Friday, July 6, 2018

Trận đánh An Lộc, Bình Long, bài thứ 5 bDuongtiden. Ngày 13 tháng tư, 1972, trận bộ chiến cùng chiến xa tiến công lần đầu tiên của VC vào thị xã An Lộc.  
AUGUST 18, 2014
Khi VC chiếm được Lộc Ninh thì quân VNCH còn bố trí quân trú phòng lên trên vài km phía Bắc thị xã An Lộc, lên tới cầu Cần Lê. VC tràn xuống Nam theo QL13, chận đường rút của Chiến Đoàn 52, đánh phục kích chận đầu và tập kích phía sau đơn vị này, cho nên các đơn vị đầu của BĐQ thuộc LĐ3 tăng viện trước đó cũng rút về AL theo vì không đủ quân số để chống trả. Ngày 11 và 12 tháng tư thì Trung Đoàn 8 của SĐ 5 BB đổ quân lên An Lộc có đưa quân tới tăng viện cho Đồi Đồng Long một vị trí quan sát quan trọng nằm chừng gần 3km bắc AL, nơi đây có sẵn hai đơn vị nhỏ của Địa Phương Quân Tỉnh BL và LĐ3 BĐQ chừng hơn hai Trung Đội.
Ngày 12 tháng tư, để chuẩn bị tiến vào An Lộc từ hướng Nam xuống từ Lộc Ninh, Sư Đoàn 5 VC tung quân ép quân tiền sát của VNCH lùi vào chu vi Thị Xã AL. VC sửa soạn chiếm đồi Đồng Long, tập trung quân bên ngoài dàn trận để dứt điểm AL. Trước đó VC cũng tấn chiếm xong Phi Trường Quản Lợi để cô lập An Lộc. Trong ngày 12 tháng Tư, pháo VC tăng mạnh hơn bắn rải rác vào mọi nơi trong Thị Xã nhằm gia tang thiệt hại và khủng bố tinh thần quân phòng thủ, đồng thời cũng là điều chỉnh các tọa độ của các mục tiêu cần tấn công.

Không biết những gián điệp VC nằm vùng trong Thị Xã đã điều nghiên chuẩn bị kế hoạch và liên lạc tình hình quân phòng thủ trong An Lộc về Bộ Chỉ Huy chiến trường VC như thế nào mà cuộc tổng tiến quân vẫn chưa bắt đầu cho dù chiến trường Lộc Ninh đã lắng dịu im lặng cả tuần lễ rồi. Bên trong, quân trú phòng đang chuẩn bị ráo riết những chi tiết chót như mang các xe Be chở cây ra làm chướng ngại vật ở các cổng vào và các yếu điểm giao thông trong Thị Xã, ngoài ra sát Thị Xã không có những chướng ngại vật thiên nhiên nào to lớn như sông, núi để cản đường tấn công của VC. Rừng Cao Su lại lan sát tới bìa Thị Xã, ngăn các bởi các hàng rào và hào Ấp chiến lược từ thời xa xưa. Quân Đoàn 3 VNCH đã kịp thời đưa được hai Trung Đoàn, một BB, một BĐQ vào trong An Lộc, hai Tiểu Đoàn chót của TrĐ 8/SĐ 5 vừa tới ngày 12 tháng tư, coi như toàn bộ SĐ 5 đã ở trong Thị Xã. Chỉ Huy Phòng thủ An Lộc bây giờ là Tướng Hưng, hầm phòng thủ nằm trong Tiểu Khu BL, vây quanh bởi 4 con đường. Tỉnh Trưởng Bình Long là Đại Tá Trần văn Nhật một quân nhân Thủy quân Lục Chiến cũng chỉ vừa trở về lại đây khi đang đi học ở Vũng Tầu sau khi VC dứt điểm Lộc Ninh, ông ta có trên hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, một số Nghĩa Quân và các lực lượng Cảnh Sát và Nhân Dân Tự Vệ cơ hữu của Tỉnh. BCH Tiểu Khu được dời sang khu trại Lực Lượng Đặc Biệt B15, nhường hầm Tiểu Khu cũ cho BVH SĐ5 và TrĐ7/SĐ5. BCH TrĐ8/SĐ5 chiếm dẫy nhà 2,3 tầng trên mặt Bắc ĐL Trần Hưng Đạo hay còn gọi là ĐL Hoàng Hôn. BCH LĐ 3 BĐQ nằm khu trại B15 về cuối hướng Nam.
Hình trên và dưới của tác giả của bài này .



Tình hình quân Phòng thủ được dàn quân như sau vào cuối ngày 12 tháng Tư. Lấy tâm Thị Xã là bồn nước góc Chợ Cũ và QL13, quan trọng nhất từ mặt Bắc là BĐQ, kéo qua Tây Bắc là TrĐ8/SĐ5, phía Tây, Tây Nam là TrĐ7/SĐ5, Phía Nam là các TiĐ cơ hữu ĐPQ của Tỉnh, phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam là LĐ3 BĐQ. Còn Chiến Đoàn 52 rút từ căn cứ Hùng Tâm về giữ khu trung tâm Tỉnh và phía Nam. Tất cả chuẩn bị chờ cuộc tấn công của VC.
Không biết bên VC, tình báo của họ có nắm được các chi tiết này đầy đủ hay không và nhất là họ có biết BCH của Tướng Hưng nằm ở đâu không? Vì muốn chiếm được chiến trường họ phải triệt hạ được BCH quân phòng thủ. Tuy nhiên, nhìn vào cách bố trí của quân trú phòng với các BCH riêng rẽ của các đơn vị tham chiến cỡ Trung Đoàn, quân phòng thủ vẫn có thể thay đổi BCH phòng thủ đi nơi khác nhanh chóng, nếu BCH chính bị tràn ngập, các đơn vị phòng thủ vẫn có thể duy trì chiến đấu độc lập với BCH riêng tùy theo sự thay đổi theo tình hình của chiến trường. Muốn chiến thắng được An Lộc, đại quân VC phải bao vây và tiêu diệt hết từng đơn vị phòng thủ riêng rẽ của VNCH tại Thị Xã. Với ưu điểm về Không Quân và Vô Tuyến Quân Đoàn 3 vẫn có thể tiếp tục điều hành quân phòng thủ từ xa nếu vẫn còn có quân phòng thủ tiếp tục kháng cự cho dù BCH chiến trường bị tràn ngập. Chắc điều này cũng đã được Quân Đoàn 3 dự trù sẵn. Ngoài ra các vị trí phòng thủ cũng xa nhau trên km nên rất khó khăn cho VC có thể đồng loạt tiêu diệt toàn vị trí phòng thủ cùng một lúc, tránh chuyện quân phòng thủ có thể lui quân từ vị trí này sang chỗ khác để hợp quân lại. Việc này cũng dễ dàng và hay xẩy ra trong các cuộc tấn công lớn. Để coi trận đánh sẽ diễn ra sao, quân phòng thủ đã biết chắc đường rút phía Nam đã bị chận rồi vì chính họ đã phải được Trực Thăng Vận vào, và quân tiếp viện cùng tiếp liệu vẫn chưa lên được từ hướng Nam bằng đường bộ. Ngày 12 tháng tư sắp đi qua bằng nhiều trận pháo kích vào của VC.

Từ nửa đêm về sáng ngày 13 tháng tư 1972, VC bắt đầu pháo kích dồn dập vào mọi nơi trong Thị Xã An Lộc, vì quân trú phòng trấn thủ tại mọi nơi quanh vòng đai thị xã, bộ chỉ huy các đon vị này có vị trí ở nhiều nơi rải rác trong thành phố. Toàn An Lộc chịu trận mưa pháo dồn dập để quân VC từ bên ngoài bắt đầu chuyển quân tấn công đến gần chu vi phòng thủ.

Khi gần sáng, pháo VC bắt đầu giảm dần, quân VNCH phòng thủ biết rằng trận cận chiến bắt đầu. Từ hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, các lực lượng cấp trung đoàn trở lên, ít ra là hai TrĐ, chia ra nhiều tiểu đoàn, đơn vị nhỏ tràn đánh từ mặt Bắc, hướng chính từ Lộc Ninh xuống, Đánh lùi các đon vị tiền sát ngoài vòng đai của quân phòng thủ. Hai hướng chính, tấn chiếm Đồi Đồng Long, cao 128m, từ đây nhìn xuống thị xã An Lộc từ Bắc xuống cho tới cuối Nam Thị Xã tận cổng Xa Cam. Trấn đồi này là trung đội ĐPQ từ xưa đã có đồn và hầm hố tại đây, nay tăng cường thêm đại đội trinh sát của Trung Đoàn 8 và BĐQ, ĐPQ phòng thủ đã tăng lên mức đại đội. Tại đây, VC trong ngày đã đánh bật quân phòng thủ, họ rút vào trong thị xã sau hàng đai với hào sâu của vòng đai Ấp chiến Lược cũ.

Phi trường An Lộc, phía bắc cũng bị tiến chiếm cùng các cao điểm cao gần đó. Quân phòng thủ gồm gần một tiểu đoàn ĐPQ tăng viện với cơ hữu trú đóng tại đó từ trước, cùng BĐQ tăng cường cũng phải bỏ phi trường rút vào trong vòng đai thị xã trong ngày. Trước những áp lực nặng nề của số đông quân VC đang tràn xuống từ mạn Bắc. Bộ chỉ huy chiến trường của VC dự tính là những mũi tiến công đã đến vòng đai sát thị xã vào buổi sáng, đang đâm thủng tiến sâu vào thành phố không biết lúc nào, nên điều động các đơn vị tăng, thiết giáp sửa soạn xông vào tiếp thu thị xã theo đường quốc lộ 13, (QL 13 đi vào Thị Xã là đường Ngô Quyền, thẳng trục Bắc – Nam, dàn hàng một đi trên đường nhựa, ủi văng chướng ngại vật như xe be cản đường. Tuy nhiên vì lần đầu đụng trận với xe tăng T-54 và PT-76, quân trú phòng chỉ lui dần mà chưa biết phải tiêu diệt nhiều xe tăng tràn vào như thế nào vì chưa hề thấy VC lần đầu tiên dùng chiến thuật đánh tăng kiểu nào khi tấn công. Quân trú phòng vẫn chưa có chiến thuật đối phó.

Cho tới khi xe tăng VC tiến tới cổng Lộc Ninh bắt đầu xâm nhập vào bên trong Thị Xã thì đoàn chiến xa vẫn chưa gặp phản ứng nào. Các xe tăng này, pháo tháp vẫn mở ra, tiền sát viên, chỉ huy tăng cùng xạ thủ đại liên, vẫn còn lộ diện ra bên ngoài, chưa hề đậy nắp pháo tháp để vào vị trí tác chiến, nòng đại bác vẫn chỉa cao lên trời với góc độ cao như đi diễn hành, chứ không phải hạ thấp nòng xuống thấp quay tìm vị trí tác xạ. Cộng thêm là không thấy có tiền sát bộ chiến VC theo sau để tiến chiếm các mục tiêu đồng thời hướng dẫn tăng đánh phá những chốt chặn cần thiết mà bộ binh không tự tiến chiếm được. Đây là một điều rất lạ lùng trong bộ chiến !. Nhưng quân trú phòng vẫn lùi dần vì khi tấn công vào cổng thị xã, các xe tăng này vẫn còn ở khoảng trống rộng rãi với tầm quan sát, có thể thấy quân trú phòng từ xa, nếu họ tiến lại gần để bắn hạ tăng, sẽ bị lộ vị trí.

Từ xưa tới nay, khi đánh tấn công vào các thành phố của Miền Nam, từ tết Mậu Thân, quân VC thường chọn vùng tấn công, hướng tấn công vào những khu có cư dân, thường là các xóm bình dân đông dân, nhà cửa không kiên cố. Với chủ tâm tự tin tưởng cuồng nhiệt là dân miền Nam sẽ tự nổi lên đón chờ quân Cách Mạng đến giải phóng, đại khái là đồng khởi lên đón chào VC và cùng tiếp tay nổi dậy thanh toán chính quyền VNCH. Ngoài ra VC có thể trà trộn lẫn vào dân, có thực phẩm càn thiết. Nếu không thì cũng sẽ cản trở gây khó khăn cho quân trú phòng nghinh chiến cầm cự vì có một lớp dân cư kẹt ở giữa làm trái độn che đạn cho quân VC. Phi Pháo của VNCH và Hoa Kỳ cũng sẽ gặp khó khăn vì quân tấn công VC đã lẫn lộn ở khu đầy dân cư.
Lần này cũng không khác như Mậu Thân, VC chọn mũi tấn công từ Bắc xuống, ép từ Đông Bắc qua Tây Bắc, toàn là vùng đông dân cư nhất của thị xã An Lộc, ít có các trại quân sự đông quân trú phòng tại đây. Nhưng lần này thì khác, vì An Lộc chịu pháo rải rác từ nhiều ngày trước cho nên dân cư vùng nhà cửa nhẹ, vách ván, mái tôn, nhà một tầng không chịu được đạn pháo kích vào nên đã từ từ di tản đến các khu có nhà cửa kiên cố vững vàng hơn. Nên khi quân VC tấn công vào khu dân cư, với dự tính hy vọng chắc chắn là có dân chúng nổi dậy đón chờ, VC chỉ cần tiếp thu lẹ làng An Lộc vì sẽ có dân che chở!
Ngoài ra, nếu quan sát kỹ hay điều nghiên từ trrước, rất dễ dàng chia Thị Xã An Lộc ra hai khu vực, lấy ĐL Hoàng Hôn và chợ Cũ ra là trung điểm, khu Nam Thị Xã nằm tương đối cao là khu tập trung quân sự và hành chánh, không có dân, khu Bắc, thấp bằng, khu chợ buôn bán chỉ có phi trường nằm ở chỗ phẳng là quan trọng.
Trái ngược lại, dân chúng đã di tản qua khu vực khác trước đó để tránh lằn đạn giao tranh. Quân trú phòng chỉ đóng chốt từng trung đội hay đại đội vì phải dàn quân trải rộng. Các mũi dùi cấp trung đoàn, tiểu đoàn tập trung xông tới là đẩy lui quân trú phòng lùi vào trong vòng đai thị xã. Phi trường đã vô khiển dụng vì đạn pháo làm hư hại phi đạo từ mấy ngày trước, cũng không cần phải tử thủ, đồi Đồng Long cũng khó tử thủ vì không tiếp tế được. Trước đà lui quân tự nhiên của VNCH như vậy, quân tấn công nghĩ là chỉ cần cho tăng tràn vào tiếp thu thị xã, như vậy là xong. Có thể như vậy, vì Bộ chỉ Huy VC hình như không có cặp mắt kiểm soát nhìn toàn diện chiến trường thị xã An Lộc từ Bắc xuống Nam, hiện thời họ chỉ xuyên thủng qua vòng rào phi trường, tràn xuống khu dân cư phía Bắc chợ An Lộc, chưa thấy kháng cự mạnh, vì chưa tới BCH cấp Trung Đoàn của quân phòng thủ. Chiến xa, tăng VC thì ngụy trang nấp kín sát QL 13, chưa lộ diện, bây giờ thấy chắc ăn, nên quyết định xuất phát tràn vào thị xã, đúng ra là đi diễn binh vào thị xã để tiếp thu.
Nhưng bộ chỉ huy Trung Ương VC quên mất là họ đã đóng chận đường rút về hướng Nam của quân trú phòng rồi. Quân trú phòng, họ đâu dại gì bỏ Thị Xã, bỏ công sự chiến đấu vững chắc để lui quân chạy ra nằm giữa đường 13 trống trải về phía Nam, kéo theo số đông dân tị nạn đông đảo làm hỗn độn kẹt chân tất cả. Nếu đường QL 13 cứ bỏ ngỏ, khi quân VC tiến vào nhanh những ngày đầu một cách ồ ạt, thì có lẽ quân trú phòng đã bỏ An Lộc chạy. Nhưng không may cho quân VC, các cấp chỉ huy của SĐ5 không phải như SĐ3 ở vùng bắc Quảng Trị, họ không bỏ chạy, nhất quyết tử thủ cho dù tử trận hay bị bắt sống. Tướng Lê văn Hưng đã nhận lệnh của TT Ng văn Thiệu tử thủ An Lộc bằng mọi giá, chính Tướng Hưng đã mang BCH SĐ5 ở Lai Khê lên An Lộc để tử thủ, chứ không như Sư Đoàn Trưởng SĐ3 bỏ chạy từ BCH trước khi VC đánh tới ở Quảng Trị.



Từ sáng sớm, các phi tuần không trợ của Việt & Mỹ tiếp tục bắn phá đánh bom trợ chiến cho quân trú phòng, nhưng chưa thấy có pháo đài bay như AC-130 Spectre hay AC-119 Dragon Fire lên trợ chiến bắn đại bác và đại liên thẳng từ trên không xuống mục tiêu bên dưới. Ngoài ra so với chu vi rộng lớn của thị xã bao bọc 4 mặt, trận tấn công mở màn chỉ xẩy ra tại phía bắc, không hề có trận địa chiến cùng tăng và bộ binh dàn hàng ngang tiến chiếm, mà bộ binh VC đánh riêng, bây giờ thì xe tăng VC ra khỏi vị trí ngụy trang để xếp hàng tiến từ quốc lộ vào, có đến khoảng 15 xe tăng tiến vào đợt này.
Tăng VC theo QL 13 vào từ bắc, không hiểu tại sao, quân VNCH không hề có mìn chống tăng đặt trên đường, không hề có lô cốt chận tại đây là cổng Lộc Ninh để bắn M72 ra. Có cấp chỉ huy VNCH cho rằng nếu đặt mìn chống tăng, thì tăng thoát từ LN về sẽ trúng mìn, như vậy là thơ ngây, tăng thoát lui về phải được đón tập trung bên ngoài, không cho vào Thị Xã để thanh lọc VC gỉa dạng, sau đó sẽ được dẫn vào bằng lối an toàn khác, nói đúng ra quân trú phòng không có mìn chống chiến xa, cho dù đã biết VC xử dụng chiến xa ở LN nhưng quân đoàn 3 chưa cung cấp mìn chống tăng cho AL.Tăng VC vẫn mở nắp, không hề gặp kháng cự, tăng VC không hề có bộ binh VC theo sau, mà tự tiến vào cô độc tự nhiên. Lúc này trên chiến địa thì các đơn vị phòng thủ quần nhau riêng biệt với quân tấn công VC từng vị trí lẫn lộn, không hề dính dáng gì tới nơi tăng VC đang xếp hàng đi vào. Vì tốc độ tăng đi nhanh hơn, tự di hành riêng rẽ nên bỏ xa chiến địa cùng quân VC tháp tùng để tự đi vào sâu tuyến phòng thủ của quân trú phòng một cách lẻ loi.
Qua hàng rào Thị Xã từ hướng Bắc là đến khu thương mại bìa chợ Mới An Lộc. Nơi này, nhà phố khang trang bằng gạch, một tầng, hai tầng bê tông đúc vững chắc, không phải là đồn bót hay trại binh với lô cốt có thể suy đoán ra nơi nào là mục tiêu cần bắn phá, chỉ có quân trú phòng núp đằng sau, bên trong các nhà lầu đúc kiên cố, quan sát tăng VC di chuyển bên ngoài. Quân trú phòng có lẽ chờ tăng VC lọt bẫy thật sâu, và ngạc nhiên nhất là chưa hề thấy tăng VC khai pháo, kể cả đại liên cũng chưa hề khạc đạn, có lẽ vì chưa thấy quân phòng thủ bắn chận tại đâu, hoặc quân trú phòng chưa bắn nên chưa bị lộ vị trí cho tăng VC phản pháo lại.
Đi vào từ cổng Lộc Ninh, qua trên 100 mét trên đường Ngô Quyền, Một số tăng rẽ trái qua Nguyễn trung Trực, một số đi thẳng, tới góc ĐL Trần hưng Đạo; Đại Lộ này có ba lằn đường rộng lớn, quay ra phải thấy đường cụt, thì tăng VC rẽ trái xuống dốc ĐL đi về hướng Đông vì thấy khu đồi chợ cũ rộng rãi hơn. Còn đi thẳng tiếp Ngô Quyền thì lên dốc không thoải mái. Chứng tỏ là chỉ huy nhóm tăng VC tới trên cấp tiểu đoàn tăng, không hề có kế hoạch hành quân hay tác chiến, chỉ huy tăng VC không có bản đồ ghi rõ vị trí đóng quân của quân trú phòng VNCH, không biết nơi nào có các bộ chỉ huy quan trọng như SĐ5, Tiểu Khu, hay ngay cả khu BCH Trung Đoàn 8/SĐ5, chỉ cách ngay đường di chuyển của tăng có 6, 7m, ngay góc Ngô Quyền/ĐL Hoàng Hôn (THD), khu nhà lầu 3 từng ngay kế bên, nơi này cũng chưa khai hỏa vào tăng, cứ để yên cho tăng đi sâu hơn. Nếu tăng VC biết đây là BCH TrĐ8/SĐ5 thì họ bắn phá nơi này tan nát dễ dàng vì đã có tới 4,5 tăng ở chỗ này, bắt sống hay tiêu diệt được một Trung Đoàn Trưởng tại đây.

Khi tăng VC mới vào đường Ngô Quyền theo hàng một rồi quẹo trái ngay đường Nguyễn trung Trực hay tiến xa hơn, rồi quẹo trái xuống ĐL Hoàng Hôn là đoàn tăng VC không biết mình đang đi tìm tấn công mục tiêu nào, vì khu vực Bắc Thị Xã, khu Chợ Mới không có BCH của lực lượng trú phòng nào. Chỉ có BCH Tr Đ8 ở trong dẩy nhà bên ĐL Hoàng Hôn gần góc đường Ngô Quyền, tăng VC vừa đi tới, đi qua mà không hề biết, nếu tập trung bắn vào đây thì có thể tiêu diệt một Trung Đoàn Trưởng của SĐ5, nhưng các tăng VC chỉ đi qua mà chưa hề khai hỏa. Chứng tỏ tăng VC không có tiền sát viên địa phương có hiểu biết về trong An Lộc.
Thấy bồn nước chỗ vòng quay bùng binh chợ Cũ, coi như là trung tâm điểm, cũng là điểm rộng giữa thị xã, nên các tăng VC rẽ đường lên đây để ăn mừng chiến thắng sẽ có dân chúng hoan hô choàng vòng hoa chiến thắng, coi như xong chiến trường, có lẽ bộ binh, đặc công VC đang tiếp thu thị xã An Lộc tại đó, nên các tăng VC tìm đường đến vị trí này, còn khi không thấy quân trú phòng thì không ngạc nhiên vì nghĩ đã bỏ chạy hết rồi. Tăng VC không cần biết đến các vị trí chỉ huy của quân VNCH trong thị xã nằm ở đâu, có lẽ không có bản đồ hành quân. Đây là chuyện buồn cười, không lẽ trên mỗi xe tăng VC đều không có bản đồ tấn công mà gián điệp VC đã vẽ sẵn, làm sa bàn cho các toán viên tăng học tập kỹ càng từ trước, hay mỗi xe tăng phải có giao liên, hướng dẫn viên am hiểu Thị Xã An Lộc trên đó để mà biết đường đi nước bước khi tấn công hoặc rút lui.
Đúng ra, VC không biết rõ về quân phòng thủ trong thị xã, đơn vị nào đóng ở đâu, VC không có chiến lược đánh vào bên trong An Lộc như thế nào. Nếu họ biết thì pháo binh VC đã bắn trái khói mầu đánh dấu mục tiêu cho xe tăng tấn công, nếu tăng có đi lạc thì cứ tìm nơi có trái khói để mà tấn công, hay tụ họp nhau lại để tự bảo vệ và tấn công có hiệu qủa hơn.
Khi T54 bị bắn sẽ cháy như hình trên, tank T54 bị M72 bắn trước cổng trại Phi Long ở TSN ngày 30/4/75
Nhưng mà một trời địa ngục bỗng dưng bộc phát , bùng nổ cháy lòa với những cụm khói bốc cao khi những loạt súng chống chiến xa M72, không biết từ đâu bắn tới tấp, từ các nhà kiên cố chung quanh (bê tông đúc hai ba từng), không thấy cả xạ thủ nằm ở đâu, các xe tăng VC với nòng đại bác vẫn dương cao ở vị trí đi diễn hành. Trưởng xa, xạ thủ đại liên vẫn còn đang ngớ ngẩn ngắm thành phố An Lộc nguy nga đẹp đẽ khác hẳn với miền Bắc hay rừng rú ngút ngàn. Loạt đạn M-72 đầu đã đưa hồn lìa khỏi xác các toán viên tăng VC. Bây giờ lúng túng, chạy loạn xạ, có chiếc ủi tường đâm vào nhà dân để trốn, có chiếc vẫn tự chạy sau khi bị bắn cháy. Có người nói với tôi, nếu buông chân ga ra thì xe tăng Nga Xô tự động chạy ở tốc độ chậm, nhấn chân ga vào thì mới làm xe đứng lại … đại khái nếu đúng như vậy thì cũng là một design hay, vì nếu các đoàn viên tăng đã tử thương, tăng vẫn lao tới cán nát địch quân ? hy vọng điều trên là đúng.
Bây giờ trên đỉnh đồi cao Đồng Long, các chỉ huy chiến trường VC đang quan sát thấy các xe tăng oai hùng của mình, lần đầu tiên ra trận địa chiến, sau bao công khó cùng cực mang vượt trường sơn cả ngàn km, công dấu diếm trong rừng tránh bom đạn, nay lần lượt bị cháy nổ, chạy lung tung trong thị xã An Lộc, cho quân trú phòng VNCH đang thực tập săn đuỗi tác xạ súng M-72, luyện tay nghề diệt tăng, trong khi pháo VC đã ngừng tác xạ từ lâu, đây là dịp may cho quân trú phòng túa ra khỏi hầm, lên đường phố thay đổi không khí và có cả chụp hình bắn xe tăng VC, thật lạ lùng trên chiến trường hy hữu này.
Ngay công viên Tao Phùng trước mặt đoàn tăng VC là bãi pháo của TĐ 52 pháo binh VNCH, các khẩu pháo 105, 155 ly, ít ra cũng ba khầu, ba ụ đất tròn ngay đó mà các trưởng xa cũng không thấy để khai hỏa vào. Khi chiếc tăng đầu đi lên dốc gần tới đầu chợ Cũ thì quân TrĐ8 bắt đầu khai hỏa M-72, một loại súng hỏa tiễn cá nhân đeo vai, được trang bị tới từng cá nhân. Bắn ngay đầu tăng, thép dầy không ăn thua, thì họ cũng biết bắn vào ngang hông xích xe, hay bắn từ phía sau máy … Trong lúc đó, trên đường Nguyễn trung Trực tiến ngang về hướng đông, tới góc Đinh tiên Hoàng thì chiếc tăng đầu bị toán Nhân Dân Tự Vệ, tức là dân, không phải là quân nhân chuyên nghiệp, dùng M-72, hoả tiễn cầm tay bắn hạ.
Từ giây phút thấy các xe tăng VC bốc cháy dễ dàng, toán viên tăng thoát ra bị cháy, hay bị bắn hạ tại chỗ, hay đầu hàng, tăng VC chưa hề bắn trở lại, nòng súng đại bác vẫn còn dương cao lên trời đi diễn hành, chiến đấu trong thành phố mà súng dương cao như bắn chim, An Lộc chỉ có nhà cao hai tầng là nhiều, đại bác không cần phải nhắm cao lên trời như vậy. Tăng không có bộ binh tùng thiết theo sau để yểm trợ giao chiến với quân trú phòng tiến chiếm mục tiêu, mà chỉ là một bầy tăng lạc lõng đi lung tung không hề biết nguy hiểm tử thần đang chờ chung quanh gì hết. Khi thấy cột khói chiếc tăng đầu tiên bị hạ, máy truyền tin của quân trú phòng thông tin nhanh chóng là M72 đã bắn cháy tăng rất dễ dàng, thì tất cả súng đủ loại của quân trú phòng từ mọi tòa nhà, hầm trú ẩn xông ra đua nhau bắn hạ tăng, vì từ bên ngoài họ di chuyển dễ dàng ẩn úp mọi hướng rất thông thạo trận địa nhà, còn bên trong tăng của VC bây giờ đóng nắp pháo tháp xuống, nhìn qua khe sắt, chẳng khác nào nhìn qua khe cửa, tầm quan sát giới hạn, không thấy được ai đang tiến đến gần xe, tăng sẽ bị bắn tới từ góc độ nào, chưa kể trong một thành phố đẹp của miền Nam đầy phồn hoa giả tạo khác lạ đủ làm đoàn tăng VC trở nên bỡ ngỡ lạ lùng. Nhất là không có bản đồ thành phố trong tay để mà biết đường đi đâu hay đánh mục tiêu nào. Kể cả điểm tập trung cho đòan xe tăng cũng không được chỉ huy VC nghĩ tới. Sau khi vào An Lộc, các xe tăng phải tập trung, phòng thủ ở đâu để nhận tiếp liệu xăng dầu và đạn được. Thành ra chuyện Bộ Chỉ Huy chiến trường tấn công An Lộc của VC cho tăng tiến vào An Lộc chỉ là chuyện “mang con bỏ chợ” cứ đi vào rồi muốn làm gì thì làm, kết qủa là bị bắn cháy chết cả lũ, không biết có chiếc nào chạy thoát ngược trở ra được không?.
Trên đại lộ Hoàng Hôn, địa ngục đang diễn ra cho các thành viên tăng VC; tại góc Đinh tiên Hoàng, quay về chợ Cũ, chiếc T54 số 333 chỉ huy với bộ phận ngắm viễn kính to lớn, bị bắn bên hông phải, bốc cháy, toán viên leo ra ngoài bị hạ ngay tại chỗ (sẽ có bài riêng nói về chiếc T54 nổi tiếng, có nhiều hình chụp nhất này), với đầu hãy còn đội nón đen, thiết bị liên lạc. Kế bên về hướng Đông Bắc giữa đường ĐTH và Ng Huệ sát bên dẫy phố lầu hai tầng đang xây trên ĐL Hoàng Hôn một chiếc T54 khác nằm yên bất động, mũi súng còn dương cao lên trời chưa biết bắn ai, có lẽ bắn chim trời.
Phía sau, chiếc T54 số 333, ngay góc Ngô Quyền, từ bãi pháo TĐ52, pháo 105 ly bắn trực xạ vào chiếc T54 đang quay đầu quẹo xuống ĐL Hoàng Hôn, chiếc này đi đường trong sát bãi pháo, Đạn nổ nhiệt cao (high heat explosive), được cho vào nòng hạ thấp bắn trực xạ, xạ thủ nhắm vào điểm cao trên nòng và tăng VC thành đường thẳng mà bắn như súng trường, bắn trúng, nhưng chưa hạ được chiếc này, đaị bác T-54 bắn trả lại vào khu pháo, làm tử thương trưởng khẩu pháo này, nhưng pháo 105 tiếp tục bắn liên tục cho tới khi xe bốc cháy và toán viên quay xe chạy ngược lại, cuối cùng bỏ xe thoát và bị bắn hạ hết chung quanh. Sau đó, chưa nguôi giận, các pháo thủ SĐ5, mang các bao thuốc bồi của đạn 155 ly, quăng vào bên trong pháo tháp với số lượng đáng kể, sau đó cho kích nổ, nên chiếc T54 này nổ tung, sức công phá kinh khủng của thuốc đạn bồi cùng với số đạn đại bác sẵn có bên trong hất tung pháo tháp rớt lật ngược qua bên cạnh. Nên tài liệu nào nói súng bắn văng pháo tháp nặng cả chục tấn ra được là sai, đạn nhiệt độ cao chỉ làm lủng lỗ nồi tăng thôi, rồi phát hỏa nổ làm cháy tăng.
Bây giờ đến phiên các chiến đấu cơ lâm chiến, bắn hạ tăng vì đã thấy tăng xuất hiện, các thám thính cơ gọi các phi tuần khu trục tới, từ F-4 cho tới trực thăng Cobra, lao xuống bắn hạ tăng, đây là một dịp cho các phi công Mỹ thực tập lấy kinh nghiệm, rất an toàn khi không có phòng không VC bắn lên. Một đoàn tăng tiếp tục đi vào đường Ngô Quyền, bây giờ tăng VC biết là gặp kháng cự mạnh, không phải đi diễn hành nữa, lại không lui ra được vì đường chật và tăng phía sau cản đường, họ hạ nòng đại bác xuống tầm bắn thẳng, hạ nắp pháo tháp, tuy nhiên đại liên vẫn chưa thấy bắn nhiều có lẽ vì không tìm ra mục tiêu, trong khi BCH Trđ 8 ngay bên hông, chưa tới 10m.
Đoàn tăng 5 chiếc, chịếc đầu tới gần ngay góc Ngô Quyền / ĐL Hoàng Hôn, mũi hướng về hướng Nam, bị Cobra lao xuống bắn hỏa tiễn từ hướng Nam lên trúng ngay vào phía bên góc đầu bên phải của tăng, sau đó toán viên bị bắn hạ, bị bồi theo M-72 bởi quân trú phòng trên lầu hai ngay bên khối nhà cạnh đó là BCH trung đoàn 8 về hướng Đông. Trực thăng Cobra lại lao xuống, bắn vào chiếc tăng cuối gần góc Ngô Quyền/ Hùng Vương, một đoàn 4-5 tăng nằm yên, kẹt cứng vì chiếc đầu và chiếc cuối đang cháy, từ từ bị quân bộ chiến trú phòng bắn M72 hạ hết và thanh toán các VC thoát ra bằng M-16. Đây là một khúc đưòng Ngô Quyền nổi tiếng, xác tăng VC nằm đó cho tới 1975. Chứng minh cho sự lừa dối của cấp chỉ huy VC tối cao của chiến dịch đối với quân VC, mang con bỏ chợ, mang tăng của họ vất bỏ vào chỗ chết, lừa dối là đi vào tiếp thu An Lộc, An Lộc đã được giải phóng, vào để nhận vòng hoa chiến thắng, nên nguyên tiểu đoàn tăng VC đi vào cao nòng súng diễn hành trong cõi chết. Chừng 75 kỵ binh VC chết tại chỗ trong thị xã, may mắn cho vài người bị bắt sống.

Đúng ra, BCH VC không biết làm sao để chiếm được thành phố. Tiến quân vào bắt sống hay tiêu diệt BCH quân phòng thủ. Ở đây quân An Lộc có BCH cao cấp nhất là SĐ 5 của tướng Hưng, kế tiếp là BCH Tiểu Khu BL của ĐT Nhật, Tỉnh Trưởng BL. Rồi tới các BCH hàng ngang của các Trung Đoàn 8, LĐ3 BĐQ nằm mọi nơi trong AL . Trong vài tiếng, 8 chiếc T-54 bị tiêu diệt từ đường Ngô Quyền qua ĐL Hoàng Hôn. Điều buồn cười là 8 chiếc này đi ngang qua dẫy nhà hai ba tầng nơi có BCH Tr Đ8 trong đó. 8 tăng với 8 đại bác 100 ly, 18 khẩu đại liên dư sức bao vây khai hỏa bắn nát BCH mặt trận phía Bắc AL của quân phòng thủ này. Điểm buồn cười là không có ai chỉ điểm, có tiền sát VC nào biết có BCH một Trung Đoàn quân phòng thủ tại đây ; nếu không có tiền sát viên dẫn đường đánh dấu mục tiêu thì nếu BCH chiến trường của VC biết BCH của TrĐ8 SĐ5 nằm ở đâu thì cho pháo binh VC bắn trái khói mầu vào đánh dấu mục tiêu để tăng VC biết chỗ mà đồng tấn công. Tuy nhiên với cách tổ chức chỉ huy phòng thủ hàng dọc và hàng ngang của quân VNCH trú phòng thì cho dầu BCH TrĐ8 bị tiêu diệt thì số thương vong cũng hạn chế thôi, TrĐ8 vẫn còn các đơn vị khác với BCH khác kịp thời thay thế. BCH này đóng trong hai ba căn phố dân sự, BCH TrĐ8 vừa đổ trực thăng lên ngày 12 tháng Tư từ Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương, nên bên ngoài chỉ có sơ sài ít bao cát, nên toán viên VC không nhận ra được đây là bộ chỉ huy cấp Trung Đoàn. mật báo viên của VC cũng không biết.
Đây là một điều bi hài kịch, khó hiểu của chiến tranh, không lẽ ngu dốt tới như vậy, 14-15 chiếc tăng, đi gần 1000 km từ Bắc vào tới đây qua bao khó khăn , chuyển dầu cùng súng đạn, ngụy trang, cất dấu tài tình. Phải khâm phục tài di hành và bảo mật của VC, không bị khám phá, bị đánh bom, mà nay lại mang đi diễn hành, hàng một cho quân VNCH tập tác xạ và phi công Mỹ tập đánh bom bắn hỏa tiễn học kinh nghiệm chiến đấu. Có điều lạ, không thấy KQVNCH ra quân bắn tăng trong lần đầu này … không hiểu tại sao?. Ngoài ra có tăng VC đầu hàng vì hết xăng ? tù binh cho biết chỉ chạy vào tiếp thu. Đúng ra xe phải được đổ đầy dầu trước khi lâm trận cũng phải cả 300 lít, tại sao hết dầu, cũng phải cầm cự được cả ba bốn tiếng dễ dàng. Chỉ có một chiếc trên đường Ngô Quyền thấy có một bình xăng phụ phía sau, nhưng cũng hết xăng, vì không thấy bình xăng bị cháy nổ biến mất. Có lẽ đoàn tăng VC đi vào An Lộc để đổ dầu vì nghĩ là An Lộc đã bị tiến chiếm, trong đó phải đầy kho dầu xăng?
Khi biết đoàn tăng đầu vào thị xã bị tiêu diệt, các xe tăng VC ở phần cuối đoàn lui thoát ngược chạy ra, nhưng cũng bị các phi cơ chiến đấu đuổi theo và bắn hạ bên ngoài thị xã, hoặc ở các nơi tăng tập trung bị phi công nhận ra. Nên không biết chính xác số xe tăng VC bị hạ bên ngoài Thị Xã vào ngày đó chính xác là bao nhiêu, ngay bên trong thị xã, số chính xác cũng có thể sai trật ít nhiều vì qua bao nhiêu năm. Dựa theo các không ảnh, thì không ảnh không chụp rõ và đầy đủ được mọi nơi trong thành phố, và không biết thuộc vào các đợt tấn công của những ngày tháng nào.
Như vậy đây là một bi kịch của các đoàn tăng VC, bị chỉ huy bên trên lừa bịp vào chỗ chết, với số lượng tăng cùng vũ khí nặng như vậy họ phải đánh được một trận nẩy lửa trước khi bị thiệt hại hết. Theo lời các tù binh tăng VC cho biết, cấp chỉ huy cho biết chỉ đi vào An Lộc, để tiếp thu Thị Xã, thế là xong, chứ không phải vào chiến đấu, cho nên họ mở pháo tháp, ngồi trên xe lộ diện và buồn cười nữa là có xe hết xăng dầu.

Thành ra không biết binh pháp nào cho xe tăng vào trận chiến trong thành phố đơn độc không quân bộ chiến tháp tùng, không biết mục tiêu ở đâu, không có sơ đồ bản đồ các BCH hay căn cứ của địch quân, không có các xe thiết giáp nhẹ khác loại với vũ khí cận chiến bắn nhanh với tầm quan sát rộng 360 độ để trợ chiến bắn trái khói mầu đánh dấu mục tiêu, các chiến xe nhẹ này để bắn dẹp quân trú phòng theo đuổi, để tăng T54 nặng nề không bị bắn hạ ở tầm gần, vì khi đóng pháo tháp xuống chui vào xe hết thì có địch quân bên ngoài ngồi ngay trên pháo tháp cũng không làm gì được vì đại liên trong xe chỉ bắn thẳng, còn đại bác chỉ bắn xa, nói chung khi đối phương tiến sát lại được xe tăng là coi như tăng chết chắc, vì không quan sát được, không mở pháo tháp ra được, không có bộ chiến tùng thiết bảo vệ, hay có xe tăng khác cùng song hành ngang trợ chiến yiểm trợ cho nhau. Thành ra trận chiến xe tăng đầu tiên của VC ở miền Đông Nam Phần là một trò hề diễu dở tự sát của dân chơi Tăng tài tử không chuyên nghiệp.
Ngoài ra khi vào Thị Xã rồi, tăng VC cũng không biết mục tiêu chính ở đâu để bắn phá, hay có đặc công sẵn trong thành phố tháp tùng hướng dẫn, nói chung phải có một bộ phận bên ngoài hướng dẫn bắn trái khói đánh dấu bằng cơ giới khác như thiết vận xa, xe cơ giới nhỏ, hay ngay cả tiền sát viên di hành bên ngoài hướng dẫn bằng vô tuyến hay thủ hiệu thì Tăng VC mới di hành đánh trúng mục tiêu được.
Sẽ có thêm loạt bài về chi tiết từng chiếc tăng T54, PT76 nổi tiếng bị bắn gục tại các điểm chính trong thành phố mà đã có không biết bao hình ảnh được ghi nhận, cùng các bài viết, hồi ký kể nhiều tình tiết chung quanh các xác xe tăng này. Ngoài ra môt số tăng cũng bị hạ tại các điểm ngoài trục giao thông chính của thị xã, hoặc ở các vị trí mà nhà cửa chung quanh đã bị phá hủy hết, không có những điểm mốc để nhận ra nơi đó nằm ở đâu trong thị xã. Các hình ảnh tăng này sẽ đưa lên các bài phụ lục sau để lưu giữ lại cho lịch sử.
Đó là trận đánh bộ chiến mở màn vào ngay An Lộc, còn trên diện địa tỉnh Bình Long về phía phiá Nam, trên Chơn Thành, khi tiến tới gần Tầu Ô, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù đã ngưng lại, vì đánh lên An Lộc không kịp nữa, VC đã cho tăng vào AL, Dù rút về Chơn Thành để bổ xung, tìm đường khác vào tiếp viện An Lộc nhanh hơn, vì tốc độ đánh phá các chốt kiềng liên hoàn chận QL 13 của VC chậm qúa, không đủ thời gian cấp tốc cứu quân trú phòng tại thị xã An Lộc. Nếu tiếp tục đánh chỉ làm mỏi mệt quân cùng chịu thêm tổn thất vô ích mà chưa hề giúp đỡ quân trú phòng thị xã An Lộc được chút nào. Nhảy Dù rút về Chơn Thành nghỉ ngơi, tăng viện và bổ sung. Sư Đoàn 21 BB của VNCH từ miền Tây đã đến nơi, tiến lên thay thế tiếp tục khai thông QL 13, cùng tăng cường thêm một Trung Đoàn 15 của Sư Đoàn 9, do Trung Tá Hồ ngọc Cẩn chỉ huy.
Yểm trợ thiết giáp cho mặt Nam Chơn Thành là Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh do Đại Tá Trương hữu Đức chỉ huy. Ngày 13, trên chiến trường thị xã An Lộc, nguyên đoàn tăng VC tiến vào, từ từ bị tiêu diệt thảm thương đến 14-15 chiếc bỏ xác trong ngoài thị xã, thiệt hại cả trên tiểu đoàn tăng. Tuy nhiên dưới mặt Nam Chơn Thành quân VC lại có chiến tích may mắn bất ngờ. Đại Tá Trương hữu Đức, Thiết Đoàn trưởng thiết giáp bị tử thương, không trên chiến địa, không trên thiết giáp mà bị phòng không VC bắn tử thương trên không phận Nam Bình Long khi đang bay quan sát trên trực thăng. Phòng không VC gỡ thể diện cho Thiết Giáp VC khi bắn tử thương chỉ huy Thiết Giáp VNCH trên chiến trường Nam BL. Tuy nhiên đây chỉ là chi tiết của một bên, vì quân lực VNCH không hề dấu tên các đơn vị tham chiến cùng tên các chỉ huy trưởng, hoặc ngay khi các chỉ huy này tử trận, còn bên VC, thì dấu kín, không lon lá, không tên chỉ huy, không sắc phục hay quân phục cùng phù hiệu đơn vị, nên quân VC có thiệt hại đến cỡ nào thì cũng không ai biết. Cấp chỉ huy tử thương như thế nào về bên VC thì rát khó kiểm chứng được.
Thị xã An Lộc đã bị tấn công, phần Bắc thị xã đã bị xuyên thủng, bộ binh VC, đặc công VC vẫn chiếm giữ vòng đai phía Bắc, chỉ bỏ lại đoàn tăng đi sau vào thị xã. Cuối ngày, chiến trường tan tác, Nhà cửa của khu dân cư trên đường VC tiến quân bị tán phá nặng nề. Dân chạy loạn vào khu nhà thờ Bình Long, khu nhà ga Hớn Quản ngay chùa Tịnh Độ để trú ẩn và các nơi chưa bị VC tấn công. Quân trú phòng cố thù mặt Bắc và Đông Bắc là TrĐ8 và BĐQ, tuy rút vào thủ trong vòng đai, mất ít khu dân cư phía Bắc, Đông Bắc, tuy nhiên chỉ chịu thiệt hại trung bình, và không còn lo sợ tăng VC nữa vì đã thực tập được những bài học tiêu diệt tăng rất thành công.
Bộ chỉ huy quân đoàn 3 VNCH, và cố vấn Mỹ của quân đoàn đã thấy khả năng lâm chiến của VC, tuy nhiên vì chiến thuật sai, VC không biết rõ thực sự quân số và khả năng cùng vị trí chiến lược của quân phòng thủ, nên lực lượng tấn công lúc đầu ngày 13 như vậy là qúa nhỏ, đáng lẽ phải dùng chiến thuật biển người, tập trung tấn công cùng lúc trên nhiều hướng thay vì chỉ có một hướng Bắc. Đúng ra họ phải tấn công vào mặt Nam AL vì căn cứ quân sự và hành Chánh đều nằm ở đây. Như vậy yếu tố ngạc nhiên không còn nữa, trái lại, VC lại báo động cho quân trú phòng biết khà năng, biết chiến thuật tiến đánh của mình để đối phó, và cuối cùng ngày 13 tháng 4/72, trận đánh mở màn, coi như chỉ là trận thực tập thao dợt cho quân trú phòng, VC bị mất đi yếu tố bất ngờ, tốc chiến. trái lại cho quân trú phòng đủ thời giờ học tập kinh nghiệm đưa ra các chiến lược phòng thủ thích hợp hơn.
Bây gìờ VNCH và Hoa Kỳ cho tăng viện lập tức không quân yểm trợ 24/24 cho An Lộc, các pháo đài bay AC-130 và AC-119 coi như căn cứ hỏa lực trên không với hai đại bác 105 ly, 40 ly và đại liên mini gun, thay phiên nhau, lúc nào cũng có một chiếc túc trực, bay từ Thái Lan qua, hay từ Tân sơn Nhất hay Biên Hòa tới. Các phi vụ pháo đài bay B-52 cũng trải bom vào các nơi tình nghi tập trung quân VC cùng tiếp liệu. Cuối ngày 13 tới đêm, VC chỉ lại tăng cường pháo kích vào An Lộc với mục đích phá hủy hết pháo binh còn lại của quân phòng thủ, tiêu hao hầm hố, gây thiệt hại lần mòn cho quân trú phòng. Đây là thành công lớn của VC, coi như về trận địa pháo, thì VC làm chủ chiến trường, muốn pháo giờ nào, bao nhiêu cũng được. Về Pháo Binh thì phải khâm phục sự thành công của VC. Đa số 90% thiệt hại của quân VNCH và dân chúng trong thị xã, toàn thương vong đều do pháo của VC gây ra.
Biết là ngày 13 tháng Tư, quân VC chỉ đánh thăm dò, đây là dịp may cho quân phòng thủ để áp dụng chiến thuật phòng thủ cho thích hợp. Nguy hiểm là nếu tăng VC tiến vào lần sau đông hơn với quân tùng thiết, bộ binh trợ chiến biển người vì VC đã học bài học chết người này rồi. bên quân phòng thủ, các toán bắn tăng bằng M72 được tổ chức, chuyên bắn tăng, mang theo nhiều M72, được các toán viên khác hỗ trợ và bảo vệ bằng súng cá nhân. Quân trú phòng cũng huy động xử dụng luôn súng chống chiến xa RPG tịch thu từ bên VC là B40 và B41. Kỹ thuật bắn tăng là không bắn vào đầu xe, vì sắt thép dầy chống đạn, đầu chiến xa dốc chéo để đạn trượt ra, không bắn vào pháo tháp vì sắt dầy, mà bắn ngang hông xe, bắn vào dưới pháo tháp chỗ quay súng , bắn vào dây xích. bắn phía sau thùng xăng và máy, nói chúng phải đợi tăng đi qua rồi mới bắn, ngoài ra bắn phía trước dễ bị lộ mục tiêu sẽ bị tăng bắn lại.
Ngoài ra pháo binh nhẹ ít ỏi còn lại của quân phòng thủ sẽ dàn kế hoạch bắn đạn nổ chụp để diệt quân tùng thiết VC, nhất là xử dụng súng cối 81 ly sẽ rất thích hợp vì di chuyển dễ, kịp thời dàn ra nơi tăng VC tiến vào cùng với quân bộ chiến đi kèm. Các phi tuần chiến đấu, trực thăng chiến đấu sẵn sàng được gọi tới khi phát hiện tăng VC.
Ngày 13 tháng tư, thấy chiến trường ngay trong Thị Xã An Lộc đã bùng nổ, nếu quân VC dồn đại quân tất cả đánh ập một lần vào thì quân phòng thủ sẽ thiếu quân, đang trong thế một chống ba. Quân Đoàn 3 quyết định tăng quân vào An Lộc bằng cách khác tức tốc, không đợi mở đường 13 nữa, không kịp nữa. Sư Đoàn Dù quyết định trực thăng vận, thẩy LĐ1 Dù vào ngay gần An Lộc ; ngày 13, khi An Lộc đã bị tấn công, LĐ1 tập trung ở Chơn Thành, bổ xung tiếp liệu, chuẩn bị đổ vào AL với pháo binh Dù để yểm trợ chiến trường chống lại pháo của VC đang đánh phá thị xã từng giờ.
Cuối ngày 13, VC ôm đầu máu trở ra, cố pháo kích tiếp tục vào Thị Xã không sợ trúng vào tăng VC và quân bộ chiến nữa vì đã tiêu tan hết, hay trở thành tù binh, pháo VC lại ào ào trút vô AL để bộ chỉ huy VC có thời gian suy tính, thay đổi chiến thuật thích hợp, quân tiến công đã gặp tổn thất lớn, đi tiêu mất một số luợng chiến xa đáng kể mà chưa hề giải phóng được An Lộc, chẳng thấy dân chúng địa phương nào đồng khởi lên hoan hô quàng vòng hoa chiến thắng cho chiến xa VC như đã tiên liệu, mà cho tới Nhân Dân Tự Vệ, dân không chuyên nghiệp cũng bắn tung được chiến xa VC bằng M72. Bộ chỉ huy chiến trường VC khó ngủ đêm nay, bận tâm làm tính cộng thiệt hại nặng quân số cùng chiến cụ, lo chờ đợi bị B-52 trải thảm bom … chờ qua ngày 14.
Tới ngày 13 tháng tư, tổn thương của quân VNCH trên chiến trường tỉnh Bình Long cũng không nhỏ, lực lượng trên Lộc Ninh coi như mất hết, Đại Tá Nguyễn công Vĩnh chỉ huy cao nhất bị bắt sống, Trung Tá Nguyễn duy Dương chỉ huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh bị bắt sống, toàn bộ chiến xa tan tành trên 30 chiếc. Đại Tá Trương hữu Đức chỉ huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cũng vừa tử thương trên trực thăng chỉ huy.
Phía quân tấn công VC, sau khi dứt điểm Lộc Ninh, chắc cũng bị tổn thất nặng, cho nên phải mất 6 hay 7 ngày sau mới tấn công được An Lộc, đã bị nhiều trận bom B52 đáng kể, ngày 13 tháng tư, lại vừa tấn đánh một trận chẳng ăn thua gì, mất một số tăng lớn vô ích, lại tập trận cho quân trú phòng VNCH trong thị xã những bài học cần thiết, có chiến thuật thích ứng cho những ngày tháng tới để kháng cự hiệu qủa những cuộc tấn công kế tiếp. Quân VC đã làm mất yếu tố bất ngờ khi tấn công vào ngày đầu tiên với số lượng quân không đáng kể, phí phạm quân lính,chiến xa và chiến cụ, để cho quân đoàn 3 của VNCH kịp thời thay đổi chiến thuật để đối phó.

Nguồn : https://kientruc5sj.wordpress.com/2014/08/18/tran-danh-an-loc-binh-long-ngay-13-thang-tu-1972-tran-bo-chien-cung-chien-xa-tien-cong-lan-dau-tien-cua-vc-vao-thi-xa-an-loc-bai-thu-5-by-duongtiden/
tran danh an loc, an loc battle 1972 , duongtiden, duongtiman, an loc binh long, binh long anh dung , he do lua

No comments:

Post a Comment