Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là một trong những phương pháp dân gian ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý suy thoái đốt sống ở khớp và cổ do lão hóa. Nó không chỉ xuất hiện ở người già mà còn cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là đau và cứng khớp cổ kéo dài, xương và sụn vùng đốt sống cổ bị yếu dần theo thời gian rồi lan xuống vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng thường gặp bao gồm
Triệu chứng thường gặp
1. Xuất hiện các cơn đau mỏi vùng cổ-vai, cổ-gáy, khó khăn khi xoay đầu và cổ.
2. Các cơn đau có thể lan đến một hay hai bên vai và tay, khiến người bệnh bị tê hoặc mất cảm giác ngón tay.
3. Trong một số trường hợp, có thể bị đau nhức đầu ở vùng chẩm, hoặc xung quanh hốc mắt.
4. Khi rễ thần kinh bị chèn ép càng nhiều, phần vai đến tay cảm giác đau tê như điện giật, mất cảm giác, teo cơ, yếu liệt.
5. Trong trường hợp tổn thương ở các đốt sống C1 – C2, C4, còn bị thêm triệu chứng chóng mặt, nấc, ngáp,…
6. Đau sau gáy là một triệu chứng cơ bản báo hiệu bạn có thể bị thoái hoá đốt sống cổ. Đây là bệnh cột sống rất phổ biến và không thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng cao. Tuy nhiên, do thói quen vận động cùng tư thế làm việc không đúng cách, những người trẻ tuổi cũng sớm gặp phải các bệnh lý về cột sống. Trong thời gian dài, nếu không điều trị, sẽ dẫn tới yếu cơ, bại liệt, mất hoàn toàn khả năng hoạt động.
7. Các cơn đau mỏi vai gáy thường bắt đầu xuất hiện với mức độ nhẹ và tăng dần, chỉ cần sờ nhẹ ngoài da cũng thấy đau. Dần dần, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động vùng gáy cổ, chỉ có thể nghiêng nhẹ mà không thể quay lại phía sau, những động tác đi lại nhẹ nhàng cũng khiến vùng gáy cổ đau nhức.
8. Ngoài triệu chứng đau gáy cổ, người bệnh còn có thể bị cứng cổ khi ngủ dậy, đau nhức đầu vùng chẩm, tay bị tê liệt…
Đau mỏi vai gáy là một triệu chứng cơ bản báo hiệu bạn có thể bị thoái hóa đốt sống cổ (Ảnh: read01.com)
Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh lý này hiệu quả trong đó có bài thuốc sử dụng lá lốt. Theo Đông y, lá lốt thuộc họ hồ tiêu, là loại cây thân mềm có thể dùng làm gia vị và dùng thân, hoa, rễ làm thuốc. Trong lá chứa nhiều tinh dầu, vị nồng, hơi cay, tính ấm, chuyên trị các chứng đau bụng do lạnh, chống phong hàn, tay chân lạnh, tê tê, ợ chua buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu…Y học hiện đại chứng minh, trong lá có chất kháng viêm giảm đau, điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp. Theo kết quả của các nghiên cứu hiện đại, lá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Rễ và lá cây lá lốt, cây xấu hổ , lá cây đinh lăng , nước sạch tinh khiết
Thực hiện:
1. Rửa sạch lá và rễ lá lốt, cắt thành từng đoạn nhỏ, sau đó mang sao vàng lá, rồi đem phơi khô (hạ thổ). Có thể làm nhiều để sử dụng dần vì có thể giữ được lâu.
2. Lá đinh lăng cùng cây xấu hổ thực hiện tương tự.
3. Trộn cả 3 loại vào đều lên rồi đem nấu lên để lấy nước uống, sử dụng thay cho nước lọc hàng ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tuần, sau đó cứ cách 1 tuần lại sử dụng 1 tuần. Không chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ vô cùng công hiệu mà nước thuốc này còn giúp những người bị chứng ra mồ hôi chân tay chấm dứt tình trạng khó chịu này. Nước có vị ngang ngang hơi đắng khó uống, có thể cho thêm một chút cam thảo cũng không ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc.
Lưu ý: Nước thuốc hoàn toàn chế biến từ thảo dược phơi khô không có chất bảo quản bệnh nhân nên dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm.
Bài thuốc 2
Ảnh minh họa (Ảnh: hojaworld.com)
Nguyên liệu: Thân cây trinh nữ, cây và rễ ngải cứu, cây và rễ cỏ xước, lá lốt, gừng, cam thảo
Thực hiện:
1. Cách làm tương tự như bài thuốc trước, đem tất cả các nguyên liệu lá lốt, cỏ xước, ngải cứu, trinh nữ rửa sạch, thái nhỏ, sao lên rồi phơi khô.
2. Sắc uống như một loại trà, nên cho thêm cam thảo với gừng để nước ngon hơn và hiệu quả tốt nhất. Có thể sử dụng bài thuốc này bằng cách uống hàng ngày, sẽ thấy tình trạng thoái hóa của mình được cải thiện rõ rệt sau 1 tuần sử dụng.
Kiên Định t/h
Có thể bạn quan tâm: