhiên là trung ương cũng không tin, đó là chuyện hoàn toàn phi lý. 

   Sau khi ra tù, ai cũng bị quản chế, trù dập, nên tin tức anh em không biết, tuy nhiên không hiểu tại sao Hoành Nguyễn lại biết khá rõ về vụ bác sĩ Đổ bị đám Chính Sanh hạ độc?

 Tôi có gặp một người bạn tù tên Nguyễn Tiến Ứng, ở Úc, anh cho biết là trung tá Đổ có ba vợ, ghe nhau gì đó, nên tự tử? Hoành Nguyễn là ai mà biết quá rõ những chuyện Tù không thể biết, vì nó nằm ngoài vòng rào: như chuyện Hai Thâu mời Ba Minh ăn cơm, mà Ba Minh từ chối?.

Tôi không muốn gởi cho báo Người Việt, vì báo nầy hàng hai, phỉ báng cờ vàng, là hồn thiêng sông núi, qua vụ cái chậu rửa chân, bài thơ của Chiêm Tinh Gia" vô thần" chúc tết bọn đàu đảng cướp Việt Cộng....nên đăng bài nầy tại tờ báo Người Việt dễ bị các chiến hữu và những người quốc gia hiểu lầm, do đó tôi chỉ gởi cho các tờ báo chống Cộng thật sự, báo nào tôi gởi là chống Cộng. Tóm lại, bài viết về Quách Dược Thanh của Hoành Nguyễn có nhiều đều cần làm sáng tỏ, sau cái chết của anh Xích, Thanh, Việt Cộng tung hỏa mù để làm cho các chết hào hùng, bị hiểu lầm mang tính cách thấp hèn, hình sự, tư thù là: vì báo cáo bột ngọt, hay 6 cây vàng...chớ không phải do các anh hiên ngang chống Cộng trong tù, hay đây là chủ trương của Việt Cộng, muốn thanh toán hết nhửng người có khả năng trước khi trại Vườn Đào giải tán.

 Việt Cộng giết người xong thì lại đổ thừa cho cấp dưới làm sai, như đại tá Bùi Tín binh vực cho vụ thảm sát Mậu Thân.  Tôi là người trong cuộc, có trách nhiệm phải nói lên sự thật, để linh hồn những người vị quốc vong thân, anh hùng dân tộc, hiên ngang đương đầu với giặc Cộng dù nằm trong tay chúng.

 Hy vọng bài viết nầy đánh tan tất cả những tin đồn vô căn cứ và những bôi nhọ đầy ác ý của kẻ thù, hay người không am hiểu, chỉ nghe tin đồn mà viết, e là thiếu trung thực, sự sai lạc nầy gây ngộ nhận và vô tình lọt vào ly gián kế của giặc Cộng. Ghi chú: tôi đã liên lạc với một số anh cùng trại, thuộc Liên Đội 3, biết anh trung úy Nguyễn Chí Thành ( tự là Thành Xe Lôi, hay Thành Sốt Rét) là tổ trưởng của hai anh Nguyễn Đức Xích và Quách Dược Thanh, anh Thành nằm giữa hai anh Thanh và Xích../.

Trương Minh Hòa

Tuesday, July 17, 2018

Bị pháo 130 ly bắn ồ ạt vào vị trí đóng quân mà cứ tưởng đại bác 106 ly của TVX M-113 phe ta ! 
Lần đầu tiên đi chung với thiết giáp hành quân qua KPC , mấy ngày đầu đơn vị tôi chỉ đụng độ lẻ tẻ nên khinh địch . Sáng sớm ngày thứ tư , tụi tui bị pháo kích ồ ạt , long trời lở đất * : vì chưa bao giờ bị pháo kích như vậy nên tôi chửi thề : đ. mẹ , mấy thằng thiết giáp mới sáng sớm đã nổ súng sớm như vậy ( vì trên TVX M-113 có đại bác 106 ly) . Tôi không ngờ tiểu đoàn bị CSBV pháo bằng 130 ly (vì có lẽ khi đóng quân , an-ten tua tủa của máy truyền tin trên xe TVX M-113 và BCH của tiểu đoàn nên tiền sát viên pháo binh của VC trông thấy và pháo khá chính xác vào BCH tiểu đoàn) .
Sau khi pháo , bộ binh địch xung phong : theo tổ tam tam chế , cứ hai mang Ak-47 thì một mang B-40 .
Tuy nhiên , nhờ có đào hố kỷ lưởng và các đại đội đóng rải rác nên tụi tui chỉ bị thiệt hại nhẹ (chỉ có 1 số lính của BCH tiểu đoàn chết vì pháo ) và tổ chức phản công thắng lợi . Cũng vì nghĩ rằng bộ binh VNCH bị thiệt hại nặng sau khi bị pháo phủ đầu như vậy nên bộ binh địch đã tràn vào phòng tuyến của tụi tui và bị thiệt hại nặng do súng của BB và đại liên 12,7 ly và đại bác 106 ly của thiết giáp .
* Ở vùng bốn , súng lớn nhứt của vc là 81 ly , có bao giờ bị 130 ly như ở vùng 1, 2 , 3 đâu . Đạn 130 ly đào hố rất lớn (vì tỉnh Soài Riêng , KPC đất khô ráo , ko có ruộng nước như VN) vì sức công phá rất mạnh . Có một lính nằm cách tôi khoảng 15 m , bị bể đầu chết liền . Đúng là trời kêu ai nấy dạ !
tướng mcarthur
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2575721822441628&set=pcb.2575720519108425&type=3

Monday, July 16, 2018

Trông người lại nghĩ tới ta .
TẠI SAO CS MỸ KHÔNG THAM NHŨNG ? MỘT PHẦN VÌ LƯƠNG RẤT CAO , CÓ THỂ 200 NGÀN ĐÔ/NĂM , CHƯA KỂ PHÚC LỢI SUỐT ĐỜI .
A . Khi bạn vi phạm lưu thông , bạn nhận giấy phạt (traffic ticket) . Đôi khi giấy phạt , có thể được gắn ở cây quạt nước của kiếng trước (do bạn ko có mặt lúc họ ghi phạt) , và bạn phải nhanh chóng ký chi phiếu (hay trả tiền trên mạng) hay đến Sở Lộ vận/DMV tại TP trước hạn chót để đóng tiền phạt (ko cần nhờ "cò" hay tay chân của CSGT như VN) .
(Nếu ko muốn đóng phạt , bạn đến Tòa Giao Thông (Traffic Court) để xin miễn phạt bằng cách học luật giao thông vài lần vào cuối tuần) .
Xe chỉ bị tịch thu khi bạn dùng xe để làm chuyện phạm pháp như ăn cướp , v.v... vì nó được dùng như tang vật .
Nếu bạn say rượu lái xe , CS sẽ đưa bạn về đồn , chờ tỉnh rượu sẽ đưa giấy phạt ; xe của bạn sẽ bị kéo về đồn và bạn phải nộp tiền phạt để lấy xe . Nếu say rượu nhiều lần sẽ bị cấm lái (DUI) vì nguy hiểm đối với ng khác . Do vậy có dịch vụ đưa bạn về nhà (taxi hay Uber) nếu say rượu .
B . Biểu tình phải xin phép trước , đứng trong nơi đã xin phép , giới hạn bởi các "ngựa sắt"/ba-ri-e . Có thể đánh trống , dùng loa để gây chú ý . Nếu vượt quá ranh giới sẽ bị còng tay (dù là TNS hay thị trưởng) , đưa lên xe cây đưa về Sở CS để đóng tiền phạt . Nếu gây rối trật tự , làm hư hại tài sản công cộng hay của kẻ khác , đánh nhau với CS hay các nhóm biểu tình khác , thì ngoài tiền phạt còn ngồi tù và bồi thường thiệt hại .
C/ Ở Mỹ trên 20 năm , tôi ko thấy báo đăng hay bạn bè kể lại về việc CS Mỹ "làm luật" với người vi phạm giao thông . Một phần nhờ :
- Lương của họ rất cao : CS trưởng của TP (như San Jose) lương gần 200 ngàn đô/năm , chưa kể các phúc lợi khác . Mỗi năm CS đều đi nghỉ hè/vacation . Đã vậy CS làm việc overtime rất nhiều (làm trên 40 g/tuần sẽ hưởng lương x 1.5 lần) , nhờ đó lương rất cao .
- Khi về hưu , ở độ tuổi trên 50 , họ hưởng tiền hưu bằng 80/100 lương tại chức (cao nhứt nếu so với các nghành khác trong xã hội) và được bảo hiểm sức khỏe tới chết . Có 1 số CS , sau nghỉ hưu vì lý do sức khỏe , họ học luật và thành LS . Họ vẫn hưởng 2 đầu lương .
Nghề CS và cứu hỏa là 2 nghề CAO QUÝ trong xã hội Mỹ .
Với phúc lợi như vậy , gần như ko CS Mỹ nào làm bậy để mất tất cả .
D . Các vị dân cử , dù là nghị viên của 1 TP nhỏ , sẽ được trợ cấp sau khi rời chức . CP Mỹ quan niệm : làm như vậy để họ ko cần phải tham nhũng , v.v... khi làm việc . Và cũng để bảo vệ danh dự cho họ vì ko thể để 1 thị trưởng trở thành homeless sau thời gian giử chức vụ .
Ở Mỹ , các người giử chức vụ quan trọng từ cấp TP trở lên như thị trưởng (tương đương CT/TP của VN) , giám sát viên quận hạt , chánh án , v.v... đều là dân cử . Riêng CS trưởng thì do thị trưởng chọn và có sự đồng ý của các nghị viên TP (city council member) - các ông này cũng do dân bầu .
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2573330466014097&set=a.862986513715176.1073741828.100000115071295&type=3&theater

Saturday, July 14, 2018

Thursday, July 12, 2018

Ngày 9 tháng Tư năm 1975 một đánh lớn đã bùng nổ ở Long An khi Trung Đoàn 275, SĐ 5 chính qui BV từ tỉnh Svay Rieng, Kampuchia, xâm nhập qua vùng biên giới Việt-Miên, tấn công dữ dội các vị trí của ta gần thị trấn Tân An, Long An. Các lực lượng diện địa thuộc Tiểu Khu Long An, được tăng viện bởi Trung Đoàn 12, SĐ 7BB đã bẻ gãy những đợt tấn kích ác liệt của địch giết trên 100 lính chính qui BV. Ngày 10 tháng Tư, địch tấn công phi trường Cần Đước, quận Tân An, sau khi cắt đứt tuyến giao thông trên Quốc Lộ 4, nhưng bị lực lượng diện điạ tại đây đánh lui, gây thiêt hại nặng nề cho Bắc quân. Trong hai ngày giao tranh ác liệt, các Tiểu Đoàn 301, 322, 330 ĐPQ Long An đã giết chết 120 quân BV, bắt sống hai tù binh. Riêng Trung Đoàn 12, SĐ 7BB, ác chiến với 2 trung đoàn thuộc SĐ 5BV, đã giết chết 350 và bắt sống 16 tù binh BV. Ngày 12 tháng Tư, Bô Tỗng Tham Mưu tăng cường cho mặt trận Long An 3 tiểu đoàn thuộc SĐ 22BB vừa được tái thành lập. Để dễ dàng cho việc chiến đấu chống lực lượng thuộc SĐ 5 BV tại đây, Bộ TTM đặt Long An trực thuộc vùng trách nhiệm của Quân Đoàn 4, QK4. Bắc quân vẫn tiếp tục duy trì áp lực tại hai tỉnh Biên Hòa và Tây Ninh bằng những cuộc pháo kích dữ dội vào phi trường quân sự Biên Hoà, trung tâm huấn luyện quân sự tại Bến Cát và các vị trí của ta tại Tây Ninh trong suốt hai tuần lể đầu tháng Tư. Quân miền Nam vẫn giữ vững cứ điểm Khiêm Hạnh, duy trì quyền kiểm soát Trảng Bàng và Củ Chi, mặc dầu giao tranh bùng nổ thường xuyên với địch quân. Trong lúc đó, trận đánh lớn cuối cùng, quyết định cho cuộc chiến, đang hình thành tại mặt trận Xuân Lộc.
. . .
Tại mặt trận phía tây, mặc dầu lực lượng diện địa của TK Long An và Trung Đoàn 12, SĐ 7 BB vẫn còn giữ vững Tân An, ngày 18 tháng Tư, pháo binh Bắc quân đã tiến sát vòng đai Sàigòn, pháo dữ dội vào đài phát tuyến Phú Lâm bằng hỏa tiển 122-ly, phá hủy hai doanh trại quân đội và khu gia binh tại đây. Kế hoạch của Bắc quân là cắt đứt trục giao thông trên QL 4, gần quận Bình Chánh, nhằm mục đích ngăn chặn không cho lực lượng của hai SĐ 7 và 9 BB lên tăng cường phòng thủ Sàigòn; từ Bình Chánh, Đặc Công địch sẽ xâm nhập vào khu vực phi trường Tân sơn Nhất và thành phố Sàigòn. Tại Long An, SĐ 5 BV tiếp tục tấn kích dữ dội dọc theo đường phân ranh cũ giữa QK3 và QK4, nhưng đến ngày 15 tháng Tư, Bắc quân buộc rút lui sau khi hai Trung Đoàn 6, 275 chính qui BV bị các đơn vị thuộc Trung Đoàn 12 BB đánh thiệt haị nặng nề gần khu vực Tân An. Vào lúc này, hai Trung Đoàn 41, 42 thuộc SĐ 22 BB vừa được tái phối trí, bổ sung quân số với trang bị hoàn toàn thiếu hụt, được điều động về Bến Lức và Tân An. Nhưng Bắc quân đã nhanh chóng tăng cường lực lượng tại Long An. Các trung đoàn thuộc Sư Đoàn 3, 5, 8, 9 BV, và SĐ 27 Đặc Công CS đã có mặt tại Long An và khu vực phía tây nam tỉnh Hậu Nghĩa. Trung Đoàn 262 và Lữ Đoàn 71 Pháo Phòng Không địch với các pháo đội đã xuất hiện gần ranh giới hai tỉnh Long An-Hậu Nghĩa.
https://ongvove.wordpress.com/2009/04/21/thang-t%C6%B0-khong-anh-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BB%9Di/