Một Cuộc Hội Ngộ Từ Núi Rừng Quảng Đức
19/10/201200:00:00(Xem: 8491)
* Nhà báo Lý Kiến Trúc đề nghị dựng tượng cố TT Ngô Đình Diệm ở Thị xã Gia Nghĩa-Quảng Đức (Dak'Nông)
QUẬN CAM, NAM CALI (Thân Hữu Quảng Đức) - Một cuộc hội ngộ "hữu duyên thiên lý" sau hơn 40 năm tản mác của gần 40 thân hữu đã từng sinh sống và làm việc ở tỉnh Quảng Đức vào ngày Chủ Nhật 23 tháng 9, 2012 ở Quận Cam, nam California.
Hoài bão về cuộc gặp gỡ của những tấm lòng thiết tha với Thị xã Gia Nghĩa tỉnh Quảng Đức phát xuất từ những người như cố Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Khắc Hiếu và phu nhân, cựu Đại uý Phạm Bá Hân và phu nhân, cựu Đại uý Trần Minh và phu nhân, cựu Trung Uý Nguyễn Minh Hùng và phu nhân; và đông đảo quí chiến hữu-phu nhân khác vô tình gặp nhau từ những năm trước.
Buổi hội ngộ qui tụ được coi như khá đông đảo mang danh xưng "Hội Ngộ Thân Hữu Quảng Đức" tuy diễn ra đơn sơ ở tư gia bà quả phụ Nguyễn Hiếu, nhưng vẫn diễn ra với đầy đủ nghi thức trang trọng như một hội ái hữu.
Theo như chương trình, mọi người nghiêm trang hướng về hai lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ-VNCH, một phút tưởng niệm đến các vị anh hùng chiến sĩ hai quốc gia cũng như các chiến sĩ đồng bào đã hy sinh ở các mặt trận Quảng Đức.
Có nhiều thân hữu khác gởi hồi báo rất tiếc vì bận việc riêng cần kíp nên không thể đến tham dự dù rất mong mỏi, như cựu Trung Uý Nguyễn Thế Thăng (hiện là Trung Tá, Chỉ huy trưởng một đơn vị trong Quân đội Hoa Kỳ); cựu Đại uý Nguyễn Đức Quỳnh, nguyên trưởng phòng 3, cựu Đại uý Nguyễn Văn Điệp, cựu Trung uý Nguyễn Thế Đỉnh, sĩ quan Cảnh sát Kiến Đức v,v…
Nhân vật được xem như Trưởng ban tổ chức điều hợp chương trình, cựu Đại uý Phạm Bá Hân và phu nhân bay qua ừ N. Carolina, vui vẻ mời mọi người tự giới thiệu về mình ngắn gọn; sau đó cựu Đại uý Trần Minh đã trình chiếu một Slideshow rất đẹp, ông cho biết cố gắng ban đầu gom góp được một số hình ảnh và khuôn mặt gắn bó với phong cảnh hùng vĩ không kém phần thơ mộng như núi đồi Đức Mẹ Maria với Thánh đường Giáo xứ Gia Nghĩa, hiện do linh mục Giuse Nguyễn Văn Khánh quản hạt, (được biết ngôi nhà thờ này ngoài bà Hiếu đóng góp công của khá lớn, còn có nhiều quí vị ân nhân khác như cựu Đại Tá Phạm Văn Nghìn góp 10,000 đô la, cựu Đại uý Nguyễn Văn Điệp góp 10,000 đô la, nhà thờ sắp cử hành lễ khánh thành ngày gần đây); đồi thông vi vút - quả đồi đẹp nhất trong thị xã, nơi có căn nhà gỗ nghỉ mát của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lập ra từ năm 1959; bên cạnh đó là Câu lạc bộ Sĩ quan; dòng suối bạc đầu cầu Dak'Nông; tòa Hành Chánh cũ; ty Bưu Diện cũ; Hồ Vịt; Vườn Ươm; cây đa nghìn tuổi, v,v… Rất tiếc, không có những hình ảnh tiêu biểu ngay từ năm cố TT Diệm thành lập tỉnh chẳng hạn như ngôi chùa Linh Sơn Tự, mái trường làng lá tranh, chợ cũ Gia Nghĩa; tuy nhiên, cũng có một số hình ảnh hôm nay như con đường đất đỏ bụi mù đào xới tung tóe, những vila mới toanh tráng lệ hàng trăm nghìn đô la mọc lên do "công lao cải tạo" của những nhà "cách mạng"!
Nhà báo Lý Kiến Trúc được mời nói sơ qua về vị trí và con người tỉnh Quảng Đức; theo nhận xét riêng của ông, tỉnh Quảng Đức được thành lập do sắc lệnh số 24-/NV Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký ngày 23 tháng 1 năm 1959. Vùng đất này này rộng khoảng 6,000km vuông, cắt bớt đất từ ba tỉnh Ban Mê Thuột, Đà Lạt và Lâm Đồng; với địa hình rừng núi đồi non trùng điệp, còn có những thảo nguyên bát ngát nai chạy từng đàn; phiá tây của Quảng Đức là con đường chiến lược 14 giáp ranh biên giới Campuchia, đây là khu vực ăn sâu vào hành lang chi chít đường mòn 559 cuối dẫy Trường Sơn thông vào hai tỉnh Phước Long, Bình Long.
Quảng Đức được ví như trái độn bảo vệ an toàn cho ba tỉnh Ban Mê Thuột, Đà Lạt Lâm Đồng và mạn bắc Phước Long. Địa đầu của tỉnh là quận Kiến Đức trụ ngay trên quốc lộ 14. Chi khu quân sự Kiến Đức là tai mắt và cũng là cái gai của mật khu bí mật từng thiết lập là bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên 275 ban đầu, sau đó là chiến dịch Tây Nguyên Hoa Sen nở do đích thân Đại tướng CSVN Văn Tiến Dũng trụ bên kia biên giới quốc lộ 14-Kiến Đức tổng chỉ huy.
Từ bộ Tổng tư lệnh bí mật này, xuất phát các sư đoàn thiện chiến 10, 320, 316 Bắc Việt tấn công dứt điểm nhanh chóng các căn cứ Bù Bông, Bu Prang, Núi Lửa, Đức Lập ngày 8+9+10/3//1975, mở đường từ hướng nam tấn công bất ngờ vào trung tâm Ban Mê Thuột bao gồm bộ Tư lệnh Sư đoàn 23, tòa tỉnh trưởng, phi trường L19 Phụng Dực …; trong thời điểm đó, hầu như quận Kiến Đức và thị xã Gia Nghĩa cách phía đông Kiến Đức 30 km hoàn toàn yên ắng không một tiếng súng.
Trên đà tiến quân, các lực lượng chủ lực Bắc Việt men theo hướng lộ 14 và lộ kép 14bis, tiến lên mạn nam đồng loạt với sư đoàn 968, Bắc Việt từ nam Lào đánh xuống mạn bắc thành phố Ban Mê Thuột vào rạng đêm 10/3/1975 làm chủ tình hình ngày 11/3/1975, dù Quân lực VNCH hy sinh nhiều tổn thất nặng nề phản công tái chiếm Ban Mê Thuột gần một tuần, nhưng thành phố hầu như đã hoàn toàn lọt vào tay quân đội cộng sản. Thất thủ Ban Mê Thuột, đồng nghĩa với sự sụp đổ về chiến thuật chiến lược, TT Nguyễn Văn Thiệu đã di đến một quyết định di tản bi thảm lôi kéo gần nửa triệu đồng bào binh sĩ Cao Nguyên tháo chạy, Tướng Phú Tư lệnh Quân Đoàn II tự vẫn. Mười ngày sau Ban Mê Thuột, quân dân Quảng Đức di tản theo hướng Kinh Đà về Tân Rai Lâm Đồng và từ đây tan rã. Riêng Đại tá Nghìn Tiểu khu trưởng chạy về Nha Trang.
Một chi tiết điều động quân sự có khả năng xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên ngay từ ban đầu được nhà báo Lý Kiến Trúc nhắc lại lời đề nghị của Đại tá Phạm Văn Nghìn, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Đức. Khi mặt trận nổ ra đầu tiên ở căn cứ BuPrang, một đơn vị của sư đoàn 10 Bắc Việt đã tràn ngập căn cứ này chỉ trong một đêm 9/3/1975.
BuPrang là một cứ điểm hỏa lực quan trọng nằm cạnh biên giới Campuchia, là tai mắt quan sát các con đường mòn yết hầu HCM di chuyển, ngoài mục đích ngăn chặn đường di chuyển bộ đội từ dẫy Trường Sơn tiến về Phước Long và tỏa ra các hướng khác, BuPrang được đánh gía là một tọa độ chiến lược bung ra hai hướng nam-bắc.
Khi Phước Long rơi vào tay CS ngày 6/1/1975, BuPrang vẫn yên tiếng súng. Cảm giác bình yên này đã đã đánh lứa khá nhiều người, tương tự các chiến sĩ quân báo của chi khu Kiến Đức báo cáo tiếng xe tăng T54 chạy rầm rầm cả đêm về bộ chỉ huy tiến phương QĐ nhưng không ai tin! CS chưa muốn động thủ căn cứ BuPrang sợ bứt dây động rừng, nhưng khi chiến dịch Tây Nguyên 275 - Hoa Sen nở mở màn, chỉ trong một đêm 9/3/75, căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt.
Cựu Đại Tá Phạm Văn Nghìn Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Đức đã có lần yêu cầu Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân Đoàn II tăng phái Trung đoàn 53 về hành quân khu vực Kiến Đức + Buprang + Đức Lập; nếu Tướng Phú đáp ứng lời yêu cầu này, mục tiêu cuối cùng của Hoa Sen nở là tấn công Ban Mê Thuột đã ngả sang chiều huớng khác.
Trong các cuộc họp đầu não ở Trung tâm hành quân Tiểu khu Quảng Đức, các tư lệnh đều cho rằng tư lệnh CS chỉ huy mặt trận này là Tướng Hoàng Minh Thảo, thật sự, Đại tướng CSVN Văn Tiến Dũng Tổng Tham mưu trưởng là tướng tổng chỉ huy các chiến dịch đã trụ ở biên giới Miên Việt lộ 14 sát nách Kiến Đức từ lâu.
Quảng Đức ngoài vị trí quân sự chiến lược của mái nhà Tây Nguyên, có rất nhiều kho tàng kinh tế quốc phòng sinh sôi nảy nở từ môi trường địa chất Bazan; nằm trên mặt đất như thú quí hoang dã, đất hiếm, Càphê, hạt Điều, Bắp, khoai Mì, bạt ngàn rừng già nguyên thủy gỗ Sao, gỗ Mít, gỗ Thông, hàng chục ghềnh thác lớn nhỏ; nằm sâu dưới lòng đất như mỏ Bauxite, mỏ Gang, mỏ Vàng, mỏ Uranium (?) là những kho tàng giá trị kinh tế lên tới hàng tỉ đô la, hiện đang được chính quyền mới tận lực khai thác.
Yếu tố văn hóa chính trị của các dân tộc buôn làng Tây nguyên như M'Nông, ÊĐê, Xtiêng, CơHo, RaĐê một thời gian dài tiềm tàng ảnh hưởng chính sách "Hoàng Triều Cương Thổ" hoặc phong trào tự trị nổi dậy "Fulro". Nhưng đối với những thành phần sắc tộc người Kinh di dân lên Quảng Đức lập Khu trù mật, Dinh điền, công chức, quân nhân, lúc đầu cứ nghĩ rằng Quảng Đức là xứ "lưu đầy", nhưng sau một thời gian sinh cơ lập nghiệp, sinh sống và làm việc mới thấy rằng "vô cùng hạnh phúc" trong mối chan hòa giữa tình người và thiên nhiên như lời anh Vũ Duy Ninh phát biểu trong buổi hội ngộ.
Trong phần kết luận, nhà báo Lý Kiến Trúc thay lời Đ/Uý Hân trưởng ban tổ chức đưa ra hai trọng tâm của buổi hội ngộ: một là tạo sự gắn bó thường xuyên, đông đảo hơn nữa tình Thân hữu Quảng Đức, hai là cố gắng thực hiện ước mong của Đ/Uý Hân và một số thân hữu khác sớm ra mắt Đặc San Quảng Đức để làm phương tiện nối kết, kỷ niệm, ghi chép lại chút ít tư liệu về tỉnh Quảng Đức cho thế hệ mai sau.
Thật ra, những ước mong và tình cảm của buổi Hội ngộ Thân hữu Quảng Đức rất nhỏ nhoi so với tầm nhìn xa của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chủ nhân đã khai sinh ra tỉnh Quảng Đức; trong một thời gian dài cụ Diệm đã kín đáo để dành kho tàng vĩ đại này cho đất nước Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt.
Trong một lần tham dự thuyết trình về Bauxite và trên một bài báo trước đây, chúng tôi đã nghe nhà báo Lý Kiến Trúc có lời đề nghị với Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Dak'Nông nên lập tượng Cụ Ngô Đình Diệm đặt trên đồi thông Gia Nghĩa. Nghĩa cử này là biểu tượng cho sự sáng lập, biểu tượng cho sự hòa hợp các sắc tộc Kinh-Thượng và xiển dương vị trí đặc biệt của tỉnh Quảng Đức, tương tự như họ đã đặt tượng Bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt./
Thân Hữu Quảng Đức
Nam California 23/9/2012
QUẬN CAM, NAM CALI (Thân Hữu Quảng Đức) - Một cuộc hội ngộ "hữu duyên thiên lý" sau hơn 40 năm tản mác của gần 40 thân hữu đã từng sinh sống và làm việc ở tỉnh Quảng Đức vào ngày Chủ Nhật 23 tháng 9, 2012 ở Quận Cam, nam California.
Hoài bão về cuộc gặp gỡ của những tấm lòng thiết tha với Thị xã Gia Nghĩa tỉnh Quảng Đức phát xuất từ những người như cố Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Khắc Hiếu và phu nhân, cựu Đại uý Phạm Bá Hân và phu nhân, cựu Đại uý Trần Minh và phu nhân, cựu Trung Uý Nguyễn Minh Hùng và phu nhân; và đông đảo quí chiến hữu-phu nhân khác vô tình gặp nhau từ những năm trước.
Buổi hội ngộ qui tụ được coi như khá đông đảo mang danh xưng "Hội Ngộ Thân Hữu Quảng Đức" tuy diễn ra đơn sơ ở tư gia bà quả phụ Nguyễn Hiếu, nhưng vẫn diễn ra với đầy đủ nghi thức trang trọng như một hội ái hữu.
Theo như chương trình, mọi người nghiêm trang hướng về hai lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ-VNCH, một phút tưởng niệm đến các vị anh hùng chiến sĩ hai quốc gia cũng như các chiến sĩ đồng bào đã hy sinh ở các mặt trận Quảng Đức.
Thân hữu Quảng Đức: Lý Kiến Trúc, Phạm Văn Bương, Trần Khánh.
Cựu Thiếu Tá Trần Khánh, nguyên Quận trưởng quận Khiêm Đức, sau thay thế Thiếu Tá Hiếu làm Quận trưởng Kiến Đức khoảng từ tháng 10/1974 đến cuối tháng 3/1975, và cựu Thiếu Tá Trần Văn Bường, nguyên Chỉ huy trưởng Pháo binh kiêm Tham mưu phó Hành quân, nhiệt tình từ Houston Texas bay qua; hai niên trưởng này được mời lên bàn chủ tọa. Phát biểu đầu tiên cho buổi hội ngộ, cựu Thiếu Tá Trần Khánh nói rằng ông rất cảm động khi ban tổ chức đã cố gắng tạo ra cuộc hội ngộ thân ái, và chính vì lẽ đó cho nên dù tuổi cao lại ở tận trên San Jose, hai vợ chồng ông đã đáp xe đò xuống tham dự chung vui cùng với quí thân hữu. Có nhiều thân hữu khác gởi hồi báo rất tiếc vì bận việc riêng cần kíp nên không thể đến tham dự dù rất mong mỏi, như cựu Trung Uý Nguyễn Thế Thăng (hiện là Trung Tá, Chỉ huy trưởng một đơn vị trong Quân đội Hoa Kỳ); cựu Đại uý Nguyễn Đức Quỳnh, nguyên trưởng phòng 3, cựu Đại uý Nguyễn Văn Điệp, cựu Trung uý Nguyễn Thế Đỉnh, sĩ quan Cảnh sát Kiến Đức v,v…
Nhân vật được xem như Trưởng ban tổ chức điều hợp chương trình, cựu Đại uý Phạm Bá Hân và phu nhân bay qua ừ N. Carolina, vui vẻ mời mọi người tự giới thiệu về mình ngắn gọn; sau đó cựu Đại uý Trần Minh đã trình chiếu một Slideshow rất đẹp, ông cho biết cố gắng ban đầu gom góp được một số hình ảnh và khuôn mặt gắn bó với phong cảnh hùng vĩ không kém phần thơ mộng như núi đồi Đức Mẹ Maria với Thánh đường Giáo xứ Gia Nghĩa, hiện do linh mục Giuse Nguyễn Văn Khánh quản hạt, (được biết ngôi nhà thờ này ngoài bà Hiếu đóng góp công của khá lớn, còn có nhiều quí vị ân nhân khác như cựu Đại Tá Phạm Văn Nghìn góp 10,000 đô la, cựu Đại uý Nguyễn Văn Điệp góp 10,000 đô la, nhà thờ sắp cử hành lễ khánh thành ngày gần đây); đồi thông vi vút - quả đồi đẹp nhất trong thị xã, nơi có căn nhà gỗ nghỉ mát của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lập ra từ năm 1959; bên cạnh đó là Câu lạc bộ Sĩ quan; dòng suối bạc đầu cầu Dak'Nông; tòa Hành Chánh cũ; ty Bưu Diện cũ; Hồ Vịt; Vườn Ươm; cây đa nghìn tuổi, v,v… Rất tiếc, không có những hình ảnh tiêu biểu ngay từ năm cố TT Diệm thành lập tỉnh chẳng hạn như ngôi chùa Linh Sơn Tự, mái trường làng lá tranh, chợ cũ Gia Nghĩa; tuy nhiên, cũng có một số hình ảnh hôm nay như con đường đất đỏ bụi mù đào xới tung tóe, những vila mới toanh tráng lệ hàng trăm nghìn đô la mọc lên do "công lao cải tạo" của những nhà "cách mạng"!
Nhóm Thân Hữu Tỉnh Quảng Đức.
Cố Trung Tá Trương Minh Dũng, nguyên Trung tâm trưởng Trung tâm Tiếp vận kiêm Tham mưu trưởng Tiểu khu Quảng Đức (tiền nhiệm là cố Thiếu tá Bùi Xuân Quảng) vốn là một nhà thơ sáng tác khá nhiều bài thơ chứa chan tình cảm núi rừng và con người Quảng Đức, nổi tiếng là bài "Mưa Trên Quảng Đức" được nhạc sĩ Châu Kỳ phổ nhạc, Giang Tử hát, tác phẩm này được Đ/uý Hân edit ra CD chiếu cho thân hữu hội ngộ xem.Nhà báo Lý Kiến Trúc được mời nói sơ qua về vị trí và con người tỉnh Quảng Đức; theo nhận xét riêng của ông, tỉnh Quảng Đức được thành lập do sắc lệnh số 24-/NV Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký ngày 23 tháng 1 năm 1959. Vùng đất này này rộng khoảng 6,000km vuông, cắt bớt đất từ ba tỉnh Ban Mê Thuột, Đà Lạt và Lâm Đồng; với địa hình rừng núi đồi non trùng điệp, còn có những thảo nguyên bát ngát nai chạy từng đàn; phiá tây của Quảng Đức là con đường chiến lược 14 giáp ranh biên giới Campuchia, đây là khu vực ăn sâu vào hành lang chi chít đường mòn 559 cuối dẫy Trường Sơn thông vào hai tỉnh Phước Long, Bình Long.
Quảng Đức được ví như trái độn bảo vệ an toàn cho ba tỉnh Ban Mê Thuột, Đà Lạt Lâm Đồng và mạn bắc Phước Long. Địa đầu của tỉnh là quận Kiến Đức trụ ngay trên quốc lộ 14. Chi khu quân sự Kiến Đức là tai mắt và cũng là cái gai của mật khu bí mật từng thiết lập là bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên 275 ban đầu, sau đó là chiến dịch Tây Nguyên Hoa Sen nở do đích thân Đại tướng CSVN Văn Tiến Dũng trụ bên kia biên giới quốc lộ 14-Kiến Đức tổng chỉ huy.
Từ bộ Tổng tư lệnh bí mật này, xuất phát các sư đoàn thiện chiến 10, 320, 316 Bắc Việt tấn công dứt điểm nhanh chóng các căn cứ Bù Bông, Bu Prang, Núi Lửa, Đức Lập ngày 8+9+10/3//1975, mở đường từ hướng nam tấn công bất ngờ vào trung tâm Ban Mê Thuột bao gồm bộ Tư lệnh Sư đoàn 23, tòa tỉnh trưởng, phi trường L19 Phụng Dực …; trong thời điểm đó, hầu như quận Kiến Đức và thị xã Gia Nghĩa cách phía đông Kiến Đức 30 km hoàn toàn yên ắng không một tiếng súng.
Trên đà tiến quân, các lực lượng chủ lực Bắc Việt men theo hướng lộ 14 và lộ kép 14bis, tiến lên mạn nam đồng loạt với sư đoàn 968, Bắc Việt từ nam Lào đánh xuống mạn bắc thành phố Ban Mê Thuột vào rạng đêm 10/3/1975 làm chủ tình hình ngày 11/3/1975, dù Quân lực VNCH hy sinh nhiều tổn thất nặng nề phản công tái chiếm Ban Mê Thuột gần một tuần, nhưng thành phố hầu như đã hoàn toàn lọt vào tay quân đội cộng sản. Thất thủ Ban Mê Thuột, đồng nghĩa với sự sụp đổ về chiến thuật chiến lược, TT Nguyễn Văn Thiệu đã di đến một quyết định di tản bi thảm lôi kéo gần nửa triệu đồng bào binh sĩ Cao Nguyên tháo chạy, Tướng Phú Tư lệnh Quân Đoàn II tự vẫn. Mười ngày sau Ban Mê Thuột, quân dân Quảng Đức di tản theo hướng Kinh Đà về Tân Rai Lâm Đồng và từ đây tan rã. Riêng Đại tá Nghìn Tiểu khu trưởng chạy về Nha Trang.
Một chi tiết điều động quân sự có khả năng xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên ngay từ ban đầu được nhà báo Lý Kiến Trúc nhắc lại lời đề nghị của Đại tá Phạm Văn Nghìn, Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Đức. Khi mặt trận nổ ra đầu tiên ở căn cứ BuPrang, một đơn vị của sư đoàn 10 Bắc Việt đã tràn ngập căn cứ này chỉ trong một đêm 9/3/1975.
BuPrang là một cứ điểm hỏa lực quan trọng nằm cạnh biên giới Campuchia, là tai mắt quan sát các con đường mòn yết hầu HCM di chuyển, ngoài mục đích ngăn chặn đường di chuyển bộ đội từ dẫy Trường Sơn tiến về Phước Long và tỏa ra các hướng khác, BuPrang được đánh gía là một tọa độ chiến lược bung ra hai hướng nam-bắc.
Khi Phước Long rơi vào tay CS ngày 6/1/1975, BuPrang vẫn yên tiếng súng. Cảm giác bình yên này đã đã đánh lứa khá nhiều người, tương tự các chiến sĩ quân báo của chi khu Kiến Đức báo cáo tiếng xe tăng T54 chạy rầm rầm cả đêm về bộ chỉ huy tiến phương QĐ nhưng không ai tin! CS chưa muốn động thủ căn cứ BuPrang sợ bứt dây động rừng, nhưng khi chiến dịch Tây Nguyên 275 - Hoa Sen nở mở màn, chỉ trong một đêm 9/3/75, căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt.
Cựu Đại Tá Phạm Văn Nghìn Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Đức đã có lần yêu cầu Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân Đoàn II tăng phái Trung đoàn 53 về hành quân khu vực Kiến Đức + Buprang + Đức Lập; nếu Tướng Phú đáp ứng lời yêu cầu này, mục tiêu cuối cùng của Hoa Sen nở là tấn công Ban Mê Thuột đã ngả sang chiều huớng khác.
Trong các cuộc họp đầu não ở Trung tâm hành quân Tiểu khu Quảng Đức, các tư lệnh đều cho rằng tư lệnh CS chỉ huy mặt trận này là Tướng Hoàng Minh Thảo, thật sự, Đại tướng CSVN Văn Tiến Dũng Tổng Tham mưu trưởng là tướng tổng chỉ huy các chiến dịch đã trụ ở biên giới Miên Việt lộ 14 sát nách Kiến Đức từ lâu.
Quảng Đức ngoài vị trí quân sự chiến lược của mái nhà Tây Nguyên, có rất nhiều kho tàng kinh tế quốc phòng sinh sôi nảy nở từ môi trường địa chất Bazan; nằm trên mặt đất như thú quí hoang dã, đất hiếm, Càphê, hạt Điều, Bắp, khoai Mì, bạt ngàn rừng già nguyên thủy gỗ Sao, gỗ Mít, gỗ Thông, hàng chục ghềnh thác lớn nhỏ; nằm sâu dưới lòng đất như mỏ Bauxite, mỏ Gang, mỏ Vàng, mỏ Uranium (?) là những kho tàng giá trị kinh tế lên tới hàng tỉ đô la, hiện đang được chính quyền mới tận lực khai thác.
Yếu tố văn hóa chính trị của các dân tộc buôn làng Tây nguyên như M'Nông, ÊĐê, Xtiêng, CơHo, RaĐê một thời gian dài tiềm tàng ảnh hưởng chính sách "Hoàng Triều Cương Thổ" hoặc phong trào tự trị nổi dậy "Fulro". Nhưng đối với những thành phần sắc tộc người Kinh di dân lên Quảng Đức lập Khu trù mật, Dinh điền, công chức, quân nhân, lúc đầu cứ nghĩ rằng Quảng Đức là xứ "lưu đầy", nhưng sau một thời gian sinh cơ lập nghiệp, sinh sống và làm việc mới thấy rằng "vô cùng hạnh phúc" trong mối chan hòa giữa tình người và thiên nhiên như lời anh Vũ Duy Ninh phát biểu trong buổi hội ngộ.
Trong phần kết luận, nhà báo Lý Kiến Trúc thay lời Đ/Uý Hân trưởng ban tổ chức đưa ra hai trọng tâm của buổi hội ngộ: một là tạo sự gắn bó thường xuyên, đông đảo hơn nữa tình Thân hữu Quảng Đức, hai là cố gắng thực hiện ước mong của Đ/Uý Hân và một số thân hữu khác sớm ra mắt Đặc San Quảng Đức để làm phương tiện nối kết, kỷ niệm, ghi chép lại chút ít tư liệu về tỉnh Quảng Đức cho thế hệ mai sau.
Thật ra, những ước mong và tình cảm của buổi Hội ngộ Thân hữu Quảng Đức rất nhỏ nhoi so với tầm nhìn xa của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chủ nhân đã khai sinh ra tỉnh Quảng Đức; trong một thời gian dài cụ Diệm đã kín đáo để dành kho tàng vĩ đại này cho đất nước Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt.
Trong một lần tham dự thuyết trình về Bauxite và trên một bài báo trước đây, chúng tôi đã nghe nhà báo Lý Kiến Trúc có lời đề nghị với Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Dak'Nông nên lập tượng Cụ Ngô Đình Diệm đặt trên đồi thông Gia Nghĩa. Nghĩa cử này là biểu tượng cho sự sáng lập, biểu tượng cho sự hòa hợp các sắc tộc Kinh-Thượng và xiển dương vị trí đặc biệt của tỉnh Quảng Đức, tương tự như họ đã đặt tượng Bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt./
Thân Hữu Quảng Đức
Nam California 23/9/2012
No comments:
Post a Comment