CS đã đối xử với thương binh Pháp như vậy!
Chỉ vì chi tiết sau mà trận phục kích Chiến đoàn 100 của Pháp (từng chiến thắng ở Cao Ly đầu TN 1950) vào ngày 24/6/1954 tại đường 19 ở cách An Khê độ 15 km về phía bắc, đã KHÔNG được phổ biến rộng rải trên báo chí CSVN.
. . .
"Lúc 17:15 Thiếu tá Kleinman chỉ huy TĐ 2 Korea * nhận lệnh của BTL Quân khu "phải bỏ xe cộ và trang bị và mở vòng vây về KM 22 với lính và những ai bị thương mà ông mang đi được". Ông liên lạc với Thiếu Tá Guinard coi TĐ 1 Korea. Trong khi đó TĐ 43 khinh quân, đi trước đoàn xe, đang cố gắng phá vòng vây ở đầu phía tây của trận địa phục kích của Việt Minh. Kleinman và Guinard nghĩ rằng: khó khăn nhứt là thương binh. Họ ko thể bỏ rơi họ và cũng là điên rồ khi mang họ theo; trong rừng rậm cần 8 người để tản thương 1 người và thêm 2 người bảo vệ 8 ng này - với điều kiện là biết đường. Ở đây, họ ko biết đường để rồi cuối cùng thương binh sẽ lần lượt bỏ rơi.
Hai người quyết định thương binh sẽ để lại trên đường với thuốc men cần thiết với y tá và ng tình nguyện - họ cũng bị thương. Vì TĐ 803 của VM trước đây đã từng tử tế với thương binh Pháp .
Thiếu Tá quân y Varma-Janville được mời tới. Đẫm máu từ đầu tới chân, mệt xỉu (dead-tired) Janville nhìn hai TĐT.
"Janville , chúng ta vừa nhận lịnh. Chúng ta sẽ rút lui vào lúc 19:00."
"Và người bị thương?"
"Janville - người bị thương sẽ ở lại. Anh biết chúng ta ko thể làm gì hơn một khi chúng ta rời ổ phục kích này."
"Nhưng có lẽ chúng ta có thể yêu cầu hưu chiến (truce) để di tản thương binh. VM trước đây đã đối xử tốt với tù binh."
"Chúng ta ko nhận và cũng ko có quyền để yêu cầu hưu chiến. Người của chúng ta ở ĐBP cũng ko yêu cầu hưu chiến."
Varma-Janville chớp mắt, và nhìn 1 lần nữa về con đường đầy các xe tải, đại bác và xe thiết giáp hư hỏng, với lính tráng đang chiến đấu ko có nước uống, dưới ánh mặt trời nóng cháy (sear) trong sáu giờ, chung quanh họ là núi non và họ là mục tiêu của súng địch.
"Tôi nghĩ rằng tôi ko thể làm gì hơn trong lúc này. Các thương binh sẽ có bác sĩ giỏi ở Pleiku nhưng họ cần tôi ở đây. Tôi sẽ ở lại với họ."
Không còn nhiều thì giờ, họ bắt tay nhau và bs Varme-Janville đi về chỗ các TB đang nằm dưới xe tải hư hỏng, đàng sau các xe cứu thương bị trúng đạn (shot-up).
Sự hy sinh của Varme-Janville vô ích. VM ko giết thương binh Pháp tại chỗ; họ dùng các xe tải còn chạy được để đưa họ về một bv bỏ trống tại An Khê*. Ông năn nỉ VM cho ông mổ xẻ các TB Pháp cũng như của VM.
Tại An Khê ông gặp các chính ủy (commissar) CS. Câu trả lời đơn giản:
"Ông ko còn là BS, nhưng chỉ là một sĩ quan đế quốc dơ bẩn (dirty imperialist officer). Thương binh chúng tôi ko có BS thì thương binh các ông cũng ko có BS."
Trong vòng ba ngày, kẻ cuối cùng của khoảng 20 (twenty-odd) thương binh nặng đã chết vì thiếu sự chăm sóc căn bản nhứt dù ở giữa một BV trang bị đầy đủ - vì hầu hết trang bị mổ xẻ của Chiến đoàn 100 Pháp còn nguyên vẹn sau khi di tản khỏi nơi này. (Trước đây chiến đoàn đóng nơi đây nhưng được lịnh rút bằng đường bộ về Pleiku.--Tài). Hầu hết các TB khác đã chết trên con đường di chuyển hàng trăm dặm để đến trại tù binh của CS. BS Janville còn sống và được trao trả sau đó .
Dịch từ Street Without Joy, từ trang 218-220, của Bernard Fall, phóng viên Mỹ gốc Pháp, sau này chết tại Quảng Trị vì trúng mìn VC.
No comments:
Post a Comment