84 năm trước HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN VĨNH BÀN VỀ VIỆC XÂY LĂNG MỘ
Bài của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh viết năm 1934
Tân Nam Tử.com
27/11/2018
27/11/2018
Lời dẫn:
Thưa các quý vị và các bạn!
Trong việc sưu tập tư liệu và nghiên cứu của chúng tôi, học giả Nguyễn Văn Vĩnh, ngoài sự nghiệp con chữ tiếng Việt, ông còn để tâm nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Có thể nói, ngoại trừ Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Thông tin là hai lĩnh vực mà thời ông tồn tại chưa phát triển, còn lại, hầu như lĩnh vực nào ông cũng để tâm và tìm cách đề cập với dân chúng.
Nguyễn Văn Vĩnh muốn nhắm đến nhiều đích trong sự nghiệp khai dân trí, mà phương tiện thứ nhất ông sử dụng để chuyển tải tới cộng đồng, đó là ngôn ngữ, chữ viết và báo chí.
Theo tập quán và truyền thống của người Việt, thường vào cuối năm, việc xây dựng, sửa sang mồ mả được thực hiện dồn dập trong 2 tháng tháng Mười và Mười Một lịch Âm.
Nhân sự việc này, TNT.com xin được chuyển tới các quý vị và các bạn một bài viết liên quan đến lĩnh vực xây cất mồ mả, một lĩnh vực mà theo Nguyễn Văn Vĩnh, rất cần con người phải có nhãn quan xã hội tiến bộ, tránh việc thần thánh hóa người đã chết, và không gây lãng phí tiền của, vật chất về một niềm tin có tính chất duy tâm. Hơn nữa, ông còn muốn người sống hãy hoàn thành thật tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi làm kiếp người, thay vì hướng tâm đến những việc không lành mạnh.
Trân trọng!
Tannamtu.com.
BATIR SON TOMBEAU
VIỆC XÂY DỰNG LĂNG MỘ
(L’ANNAM NOUVEAU-NƯỚC NAM MỚI, No 307. 1934).
Lời dịch Nguyễn Trần Thảo Chi
Có lý do để chúng ta phản ứng lại cái xu thế phổ biến trong thế giới những người giàu có và quyền lực, khi họ cho làm sẵn phần mộ của mình lúc còn đang sống. Họ quan tâm đến yếu tố mỹ thuật và trang trí ngôi mộ một cách thoải mái, với mong muốn làm nó sẽ sống động hơn, tiện lợi hơn, giống như ngôi nhà mà họ đang ở, cùng với cả các đồ dùng hàng ngày như trang phục, thậm chí cả quần áo rét cho mùa đông, rồi đồ ăn thức uống….
Đó, liệu có phải là mối bận tâm của những người quá giàu, đến nỗi không còn có nhu cầu thỏa mãn vật chất gì nữa ?! Thông qua cái gọi là tình yêu nghệ thuật, nó khác với những tác phẩm nghệ thuật chân chính mà thực tế đã chứng minh, người ta thấy toàn sự khoe khoang cùng với tính kiêu ngạo ngu xuẩn của những kẻ muốn vượt qua cả cái chết. Họ đã nhờ cậy, tìm cách thiết kế, thực hiện nhiều động thái khác lạ tại các lăng tẩm chỉ vì lòng tham lam cộng với tính ích kỷ cá nhân.
Lớp trước đã tự hào khi xây dựng ngôi đền Angkor, cùng với nhiều di tích kỳ vĩ khác đã tồn tại qua hàng thiên niên kỷ. Chí ít, họ đã có một cách nghĩ mạnh mẽ, là phải để cho hậu thế thấy được những người vĩ đại có thể làm được gì. Và, ôi cái thiếu sót của họ, lại chính là việc đã để lại các tác phẩm nghệ thuật xứng đáng nhận được sự thừa nhận từ các thế hệ kế tiếp.
Ngôi đền Tout-ank-Hamon trong Thung lũng các vị vua cũng là một di tích rất có giá trị, nó bộc lộ sự lo lắng của một đấng quân vương, lo sẽ bị lịch sử lãng quên mình.
Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, nếu tất cả những người hùng trong quá khứ đều làm như vậy, thì thế giới sẽ lộn xộn đến mức nào khi có quá nhiều các di tích, trong đó có những cái vô dụng. Các di tích chỉ tạo ra sự tò mò, khi chúng hiếm hoi mà thôi.
Lăng vua Khải Định tại thành phố Huế.
Các vị vua An Nam của chúng ta, đã để lại một số lăng tẩm cho thấy sở thích nhất định của các ngài trong việc tìm kiếm những vị trí địa lý yên tĩnh, với thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Nhưng sự hoành tránh của lăng mộ, nó còn liên quan đến những phương tiện hiện đại. Và mặc dù như thế, các di tích, lăng mộ này không thể hiện ích lợi gì đáng kể, kể cả các loại hình nghệ thuật vốn được áp dụng khi thi công xây dựng tạo ra chúng.
Những người trực tiếp xây dựng các lăng mộ đó, thực chất họ cũng không biết gì về tiểu sử của chính vị vua, người cũng không có chút kiến thức gì về nghệ thuật, nên công trình mới được tạo ra theo kiểu như vậy, chẳng những là niềm tự hào phi lý, mà còn lấy đi một lực lượng lao động không nhỏ là những người nông dân của ruộng vườn và mùa màng. Người đời, khi nhìn thấy những công trình lăng mộ có những đường nét như thế, họ rất gai mắt vì cái lối kiến trúc tưởng tượng, chẳng theo trường phái nào.
Tuy nhiên, những đền đài lăng mộ đa dạng do các quan lại, các thương gia giàu có xây dựng trên các cánh đồng, ở các thành phố lớn, chạy dọc theo những con đường đông đúc, cũng giúp ta biết thêm đôi điều. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.
Con người, thực chất cũng như con muỗi trong vũ trụ, nó không thể quyết định được cái chết. Xem nào! Ta đã từng thế này, ta đã từng thế kia…. Trong hai mươi năm, mọi người đã từng phải run rẩy trước mặt ta. Con cái ta cũng đã lớn, đã thành những ông này bà nọ. Và giờ, ta cũng già, sắp về với cõi chết, cũng sẽ biến mất như mọi người đi trước, những kẻ khi ra đi khỏi trần gian mà chẳng có gì trong tay.
Các con ta sẽ chôn ta dưới lòng đất sâu vài chục centimet; mộ ta chỉ là một nấm mồ khiêm tốn, rồi cũng bị đời cháu chắt san phẳng. Bằng tiền bạc của ta để lại, chúng sẽ giết mổ vài con bò, con lợn, thết đãi bà con làng xóm. Bọn họ sẽ bàn bạc ồn ào về chuyện nên chôn cất ta trong một vài năm sau đó như thế nào…. Rồi mọi thứ sẽ chìm dần vào quên lãng, và ta cũng sẽ bị chúng lãng quên. Không, ta không cam tâm !
Bằng một niềm tin, rằng mình phải là gì đó, họ bắt đầu nghĩ chuyện xây dựng lăng mộ cho chính mình. Nào nhờ thầy địa lý sẽ chọn giúp vị trí khu đất… Nếu trường hợp không tìm được hậu vận của Tả Ao (1), sẽ có bạn bè mách cho ta biết một miếng đất nhỏ, hướng tốt theo quan điểm của mình, đáp ứng các điều kiện địa lý cần thiết, và rồi sẽ chọn hướng để đào huyệt. Và tiếp nữa, ta sẽ chỉ còn việc xây dựng mà thôi !
Điện Invalides, nơi cất giữ hài cốt các tướng lĩnh quân đội, ngự tại quận 7 thủ đô Paris
Nào đá, nào gạch, rồi bê tông với cốt thép, tất cả đều được sử dụng. Kiến trúc sư sẽ vẽ cho ta một bản thiết kế lạ thường nhất, dựa theo cảm hứng của ta, để rồi ta có thể tuyên bố, nó thật phi thường, là độc nhất vô nhị. Ý tưởng thiết kế đôi khi được lấy từ các tấm bưu thiếp của khách du lịch để lại, về những ngôi mộ đẹp nhất của những người nổi tiếng nhất, của Napoléon ở Invalides, của Lenin trên Quảng trường Đỏ trước điện Kremlin, của Jean Jacques ngọt ngào tại Ermenonville và của nhiều người nữa, đang được chôn cất tại nghĩa trang Père Lachaise (Paris-B/t). Ta tha hồ lựa chọn, được chôn cất như một đại úy, một hoàng đế huyền thoại, một nhà thơ bất tử hay như một học giả vĩ đại…. Một cách khiêm tốn, ta mãn nguyện với một cái hàng rào kim loại quây ngoài, hoặc một bức tường kiểu dáng hợp thời, kèm các đồ nội thất giống như từ một trong những ngôi đền cổ danh tiếng, nhưng tỷ lệ sẽ không gây nhầm lẫn với những đài tưởng niệm hay nhà quàng thô thiển khác, mà nếu con cháu có sơ suất, những đồ vật đó sẽ bị gặm nhấm theo thời gian.
Đó thực ra là tính kiêu ngạo của thằng người. Những việc đã từng bị cấm đoán trong quá khứ, thì ngày nay, người ta có thể làm mọi thứ. Thật vô lý khi áp đặt hậu thế phải thờ phụng một người xa lạ nhờ sức mạnh của xi măng, gạch đá. Đó thực chất là những nỗ lực để đánh cắp sự bất tử. Là sự ngu muội, vì ngay cả khi đã chết đi, người ta vẫn muốn lan tỏa, lấn chiếm mảnh đất của người đang sống.
Phải chăng, một người khôn ngoan thì chỉ nên yêu cầu năm tấc đất, và xây cho mình một ngôi nhà vĩnh hằng?! Con người ta vẫn thích cường điệu hóa các nghi lễ đưa tiễn từ những người thân, bởi họ chính là những người buộc phải chôn cất người đã chết.
Do đó, con người đích thực, là người phải coi trọng những gì có thể làm và phải làm khi mình còn sống, chứ không phải quan tâm đến những gì sẽ xảy ra sau khi từ giã cõi đời!
NGUYỄN VĂN VĨNH.
Chú thích:
- Tả Ao, còn gọi là Tả Ao tiên sinh, là người nổi tiếng giỏi về phong thủy ở Việt Nam từ thế kỷ 15. Tảo Ao thực chất là tên địa phương nơi sinh ra nhân vật nổi tiếng đó. Theo sách Lịch triều Hiến chương của Phan Huy Chú, có ghi tên là Hoàng Chiêm, và tài liệu lưu trữ của Viện Hán Nôm cũng xác định Tả Ao là tên hiệu của Hoàng Chiêm.
Hiệu đính kỹ thuật và chú thích:
Nguyễn Lân Bình.
Bản tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh
BATIR SON TOMBEAU
(L’ANNAM NOUVEAU No 307. 1934).
Il y a lieu de réagir contre cet la mode, si répandue chez nos riches et nos puissants – riches – se et puissance, combien dérisoires! de construire d’avance leur tombeau, en y mettant ce grand souci d’art et de confort qu’on souhaiterait de voir appliquer aux choses plus viantes, plus utiles, comme la maison d’habitation qui vous abrite vous et les vôtres, le vetement qui vous couvre et vous réchauf te pendant l’hiver; la nourriture.
N’est-ce pas là un souci de peuple trop riche qui n’ayant plus de besoins materiels à satisfaire en celle vie, réaliserait, par amour de l’art, cette vanité, cet orgueil insensé de vouloir survivre à sa mort, autrement que par des oeuvres dépassant reelenment les buts égoisles de ceux qui les ont concues et réalisées.
Ceux qui, par orgeuil, ont bâti Angkor et tant d’autres grands monuments qui subsistent à travers des millénaires, avaient eu au moins l’execuse d’une pensée puissants qui alleste à la postérité ce qu’a pu faire le caprice significatif des grands; à défaut d’une œuvre réelment digne de la reconnaissance de générations.
Ce qu’a laisssé n n Tout-ank-Hamon dans la valiée des Rois a quand même le merite d’être des vestiges troublants d’intentions mysstétieuses d’un monarque que l’Histoire a oublíe et auquelle savants et les curieux d’aujourd’hui pardonnent volontiers sa vanité.
Mais avouons que si tous les puissants des siéeles passés avaient fait de meme ; le monde serait encombré de vestiges déppourvus d’ intérêts paree que trop nombreux. Les souvernirs les plus curieux n’ont une signification que par leur rareté.
Nos rois annamites ont laissé quelques tombeaux qui attestent un certain goût dans la recherche des sites reposants et pittoresques, mais ofu l’ampleur des constructions sont en rapport avec les moyens dont on disposait Malgré cela, ces vestiges funéraires gagnent à n’être pas multipliés davantage, les seules formules d’art à notre portée ayant – et épuisées.
Nos bâtisseurs de tombeaux actuels qui n’ont ni les ressources des rois, ne le concours d’un art qui se justifie, ne font que des monuments d’orgueil ridicule, qui privent les cultivateurs de leur champ de travail et choquent les yeux du passant, par des fantaisiers architecturales
Essayons néanmoins d’éxprimer les quelques réflexions que m’a suggérées cette profusion de monuments funéraires que nos mandarines et nos marchands enrichis ont fait surgir des rizières, aux environs des grandes villes, le long des routes fréquentées.
L’homme, cette moustique de l’univers ne peut se décider à mourir. Comment! J’ai été ceci, J’ai été cela. Pendant des vingt années, des gens ont tremblé devant moi. J’ai des enfants qui ont grandi, que j’ai élevés, qui sont devenus ceci, et cela. Et vieux aujourd’hui, je vais tout simplement mourir, disparaitre comme les autres qui n’ont été rien. Mes enfants vont m’enfourir sous terre à quelques centimetres de profondeur; ma tombre serait in modeste tumulus qui s’aplanira à la génèration du fils de mon petit-fils. Avec mon argent, ils vont faire quelque tintamare, tuer quelques boeufs et quelque cochons pour faire manger la compagnie, le village. On parlerait de mon enterrement pendant quelques années et puis tout dela s’oubliarait ensuit comme s’oublient les plus magnifiques folies des hommes! Non, je n’y consens pas.
Et l’homme qui croit avoir été quelqu’un, bâtit son tombeau. Le géomancien aura choisi l’emplacement. A défaut d’un Ta-ao don’t la race n’existe plus, un ami lettre me dire si le petit coin, bien en vue des passants que j’ai choisi, répond aux conditions géomantiques requises et de quel côté il me faudra orienter la fosse où je coucherai. Et puis, en avant les bâtisseurs!
La pierre, la brique, le béton armé, tout cela va être mis á contribution; l’architecte va me dessiner un momument commne on n’en voit nulle part, selon mes inspirations que je prétends uniques, extraordinaires. Les cartes postales repportées par des voyageurs m’ont donné des idées sur les plus beaux tombeaux, des hommes les plus célèbres, celui de Napoleon aux Invalides, celui de Lénine sur la place Rouge devant le Kremline, celui de doux Jean Jacques à Ermenonville, et tant d’autres où sont enfermés les restes des hommes illustres au Père Lachaise. Je n’ai que l’embarras du choix, que je veuille être enterreé comme un grand capitaine, in empereur illusire, un poète immortel ou un grand savant. Modeste, je me contenterai d’une grille métallique, un mur aujouré, avec à l’intérieur, un de ces temples classiques, mais de proportions telltes que la postérité ne le confondra pas avec les vulgaires monuments funéraires en maconnerie que la négligence de mes petits fils pourrait laisser ronger par le temps.
C’est là l’espèce d’orgueil qui anime tous ces bâtisseurs de tombeaux. Ils n’ont ni les croyances de nos grands-pères sur l’au-delà, croyances naives ou philosophiques qui eussent inspiré la modestie par ces temps où il n’est pas plus permis d’ être grand, où il serait indécent de l’ être pour de bon; ni le sens des vanités du chrétien de la bonne école; ni les ambitions artistiques se resclamant coit de l’assimilation des idées modernes, soit de quelque vieile tradition extreme orentale, soit d’un sens de dosage harmonieux pour mettre les choses en rapport avec le temps.
C’est la simple vanité de faire ce qui n’estait pas permis, aujourd’hui que tout peut se faire. C’est cette idée saugrenue d’imposer à la postérité le culte d’un inconnu, à la faveur de la solidité du ciment. C’est la tentative de vol d’une immortalité qui n’est pas due. C’est la bêtise de vouloir s’étaler encore après là mort quand on a déjà encombré suffisamment la terre deson vivant.
Le sage ne dit-it pas qu’il ne demande que cinq coudées de longueure de sol pour faire sa demeure éternelle? Et il exagère encore le service qu’il attend de ses semblables, car ceux-ci sont bien obligés de l’enfouir après se mort pour ne pas être incommodes de son cadavre.
Le vrai sage doit donc s’occuper de ce qu’il peut et doit faire pendant que son corps peut agir encore, et ne pas s’occuper de ce qu’on en fera après qu’il ne bougera plus.
NGUYỄN VĂN VĨNH
No comments:
Post a Comment